Huyệt Tam Nhãn: Vị Trí, Công Nặng Và Cách Khai Mở Huyệt

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Trong Y học cổ truyền, bàn tay được coi như một hệ thống thu nhỏ của cơ thể, với các huyệt đạo quan trọng tác động đến các tạng phủ bên trong, bao gồm huyệt Tam Nhãn. Để bạn đọc hiểu hơn về huyệt đạo này, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về vị trí, tác dụng, các cách khai thông huyệt đạo an toàn và hiệu quả.

Vị trí và cách xác định huyệt Tam Nhãn

Huyệt Tam Nhãn nằm ở mặt lòng bàn tay, trên đốt thứ ba của ngón đeo nhẫn (ngón áp út). Để xác định huyệt chính xác, bạn có thể thực hiện theo hai cách đơn giản:

  • Cách 1 – Chia đốt ngón tay: Chia chiều dài của đốt thứ ba của ngón đeo nhẫn thành ba phần bằng nhau. Huyệt nằm ở điểm ⅓ tính từ phía gần cổ tay.
  • Cách 2 – Xác định theo đường vân tay: Huyệt nằm gần giao điểm giữa đường vân ngang và đường vân dọc chạy chính giữa đốt thứ ba của ngón đeo nhẫn.
Hình ảnh minh họa huyệt đạo Tam Nhãn
Hình ảnh minh họa huyệt đạo Tam Nhãn

Tác dụng của huyệt Tam Nhãn

Theo “Đồng Thị Cơ Huyệt Châm Cứu Học” ghi chép, khi bấm huyệt Tam Nhãn có tác dụng điều hòa khí huyết trong toàn cơ thể lưu thông. Do đó, khi tác động vào huyệt sẽ mang lại những lợi ích như:

  • Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Bấm huyệt Tam Nhãn đúng cách sẽ có tác dụng cải thiện các vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, đầy bụng, khó tiêu, táo bón, đau dạ dày,…
  • Giảm đau bụng kinh: Kích thích huyệt đạo này có thể giúp điều hòa khí huyết vùng bụng, từ đó làm giúp nữ giới thuyên giảm các triệu chứng đau bụng kinh, khó chịu vùng bụng và đáy chậu khi đến tháng.
  • Nâng cao sức khỏe bàn tay: Bấm huyệt này thường xuyên giúp tăng cường tuần hoàn máu, cải thiện cảm giác tê mỏi, đau nhức bàn tay.
  • Tăng cường sinh lực: Áp dụng bấm huyệt sẽ giúp củng cố sức khỏe, tăng cường đề kháng cho cơ thể. Đồng thời kích thích huyệt đạo này có thể giúp an thần, dễ ngủ hơn, rất tốt cho người cao tuổi.

Hướng dẫn bấm huyệt trị bệnh

Bấm huyệt Tam Nhãn là một phương pháp đơn giản có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả trị bệnh tốt nhất sẽ cần thực hiện theo đúng kỹ thuật như sau:

  • Bước 1: Rửa sạch tay trước khi tiến hành bấm huyệt.
  • Bước 2: Xác định vị trí huyệt đạo Tam Nhãn theo hướng dẫn.
  • Bước 3: Dùng ngón cái của bàn tay kia day nhẹ nhàng lên huyệt đạo với lực vừa đủ trong khoảng 3 – 5 phút. Thực hiện tương tự với huyệt đạo Tam Nhãn ở bàn tay bên kia.

Lưu ý:

  • Để hiệu quả chữa trị bệпh tốt hơn, chuyên gia khuyến nghị nên vừa bấm hυyệt Tam Nhãn, vừa kết hợp với thở sâu.
  • Nên day huyệt với lực vừa phải, tránh day quá mạnh gây bầm tím hay day quá nhẹ sẽ không mang lại hiệu quả trị bệnh.
  • Đặc biệt, không bấm huyệt nếu cơ thể đang mệt mỏi, đang say rượu, cơ thể quá đói hoặc quá no.
Cách bấm huyệt trị bệnh hiệu quả và an toàn
Cách bấm huyệt trị bệnh hiệu quả và an toàn

Đối tượng chống chỉ định bấm huyệt đạo Tam Nhãn

Những người không nên bấm huyệt Tam Nhãn bao gồm:

  • Trẻ em dưới 3 tuổi: Hệ thống miễn dịch và sức đề kháng của trẻ em dưới 3 tuổi còn yếu, chưa hoàn thiện, do đó, không nên bấm huyệt cho trẻ trong độ tuổi này.
  • Phụ nữ có thai: Huyệt có có thể gây co bóp tử cung, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, thậm chí dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.
  • Người có vết thương hở trên vị trí huyệt: Bấm huyệt có thể làm gia tăng lưu thông máu, khiến vết thương chảy máu nhiều hơn, lâu lành và dễ bị nhiễm trùng.
  • Người mắc bệnh tim mạch: Kích thích huyệt đạo Tam Nhãn có thể làm tăng nhịp tim, huyết áp, gây nguy hiểm cho những người có bệnh tim mạch như cao huyết áp, rối loạn nhịp tim, suy tim.

Huyệt Tam Nhãn là một huyệt đạo dễ tìm, dễ bấm, có nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Kết hợp bấm huyệt với các phương pháp chăm sóc sức khỏe khác có thể giúp bạn cải thiện sức khỏe tổng thể, đặc biệt là hệ tiêu hóa và hệ thần kinh. Tuy nhiên, cần lưu ý thực hiện bởi người có chuyên môn và tuân thủ các chỉ định của bác sĩ.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0988954675

Tin mới

Mỡ máu cao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Máu Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không? Căn Bệnh “Thời Đại Mới” Tiềm Ẩn Nguy Cơ Đột Quỵ

Hệ quả của cuộc sống hiện đại, với lối sống thiếu vận động và chế...
Viện thăm khám bệnh nhân đột quỵ

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Thăm Khám Bệnh Nhân Đột Quỵ Hoàn Cảnh Khó Khăn 

Vào 19/11 vừa qua, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc đã phối hợp cùng...
chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...