Viêm Đại Tràng Co Thắt
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Viêm đại tràng co thắt là bệnh lý tương đối lành tính nhưng khá dai dẳng, có thể tái đi tái lại nhiều lần. Bệnh gây rối loạn chức năng đại tràng dẫn đến ruột co bóp bất thường. Tuy nhiên, không tìm thấy tổn thương thực thể khi nội soi đường ruột hay những thay đổi về cấu trúc, yếu tố sinh hóa của dạ dày và ruột.
Viêm đại tràng co thắt là gì?
Viêm đại tràng co thắt hay còn được gọi là hội chứng ruột kích thích, là một trong những dạng viêm đại tràng mãn tính thường gặp ở nhiều người. Bệnh hình thành khi ruột già bị rối loạn chức năng, tuy nhiên không gây ra những tổn thương thực thể về mặt tổ chức, sinh hóa, giải phẫu cho cơ quan này. Bệnh khá dai dẳng, kéo dài mãn tính và tái phát nhiều lần.
Theo thống kê, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh là nữ giới cao hơn nhiều so với nam giới. Thường xảy ra ở nhóm đối tượng từ 20 - 50 tuổi. Do không gây tổn thương thực thể nên bệnh được xếp vào nhóm lành tính. Tuy nhiên, hiện nay chứng bệnh này vẫn chưa có biện pháp điều trị dứt điểm. Chủ yếu tập trung vào điều trị bằng thuốc và kết hợp thay đổi thói quen sống, sinh hoạt.
Nguyên nhân viêm đại tràng co thắt
Nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng co thắt cho đến hiện nay vẫn chưa xác định được chính xác. Bệnh gây ra các triệu chứng dựa trên sự rối loạn chức năng của đại tràng và thường không dẫn đến các tổn thương như viêm loét, khối u hay loạn sản tế bào,...
Do đó, chuyên gia đánh giá các yếu tố dưới đây có khả năng cao là nguyên nhân gây bệnh:
- Rối loạn hệ miễn dịch: Một số nghiên cứu cho rằng, tình trạng rối loạn chức năng đại tràng có liên quan đến vấn đề rối loạn hệ miễn dịch của cơ thể. Bởi nhiều trường hợp bệnh nhân bị viêm đại tràng co thắt sau khi mắc viêm đại tràng cấp tính gây ra bởi vi khuẩn, ký sinh trùng.
- Rối loạn hệ thần kinh não - ruột: Có thể nói hệ thần kinh não - ruột có mối liên hệ mật thiết đối với hoạt động của nhu động dạ dày - đường ruột. Điều này lý giải vì sao khi hệ thần kinh não - ruột rối loạn kéo theo các vấn đề dạ dày, đại tràng, suy giảm nhu động ruột. Kết quả, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng bất thường như đau bụng, tiêu chảy, táo bón hay đầy hơi,...
- Rối loạn nhu động ruột: Người bệnh có nhu động đại tràng nhanh hoặc chậm hơn so với người bình thường. Nguyên nhân gây nên sự rối loạn này ở người viêm đại tràng co thắt đến nay vẫn chưa được xác định cụ thể.
- Viêm ruột và nhiễm trùng nặng: Tế bào trong ruột tăng lên là nguyên nhân gây ra cơn đau bụng, tiêu chảy. Đây được xem là nguyên nhân gây bệnh. Không những thế, khi ruột bị nhiễm trùng do bị vi khuẩn, virus tấn công cũng có thể làm khởi phát hội chứng ruột kích thích, gây triệu chứng tiêu chảy nặng.
- Thói quen ăn uống kém khoa học: Ngoài những nguyên nhân kể trên, bệnh có thể xuất hiện ở người có thói quen ăn uống kém khoa học. Cụ thể, người thường xuyên sử dụng rượu bia, ăn đồ ăn cay nóng, dùng chất kích thích, nước có ga,...dễ gặp các vấn đề về đường tiêu hóa. Ngoài ra, trường hợp ăn ít chất xơ, không bổ sung probiotic khiến hệ vi sinh đường ruột bị rối loạn cũng tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa, làm khởi phát hội chứng ruột kích thích.
- Rối loạn nội tiết tố ở nữ: Đây là nguyên nhân vì sao số lượng bệnh nhân nữ bị viêm đại tràng co thắt cao hơn nam giới. Sự rối loạn nội tiết tố nữ thường kéo theo nhiều rối loạn khác trong cơ thể. Chính vì vậy, một số bệnh nhân cảm nhận triệu chứng bệnh nặng nề hơn khi đến kỳ hành kinh.
- Các yếu tố khác: Nguy cơ mắc bệnh tăng cao ở những bệnh nhân có thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Chẳng hạn thường xuyên thức khuya, chịu áp lực, căng thẳng kéo dài, hút nhiều thuốc lá, lạm dụng thuốc tân dược,...
Trên đây là những yếu tố chính có khả năng gây bệnh. Để việc điều trị thuận lợi và hiệu quả, bác sĩ sẽ thăm khám triệu chứng, sau đó xác định nguyên nhân gây bệnh trước khi đưa ra giải pháp điều trị cho từng người bệnh. Nếu bạn nhận thấy cơ thể có triệu chứng bất thường lặp đi lặp lại, hãy chủ động thăm khám y tế để kịp thời can thiệp kiểm soát bệnh, phòng ngừa rủi ro.
Triệu chứng viêm đại tràng co thắt
Các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng co thắt có nhiều điểm tương đồng với một số bệnh lý về đường tiêu hóa khác khiến nhiều người nhầm lẫn. Một số dấu hiệu nhận biết viêm đại tràng co thắt đặc trưng, bạn đọc nên lưu ý như sau:
Đau bụng quặn thắt
Nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa gây ra tình trạng đau quặn bụng khó chịu. Trong đó, bệnh viêm đại tràng co thắt khiến cho người bệnh có cảm giác đau âm ỉ, quặn thắt kèm theo tình trạng đầy hơi chướng bụng, ợ nóng khá khó chịu, thường xuất hiện khi người bệnh bị căng thẳng, lo lắng quá mức.
Không những thế, người bệnh lúc này cũng sẽ cảm nhận thấy những cơn đau bắt đầu xuất hiện sau khi ăn những món ăn chua, cay, đồ tái sống, hải sản. Tuy nhiên, tình trạng đau quặn bụng khó chịu sẽ sớm cải thiện sau khi người bệnh xì hơi hoặc đi đại tiện.
Rối loạn đại tiện
Khi bị viêm đại tràng co thắt, người bệnh thường đi đại tiện nhiều lần trong ngày. Một số bệnh nhân còn bị táo bón xen kẽ giữa những đợt tiêu chảy. Bên cạnh đó, cơn đau bụng vẫn tiếp diễn ngay cả khi người bệnh đã đi đại tiện xong, khiến người bệnh muốn đi đại tiện tiếp. Quan sát phân thường có đầu rắn, đuôi nát kèm theo mùi hôi khó chịu và lẫn chất nhầy nhớt.
Các triệu chứng toàn thân
Cơ thể người bệnh xanh xao, mệt mỏi, suy nhược do viêm đại tràng co thắt kéo dài, lặp lại nhiều lần. Một số bệnh nhân gặp phải triệu chứng khó thở, hồi hộp, căng thẳng và rối loạn giấc ngủ. Lúc này, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ khi nhận thấy toàn thân xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng hơn như:
- Khó nuốt thức ăn, nôn không rõ nguyên nhân, cân nặng giảm sút nhanh chóng.
- Chảy máu trực tràng, biểu hiện thiếu máu, thường xuyên tiêu chảy vào ban đêm.
- Đại tiện bất thường, kèm theo cơn đau dai dẳng, không có dấu hiệu thuyên giảm mặc dù đã xì hơi hoặc đi đại tiện.
Trên đây là những dấu hiệu điển hình để nhận biết viêm đại tràng co thắt. Mặc dù được xem là bệnh lý lành tính, không nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên các triệu chứng dai dẳng của bệnh gây ra không ít ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe của người bệnh. Chính vì thế, bạn nên chủ động thăm khám và kiểm soát bệnh khi nhận thấy cơ thể có các biểu hiện kể trên.
Cách chữa viêm đại tràng co thắt
Việc áp dụng các mẹo chữa tại nhà cho bệnh viêm đại tràng co thắt mang lại ưu và nhược điểm.
- Ưu điểm: Dễ thực hiện, đơn giản, chi phí tiết kiệm, nguyên liệu dễ kiếm.
- Nhược điểm: Hiệu quả không cao, không phù hợp với mọi đối tượng bệnh nhân và có thể gây biến chứng khi sử dụng sai cách.
Khi thực hiện, bệnh nhân cần cân nhắc kỹ lưỡng để đạt hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là một số cách và công thức hữu ích:
Bài Tập Giảm Viêm Đại Tràng Co Thắt:
- Nằm Ngửa Giãn Cơ: Nằm thư thế ngửa, duỗi thẳng 2 chân để giảm đau và giữ cho hệ tiêu hóa ổn định.
- Tập Bụng: Duy trì nhịp thở đều trong khi nâng thân trên và giữ vị trí.
- Cúi Người: Đứng thẳng, cúi gập lưng để giảm căng thẳng.
Hít Thở Sâu và Massage:
- Hít Thở Sâu: Hít thở đều để ổn định tâm lý và hỗ trợ nhu động ruột.
- Massage: Xoa đều bụng để giảm co thắt.
Dùng Nguyên Liệu Tự Nhiên:
- Uống Trà Xanh: Trà xanh chứa polyphenol giúp loại bỏ tổn thương và kích thích niêm mạc đại tràng.
- Bạc Hà: Cung cấp L-menthol giảm cơn co thắt và có tác dụng chống viêm.
- Vừng Đen: Chứa omega-3 giúp làm lành tổn thương đại tràng.
Cây Thuốc Nam:
- Lược Vàng: Giảm đau, kháng viêm, và giúp phục hồi niêm mạc đại tràng.
- Lá Mơ Lông: Chống viêm và hỗ trợ hoạt động ruột.
Phương Pháp Đông Y:
- Bấm Huyệt: Áp dụng các điểm bấm huyệt như Đại Trường Du, Việt Tiểu Trường Du, Quan Nguyên.
Bài Thuốc Uống:
- Bài Thuốc Số 1 và 2: Sử dụng các dược liệu như trần bì, đại táo, bạch truật để nấu nước sắc uống.
Lưu ý rằng việc kiên trì và tuân thủ là quan trọng, và nên thăm bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Thuốc chữa viêm đại tràng co thắt
Viêm đại tràng co thắt nên ăn gì
Viêm đại tràng co thắt là bệnh tiêu hóa gặp phải nhiều vấn đề khó chịu và cần sự chăm sóc đặc biệt trong chế độ dinh dưỡng. Bài viết đã đề cập đến vai trò quan trọng của chế độ ăn uống trong quá trình điều trị và cung cấp một số gợi ý về thực phẩm nên và không nên ăn.
Những điểm chính:
- Chế độ dinh dưỡng quan trọng trong điều trị: Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng trong việc điều trị viêm đại tràng co thắt và những thay đổi cần thiết để hỗ trợ quá trình phục hồi sức khỏe hệ tiêu hóa.
- Thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa: Nhóm thực phẩm như sữa chua, thực phẩm giàu chất xơ, omega-3, và ngũ cốc nguyên cám, được cho là có lợi cho việc giảm triệu chứng và hỗ trợ tiêu hóa.
- Hạn chế thực phẩm không lợi: Một số thực phẩm nên tránh như rau củ chứa nhiều chất xơ, thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, và thức uống kích thích.
- Lưu ý về lối sống và chế độ dinh dưỡng: Việc duy trì lối sống và chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cùng với việc giữ tinh thần thoải mái và tránh stress.
Viêm đại tràng co thắt có nguy hiểm không?
Mặc dù không gây nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh, nhưng viêm đại tràng co thắt tái phát thường xuyên khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Điển hình là tình trạng rối loạn giấc ngủ, giảm hiệu suất lao động và học tập, ảnh hưởng sinh hoạt,...Trường hợp không kiểm soát, tình trạng viêm kéo dài khiến người bệnh suy nhược cơ thể, cân nặng sụt giảm, tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
Phân biệt viêm đại tràng co thắt và bệnh viêm đại tràng
Nhiều người cho rằng bệnh viêm đại tràng và viêm đại tràng co thắt có hướng điều trị như nhau. Tuy nhiên, trên thực tế đây là hai chứng bệnh khác nhau, chúng có mức độ ảnh hưởng sức khỏe và hướng điều trị không giống nhau. Mặc dù đều gây ra một số triệu chứng như đau bụng, đầy hơi chướng bụng, rối loạn tiêu hóa,...
Các biểu hiện lâm sàng có các điểm tương đồng, thế nhưng hai chứng bệnh này có hướng điều trị hoàn toàn khác nhau. Do đó, trước khi đưa ra phác đồ điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán, phân biệt tình trạng viêm. Bạn có thể dựa vào các triệu chứng sau đây để phân biệt hai tình trạng này:
- Đau bụng: Người bệnh viêm đại tràng bị đau âm ỉ, cố định một chỗ, thường ở hố chậu bên trái hoặc phải, kèm theo cảm giác sôi ruột, muốn đi đại tiện ngay. Trường hợp viêm đại tràng co thắt (hội chứng ruột kích thích) cơn đau dữ dội, quặn thắt, đôi khi có thể sờ thấy dọc khung đại tràng có cục rắn nổi lên.
- Đại tiện: Người bệnh viêm đại tràng có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón, phân có mùi hôi lẫn chất nhầy hoặc máu, khu vực hậu môn bị đau rát, khi đi đại tiện xong sẽ cảm thấy dễ chịu. Trường hợp hội chứng ruột kích thích, bệnh nhân cũng xen kẽ táo bón, tiêu chảy, đôi khi phân rắn đầu và nát phần đuôi, tuy nhiên không xảy ra tình trạng phân lẫn máu.
- Thần kinh: Viêm đại tràng ít bị tác động bởi yếu tố thần kinh. Ngược lại, viêm đại tràng co thắt lại có liên quan mật thiết với yếu tố thần kinh, người bệnh thường bị ảnh hưởng tâm lý lo lắng, stress dẫn đến triệu chứng nặng nề hơn.
Ngoài những vấn đề nêu trên, việc phân biệt hai chứng bệnh đại tràng này có thể dựa vào các triệu chứng đi kèm khác. Theo đó, người bị viêm đại tràng thường chỉ gặp các vấn đề trong hệ tiêu hóa. Trong khi người mắc hội chứng ruột kích thích lại kèm theo nhiều triệu chứng khác ngoài tiêu hóa như đau đầu, mất ngủ, hồi hộp, tăng nhịp tim,...
Viêm đại tràng co thắt là bệnh lý không quá nguy hiểm, tuy nhiên các triệu chứng thường kéo dài mãn tính. Do đó, người bệnh nên sớm có biện pháp can thiệp kiểm soát, tránh trường hợp triệu chứng trở nên nặng nề hơn, ảnh hưởng sức khỏe. Kết hợp chăm sóc cơ thể bằng cách thay đối lối sống, thói quen ăn uống và thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ. Đây là biện pháp tốt nhất giúp bạn bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!