Viêm Da Dị Ứng Kiêng Ăn Gì

Chế Độ Ăn Cho Người Viêm Da Dị Ứng:

Kiêng Ăn:

  1. Hải Sản: Những loại hải sản như tôm, cua, ghẹ, mực, ốc nên được kiêng cữ, vì chúng có thể kích thích sản sinh histamine và làm tăng các triệu chứng viêm da.
  2. Thịt Béo, Thịt Đỏ: Thịt bò, thịt thỏ, thịt nai, thịt cừu nên được hạn chế, vì chúng có thể làm tăng nặng các triệu chứng viêm da và gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
  3. Thực Phẩm Giàu Tinh Bột: Bánh mì trắng, mì lúa mạch, gạo, yến mạch nên được giảm thiểu để tránh kích ứng da.
  4. Thực Phẩm Muối Chua: Các thực phẩm muối chua có thể làm tăng nghiêm trọng các triệu chứng viêm da, cần được hạn chế.
  5. Thịt Gà: Thịt gà, mặc dù không thuộc nhóm thịt đỏ, nhưng vẫn nên được hạn chế vì có thể gây dị ứng.
  6. Thực Phẩm Nhiều Đường: Bánh kẹo, nước ngọt nên được kiêng cữ, vì chúng có thể làm tăng ngứa ngáy và triệu chứng dị ứng.
  7. Thực Phẩm Dầu Mỡ, Nhiều Gia Vị: Món chiên xào ngập trong dầu mỡ hoặc gia vị cay nóng cũng nên được giảm thiểu để tránh tác động tiêu cực đến làn da.
  8. Sữa và Chế Phẩm Từ Sữa: Sữa và các chế phẩm từ sữa nên được hạn chế, vì chúng có thể gây kích ứng cho người mắc bệnh viêm da dị ứng.
  9. Chất Kích Thích: Rượu, thuốc lá, cà phê nên được kiêng cữ để tránh tác động tiêu cực đến cơ thể và làn da.
  10. Trứng Gà: Việc ăn quá nhiều trứng gà cũng nên được hạn chế vì chúng có thể làm tăng hàm lượng cholesterol và gây ảnh hưởng đến da.

Nên Ăn:

  1. Thịt Nạc Heo: Thịt nạc heo là lựa chọn tốt để thay thế các loại thịt béo và thịt đỏ.
  2. Cá Béo: Các loại cá béo như cá hồi, cá trích, cá ngừ, cá mòi, cá thu chứa omega-3 giúp chống viêm và cải thiện triệu chứng viêm da.
  3. Ngũ Cốc Nguyên Hạt: Ngũ cốc nguyên hạt giúp cải thiện triệu chứng và hỗ trợ sức khỏe da.
  4. Rau Xanh: Rau xanh giàu vitamin, khoáng chất, và chất xơ giúp thanh lọc cơ thể và giảm triệu chứng viêm da.
  5. Trái Cây Tươi: Trái cây tươi chứa nhiều dưỡng chất và vitamin, giúp cải thiện sức khỏe da.
  6. Sữa Hạt: Sữa hạt như sữa hạt hạnh nhân, hạt óc chó là nguồn canxi tốt và thích hợp cho người có viêm da dị ứng với sữa.
  7. Nước Lọc: Việc duy trì đủ nước trong cơ thể giúp da giữ ẩm và giảm triệu chứng khó chịu.

Lưu Ý:

  1. Tư Vấn Y Tế: Trước khi thay đổi chế độ ăn, nên thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo rằng chế độ ăn mới là phù hợp và an toàn cho sức khỏe.
  2. Theo Dõi Phản Ứng: Theo dõi cẩn thận các phản ứng của cơ thể khi thay đổi chế độ ăn, đặc biệt là khi thêm hoặc loại bỏ các thực phẩm. Nếu có bất kỳ dấu hiệu dị ứng nào, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Thực phẩm chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm tăng nặng mức độ hoặc bùng phát các triệu chứng viêm da dị ứng. Vậy viêm da dị ứng nên ăn gì và kiêng ăn gì để vừa đảm bảo bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng vừa tránh làm bệnh diễn tiến nặng hơn? Hãy cùng tìm hiểu thông tin này trong bài viết dưới đây.

Tổng Quan Bệnh Học Viêm Da Dị Ứng

Viêm da dị ứng là bệnh da liễu thuộc nhóm bệnh chàm, là tình trạng làn da bị viêm nhiễm diễn tiến ở nhiều mức độ gồm cấp tính và mạn tính. Bệnh thường xảy ra khi cơ thể tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây dị ứng như thực phẩm dị ứng, thời thiết lạnh hanh khô, vi khuẩn, khói bụi, lông động vật… Bệnh được các chuyên gia đánh giá là không nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng lại gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh hoạt hằng ngày.

Viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng là bệnh lý da liễu xảy phổ biến và dễ tái phát nếu không được điều trị đúng cách

Bệnh chiếm đến 40% trong tổng số các bệnh lý da liễu thường gặp ở con người. Cũng tương tự như viêm da cơ địa, bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, ở mọi độ tuổi và giới tính, nhưng phổ biến nhất là ở trẻ em và những người trưởng thành có tiền sử bị viêm da dị ứng bẩm sinh do căn bệnh này có tính di truyền rõ rệt.

Viêm da dị ứng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể như mặt, tay, chân, lưng, phía sau đầu gối… Những triệu chứng thường xuất hiện theo từng đợt định kỳ tại một thời điểm và tự biến mất sau khoảng vài tiếng hoặc vài ngày. Chính điều này khiến cho nhiều người bệnh lầm tưởng bệnh đã khỏi nhưng thực chất không phải, những triệu chứng sẽ tái phát và ngày càng có xu hướng nặng hơn nếu không được điều sớm.

Việc xác định được nguyên nhân gây ra dị ứng sẽ giúp cho quá trình điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát được hiệu quả, dễ dàng hơn. Theo các chuyên gia da liễu, đã có rất nhiều nghiên cứu về căn bệnh viêm da dị ứng này và kết quả là có hơn 2000 lý do khác nhau gây bệnh. Trong đó, có thể tóm gọn một số nguyên nhân điển hình và phổ biến nhất như:

  • Yếu tố di truyền: Bệnh viêm da dị ứng có tính chất di truyền, tức là nếu bố hoặc mẹ mắc bệnh thì nguy cơ trẻ chào đời mắc bệnh viêm da dị ứng bẩm sinh là rất cao. Những triệu chứng bệnh sẽ bùng phát ngay khi trẻ còn nhỏ, trong một số trường hợp hiếm trẻ phát bệnh khi bước vào độ tuổi dậy thì do cơ thể thay đổi nội tiết tố.
  • Do môi trường sống ô nhiễm: Những người sống trong môi trường ô nhiễm (nguồn nước bẩn, sống gần nơi chứa chất thải…) hay có nhiều hóa chất độc hại sẽ dễ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm da dị ứng hơn so với người bình thường.
  • Do tính chất công việc: Những người có tính chất công việc phải thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại của ngành công nghiệp thương mại như sản xuất nước tẩy rửa, công nhân dệt may, vệ sinh môi trường… sẽ rất dễ mắc bệnh viêm da dị ứng. Lúc này, vị trí dễ phát bệnh nhất là tay hoặc chân, nếu không được điều trị, xử lý kịp thời sẽ nhanh chóng lây lan sang những vị trí khác.
  • Mất cân bằng nội tiết tố: Có rất nhiều nguyên nhân gây ra mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Và khi thay đổi nội tiết tố sẽ vô tình kích phát các yếu tố thuận lợi cho quá trình phản ứng gây dị ứng. Có thể hiểu đơn giản là những thay đổi bên trong cơ thể bùng phát ra ngoài và biểu hiện tiêu cực thông qua các triệu chứng lên làn da.
  • Suy giảm hệ miễn dịch: Đây cũng là một dạng của việc thay đổi bên trong và biểu hiện ra bên ngoài. Sức đề kháng của người bệnh suy giảm, kém đi khiến cho chức năng chống lại bệnh tật bị suy yếu, từ đó dễ mắc bệnh viêm da dị ứng. Hầu như những người mắc bệnh do suy giảm hệ miễn dịch sẽ rất khó để chữa trị.
  • Do dị ứng thuốc: Một số trường hợp sử dụng thuốc để chữa bệnh nhưng vô tình cơ thể lại dị ứng với các thành phần có trong thuốc và gây ra viêm da dị ứng. Đây cũng được xem là tác dụng phụ của việc tự ý sử dụng thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
  • Do dị ứng thực phẩm: Một số loại thực phẩm có thể gây ra dị ứng như hải sản, thực phẩm giàu đạm… cũng là một trong những nguyên nhân gây ra viêm da dị ứng.
  • Do da yếu: Những người có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh lý da liễu như da nhạy cảm, mụn trứng cá, mụn bọc viêm nhiễm… có nguy cơ mắc bệnh viêm da dị ứng cao hơn so với người bình thường.

Tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như thời tiết hanh khô là nguyên nhân khởi phát các triệu chứng viêm da dị ứng
Tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như thời tiết hanh khô là nguyên nhân khởi phát các triệu chứng viêm da dị ứng

Một số triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm da dị ứng có thể quan sát bằng mắt thường như:

  • Da nổi mẩn đỏ: Đây cũng là triệu chứng đặc trưng và dễ nhìn thấy nhất của bệnh viêm da dị ứng. Trên bề mặt da xuất hiện dày đặc các đốm mẩn đỏ li ti, nhiều nhất là ở 2 cánh tay và 2 bắp chân. Kèm theo đó là những vết mẩn đỏ, mụn nước, mưng mủ và sần sùi khó chịu.
  • Ngứa ngáy: Ở những vị trí nổi mẩn đỏ, mụn nước sẽ kèm theo ngứa ngáy dữ dội. Càng ngứa càng khiến người bệnh có xu hướng gãi mạnh, thực chất đây cũng chỉ là hành động bình thường do cơ thể sản sinh lượng histamine quá lớn để phản ứng lại các tác nhân gây dị ứng.
  • Phù nề: Chỉ sau một thời gian ngắn xuất hiện các triệu chứng nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy thì tại vùng da bị dị ứng sẽ bị phù nề.
  • Da khô, bong tróc: Làn da bị viêm da dị ứng sẽ rất yếu, khô ráp do mất nước, kéo theo đó là tình trạng bong tróc da, nứt nẻ, thậm chí là chảy máu.
  • Tiết dịch trên da: Những đốm mẩn đỏ, ngứa sẽ ngày càng đỏ và ngứa hơn nếu người bệnh gãi nhiều khiến cho các đốm mụn nước bị vỡ ra, rỉ dịch và nhanh chóng lây lan sang những vị trí da bình thường, phát triển thành bệnh.

Bề mặt da ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, sưng phù… là những triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm da dị ứng
Bề mặt da ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, sưng phù… là những triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm da dị ứng

Ngoài những triệu chứng vừa kể trên, người bệnh cũng có thể gặp phải một số triệu chứng khác như mệt mỏi, sốt nhẹ, không có sức, chán ăn, khó chịu, sụt cân, suy hô hấp, khó thở… kèm theo nhiều triệu chứng khác tùy theo cơ địa của từng người.

Viêm da dị ứng kiêng ăn gì?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn uống hằng ngày có liên quan mật thiết đến tình trạng bệnh viêm da dị ứng. Vì vậy, người bệnh viêm da dị ứng nên kiêng một số loại thực phẩm như:

1. Hải sản

Loại thực phẩm đầu tiên trong nhóm này đó là các loại hải sản như tôm, cua, ghẹ, mực, ốc... Đây đều là những loại thực phẩm giàu đạm tốt cho sức khỏe, tuy nhiên đối với những người bị viêm da dị ứng thì đây là loại thực phẩm cần kiêng cữ tuyệt đối. Bởi bản chất của hải sản có thể kích thích cơ thể sản sinh histamine tự do, làm tăng nặng các triệu chứng ngứa ngáy, sưng đỏ càng dữ dội hơn, diễn tiến nghiêm trọng và để lại sẹo xấu trên da. Thậm chí nặng nhất là khởi phát nổi mề đay toàn thân, sốc phản vệ...
Vì vậy, hãy gạch bỏ loại thực phẩm này ra khỏi chế độ ăn uống hằng ngày để tình trạng bệnh được cải thiện hiệu quả hơn.

Viêm da dị ứng nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Các loại hải sản giàu đạm và dễ gây dị ứng nên bạn cần loại bỏ khỏi thực đơn ăn uống

2. Các loại thịt béo, thịt đỏ

Đây là nhóm thực phẩm có chứa hàm lượng cao chất béo bão hòa khiến tình trạng bệnh viêm da dị ứng càng trở nên nghiêm trọng, các triệu chứng sưng đỏ, viêm tấy càng bùng phát mạnh phức tạp hơn. Không những vậy, hàm lượng cao protein trong các loại thịt này còn vô tình làm tăng sắc tố da, để lại thâm sẹo và kích phát tình trạng ngứa ngáy khó chịu.
Thậm chí, dung nạp vào cơ thể quá nhiều thịt đỏ, thịt béo còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, huyết áp, tăng đường huyết.... gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của người bệnh. Một số loại thịt đỏ như: thịt bò, thịt thỏ, thịt nai, thịt cừu...

3. Thực phẩm giàu tinh bột

Dung nạp vào cơ thể quá nhiều thực phẩm giàu tinh bột chính là sai lầm của nhiều người bệnh viêm da dị ứng. Có thể kể đến một số loại tinh bột như bánh mì trắng, mì lúa mạch, gạo, yến mạch... Đây đều là những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng tuy nhiên có thể làm trì trệ sự hoạt động của hệ tiêu hóa, tăng nặng các triệu chứng kích ứng da.

4. Thực phẩm muối chua

Các loại thực phẩm muối chua, lên men là món ăn thơm ngon, kích thích vị giác giúp ăn uống ngon miệng hơn. Tuy nhiên, đối với những người bị viêm da dị ứng, đây lại là loại thực phẩm cần hạn chế sử dụng. Bởi trong các món muối chua lên men có chứa những chất làm ức chế quá trình lọc và đào thải độc tố của thận.
Không những vậy, nhóm thực phẩm này còn làm thay đổi nồng độ dịch vị axit dạ dày, vô tình làm cho tình trạng viêm da dị ứng càng diễn tiến nghiêm trọng hơn.

5. Thịt gà

Dù không thuộc nhóm thịt đỏ, nhiều chất béo nhưng thịt gà vẫn nằm trong nhóm thực phẩm cần hạn chế sử dụng trong quá trình điều trị viêm da dị ứng. Theo các chuyên gia, thịt gà có tính nóng và giàu đạm nên rất dễ khởi phát các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, dị ứng nặng.

6. Thực phẩm nhiều đường

Một số loại thực phẩm có chứa hàm lượng đường cao như mật ong, bánh kẹo, nước ngọt... cũng được liệt kê vào danh sách thực phẩm cần kiêng khi bị viêm da dị ứng. Vì trong các loại thực phẩm này có chứa nhiều loại đường như sucrose, maltose, dextrose... có thể làm tăng triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu trên bề mặt da, thậm chí là sốt, mệt mỏi.
Vì vậy, khi bị viêm da dị ứng cần kiêng các loại thực phẩm này, đặc biệt là ở nhóm đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để tránh làm khởi phát nặng các triệu chứng bệnh.

Viêm da dị ứng nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Bánh kẹo ngọt nhiều đường đều là thực phẩm cần hạn chế sử dụng trong thực đơn ăn uống hằng ngày của người bệnh viêm da dị ứng

7. Thức ăn dầu mỡ, nhiều gia vị

Những món chiên xào ngập trong dầu mỡ hoặc tẩm ướp, nêm nếm nhiều gia vị như chua cay, mặn ngọt thường kích thích cảm giác ngon miệng hơn so với những món thanh đạm, có vị nhạt. Tuy nhiên, ít ai biết rằng chính những loại thực phẩm này có khả năng gây ra những ảnh hưởng, tác động tiêu cực đến làn da.
Dầu mỡ, gia vị cay nóng khiến làm ức chế sự hoạt động của hệ tiêu hóa, gan, thận. Về lâu dài, cơ thể tích tụ nhiều chất độc hại trong máu, ẩn dưới da... và hậu quả làm bùng các triệu chứng viêm da dị ứng từ nhẹ đến nặng.

8. Sữa và các chế phẩm từ sữa

Sữa vốn là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, chỉ với một ly sữa mỗi ngày có thể bổ sung đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, cũng chính vì quá giàu dinh dưỡng nên sữa và các chế phẩm từ sữa được xem là "tác nhân kích ứng" đối với những người mắc bệnh viêm da dị ứng.
Khi dung nạp sữa hay các chế phẩm từ sữa vào trong cơ thể sẽ gây tăng tiết chất bã nhờn trên da, tăng phản ứng viêm và tăng nguy cơ bội nhiễm. Vì vậy, nếu đang trong quá trình điều trị viêm da dị ứng hoặc có cơ địa dị ứng với sữa, phô mai, kem, bơ... hãy hạn chế sử dụng chúng ở mức tối thiểu.

9. Các loại chất kích thích

Các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê... đều là những thứ mà người bệnh viêm da dị ứng cần kiêng hoàn toàn trong thực đơn ăn uống hằng ngày. Việc hấp thụ quá mức những chất này gây ra những tổn thương nhất định đến chức năng dạ dày, thận, gan... Sự hoạt động trong cơ thể bị suy giảm khiến cho các chất độc hại không được đào thải, tích tụ dưới da và hậu quả là làm bùng phát các triệu chứng viêm da dị ứng.

10. Trứng gà

Giống như thịt gà, trứng gà là một trong những loại thực phẩm rất giàu đạm tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, với những người mắc bệnh viêm da dị ứng thì hoàn toàn ngược lại, vì đạm vốn là chất làm nặng hơn các triệu chứng ngứa ngáy, sưng đỏ, viêm nhiễm... Không những vậy, ăn quá nhiều trứng gà còn khiến cho hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát bệnh tim mạch, huyết áp...

Viêm da dị ứng nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Trứng chứa hàm lượng đạm cao, không tốt cho quá trình điều trị viêm da dị ứng nếu ăn quá nhiều

11. Thực phẩm đóng hộp, thức uống có gas

Tất cả những loại thực phẩm đóng hộp chứa chất bảo quản, thức uống có gas, chứa phẩm màu... đều hoàn toàn không tốt cho những người bị viêm da dị ứng. Hàm lượng cao chất kích thích trong các loại thực phẩm này vô tình làm phá hủy tế bào mast, phóng thích histamine nhiều hơn và bùng phát các triệu chứng da khô ráp, sưng viêm, ngứa ngáy, ửng đỏ...
Không những vậy, kèm theo một số triệu chứng toàn thân khác như sốt, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy, sưng họng, đau họng... Thậm chí còn làm suy giảm chức năng thận, gan làm cho tình trạng viêm da dị ứng càng diễn tiến nặng nề hơn.

Viêm da dị ứng nên ăn gì tốt nhất?

Một thực đơn ăn uống khoa học không chỉ kiêng các loại thực phẩm có hại mà còn phải xây dựng danh sách thực phẩm thay thế sao cho vẫn đảm bảo nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mà không ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Nếu vẫn còn băn khoăn chưa biết nên ăn thực phẩm nào, hãy tham khảo danh sách dưới đây.

1. Thịt nạc heo

Như đã biết, việc sử dụng quá nhiều các loại thịt béo là một trong những nguyên nhân làm tăng mức độ kích ứng da. Tuy nhiên, bạn không thể loại bỏ tuyệt đối nhóm thực phẩm này vì chúng là nguồn dinh dưỡng cần thiết để duy trì sự khỏe mạnh của cơ thể. Thay vì sử dụng các loại thịt đỏ hay thịt có mỡ, hãy ưu tiên sử dụng thịt nạc heo để thay thế.
Thịt nạc heo khá lành tính, hàm lượng dinh dưỡng đủ để cung cấp cho cơ thể và không làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị viêm da dị ứng. Không những vậy, bổ sung thịt nạc heo trong thực đơn còn hỗ trợ quá trình phục hồi và tái tạo các tế bào bị tổn thương. Tuy nhiên, bạn cần chú ý sử dụng lượng vừa phải, tránh tình trạng dung nạp quá mức gây dư thừa đạm trong cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe.

2. Các loại cá béo

Nếu như thịt béo là thực phẩm không nên ăn thì các loại cá béo lại là nguồn dinh dưỡng cực kỳ tốt cho sức khỏe và trong quá trình điều trị viêm da dị ứng. Theo các chuyên gia, trong các loại cá béo có chứa hàm lượng cao chất omega - 3 tự nhiên có đặc tính chống viêm, phòng ngừa quá trình oxy hóa và cải thiện các triệu chứng viêm, thúc đẩy làm lành tổn thương trên da.
Vì vậy, hãy ưu tiên sử dụng các loại cá béo trong thực đơn ăn uống như cá hồi, cá trích, cá ngừ, cá mòi, cá thu... Lưu ý, nên chọn những cá tươi để sử dụng, hạn chế dùng cá đông lạnh hay để lâu ngày.

Viêm da dị ứng nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Các loại cá béo giàu omega 3 có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa, hỗ trợ làm lành những tổn thương trên da

3. Ngũ cốc nguyên hạt

Các loại ngũ cốc nguyên hạt rất giàu dưỡng chất tốt sức khỏe, chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài và cả bên trong cơ thể. Đối với những người bị viêm da dị ứng, ăn nhiều ngũ cốc còn giúp cải thiện triệu chứng sưng viêm, ngứa ngáy trên da hiệu quả.
Chưa dừng lại ở đó, bổ sung ngũ cốc nguyên hạt vào thực đơn ăn uống hằng ngày còn giúp tăng cường sức đề kháng cho làn da, làm chậm quá trình lão hóa cũng như giúp da trở nên săn chắc, trắng hồng, mịn màng... Một số loại ngũ cốc nguyên hạt được khuyến khích sử dụng như yến mạch, lúa mạch, kiều mạch, lúa mạch đen, hạt kê...

4. Các loại rau xanh

Rau xanh đóng vai trò rất quan trọng và không thể thiếu đối với sức khỏe của con người, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh viêm da dị ứng. Trong rau xanh có chứa hàm lượng cao vitanin, khoáng chất, chất xơ... có tác dụng hỗ trợ thanh lọc, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, từ đó cải thiện các triệu chứng viêm, ngứa trên bề mặt da.
Không những vậy, ăn nhiều rau xanh còn giúp làm mát cơ thể, hạn chế sự hoạt động của các tuyến mồ hôi, giảm mức độ viêm nhiễm hiệu quả. Những người có thói quen ăn nhiều rau xanh và củ quả còn góp phần không nhỏ trong việc nâng cao sức đề kháng, tăng hàng rào miễn dịch trên da chống lại sự tấn công gây bệnh của các loại vi khuẩn, virus, nấm men.
Một số loại rau xanh có thể ăn hằng ngày như: măng tây, cải bó xôi, rau bina, bông cải xanh, bí ngòi, cần tây, xà lách, bắp cải, củ cải trắng, cà rốt, củ su hào, khoai tây, khoai lang tím, cà chua...

Viêm da dị ứng nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Rau xanh, củ quả, trái cây tươi là nguồn thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất tốt giúp cải thiện triệu chứng viêm da dị ứng

5. Các loại trái cây tươi

Trái cây tươi chính là nguồn vitamin, khoáng chất tự nhiên cực kỳ tốt cho sức khỏe và trong điều trị bệnh, trong đó có các bệnh lý da liễu như viêm da dị ứng, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, chàm da, vảy nến,... Chúng không chỉ có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch mà còn giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa, tăng khả năng chống viêm, thúc đẩy quá trình phục hồi tế bào, làm lành những tổn thương trên da nhanh hơn.
Bên cạnh đó, ăn nhiều trái cây, hoa quả tươi còn giúp tăng cường sức khỏe làn da, cải thiện "hàng rào" bảo vệ và giúp da trắng sáng, hồng hào, mịn màng hơn... Một số loại trái cây tươi được khuyến khích sử dụng như: cam, bưởi, dâu tây, kiwi, ổi, lượu, bơ, nho, dâu tây, việt quất, đu đủ...

6. Các loại sữa hạt

Các loại sữa hạt đang dần trở nên quen thuộc hơn và được nhiều người tin tưởng sử dụng bởi chứa hàm lượng dinh dưỡng cao mà vẫn đảm bảo lành tính, an toàn với sức khỏe. Đặc biệt, đối với những người bị viêm da dị ứng không nên sử dụng các loại sữa động vật hay các chế phẩm liên quan của chúng, thay vào đó hãy dùng các loại sữa hạt sẽ tốt hơn.
Một vài loại sữa hạt có thể sử dụng hằng ngày như: sữa hạnh nhân, sữa óc chó, sữa hạt kê, sữa bắp, sữa đậu nành, sữa bí đỏ...

7. Uống nhiều nước

Khi mắc các bệnh về da nói chung, bạn không chỉ ăn khoa học mà còn phải uống đúng cách. Hằng ngày, bạn cần bổ sung ít nhất 2 - 2.5 lít nước nếu đang mắc bệnh hoặc ít hơn 1.5 - 2 lít nước nếu không bệnh. Nước sẽ giúp duy trì sự hoạt động của cơ thể, xoa dịu các triệu chứng sưng viêm, ngứa ngáy, giảm khô da, bong tróc... Ngoài nước lọc, bạn cũng có thể linh hoạt thay thế bằng các loại nước ép trái cây, nước detox, nước canh...

Viêm da dị ứng nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Người bệnh viêm da dị ứng nên uống từ 2 - 2.5 lít nước/ ngày

Một vài lưu ý dành cho người bệnh viêm da dị ứng

Bên cạnh việc điều chỉnh, thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng da, hỗ trợ làm giảm triệu chứng thì người bệnh viêm da dị ứng cũng cần hết sức chú ý trong việc kết hợp xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh để phòng ngừa tái phát bệnh.

  • Giữ vệ sinh thân thể, tắm gội bằng nước ấm hoặc nước mát. Để tăng hiệu quả điều trị, có thể kết hợp sử dụng tắm bằng các loại lá thảo dược, bôi gel nha đam, mật ong... tùy theo sở thích và nhu cầu sử dụng của từng người.
  • Đặc biệt thường xuyên vệ sinh vùng da bị tổn thương bằng các loại dung dịch có tính sát khuẩn nhẹ như nước muối sinh lý, cồn 70 độ... để loại bỏ các ổ nhiễm trùng trên da.
  • Bôi kem dưỡng ẩm mỗi ngày, trước khi ra ngoài phải bôi kem chống nắng và che chắn cẩn thận để tránh các tác nhân dị ứng tiếp xúc gây hại cho da.
  • Hạn chế dùng tay cào gãi hay chà xát mạnh lên vùng da bị tổn thương để tránh gây ra các vết thương hở, trầy xước tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây bội nhiễm.
  • Tuân thủ sử dụng đơn thuốc do bác sĩ chỉ định, tuyệt đối không được tự ý thay đổi liều dùng và tần suất sử dụng để tránh những tác dụng phụ ngoài ý muốn.
  • Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân dị ứng như xà phòng, hóa chất tẩy rửa, nguồn nước bẩn... nhằm tránh tình trạng da bị kích ứng.
  • Thường xuyên giặt giũ quần áo, chăn, gối, drap giường, màn cửa... và vệ sinh không gian sống, dọn dẹp, hút bụi để loại bỏ các ổ vi khuẩn đang tiềm ẩn xung quanh.
  • Ngay khi quan sát thấy các triệu chứng khó chịu, ngứa ngáy trên da và có dấu hiệu nhiễm trùng, bội nhiễm hãy nhanh chóng đến bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán bệnh và tư vấn phương án điều trị phù hợp nhất.

Mẹo chữa viêm da dị ứng tại nhà cho da nhẹ có thể áp dụng những phương pháp tự nhiên sau đây:

Sử dụng nguyên liệu tự nhiên:

  • Nha đam: Lấy gel nha đam và thoa trực tiếp lên vùng da bị tổn thương sau khi vệ sinh sạch.
  • Mật ong: Sử dụng mật ong nguyên chất lên vùng da bị viêm sau khi đã vệ sinh sạch.
  • Bột yến mạch: Đun bột yến mạch với nước và thoa lên vùng da bị viêm.
  • Massage: massage nhẹ nhàng để giảm ngứa và ngăn tình trạng bệnh trở nặng.
  • Uống nước: Uống đủ nước để thúc đẩy quá trình điều trị và cân bằng chất điện giải trong cơ thể.

Mẹo sinh hoạt hàng ngày:

  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, tránh thức ăn gây dị ứng.
  • Chườm đá lạnh để giảm ngứa.
  • Thực hiện thể dục nhẹ nhàng.

Lưu ý khi sử dụng:

  • Đừng gãi mạnh vào vùng da bị tổn thương.
  • Tránh nước quá nóng khi tắm.
  • Mặc quần áo rộng rãi và chất liệu mềm mại.

Khi cần tới bác sĩ:

  • Nếu triệu chứng không giảm hoặc trở nặng.
  • Khi xuất hiện vết đỏ, mủ, và vảy vàng.
  • Nếu đã thử các phương pháp tại nhà mà không thấy kết quả.

Phương pháp Tây y:

  • Sử dụng thuốc chống histamin, thuốc gây tê, kháng sinh, steroid bôi da, và kem làm mềm da theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Liệu pháp ánh sáng: Áp dụng liệu pháp ánh sáng cho trường hợp nặng.

Thuốc Nam và đông y:

  • Sử dụng lá đơn đỏ, rau sam, lá trầu không, hoặc các bài thuốc đông y theo hướng dẫn của người chuyên môn.

Lưu ý rằng việc tham khảo ý kiến của bác sĩ là quan trọng, đặc biệt khi triệu chứng không giảm hoặc trở nên nặng hơn.


Cùng tìm hiểu các loại thuốc chữa viêm da dị ứng dưới đây:

  • Fucicort Cream: Chứa Betamethasone và Fusidic acid giúp giảm viêm, chống dị ứng, tiêu diệt vi khuẩn. Thoa đều lên da không cần rửa lại. Giá 110,000 VNĐ/tuýp 25g.
  • Fluocinolone acetonide ointment: Mỡ bôi ngoài da, giảm ngứa, sưng viêm. Chứa Fluocinolone acetonide và Neomycin Sulphate. Bôi mỏng, 3-4 lần/ngày. Giá 30,000 VNĐ/tuýp 15g.
  • Clobetasol Propionate: Chống chỉ định cho trường hợp đặc biệt. Cải thiện phản ứng viêm, kháng khuẩn. Bôi 1-2 lần/ngày. Giá 120,000 VNĐ/tuýp 15g.
  • Betnovate: Dùng cho da dầu hoặc da khô. Giảm viêm, ngứa, cấp ẩm. Bôi 1-2 lần/ngày. Giá 1,000,000 VNĐ/tuýp 15g.
  • Hidem Cream: Chứa Clotrimazol, Betamethasone dipropiona, gantamicin hỗ trợ giảm viêm, ngứa, kháng nấm. Bôi 2 lần/ngày. Giá 30,000 VNĐ/tuýp 15g.
  • Tacrolimus Ointment: Ức chế miễn dịch, giảm viêm da. Dạng kem bôi, Tacrolimus 0.03% cho trẻ, 0.1% cho người lớn. Bôi trực tiếp, tránh ánh nắng. Giá 250,000 - 370,000 VNĐ/tuýp 10g.
  • Pimecrolimus: Giảm triệu chứng viêm da, ngứa ngáy. Chứa Pimecrolimus 1%, Cetyl alcohol, Benzyl alcohol. Bôi 2 lần/ngày.
  • Benadryl: Kháng histamine, giảm ngứa, bong tróc. Hỗ trợ điều trị trầy xước, viêm da tiếp xúc. Bôi 3-4 lần/ngày. Giá 512,000 VNĐ/tuýp 25mg.
  • Phenergan: Kháng histamine, giảm triệu chứng dị ứng. Chứa Promethazin 0.2%. Bôi 3-4 lần/ngày. Giá 15,000 VNĐ/tuýp 10g.
  • Locoid cream: Kem Hydrocortisone 0.1%, giảm viêm, ngứa. Dùng cho viêm da dị ứng, chàm da. Bôi 2-3 lần/ngày.

Hy vọng với những thông tin trong bài viết trên đã giúp quý bạn đọc có câu trả lời cho bản thân về vấn đề "bị viêm da dị ứng nên ăn gì và kiêng ăn gì?". Áp dụng đúng cách, xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh sẽ góp phần không nhỏ vào quá trình điều trị và phục hồi lấy lại làn da khỏe mạnh như ban đầu. Hãy trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn và tư vấn cụ thể hơn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0983059582

Tin mới

Mỡ máu cao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Máu Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không? Căn Bệnh “Thời Đại Mới” Tiềm Ẩn Nguy Cơ Đột Quỵ

Hệ quả của cuộc sống hiện đại, với lối sống thiếu vận động và chế...
chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...