Viêm Nang Lông Da Đầu

Viêm nang lông da đầu gây ngứa ngáy, dễ rụng tóc. Nếu phát hiện và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp, bạn có thể kiểm soát ngay từ giai đoạn khởi phát. Tuy nhiên bệnh có khả năng tái phát cao, do đó cần kết hợp giữa điều trị và chăm sóc, bảo vệ da đầu, mái tóc.

Viêm nang lông da đầu là gì?

Viêm nang lông là một trong những vấn đề da liễu phổ biến hiện nay. Tình trạng lỗ chân lông bị viêm nhiễm dẫn đến các biểu hiện bất thường như ngứa ngáy, da nổi mẩn đỏ, mụn chứa mủ,... Trường hợp không chăm sóc tốt, viêm nhiễm lan rộng có thể chuyển sang mãn tính, khó điều trị.

Viêm Nang Lông Da Đầu: Biểu Hiện và Cách Khắc Phục
Viêm nang lông có thể xuất hiện trên mọi vùng da trên cơ thể

Ngoài ra, một số trường hợp da có nhiều mụn nước, khi vỡ làm lây lan viêm nhiễm ra vùng da xung quanh, để lại thâm sẹo kém thẩm mỹ, ngoài ra còn dễ dẫn đến nhiễm trùng, bội nhiễm. Không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, viêm nang lông còn tác động đến tâm lý và sức khỏe của người bệnh.

Tình trạng viêm nhiễm có thể xảy ra ở lưng, tay chân, da mặt, da mông,... Trong đó, viêm nang lông da đầu cũng khá phổ biến. Mặc dù không đe dọa trực tiếp đến tính mạng, tuy nhiên các triệu chứng khó chịu do chứng bệnh này gây ra khiến tóc bết dính, dễ rụng gây mất thẩm mỹ, tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần.

Nguyên nhân viêm nang lông da đầu

Viêm nang lông da đầu hay còn gọi là tình trạng viêm lỗ chân lông ở da đầu gây ra bởi sự tấn công của vi khuẩn tụ cầu Staphylococcus Auteus hoặc nấm Trichophyton và đa dạng các chủng khuẩn gây hại khác. Chúng tấn công lỗ chân lông làm phát sinh các phản ứng viêm như ngứa ngáy, nổi mụn đỏ,...

Nguyên nhân gây viêm nang lông da đầu
Viêm nang lông ở da đầu do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố

Các yếu tố chính tạo điều kiện cho hại khuẩn tấn công da đầu có thể kể đến như:

  • Môi trường sống, làm việc bị ô nhiễm: Người phải làm việc hoặc sống trong môi trường ô nhiễm không khí, nguồn nước, nhiều khói bụi, hóa chất độc hại,... dễ mắc phải bệnh da liễu, trong đó có viêm nang lông da đầu. Bởi môi trường ô nhiễm là điều kiện thuận lợi cho nấm, vi khuẩn sinh sôi, phát triển và xâm lấn sâu vào trong lỗ chân lông.
  • Gội đầu không đúng cách: Cào gãi da đầu bằng móng tay khi gội đầu, dùng dầu gội chứa chất gây dị ứng, hóa chất tẩy mạnh,... là các nguyên nhân khiến cho da đầu tổn thương, dẫn đến viêm nhiễm. Các loại nấm ngứa, vi khuẩn nhân cơ hội này xâm nhập vào trong da thông qua những vết trầy xước, từ đó hình thành phản ứng ngứa ngáy khó chịu.
  • Thói quen vệ sinh kém: Không gội đầu thường xuyên, sử dụng chung khăn tắm với người khác có nguy cơ lây nhiễm nấm ngứa, vi khuẩn khiến da đầu bị viêm nhiễm.
  • Do cơ địa: Người có da đầu thường xuyên tiết bã nhờn không được vệ sinh sạch sẽ dễ làm bít tắc lỗ chân lông. Tình trạng trạng này kéo dài, tạo điều kiện cho hại khuẩn tấn công, gây viêm nang lông da đầu.
  • Ảnh hưởng thời tiết: Thời tiết nóng nực, da tiết nhiều mồ hôi. Lúc này nếu bạn không vệ sinh da đầu sạch sẽ, tóc ủ ẩm ướt trong thời gian dài, thường xuyên, sẽ tạo cơ hội thuận lợi để vi khuẩn, nấm men sinh sôi. Chúng tấn công vào các lỗ chân lông, gây viêm nhiễm, ngứa ngáy khó chịu.

Ngoài những nguyên nhân kể trên, bệnh viêm nang lông da đầu có thể xảy ra do ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác. Ai cũng có nguy cơ mắc phải chứng bệnh này, trong đó phổ biến nhất là người có hệ miễn dịch yếu, sức khỏe kém, dễ bị dị ứng,... Cụ thể:

  • Hệ miễn dịch suy yếu do mắc các bệnh lý như tiểu đường, bệnh bạch cầu mãn tính, bệnh HIV/AIDS.
  • Bị viêm da và có nhiều mụn trứng cá.
  • Người đang dùng thuốc điều trị mụn bằng kem hoặc sản phẩm chứa steroid, kháng sinh.
  • Người cạo đầu gây tổn thương da, nam giới có tóc xoăn, thô.

Xác định nguyên nhân gây bệnh và có hướng khắc phục phù hợp giúp bạn sớm kiểm soát viêm nang lông da đầu. Thận trọng với các biểu hiện bất thường trên da đầu, chủ động điều trị để phòng tránh các biến chứng không mong muốn.

Triệu chứng viêm nang lông da đầu

Viêm nang lông da đầu phát triển theo các giai đoạn chính là giai đoạn khởi phát, bệnh tiến triển và giai đoạn nghiêm trọng. Phát hiện bệnh càng sớm càng dễ dàng điều trị, phòng tránh được nhiều rủi ro. Cụ thể các giai đoạn như sau:

Biểu hiện của viêm nang lông da đầu
Nang tóc đỏ, xuất hiện mụn viêm đôi khi có mủ trắng bên trong

  • Giai đoạn khởi phát: Biểu hiện dễ nhận biết thông qua những tổn thương trên da như viêm, sần đỏ, ngứa ngáy, cảm giác đau buốt xuất hiện khi cào gãi.
  • Giai đoạn tiến triển: Lúc này trên da đầu có các nốt mụn mủ đầu trắng hoặc vàng, viêm đỏ quanh chân tóc. Mụn chứa dịch bên trong, có mùi hôi, khi vỡ ra khô lại đóng thành vảy vàng.
  • Giai đoạn nặng: Mụn mủ lan khắp đầu, đặc biệt là khu vực vai gáy, thái dương. Da đầu có nhiều mụn mủ gây lở loét, tóc rụng với số lượng lớn tạo ra một số mảng hói kém thẩm mỹ.

Nếu nhận thấy da đầu có những biểu hiện kể trên, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân, xác định dạng bệnh lý đang gặp phải để có hướng điều trị phù hợp nhất. Bởi, ngoài viêm nang lông, các bất thường trên da đầu lúc này cũng có thể do nấm da, vảy nến, chàm,... gây ra.

Các dạng viêm nang lông da đầu

Viêm nang lông da đầu phổ biến hiện nay là dạng viêm do tụ cầu khuẩn và viêm da do nấm. Cụ thể:

  • Viêm nang lông da đầu do tụ cầu:

Đây là một trong những nguyên nhân gây viêm phổ biến hiện nay. Vi khuẩn tụ cầu xâm nhập vào chân tóc, dẫn đến các phản ứng gây viêm. Chúng có khả năng ăn sâu vào lớp biểu bì, hình thành sẹo khó khắc phục.
Người bệnh bị viêm nang lông do tụ cầu thường có biểu hiện ngứa ngáy khó chịu, vùng da quanh nang tóc tấy đỏ, tạo mủ. Ngoài ra, người bệnh còn có nốt mủ xanh, xuất hiện độc lập, nằm rải rác trên da đầu hoặc tụ thành đám mủ dày đặc.

  • Viêm nang lông da đầu do vi nấm:

Nấm khi vừa tấn công mô da và rìa chân tóc thường hình thành các lớp sừng mỏng, dễ dàng cảm nhận. Khi chúng sinh trưởng và tiếp tục phát triển sẽ khiến chân tóc yếu, dễ rụng. Ngoài ra, trên da đầu còn có nhiều mụn mủ màu trắng, xanh hoặc vàng, kèm theo cảm giác ngứa, mùi hôi tanh.
Các dạng nấm khác nhau khi tấn công da sẽ phát sinh các triệu chứng khác nhau, chẳng hạn:

  • Tình trạng rụng tóc trên diện rộng, da đầu nhiều vảy trắng hình thành dạng mảng tròn có thể là do nấm Microporum gây ra.
  • Tình tạng rụng tóc sát chân tóc, da đầu xuất hiện nhiều chấm đen có thể do nấm Trichophyton Tonsurans hoặc T. Violaceum gây ra.
  • Tình trạng có mưng mủ, áp xe chân tóc và để lại sẹo không điều trị khỏi thường liên quan đến nấm Favus Trichophyton Schoenleinii.
  • Nhiễm nấm Kerion thường dây đau rát da đầu, xuất hiện nhiều nhóm mụn lớn, trong chứa dịch mủ vàng, tóc thường không đứt gãy, tuy nhiên rụng nhiều, có thể rụng một mảng tóc lớn.
  • Nhiễm nấm T. verrucosum hoặc T. mentagrophytes từ động vật khiến da đầu xuất hiện nhiều hạch lạ, làm mỏng dần vách ngăn giữa các nang tóc, dẫn đến tình trạng rụng tóc theo mảng.

Viêm nang lông da đầu có nguy hiểm không?

Viêm nang lông da đầu có thể xảy ra với mọi đối tượng, thường gặp vào giai đoạn thời tiết nắng nóng, mùa hè. Mặc dù không phải là bệnh lý nguy hiểm tính mạng, tuy nhiên viêm nhiễm có khả năng lan rộng, nặng nề hơn nếu bạn không biết cách điều trị và chăm sóc tốt.

Viêm nang lông da đầu có nguy hiểm không?
Tóc có thể rụng nhiều từng mảng, tổn thương để lại thâm sẹo nếu viêm nang lông da đầu không được kiểm soát

Trường hợp bệnh chuyển nặng, tổn thương da nghiêm trọng có thể kéo theo các biến chứng không mong muốn. Chẳng hạn như:

  • Ung nhọt: Viêm lỗ chân lông kéo dài không được điều trị có thể dẫn đến các ung nhọt trên da. Đây là hiện tượng hoại tử nang lông trên diện rộng gây ra nhiều đau đớn cho người bệnh, vết mụn sưng nóng nhức nhối khó chịu.
  • Viêm mô dưới da: Sưng viêm da đầu do nhiễm phải hại khuẩn, nấm ngứa lâu ngày ăn sâu vào trong da, xâm lấn xuống tầng hạ bì gây viêm mô dưới da.
  • Hói đầu: Viêm nang lông kéo dài gây gãy rụng tóc nhanh, thoái hóa nang tóc không phục hồi.

Ngoài ra, da đầu có thể bị áp xe mủ, nhiễm trùng kéo theo hành sốt dữ dội nếu tình trạng viêm chuyển biến phức tạp. Do đó bạn không nên chủ quan, thay vào đó hãy chủ động xác định nguyên nhân gây bệnh, thăm khám và có hướng khắc phục sớm.

Viêm nang lông da đầu có lây không?

Ngoài các vấn đề kể trên, bạn nên lưu ý tình trạng viêm nang lông da đầu là dạng bệnh có khả năng lây nhiễm ra các vùng da khác trên cơ thể. Đặc biệt là khi dịch tiết từ nốt mụn mủ vỡ, dính vào da sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn, nấm tiếp xúc với vùng da khác, tấn công và gây viêm nhiễm.
Do đó, người bệnh nên tránh cào gãi, chà xát vị trí viêm. Vi khuẩn, nấm có khả năng khu trú ở móng tay sau đó tấn công lên vùng da khác. Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể lây từ động vật qua người, nhất là loại vi nấm kí sinh trên cơ thể động vật. Chúng tiếp xúc với da, nếu không được làm sạch sẽ xâm lấn và phát sinh phản ứng viêm trên da người.
Bệnh viêm nang lông da đầu không có khả năng lây truyền qua không khí giữa người với người hoặc tiếp xúc với người bệnh, nếu cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, ở người có hệ miễn dịch suy yếu, chẳng hạn bệnh nhân ung thư đang điều trị, người nhiễm HIV có thể dễ dàng nhiễm phải viêm nang lông khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh.
Không những thế, một số trường hợp liên quan đến tình trạng rối loạn chuyển hóa, phụ nữ đang mang thai hoặc sau sinh, mắc bệnh viêm da đầu trước đó hoặc các vấn đề khác về chân tóc,... cũng có thể bị viêm nang lông da đầu. Yếu tố lây bệnh do tiếp xúc dịch mủ của người bệnh, nằm chung gối, đội chung mũ, dùng chung khăn tắm chứa vi nấm, hại khuẩn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0983059582

Tin mới

Mỡ máu cao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Máu Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không? Căn Bệnh “Thời Đại Mới” Tiềm Ẩn Nguy Cơ Đột Quỵ

Hệ quả của cuộc sống hiện đại, với lối sống thiếu vận động và chế...
chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...