Táo Đỏ: Tổng Quan Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Dùng

Táo đỏ thường được thêm vào các bài thuốc Đông y điều trị bệnh hoặc được dùng làm trà, món ăn. Nhờ mùi vị thơm ngon, chứa nhiều dưỡng chất, bổ gan, tỳ, giải độc,… và hỗ trợ khắc phục các vấn đề sức khỏe. Tìm hiểu thêm thông tin về táo đỏ qua bài viết dưới đây.

Táo đỏ là gì?

Táo đỏ hay còn được gọi là đại gáo, táo tàu đỏ, can táo, hồng can, đường táo,… Tên khoa học là Ziziphus Jujuba Mill, họ Táo (Rhamnaceae). Cây táo đỏ là loại cây ăn quả quen thuộc, từ xa xưa nền Y học cổ truyền Trung Hoa đã tận dụng loại quả này kết hợp với nhiều bài thuốc chữa bệnh.

Táo đỏ là gì?
Cây táo đỏ được trồng và thu hái quả làm dược liệu

Đặc điểm thực vật

Cây táo đỏ được sử dụng làm dược liệu khác với cây táo đỏ dùng ăn quả tươi hiện bán trên thị trường. Cây táo đỏ hay còn gọi là đại táo thân gỗ, nhỏ, chiều cao trung bình của một cây trưởng thành là từ 6m – 7m. Thậm chí có một số cây cao tới 10m – 12m.

Cây phát triển phân thành nhiều cành và nhiều lá, vì thế trông cây giống như một bụi cây lớn. Lá cây mọc so le trên cành, lá đơn, hình dạng thuôn dài. Chiều dài lá khoảng 3cm – 7cm, mặt lá hiện rõ 3 gân lớn và nhiều gân nhỏ. Nách lá có gai nhọn, nhỏ.

Cây bắt đầu ra hoa vào khoảng tháng 4, tháng 5. Hoa của cây đại táo có kích thước nhỏ, thường mọc thành cụm 7 – 8 bông, mọc ra từ kẽ lá. Hoa có màu vàng hoặc màu xanh nhạt.

Cây đậu quả vào khoảng tháng 7 – tháng 9, quả hình trứng lõm hai đầu, bên ngoài vỏ nhẵn bóng. Quả chưa chín có màu vàng nhạt hoặc màu xanh lục, khi chín chuyển thành đỏ, nâu đen ánh tía đặc trưng.

Phân bố

Táo đỏ Tân Cương là một trong những tên gọi nổi tiếng, trở thành loại cây đặc trưng của Trung Quốc. Nguồn gốc của loại táo này là từ Bắc Phi, di thực sang Trung Quốc, Ấn Độ. Hiện nay cây táo đỏ có mặt tại nhiều quốc gia, phổ biến nhất là tại các nước thuộc khu vực nhiệt đới.

Tại nước ta, do khí hậu và thổ nhưỡng chưa phù hợp nên việc nuôi trồng loại cây này còn gặp nhiều hạn chế. Một số tỉnh thành ở khu vực phía Bắc nước ta đã trồng thử loại cây này, tuy nhiên hiệu quả về sản lượng không cao.

Do đó, nguồn táo đỏ trong nước chủ yếu được nhập khẩu từ các tỉnh Trung Quốc như Hà Nam, Tân Cương, Hà Bắc, Vân Nam, Tứ Xuyên,… Ngoài ra, hiện nay táo đỏ Hàn Quốc cũng được nhiều người ưa chuộng. Cả hai loại táo đều mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe.

Thu hái và chế biến

Người ta thu hái quả táo đỏ để làm nguyên liệu chế biến món ăn, làm thuốc chữa bệnh,… Thời gian thích hợp để thu hoạch quả là khoảng tháng 9, tháng 10 hàng năm, đây là thời điểm quả chín đỏ, chứa nhiều dưỡng chất. Táo sau khi hái sẽ được phân loại, rửa sạch.

Xem thêm: Cà Gai Leo: Công Dụng, Cách Dùng Để Điều Trị Bệnh Hiệu Quả

Táo đỏ là gì?
Quả sau khi thu hái có thể dùng tươi hoặc phơi, sấy khô bảo quản dùng lâu hơn

Có thể sử dụng quả khi còn tươi hoặc chế biến thành dược liệu khô để bảo quản sử dụng dần. Theo ghi chép Đông y, để chế biến đại táo có hai cách phổ biến dưới đây:

  • Cách 1:

Táo đỏ sau khi được làm sạch, mang phơi khô dưới nắng hoặc sấy ở nhiệt độ từ 70 độ C đến 80 độ C đến khi vỏ quả nhăn lại, loại bỏ hết nước bên trong. Với cách sơ chế này người ta còn gọi là Hồng táo.

Bảo quản dược liệu bên trong túi hoặc lọ kín có nắp đậy, để nơi khô ráo, tránh ẩm ướt, mối mọt. Thỉnh thoảng bạn cần kiểm tra, phơi lại Hồng táo để tránh hư hỏng, nhất là khi bảo quản trong thời gian lâu.

  • Cách 2:

Tương tự như cách trên, táo sau khi thu hái, làm sạch sẽ được phơi nắng đến khi vỏ nhăn lại. Tiếp đến, táo sẽ được cho vào thùng có gai, lắc đều để gai châm vào các lỗ xung quanh quả. Sau đó, sử dụng nước sắc đặc từ lá, rễ con, thân cây địa hoàng với một ít đường tẩm vào quả.

Phơi khô lại táo đỏ sau khi tẩm với nước sắc cho dược liệu hoàn toàn khô lại. Thấy quả táo chuyển thành màu đen là đạt, người ta còn gọi loại này là hắc táo, đại táo. Bảo quản trong lọ có nắp đậy hoặc túi kín, để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm ướt, mối mọt.

Công dụng của táo đỏ?

Trong Đông y, táo đỏ được sử dụng làm thuốc hỗ trợ điều trị nhiều vấn đề sức khỏe nhờ vào giá trị dinh dưỡng cao. Các công dụng nổi bật của táo đỏ được nghiên cứu và ghi chép như sau:

Theo tài liệu Y học cổ truyền

Nhiều ghi chép về tác dụng của táo đỏ đối với sức khỏe. Dược liệu có tính bình ấm, vị ngọt đặc trưng, không chứa độc tố. Quy vào các kinh là Can, Tỳ, Thận, Vị. Nhờ đó, dược liệu giúp bồi bổ khí huyết, cường lực, giúp an trung, bổ trung, ích khí, chỉ thấu,…

Chủ trị cho đối tượng đang bị suy nhược cơ thể, kiết lỵ, suy nhược nhược thần kinh, hay hồi hộp, tim đập nhanh, ăn ít, mệt mỏi,… và nhiều lợi ích khác đối với sức khỏe.

Công dụng của táo đỏ?
Táo đỏ chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, tốt cho sức khỏe

Theo nghiên cứu Y học hiện đại

Trong táo đỏ có chứa nhiều thành phần dưỡng chất phù hợp với cơ thể, cung cấp năng lượng, dinh dưỡng cho các hoạt động sống. Chẳng hạn như chất xơ, saponin, kali, natri, polyphenol, chất sắt, phốt pho, valine, lysine, proline, vitamin A, B2, C,…

Công dụng có thể kể đến như:

  • Táo đỏ chứa hoạt chất saponin giúp giảm cảm giác lo âu, căng thẳng, an thần,… Nhờ đó giúp người bệnh ngủ ngon và sâu giấc hơn.
  • Nguồn natri, kali dồi dào có trong táo đỏ giúp ổn định huyết áp, tăng cường lưu thông máu. Bên cạnh đó, chất xơ, polyphenol trong táo còn giúp ổn định cholesterol cho cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Một số thí nghiệm trên chuột thu được công dụng phòng bệnh Alzheimer của táo đỏ. Cụ thể, kết quả cho thấy mức độ thông minh và trí nhớ của chuột khi được ăn dược liệu tăng lên đáng kể. Điều này cho thấy dược liệu có hiệu quả trong việc phòng ngừa các vấn đề về não bộ.
  • Uống nước táo đỏ có tác dụng gì? Nhờ công dụng kiểm soát cholesterol và chuyển hóa đường trong cơ thể nên táo đỏ được sử dụng như một thực phẩm hỗ trợ giảm cân. Bổ sung mỗi ngày 1 ly trà táo đỏ còn giúp bạn giảm cơn thèm ăn, kiểm soát cân nặng hiệu quả hơn.
  • Trong dược liệu chứa hàm lượng chất chống viêm, chống oxy hóa dồi dào, nhờ đó ức chế các gốc tự do gây hại cho cơ thể. Từ đó, bạn có thể ngăn ngừa được nguy cơ viêm nhiễm, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Như đã đề cập, loại quả này chứa hàm lượng chất xơ dồi dào, cùng với carbohydrate, polysacchride giúp tăng cường chuyển hóa thức ăn, giảm tình trạng táo bón, kích thích nhuận tràng, tăng cường sức khỏe đường ruột, dạ dày, giảm nguy cơ đau bao tử,…
  • Lượng phốt pho, canxi trong dược liệu có tác dụng cải thiện sức khỏe xương khớp, giúp giảm viêm, giảm đau nhức hiệu quả.
  • Flavonoid có trong táo đỏ, cùng với acid betulinic có tác dụng chống lại hại khuẩn, giúp ức chế và loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể.

Các hoạt chất bổ dưỡng có trong táo đỏ giúp dưỡng da, mềm mượt tóc, chống hen suyễn,… và nhiều công dụng tuyệt vời khác. Sử dụng táo đỏ làm thuốc hỗ trợ điều trị bệnh cho cơ thể, đồng thời còn mang lại các giá trị tích cực khác, cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe mà bạn đang gặp phải.

Cách sử dụng táo đỏ

Táo đỏ được sử dụng ngày càng rộng rãi. Người dùng có thể sử dụng quả tươi hoặc quả đã qua chế biến, chẳng hạn như làm siro táo, rượu táo, giấm táo, trà táo,… Dưới đây là một số cách sử dụng táo đỏ, bạn đọc có thể tham khảo:

Dùng táo đỏ pha trà

Uống trà từ táo đỏ khô kết hợp với một vài dược liệu khác mang lại hiệu quả thư giãn cơ thể, giảm căng thẳng, giúp người bệnh ngủ ngon giấc hơn. Ngoài ra, món trà từ táo đỏ còn giúp dưỡng nhan, làm đẹp da, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Tham khảo cách pha trà dưới đây:

Cách sử dụng táo đỏ
Trà táo đỏ tốt cho sức khỏe, giúp thư giản cơ thể, giảm suy nhược và nhiều lợi ích khác

Kết hợp táo đỏ và lê, gừng tươi, quế

Trà táo đỏ, kết hợp với lê tươi, gừng và quế phù hợp cho những ngày thời tiết se lạnh. Trà giúp làm ấm cơ thể, tăng cường tính kháng viêm, kháng khuẩn, giúp đầu óc thư giãn, giải tỏa căng thẳng, áp lực, đặc biệt còn tốt cho hệ tiêu hóa. Cách dùng như sau:

  • Sử dụng khoảng 6 quả tá khô, 3 lát gừng tươi, 20g quả lê và 10g quế.
  • Cho vào nồi 1 lít nước đun sôi.
  • Thả các lát gừng đã cắt mỏng vào, thêm lê, quế. Cuối cùng là thêm táo đỏ.
  • Đun trên lửa vừa trong khoảng 4 tiếng liên tục.
  • Lọc lấy nước cốt, thưởng thức khi còn ấm. Có thể thêm đường và mật ong lượng vừa phải vào trà giúp tăng độ ngọt dễ uống.

Dùng táo đỏ pha trà với kỷ tử

Bên cạnh cách pha trà kể trên, với cách này, bạn có thể thêm vào kỷ tử giúp món trà bổ dưỡng hơn. Kỷ tử từ xưa vốn đã nổi tiếng với công dụng dưỡng nhan, tốt cho sức khỏe. Cùng với dưỡng chất có trong táo đỏ, hai dược liệu kết hợp giúp tăng cường hiệu quả, làm đẹp da, đẹp dáng, giúp tóc chắc khỏe. Cách làm như sau:

  • Sử dụng khoảng 5 quả kỷ tử khô và 2 quả táo tàu đỏ.
  • Rửa sạch hai nguyên liệu sao đó thái mỏng, cho vào tách.
  • Hãm với 200ml nước sôi, đậy nắp trong khoảng 10 phút có thể thưởng thức trà.

Trà hoa cúc và táo đỏ

Món trà hoa cúc có lẽ đã không còn xa lạ với nhiều người. Lợi ích món trà mang lại có thể kể đến như giúp thanh nhiệt cơ thể, giải độc, bổ máu huyết, thích hợp sử dụng vào những ngày hè nóng nực. Kết hợp với một chút táo tàu giúp cho trà có vị ngọt nhẹ, thơm ngon và bổ dưỡng.

Cách sử dụng táo đỏ
Trà hoa cúc kết hợp với tàu tàu khô thơm ngon, bổ dưỡng

Hai nguyên liệu kết hợp giúp bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, làm đẹp da, chống lão hóa sớm. Do đó nhiều chị em phụ nữ ưa chuộng loại trà này. Cùng tham khảo cách pha trà đơn giản như sau:

  • Sử dụng muỗng canh hoa cúc khô, táo đỏ khô 2 quả.
  • Nguyên liệu rửa sạch, táo thái thành các lát mỏng.
  • Cho cả hai vào trong tách, hãm với 200mk nước sôi, đậy nắp.
  • Thưởng thức món tra thơm ngon sau khoảng 10 phút.

Trà mật ong, táo đỏ

Sử dung mật ong kết hợp với táo pha trà thơm ngon, chứa nhiều dưỡng chất bổ dưỡng cho cơ thể. Trong đó, mật ong chứa hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào, giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giảm viêm nhiễm bên trong cơ thể.

Kết hợp cùng với các lợi ích táo tàu đỏ mang lại, món trà thơm ngon ngày càng được nhiều người ưa thích. Dưỡng chất từ nguyên liệu giúp đường ruột khỏe mạnh hơn, đồng thời giúp ngăn ngừa tình trạng lão hóa sớm, thích hợp cho chị em phụ nữ. Cách pha trà đơn giản:

  • Sử dụng vài quả táo khô, rửa sạch rồi thái mỏng.
  • Hãm với nước sôi trong 15 – 20 phút.
  • Thêm vào trà một ít mật ong nguyên chất, khuấy đều và thưởng thức trà khi còn nóng.

Trà gừng và táo đỏ

Trà gừng và táo đỏ giúp làm ấm bụng, giảm đau, kháng viêm, thư giản cơ thể, giúp ngủ ngon giấc hơn. Nhờ gừng có tính ấm, vị cay, chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Kết hợp hai nguyên liệu pha trà thơm ngon, bổ dưỡng với cách làm đơn giản:

  • Sử dụng 2 quả táo, 5 lát gừng tươi.
  • Táo rửa sạch cắt lát mỏng, sau đó cho hai nguyên liệu vào tách.
  • Hãm với 200ml nước sôi, đậy nắp, chờ khoảng 10 phút có thể thưởng thức trà khi còn ấm.

Táo đỏ ngâm rượu

Theo Đông y nhiều người còn sử dụng táo đỏ làm nguyên liệu ngâm rượu. Rượu táo đỏ có vị ngọt thanh, mùi thơm ngon rất dễ uống. Tác dụng của loại rượu này được biết đến như giúp bổ máu, tăng tuần hoán máu trong cơ thể, làm ấm, giúp phòng ngừa nhiều bệnh lý, ngoài ra còn hỗ trợ tăng trí nhớ. Cách ngâm rượu táo đỏ đơn giản:

Cách sử dụng táo đỏ
Bên cạnh pha trà, táo đỏ còn được dùng làm nguyên liệu ngâm rượu
  • Sử dụng 1kg táo tàu khô, chọn loại ngon, quả to.
  • Rửa sạch táo, sau đó cắt làm đôi hoặc dùng dao khứa ngoài vỏ để ngâm dược liệu thấm rượu.
  • Cho táo vào trong bình thủy tinh sạch, khô. Đổ 3 – 4 lít rượu ngon vào, tiến hành ngâm trong vòng 3 tháng.
  • Để bình rượu nơi khô ráo, thoáng mát.

Rượu ủ càng lâu chất lượng càng ngon, đặc biệt là loại được hạ thổ, hoặc ngâm hơn 1 năm. Bên cạnh ngâm rượu riêng lẻ, bạn có thể ngâm kết hợp với nhiều loại dược liệu khác, chẳng hạn như kỷ tử, đẳng sâm,….

Món ăn từ táo đỏ

Ngoài phương pháp uống, ăn táo đỏ có tác dụng gì cũng nhận được nhiều sự quan tâm. Sử dụng táo tàu đỏ kết hợp với các nguyên liệu khác làm món ăn thơm ngon, bổ dưỡng. Cùng tham khảo một số món gọi ý dưới đây:

Chào táo đỏ và hà thủ ô

Món cháo có tác dụng bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, thích hợp cho người bị táo bón hoặc người già bị huyết áp cao. Thực hiện:

  • Chuẩn bị 30g hà thủ ô, cho vào nồi hoặc ấm sắc lấy nước cô đặc, bỏ bã.
  • Vo 100g gạo lứt cho sạch, rửa thêm 3 quả táo tàu cho vào nồi nước hà thủ ô, đổ thêm nước tiến hành ninh cho nhừ.
  • Đến khi cháo chín cho thêm 30g đường phèn vào đun cho đường tan hết, nêm nếm và thưởng thức.

Hầm kỷ tử, nguyên sâm và táo đỏ

Ăn hầm từ kỷ tử, nguyên sâm và táo đỏ giúp bổ sung lượng dượng chất dồi dào cho cơ thể, bồi bổ khí huyết, thích hợp cho người có dạ dày yếu. Cách chế biến như sau:

  • Chuẩn bị nguyên liệu gồm 15g hạt kỷ tử, 30g nguyên sâm và khoảng 30 quả táu tàu đỏ, 6 quả ô mai.
  • Nguyên liệu rửa sạch sau đó cho vào nồi, đun với 4 chén nước trong 20 phút.
  • Sau đó thêm đường tùy khẩu vị, nấu đến khi hỗn hợp đặc lại, tắt bếp.
  • Bạn có thể ăn kèm món hầm này với các món ăn khác.
  • Dùng mỗi này 2 lần, mỗi lần ăn khoảng 2 muỗng canh.

Canh gà nấu táo đỏ và hạt sen

Món canh cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, giúp bồi bổ, giảm suy nhược và hỗ trợ khắc phục nhiều vấn đề sức khỏe. Chế biến theo các bước sau:

Cách sử dụng táo đỏ
Món canh gà hầm với táo tàu thơm ngon, chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, tốt cho sức khỏe
  • Đầu tiên bạn chuẩn bị 40g táo tàu đỏ khô, ngâm với nước ấm trong khoảng 10 phút, rồi vớt ra và để cho ráo nước.
  • Nấm cắt bỏ phần gốc, ngâm vào trong nước muối loãng rồi rửa lại, để ráo.
  • Gà sử dụng nguyên con, làm sạch rồi khử mùi bằng muối và chanh, sau đó chặt ra thành nhiều miếng nhỏ vừa ăn.
  • Hạt sen 30g loại bỏ tim, rửa sạch rồi để ráo, sơ chế củ cải đỏ, hành lá.
  • Ướp gà với gia vị vừa ăn, để gà nghỉ trong khoảng 30 phút cho thấm gia vị.
  • Sau đó bạn tiến hành hầm gà cùng với các nguyên liệu đã chuẩn bị trong khoảng 60 phút cho gà mềm.
  • Nêm nếm lại cho vừa miệng và thưởng thức món ăn.

Yến chưng táo đỏ hạt sen

Yến là món ăn dinh dưỡng chứa nhiều dưỡng chất cho cơ thể, kết hợp với hạt sen, táo đỏ giúp món ăn thơm ngon, bổ dưỡng. Cách chưng yến như sau:

  • Yến ngâm nước ấm khoảng 20 phút cho nở mềm, sau đó vớt ra để ráo.
  • Hạt sen ngâm trong nước khoảng 60 phút cho dễ nấu.
  • Sau đó cho hạt sen vào nồi, đun đến khi hạt sen chín mềm.
  • Tiếp tục cho táo đỏ vào đun trên lửa nhỏ, đến khi thấy hai nguyên liệu mềm nhuyễn, cô đặc.
  • Yến chưng cách thủy 30 – 45 phút, thêm đường phèn rồi đun thêm khoảng 10 phút.
  • Cho tất cả vào cùng rồi chưng thêm 5 phút đã có món yến chưng táo đỏ, hạt sen thơm ngon bổ dưỡng.

Bài thuốc chữa bệnh từ táo đỏ

Bên cạnh dùng táo đỏ làm thức uống, ngâm rượu và món ăn dinh dưỡng, dược liệu còn có mặt trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Tham khảo một số cách dùng dưới đây:

Cách sử dụng táo đỏ
Các bài thuốc chữa bệnh từ táo đỏ cùng với các dược liệu khác

Bài thuốc phòng bệnh loãng xương

  • Chuẩn bị: 100g táo đỏ loại tươi, nếu dùng loại khô khoảng 50g là đủ.
  • Thực hiện: Ăn táo mỗi ngày giúp cung cấp dinh dưỡng, bổ sung canxi cho xương chắc khỏe, phòng ngừa nguy cơ loãng xương và các vấn đề khác. Bài thuốc phù hợp cho nam nữ thanh niên trong độ tuổi phát triển, phụ nữ mãn kinh, mang thai hoặc người cao tuổi.

Bài thuốc trị cao huyết áp, xơ vừa động mạch

  • Chuẩn bị: 16g táo đỏ, 15g mộc nhĩ đen, đường.
  • Thực hiện: Nấu táo đỏ với nửa lít nước, sau khi nước sôi cho mộc nhĩ đã rửa sạch, thái nhỏ vào nấu cùng. Ninh nhừ, thêm đường cho vừa miệng rồi thưởng thức món ăn khi còn nóng. Bài thuốc không gây tác dụng phụ, phù hợp cho người già, phụ nữ sau sinh, giúp làm vững thành mạch, ổn định huyết áp.

Bài thuốc giúp ngủ ngon giấc hơn, giảm suy nhược cơ thể

  • Chuẩn bị: 10g táo đỏ, 100g đậu đen và 100g gạo nếp.
  • Thực hiện: Rửa sạch táo và đậu đen, vo gạo nếp sau đó cho tất cả vào nồi nấu với 1,5 lít nước. Ninh thành cháo rồi thêm một chút đường, ăn khi còn nóng. Bài thuốc thích hợp cho người bị mất ngủ kinh niên, cơ thể gầy gò, suy nhược,…

Bài thuốc cho người bị mỡ trong máu cao

  • Chuẩn bị: 10 quả táo khô, 25g rễ cần tây.
  • Thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu sau đó cho vào nồi sắc nước kỹ, uống thay nước trà hằng ngày, kiên trì khoảng 30 ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất. Bài thuốc giúp người bệnh ăn ngủ ngon, ổn định huyết áp, giảm mỡ máu.

Bài thuốc chữa bệnh mạch vành, chống ứ

  • Chuẩn bị: 3 quả táo khô, 30g xích xâm, 50g gạo nếp và đường.
  • Thực hiện: Xích xâm cho vào nồi, đun kỹ trong khoảng 20 phút, lọc lấy nước cốt, bỏ bã. Sau đó cho thêm gạo nếp đã vo sạch cùng với táo tàu vào nồi, ninh với nước cốt xích xâm cho đến khi nguyên liệu chín nhừ. Ăn khi còn nóng, mỗi ngày 2 lần, kiên trì trong khoảng 10 ngày. Trường hợp bệnh chưa dứt có thể thực hiện lặp lại 10 ngày sử dụng sau 3 ngày tạm ngưng.

Bài thuốc giúp bồi bổ cơ thể, bổ máu, bổ tỳ

  • Chuẩn bị: 50g táo đỏ khô, 10g đậu phọng, 50g đường đỏ.
  • Thực hiện: Ngâm táo trong nước ấm khoảng 10 phút. Đậu phộng luộc 5 phút, bóc bỏ vỏ ngoài. Sau đó cho táo và vỏ đậu phộng nấu thêm 30 phút, vớt vỏ đậu bỏ đi, thêm đường và khuấy đều. Chắt lấy nước thuốc uống khi còn ấm, ăn phần táo đã nấu chín giúp tăng thêm hiệu quả.

Bài thuốc chữa vàng da, vàng mắt, điều trị bệnh gan

  • Chuẩn bị: 200g táo đỏ, 60g hoắc hương, 30g tiêu chi sơn.
  • Thực hiện: Nguyên liệu rửa sạch cho vào nồi sắc cùng với 500ml nước, đến khi nước cạn còn khoảng 200ml. Chắt nước thuốc chia thành 2 lần uống hết trong ngày.

Bài thuốc chữa tả lỵ, tiêu chảy

  • Chuẩn bị: 50g táo đỏ.
  • Thực hiện: Rửa sạch cho vào nồi nấu cùng với 300ml nước. Nấu trong khoảng 15 phút, thêm đường đỏ vào, đun thêm 5 phút. Chắt nước thuốc uống khi còn ấm, ăn có thể ăn phần táo đã nấu chín.

Lưu ý khi sử dụng táo đỏ

Táo đỏ mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe, được dùng làm nguyên liệu chế biến món ăn, thức uống và đặc biệt là được thêm vào các bài thuốc điều trị bệnh. Tuy nhiên khi dùng bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

Lưu ý khi sử dụng táo đỏ
Sử dụng với liều dùng phù hợp, tránh lạm dụng hoặc kết hợp thuốc bừa bãi
  • Không nên ăn táo đỏ nếu bạn đang sử dụng thuốc chống động kinh nhằm tránh gặp phải các tương tác gây hại sức khỏe.
  • Hạn chế sử dụng cho người mắc bệnh tiểu đường để tránh ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết.
  • Không để táo trong tủ lạnh quá lâu có thể khiến hàm lượng dưỡng chất trong dược liệu mất đi. Sử dụng loại tươi bảo quản trong 3 – 4 ngày, nếu muốn sử dụng lâu hơn nên chọn loại đã được phơi hoặc sấy khô.
  • Không sử dụng khi dược liệu có dấu hiệu hư hỏng. Chọn loại to, chất lượng, được bán tại nơi uy tín để đảm bảo an toàn sức khỏe.
  • Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, thầy thuốc nếu sử dụng táo tàu đỏ cho trẻ em, phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú.
  • Nếu trong quá trình sử dụng bạn nhận thấy dấu hiệu dị ứng hoặc ngộ độc nên ngưng dùng và nhanh chóng đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Một số câu hỏi liên quan đến táo đỏ

Trong quá trình sử dụng, người dùng có không ít những băn khoăn về loại quả này. Đặc biệt, dưới đây là những câu hỏi về táo đỏ nhận được nhiều sự quan tâm nhất.

Nên ăn táo đỏ vào lúc nào?
Thời điểm tốt nhất để ăn táo đỏ là vào lúc sáng sớm. Bởi lúc này chất chất pectin trong táo sẽ phát huy tối đa công dụng cho đường ruột, ngăn ngừa tình trạng táo bón hay rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, khi hơi đói bạn cũng có thể ăn táp để cung cấp dưỡng chất và điều chỉnh đường huyết của cơ thể.

Bầu ăn táo đỏ được không?
Chuyên gia Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc cho biết, táo đỏ là loại thực phẩm bổ dưỡng, cung cấp nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe. Vậy nên, rất an toàn và phù hợp cho mẹ bầu.

Ăn nhiều táo đỏ có tốt không?
Tuy rất tốt cho sức khỏe nhưng bạn không nên ăn quá nhiều táo đỏ vì có thể gây đầy hơi chướng khí. Trung bình chỉ nên ăn 5 – 6 quả nhỏ hoặc 2 – 3 quả to là đủ để bồi bổ cơ thể và tăng sức đề kháng.

Ăn táo đỏ có béo không?
Thành phần táo đỏ không chứa chất béo lại chứa rất ít calo. Đặc biệt, thành phần quả có nhiều vitamin khoáng chất nên giữ cho cơ thể trạng thái no rất lâu. Vì vậy, ăn táo đỏ không gây béo, biết cách ăn còn có thể hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

Táo đỏ kỵ gì?
Trong quá trình sử dụng táo đỏ, bạn cần tránh kết hợp với các loại thực phẩm như sau: Cá lóc, cá chạch, cá ngát, các loại hải sản, hành lá, hành tây. Bởi thành phần chứa các chất kỵ nhau, dễ khiến cơ thể bị chướng bụng, đau bụng, tức bụng, đau lưng,…

Hy vọng các thông tin về táo đỏ trong bài viết đã giúp ích được cho bạn đọc. Dược liệu mang lại nguồn dinh dưỡng dồi dào, đồng thời giúp hỗ trợ cải thiện một số vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên trước khi dùng người bệnh nên tham khảo ý kiến người có chuyên môn để đảm bảo dùng đúng cách, bảo vệ an toàn sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm:

  • Nấm Lim Xanh: Công Dụng, Cách Dùng Và Những Lưu Ý Quan Trọng
  • Khổ Sâm: Tác Dụng, Cách Dùng Cây, Lá Khổ Sâm Chữa Bệnh
  • Mạn Kinh Tử: Vị Thuốc Hay Chữa Các Chứng Bệnh Thường Gặp

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0961716466

Tin mới

chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...