Nghiên Cứu Khoa Học Về Bệnh Viêm Da Cơ Địa Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Sau nhiều năm đi sâu nghiên cứu, đội ngũ chuyên gia Viện Y dược cổ truyền dân tộc và bác sĩ Trung tâm Thuốc dân tộc hoàn thiện đề tài nghiên cứu “ứng dụng y học cổ truyền điều trị viêm da mãn tính”. Thành tựu nghiên cứu giúp hiểu rõ hơn về bệnh viêm da cơ địa và tìm ra bài thuốc cổ truyền xử lý bệnh hiệu quả, lành tính phù hợp với người Việt Nam.

Bài viết này cập nhật thông tin của đề tài nghiên cứu giúp bạn đọc và người bệnh viêm da cơ địa có được cách hỗ trợ điều trị bệnh tốt.

Nghiên cứu chuyên sâu về tình trạng viêm da cơ địa khô da, bong tróc, khó chịu, tái đi tái lại dai dẳng

Ngay từ khi thành lập ban nghiên cứu, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu là Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương cùng cộng sự đã xác định: “muốn xử lý được bệnh viêm da cơ địa tốt thì cần phải hiểu rõ về bệnh”.

Thông tin Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Thông tin Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Vì vậy, đội ngũ nghiên cứu đã vận dụng kiến thức y học cổ truyền, y học hiện đại tích lũy trong suốt hơn 40 năm công tác để nghiên cứu chuyên sâu về bệnh viêm da. Mọi nghiên cứu đều dựa trên cơ địa của người Việt Nam là tiền đề quan trọng giúp đội ngũ bác sĩ tìm ra bài thuốc tốt hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả và phù hợp. 

Nghiên cứu cho thấy, viêm da cơ địa hay chàm thể tạng là bệnh lý về da mãn tính rất thường gặp. Vì liên quan đến cơ địa nên bệnh có tính chất dai dẳng, dễ tái đi tái lại nhiều lần và bùng phát từng đợt theo mùa. Triệu chứng nặng hơn khi miễn dịch suy giảm, vào mùa lạnh, thời tiết hanh khô và sự gia tăng các yếu tố từ môi trường (ô nhiễm, hóa chất, bụi bẩn…).

Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc viêm da cơ địa khoảng 5% dân số. Bệnh này đặc trưng bởi tình trạng da viêm đỏ, bong tróc, khô nứt, đôi khi chảy dịch và ngứa rất nhiều. Khi bị ngứa, người bệnh thường gãi để giảm ngứa nhưng càng gãi thì càng làm tổn thương da, trầy xước và dẫn đến nhiễm trùng.

Nhận biết triệu chứng viêm da cơ địa

Triệu chứng viêm da cơ địa điển hình gồm: Ngứa, đỏ da, nổi mụn nước, nổi sẩn, da khô và dày lên, đóng vảy tiết, bong tróc. Ngoài ra, triệu chứng bệnh phân biệt theo độ tuổi như sau:

Viêm da cơ địa trẻ em

  • Tổn thương da sẩn đỏ, đóng vảy mỏng trên da, thâm
  • Nổi mụn nước nông thành từng đám, dập vỡ gây và rỉ nước.
  • Viêm trợt da, đóng vảy, khô.
  • Ngứa nhiều khiến trẻ gãi gây trầy xước, tổn thương da.
  • Da khô ráp, nứt nẻ, ngứa rát, dày da.
  • Thường xuất hiện ở má, trán, cằm, vùng da nếp gấp (khuỷu tay, chân, cổ tay, cổ chân, cổ).

Viêm da cơ địa ở người lớn

  • Tổn thương da mãn tính, ngứa rất nhiều từ âm ỉ đến dữ dội, da sẩn đỏ, khô rát, dày da, thâm da.
  • Nổi mụn nước nhỏ, dễ vỡ gây chảy dịch, phù nề, vảy tiết.
  • Khô da, sần sùi, nứt nẻ, bong tróc, nóng rát và sưng đau.
  • Nổi mụn ngứa, viêm nhiễm, loét, mụn mủ.
  • Viêm da có thể xuất hiện tại các nếp gấp, khô nứt đầu ngón tay, chân và lan tỏa toàn thân.
Triệu chứng viêm da cơ địa
Triệu chứng viêm da cơ địa

Các biểu hiện viêm da cơ địa có thể nặng, nhẹ khác nhau nhưng thường tiến triển qua 3 giai đoạn sau:

  • Giai đoạn cấp tính: Da đỏ, tổn thương chảy dịch nhiều, phù nề, ngứa nhiều.
  • Giai đoạn bán cấp: Giảm phù nề, ngứa, tổn thương đóng vảy tiết, khô hơn, chảy ít dịch hoặc không chảy dịch.
  • Giai đoạn mãn tính: Tổn thương dạng sẩn, mảng da dày, thâm, ngứa rất nhiều, dai dẳng, khó xử lý.

Đa số người bệnh viêm da chuyển sang giai đoạn mãn tính gây khó chịu, ảnh hưởng đến tâm lý, thẩm mỹ, mất tự tin, làm đảo lộn cuộc sống. Một số trường hợp tổn thương nhiều dễ gây bội nhiễm, nhiễm trùng da nguy hiểm.

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa

Kết quả từ đề tài nghiên cứu cho thấy, bệnh có liên quan đến một số yếu tố sau:

  • Yếu tố di truyền.
  • Sự thay đổi về gen ảnh hưởng đến chức năng hàng rào bảo vệ da.
  • Rối loạn hệ miễn dịch, cơ địa dị ứng.
  • Các tác nhân từ môi trường như: bụi, lông chó mèo, ô nhiễm…
  • Dị ứng từ thức ăn, tác nhân gây nhiễm trùng
  • Dị ứng tiếp xúc hóa chất
  • Các bệnh mãn tính như viêm mũi dị ứng, hen phế quản…

Việc xác định được căn nguyên gây bệnh sẽ giúp việc hỗ trợ điều trị bệnh đạt được kết quả tốt. Vì vậy, khi nhận thấy các triệu chứng ngoài da, người bệnh nên chủ động thăm khám sớm.

5 năm xây dựng và phát triển gắn liền với 5 năm đẩy mạnh nghiên cứu, thực nghiệm, nâng tầm y dược dân tộc
Quá trình nghiên cứu được thực hiện bài bản

Nghiên cứu chuyên sâu các cách xử lý viêm da cơ địa hiện nay [Nên và không nên]

Sau nhiều năm nghiên cứu, đội ngũ bác sĩ nhận thấy, hiện có rất nhiều cách xử lý viêm da cơ địa được áp dụng. Dưới đây là một số cách phổ biến:

Hỗ trợ giảm viêm da cơ địa tại nhà

Để cải thiện biểu hiện ngứa rát, nổi mụn ngoài da, người bệnh có thể áp dụng các mẹo dân gian tại nhà như:

  • Chườm lạnh giảm ngứa: Để giảm cơn ngứa, người bệnh có thể bọc đá lạnh trong khăn bông sạch, chườm nhẹ nhàng và không chườm quá lâu để tránh bỏng lạnh.
  • Lá đơn đỏ giảm viêm da: Chuẩn bị 1 nắm lá đơn đỏ, rửa sạch và đun sôi với 1 lít nước trong 10 phút. Chắt lấy nước uống 2 lần/ ngày.
  • Giảm ngứa ngoài da với lá khế: Chuẩn bị 1 nắm lá khế, rửa sạch, đun sôi với nước trong 3-5 phút, rồi lấy nước này để tắm hoặc xông hơi.
  • Dầu dừa kháng viêm làm mềm da: Vệ sinh sạch vùng da bị viêm và bôi trực tiếp 1 lớp dầu dừa mỏng lên vùng da này 2 lần/ ngày.

*Lời khuyên: 

  • Nên: Các cách hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa tại nhà có thể giúp giảm một số triệu chứng nhẹ ngoài da. Người bệnh nên áp dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Không nên: Không nên áp dụng các mẹo truyền miệng chưa được kiểm chứng, không lạm dụng để tránh viêm nhiễm nặng hơn.
Sai lầm trong xử lý bệnh viêm da
Sai lầm trong xử lý bệnh viêm da

Sử dụng thuốc kháng viêm, giảm ngứa da

Sử dụng thuốc Tây dạng uống, bôi cũng là lựa chọn của nhiều người bệnh. Một số nhóm thuốc có tác dụng kháng viêm, giảm ngứa gồm:

  • Kem bôi giảm ngứa trong trường hợp ngứa nhẹ đến trung bình.
  • Thuốc uống giảm ngứa khi cơn ngứa dữ dội.
  • Kem dưỡng ẩm da giúp làm mềm da, bôi 2-3 lần mỗi ngày.
  • Thuốc bôi kháng viêm giúp giảm sưng đỏ.
  • Uống kháng sinh nếu tổn thương có nhiễm trùng.

*Lưu ý:

  • Nên: Thăm khám và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, dùng đúng và đủ thuốc.
  • Không nên: Tự ý mua và sử dụng thuốc, bỏ thuốc giữa chừng, dùng nhiều đơn thuốc hoặc dùng thuốc trong thời gian quá dài. Thuốc Tây có thể gây nhiều tác dụng phụ không mong muốn như hại gan, thận, teo da, kháng thuốc, nhờn thuốc…

Xử lý viêm da cơ địa bằng y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, viêm da cơ địa do phong hàn xâm nhập, kết hợp với phong nhiệt gây khí huyết uất kết, độc tố tích tụ mà phát bệnh qua da. Ngoài da, dị ứng với thức ăn có tính hàn, chức năng gan thận suy giảm, cơ thể suy nhược cũng là nguyên nhân sinh bệnh.

Để xử lý viêm da mãn tính, y học cổ truyền không chỉ cải thiện triệu chứng ngoài da mà đi sâu vào căn nguyên bệnh sinh, điều hòa khí huyết, bồi bổ cơ thể, loại bỏ thấp nhiệt ứ trệ.

Các bài thuốc được sử dụng kết hợp cả uống và bôi theo nguyên tắc “nội ẩm – ngoại đồ” (trong uống – ngoài bôi). Nhờ vậy, thuốc y học cổ truyền thường có tác dụng toàn diện từ căn nguyên đến các triệu chứng và duy trì công dụng lâu dài.

Nguyên tắc xử lý viêm da cơ địa của y học cổ truyền
Nguyên tắc xử lý viêm da cơ địa của y học cổ truyền

Đi từ nguyên tắc y học cổ truyền, Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan cùng đội ngũ bác sĩ nghiên cứu hoàn thiện bài thuốc Thanh Bì Dưỡng Can Thang. Bài thuốc đã giúp rất nhiều người bệnh thoát triệu chứng viêm da cơ địa.

Thành tựu nghiên cứu: Bài thuốc Thanh Bì Dưỡng Can Thang hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa, phục hồi da tự nhiên

Thanh Bì Dưỡng Can Thang là bài thuốc bốc thang được kê đơn bởi đội ngũ bác sĩ Trung tâm Thuốc dân tộc. Đây là thành tựu từ đề tài khoa học “ứng dụng y học cổ truyền xử lý bệnh viêm da”.

Bài thuốc có nền tảng từ hàng chục phương thuốc cổ truyền dân gian bản địa. Trong đó, nổi bật là bài “Trợ Tạng Bì”, y pháp Hải Thượng Lãn Ông và bài thuốc ngứa da của người Tày ở Na Rì – Bắc Kạn.

Thành phần phối hơn 30 vị thuốc Nam theo nguyên tắc “quân, thần, tá, sứ”

Bài thuốc Thanh Bì Dưỡng Can Thang phối ngũ hơn 30 vị thuốc Nam có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm ngứa và nuôi dưỡng da đầu bảng. Các vị thuốc không phải được kết hợp ngẫu nhiên mà phối ngũ hoàn chỉnh, bài bản theo nguyên tắc “quân, thần, tá, sứ” của y học cổ truyền.

Mỗi nhóm thuốc đều có 1 vị chủ dược và các vị trợ dược giúp hài hòa dược tính, nâng đỡ nhau, dẫn thuốc đến đúng ổ bệnh mà phát huy tác dụng. Một số vị thuốc chia theo từng nhóm công dụng như: 

  • Các vị thuốc giải độc, tiêu viêm: Thanh bì, tang bạch bì, bồ công anh, kim ngân hoa, ké đầu ngựa, đơn đỏ, sa sâm…
  • Các vị thuốc sát khuẩn, kháng viêm: Mò trắng, ích nhĩ tử, xuyên tâm liên, hoàng liên, sài đất, trầu không…
  • Các vị thuốc dưỡng da: Xà sàng tử, hồng hoa, kim ngân hoa, đương quy, khổ sâm…
Thành phần bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang
Thành phần bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang

Đặc biệt, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang còn có sự góp mặt của nhiều vị thuốc là bí dược của người bản địa lần đầu được ứng dụng tại Việt Nam. Các vị thuốc này làm gia tăng giá trị dược tính và công dụng của bài thuốc.

Công thức thuốc kết hợp Uống – Bôi  – Ngâm rửa tạo cơ chế tác động kép

Để mang lại công dụng toàn diện, bài thuốc Thanh Bì Dưỡng Can Thang được kết hợp 3 nhóm thuốc gồm 3 dạng là thuốc uống – bôi – ngâm rửa. Các nhóm thuốc tuân thủ nguyên tắc “Nội ẩm – Ngoại đồ” (Trong uống – Ngoài bôi) của y học cổ truyền phát huy tác dụng cả trong lẫn ngoài.

Nhờ vậy, bài thuốc mang lại tác động kép, tác dụng cao, điều trị bệnh viêm da cơ địa từ nguyên nhân đến triệu chứng ngoài da. Công dụng của từng nhóm thuốc như sau:

  • Thuốc uống: Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu độc, lưu thông khí huyết, hóa ứ, tiêu viêm, tiêu ngứa, bồi bổ gan thận và cơ thể, ổn định cơ địa, tăng miễn dịch, thúc đẩy tái tạo tế bào da, duy trì công dụng lâu dài.
  • Thuốc rửa viêm da: Làm sạch, sát khuẩn, làm mềm da, bong vảy tự nhiên không gây đau rát, giảm ngứa da, làm se khô tổn thương và khoanh vùng không cho tổn thương lan rộng.
  • Tinh chất bôi: Tiêu viêm, tiêu ngứa, dưỡng da, làm lành tổn thương, xử lý triệu chứng viêm da cơ địa, tái tạo và phục hồi da từ lớp biểu bì sâu, bảo vệ da khỏi các tác nhân bên ngoài.
Công thức thuốc bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang
Công thức thuốc bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang

Tác dụng phụ

Nhiều năm được ứng dụng, bài thuốc Thanh Bì Dưỡng Can Thang không có ghi nhận tác dụng phụ khi có bảng thành phần từ thuốc Nam tự nhiên đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Dược liệu có nguồn gốc rõ ràng được thu hái từ hệ thống vườn thuốc Nam đạt chuẩn GACP-WHO và rừng tự nhiên.
  • Được sơ chế, bảo quản đúng quy trình, dược liệu thuần khiết, không lẫn tạp chất và tác nhân gây bệnh.
  • Dược liệu phẩm chất tốt có hàm lượng dược tính cao, được kiểm định khắt khe trước khi ứng dụng.
  • An toàn, không tác dụng phụ, không kích ứng da.

Xem thêm về nguồn gốc dược liệu Trung tâm Thuốc dân tộc:

Đối tượng sử dụng

Bài thuốc Thanh Bì Dưỡng Can Thang có tác dụng tốt và phù hợp với người bệnh gặp các vấn đề về da sau:

  • Viêm da cơ địa
  • Chàm (eczema)
  • Á sừng
  • Tổ đỉa
  • Vảy nến
  • Viêm da dầu

Vì bài thuốc sử dụng dược liệu sạch là thuốc Nam bản địa nên phù hợp với cơ địa của người Việt Nam, dùng được cho cả các trường hợp viêm da cơ địa ở trẻ em, phụ nữ sau sinh, người có chức năng gan, thận yếu…

Hiệu quả thực tế trong xử lý bệnh viêm da cơ địa

Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang sau khi nghiên cứu, thử nghiệm kỹ lưỡng đã được chuyển giao ứng dụng điều trị thực tiễn tại hệ thống phòng chẩn trị y học cổ truyền thương hiệu Trung tâm Thuốc dân tộc dưới dạng thuốc thang, kê đơn.

Sau nhiều năm ứng dụng, kết quả từ đề tài nghiên cứu công dụng của bài thuốc cho thấy: 

  • 95% người bệnh thoát các triệu chứng viêm da cơ địa sau 2-3 đợt thuốc.
  • 5% bệnh nhân cần nhiều thời gian hơn do bệnh mãn tính lâu năm hoặc chưa tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.
  • Đặc biệt, bài thuốc có khả năng xử lý căn nguyên gây nên dự phòng bệnh quay lại rất tốt. Tỷ lệ bệnh viêm da cơ địa tái diễn thấp sau nhiều năm đã dừng thuốc. Các trường hợp tái phát bệnh thường có triệu chứng rất nhẹ, vùng da tổn thương nhỏ.
  • Không có ghi nhận tác dụng phụ không mong muốn lên chức năng gan, thận, dạ dày, không kích ứng da.

Đây là bài thuốc y học cổ truyền đầu tiên và duy nhất có được tác dụng tích cực, toàn diện trong xử lý bệnh viêm da mãn tính. Với tác dụng này, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang được VTV2 [Sống khỏe mỗi ngày] đưa tin là giải pháp toàn diện hiện nay.

Xem thêm video VTV2 đưa tin bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang:

Sau nhiều năm ứng dụng, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang được đông đảo người bệnh tin dùng và phản hồi tốt. Dưới đây là một số chia sẻ từ người bệnh về tác dụng thực tế của bài thuốc sau khi sử dụng:

Chị Nguyễn Thị Thỏa (Hà Nội) thoát viêm da cơ địa ở tay nhờ bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang:

  • Tình trạng: Nhiều năm bị viêm da cơ địa khô da, nứt nẻ các đầu ngón tay, lòng bàn tay, đau rát rất nhiều, mất dấu vân tay, ảnh hưởng lớn đến công việc và cuộc sống.
  • Ngày dùng thuốc: Tháng 3/2019 đến thăm khám và lấy thuốc Thanh bì Dưỡng can thang uống, bôi, ngâm rửa tại Trung tâm Thuốc dân tộc.
  • Kết quả: Tháng 4/2019 bệnh thuyên giảm nhiều, da tay mềm hơn, không nứt nẻ. Tháng 5/2019 sử dụng thêm 1 đợt thuốc và lành bệnh cho đến nay.

Xem thêm video chị Thỏa chia sẻ quá trình lành bệnh viêm da cơ địa trên VTV2:

Bác Trần Trọng Mỹ Lệ (TP Hồ Chí Minh) thoát viêm da cơ địa ngứa khắp người

  • Tình trạng: Ngứa khắp người cả tháng, da sưng đỏ, sần sùi lên, rất ngại ra đường. Đã đi khám, xét nghiệm chức năng gan, ký sinh trùng và dùng thuốc uống, bôi nhưng không cải thiện.
  • Ngày dùng thuốc: Bệnh nhân đến khám và lấy thuốc tại Trung tâm Thuốc dân tộc ngày 19/2/2024 bao gồm thuốc uống, bôi, ngâm rửa.
  • Kết quả: 5/3/2024 tình trạng viêm da thuyên giảm, 20/4/2024 đến tái khám thì bệnh đỡ 80%. 15/5/2024 da mềm mịn, khỏe đẹp, không thấy ngứa và các triệu chứng viêm da trước đó.

Em Nguyễn Thụy Bích Ngọc (Tp Hồ Chí Minh) lành bệnh viêm da tại Trung tâm Thuốc dân tộc

  • Tình trạng: Viêm da tăng tiết bã ở mặt gây viêm chảy dịch, đau rát nhiều tại môi, 2 bên má, cánh mũi. Đã dùng nhiều loại thuốc khác nhau nhưng không đỡ.
  • Ngày dùng thuốc: Bệnh nhân khám và lấy thuốc tại Trung tâm Thuốc dân tộc vào cuối tháng 12/2023.
  • Kết quả: Tháng 3/2023 da mặt mịn màng, không thấy dấu vết đã bị viêm da trước đó, tự tin với làn da hiện tại.

Bác Lại Xuân Hy (Hà Nội) thoát bệnh viêm da cơ địa, ngứa suốt gần 30 năm

  • Tình trạng: Ngứa nhiều suốt 30 năm nay, mất ngủ vì ngứa, đã đi khám và uống thuốc nhiều nơi nhưng không đỡ. Những ngày thời tiết thay đổi thì ngứa rất nhiều.
  • Ngày dùng thuốc: 6/1 đến khám và lấy thuốc uống, bôi, ngâm rửa kết hợp chế độ kiêng khem.
  • Kết quả: 10/3 bệnh có tiến triển, đã hết ngứa, thời tiết thay đổi vẫn còn ngứa nhưng không nhiều, ăn ngủ tốt nên cơ thể khỏe mạnh hơn.

Chị Huỳnh Trần Uyên Thy (Quận 7, Tp Hồ Chí Minh) lành bệnh viêm da cơ địa bàn tay sau khi được thăm khám và hỗ trợ điều trị, kê đơn bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang bởi bác sĩ chuyên khoa tại Trung tâm Thuốc dân tộc cơ sở Tp Hồ Chí Minh.

Là đơn vị uy tín, đội ngũ bác sĩ Trung tâm Thuốc dân tộc luôn đồng hành cùng người bệnh trong quá trình sử dụng thuốc. Quá trình đồng hành cùng người bệnh, đội ngũ bác sĩ theo sát tiến triển, tác dụng của thuốc qua từng giai đoạn và ghi nhận những phản hồi tích cực như sau:

Bệnh nhân bị viêm da cơ địa nhiều năm, đã lành bệnh, ổn định và không bị lại sau khi sử dụng bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang:

Bệnh nhân bị viêm da cơ địa bong tróc, nứt nẻ, ngứa và đau nhức ở các đầu ngón tay. Sau khi sử dụng thuốc của Trung tâm Thuốc dân tộc đã lành bệnh, có lại dấu vân tay.

Bệnh nhân viêm da cơ địa dạng tổ đỉa, nổi mụn nước, ngứa nhiều sau khi sinh con. Sau thời gian được bác sĩ Trung tâm Thuốc dân tộc hỗ trợ điều trị, chị Chi đã lành bệnh, không thấy bong tróc hay nổi mụn nước nữa.

Phản hồi của người bệnh viêm da cơ địa
Phản hồi của người bệnh viêm da cơ địa

Bệnh nhân bị viêm da cơ địa 10 năm nay, ngứa, nứt nẻ da tái đi tái lại nhiều lần, mất dấu vân tay, dùng thuốc tây không đỡ. Ngày 8/4/2024 bắt đầu dùng thuốc. Đến 5/6/2024 đã đỡ rất nhiều, thỉnh thoảng mới ngứa, đã phục hồi dấu vân tay.

Phản hồi người bệnh viêm da cơ địa
Phản hồi người bệnh viêm da cơ địa

Hướng dẫn sử dụng và mua bài thuốc Thanh Bì Dưỡng Can Thang

Bài thuốc Thanh Bì Dưỡng Can Thang được kê đơn và bốc thang theo thể trạng và mức độ viêm da cơ địa gặp phải ở mỗi người. Thuốc có dạng thang sắc truyền thống. 

Để tiện dụng hơn, Trung tâm Thuốc dân tộc hỗ trợ sắc thuốc dưới dạng cao tinh chất đóng lọ. Người dùng không phải đun sắc, tiết kiệm thời gian và công sức. Người bệnh có thể sử dụng theo hướng dẫn sau:

  • Thuốc uống dạng thang sắc: Làm ấm túi thuốc và uống 1-2 gói mỗi ngày sau ăn 20 – 30 phút.
  • Thuốc uống dạng cao: Hòa tan 1/2 miếng cao đặc hoặc 1 thìa cao tinh chất trong 200ml nước sôi, uống khi còn ấm, ngày 2 lần sau ăn 20-30 phút.
  • Thuốc bôi: Bôi 1 lớp mỏng kem bôi lên vùng da tổn thương sau khi đã vệ sinh da sạch sẽ hoặc sau khi sử dụng lá rửa, ngày 2 lần.
  • Lá rửa viêm da: Lấy 1/4 gói lá rửa, đun sôi với 1-2 lít nước, dùng để ngâm rửa hoặc tắm, gội (tùy vị trí tổn thương) sau khi đã vệ sinh da, không cần rửa lại với nước.
Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang được hỗ trợ sắc sẵn tiện sử dụng
Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang được hỗ trợ sắc sẵn tiện sử dụng

Bài thuốc Thanh Bì Dưỡng Can Thang được kê đơn bởi Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan và các bác sĩ tại Trung tâm Thuốc dân tộc. Người bệnh có thể mua thuốc qua 2 hình thức linh hoạt sau:

  • Thăm khám và lấy thuốc trực tiếp tại 2 cơ sở Hà Nội & TP Hồ Chí Minh của Trung tâm Thuốc dân tộc.
  • Bác sĩ tư vấn từ xa qua điện thoại, gửi thuốc về tận nhà.

Thông tin liên hệ khám và mua thuốc:

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC

Tin bài nên đọc:

*Lưu ý: Hiệu quả và tác dụng của bài thuốc còn phụ thuộc vào cơ địa, thể trạng và mức độ tuân thủ chỉ định của mỗi người. Người bệnh liên hệ với Trung tâm Thuốc dân tộc để được tư vấn chi tiết.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983059582

Tin mới

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc “Trong Uống Ngoài Bôi” Xử Lý Viêm Da Cơ Địa

Viêm da cơ địa là bệnh lý mãn tính khó xử lý. Đa số người...

Định Tâm An Thần Thang: Bài Thuốc Tốt Nhất Từ Y Học Cổ Truyền 

Mất ngủ là vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại, gây...

Cảnh Báo Mề Đay Cấp Và Mãn Tính Ở Trẻ Em Bùng Phát Tại Miền Nam 

Thời gian gần đây, số lượng trẻ em mắc mề đay cấp và mãn tính...