Cách Chữa Viêm Đại Tràng Co Thắt

Việc áp dụng các mẹo chữa tại nhà cho bệnh viêm đại tràng co thắt mang lại ưu và nhược điểm.

  • Ưu điểm: Dễ thực hiện, đơn giản, chi phí tiết kiệm, nguyên liệu dễ kiếm.
  • Nhược điểm: Hiệu quả không cao, không phù hợp với mọi đối tượng bệnh nhân và có thể gây biến chứng khi sử dụng sai cách.

Khi thực hiện, bệnh nhân cần cân nhắc kỹ lưỡng để đạt hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là một số cách và công thức hữu ích:

Bài Tập Giảm Viêm Đại Tràng Co Thắt:

  • Nằm Ngửa Giãn Cơ: Nằm thư thế ngửa, duỗi thẳng 2 chân để giảm đau và giữ cho hệ tiêu hóa ổn định.
  • Tập Bụng: Duy trì nhịp thở đều trong khi nâng thân trên và giữ vị trí.
  • Cúi Người: Đứng thẳng, cúi gập lưng để giảm căng thẳng.

Hít Thở Sâu và Massage:

  • Hít Thở Sâu: Hít thở đều để ổn định tâm lý và hỗ trợ nhu động ruột.
  • Massage: Xoa đều bụng để giảm co thắt.

Dùng Nguyên Liệu Tự Nhiên:

  • Uống Trà Xanh: Trà xanh chứa polyphenol giúp loại bỏ tổn thương và kích thích niêm mạc đại tràng.
  • Bạc Hà: Cung cấp L-menthol giảm cơn co thắt và có tác dụng chống viêm.
  • Vừng Đen: Chứa omega-3 giúp làm lành tổn thương đại tràng.

Cây Thuốc Nam:

  • Lược Vàng: Giảm đau, kháng viêm, và giúp phục hồi niêm mạc đại tràng.
  • Lá Mơ Lông: Chống viêm và hỗ trợ hoạt động ruột.

Phương Pháp Đông Y:

  • Bấm Huyệt: Áp dụng các điểm bấm huyệt như Đại Trường Du, Việt Tiểu Trường Du, Quan Nguyên.

Bài Thuốc Uống:

  • Bài Thuốc Số 1 và 2: Sử dụng các dược liệu như trần bì, đại táo, bạch truật để nấu nước sắc uống.

Lưu ý rằng việc kiên trì và tuân thủ là quan trọng, và nên thăm bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Viêm đại tràng co thắt gây ra các cơn đau bụng nghiêm trọng, bệnh nhân bị rối loạn đại tiện và dễ căng thẳng mệt mỏi. Với tình trạng này, cần sớm áp dụng các biện pháp điều trị để tránh làm suy giảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Dưới đây là các cách chữa viêm đại tràng co thắt bệnh nhân có thể áp dụng.

Tổng quan bệnh viêm đại tràng co thắt

Viêm đại tràng co thắt hay còn được gọi là hội chứng ruột kích thích, là một trong những dạng viêm đại tràng mãn tính thường gặp ở nhiều người. Bệnh hình thành khi ruột già bị rối loạn chức năng, tuy nhiên không gây ra những tổn thương thực thể về mặt tổ chức, sinh hóa, giải phẫu cho cơ quan này. Bệnh khá dai dẳng, kéo dài mãn tính và tái phát nhiều lần.

Viêm đại tràng co thắt là gì? Có nguy hiểm không?
Viêm đại tràng co thắt tái phát nhiều lần gây khó chịu cho người bệnh

Theo thống kê, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh là nữ giới cao hơn nhiều so với nam giới. Thường xảy ra ở nhóm đối tượng từ 20 - 50 tuổi. Do không gây tổn thương thực thể nên bệnh được xếp vào nhóm lành tính. Tuy nhiên, hiện nay chứng bệnh này vẫn chưa có biện pháp điều trị dứt điểm. Chủ yếu tập trung vào điều trị bằng thuốc và kết hợp thay đổi thói quen sống, sinh hoạt.

Nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng co thắt cho đến hiện nay vẫn chưa xác định được chính xác. Bệnh gây ra các triệu chứng dựa trên sự rối loạn chức năng của đại tràng và thường không dẫn đến các tổn thương như viêm loét, khối u hay loạn sản tế bào,...

Nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng co thắt
Nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng co thắt hiện nay chưa được xác định chính xác

Do đó, chuyên gia đánh giá các yếu tố dưới đây có khả năng cao là nguyên nhân gây bệnh:

  • Rối loạn hệ miễn dịch: Một số nghiên cứu cho rằng, tình trạng rối loạn chức năng đại tràng có liên quan đến vấn đề rối loạn hệ miễn dịch của cơ thể. Bởi nhiều trường hợp bệnh nhân bị viêm đại tràng co thắt sau khi mắc viêm đại tràng cấp tính gây ra bởi vi khuẩn, ký sinh trùng.
  • Rối loạn hệ thần kinh não - ruột: Có thể nói hệ thần kinh não - ruột có mối liên hệ mật thiết đối với hoạt động của nhu động dạ dày - đường ruột. Điều này lý giải vì sao khi hệ thần kinh não - ruột rối loạn kéo theo các vấn đề dạ dày, đại tràng, suy giảm nhu động ruột. Kết quả, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng bất thường như đau bụng, tiêu chảy, táo bón hay đầy hơi,...
  • Rối loạn nhu động ruột: Người bệnh có nhu động đại tràng nhanh hoặc chậm hơn so với người bình thường. Nguyên nhân gây nên sự rối loạn này ở người viêm đại tràng co thắt đến nay vẫn chưa được xác định cụ thể.
  • Viêm ruột và nhiễm trùng nặng: Tế bào trong ruột tăng lên là nguyên nhân gây ra cơn đau bụng, tiêu chảy. Đây được xem là nguyên nhân gây bệnh. Không những thế, khi ruột bị nhiễm trùng do bị vi khuẩn, virus tấn công cũng có thể làm khởi phát hội chứng ruột kích thích, gây triệu chứng tiêu chảy nặng.
  • Thói quen ăn uống kém khoa học: Ngoài những nguyên nhân kể trên, bệnh có thể xuất hiện ở người có thói quen ăn uống kém khoa học. Cụ thể, người thường xuyên sử dụng rượu bia, ăn đồ ăn cay nóng, dùng chất kích thích, nước có ga,...dễ gặp các vấn đề về đường tiêu hóa. Ngoài ra, trường hợp ăn ít chất xơ, không bổ sung probiotic khiến hệ vi sinh đường ruột bị rối loạn cũng tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa, làm khởi phát hội chứng ruột kích thích.
  • Rối loạn nội tiết tố ở nữ: Đây là nguyên nhân vì sao số lượng bệnh nhân nữ bị viêm đại tràng co thắt cao hơn nam giới. Sự rối loạn nội tiết tố nữ thường kéo theo nhiều rối loạn khác trong cơ thể. Chính vì vậy, một số bệnh nhân cảm nhận triệu chứng bệnh nặng nề hơn khi đến kỳ hành kinh.
  • Các yếu tố khác: Nguy cơ mắc bệnh tăng cao ở những bệnh nhân có thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Chẳng hạn thường xuyên thức khuya, chịu áp lực, căng thẳng kéo dài, hút nhiều thuốc lá, lạm dụng thuốc tân dược,...

Trên đây là những yếu tố chính có khả năng gây bệnh. Để việc điều trị thuận lợi và hiệu quả, bác sĩ sẽ thăm khám triệu chứng, sau đó xác định nguyên nhân gây bệnh trước khi đưa ra giải pháp điều trị cho từng người bệnh. Nếu bạn nhận thấy cơ thể có triệu chứng bất thường lặp đi lặp lại, hãy chủ động thăm khám y tế để kịp thời can thiệp kiểm soát bệnh, phòng ngừa rủi ro.

Các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng co thắt có nhiều điểm tương đồng với một số bệnh lý về đường tiêu hóa khác khiến nhiều người nhầm lẫn. Một số dấu hiệu nhận biết viêm đại tràng co thắt đặc trưng, bạn đọc nên lưu ý như sau:

Đau bụng quặn thắt

Nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa gây ra tình trạng đau quặn bụng khó chịu. Trong đó, bệnh viêm đại tràng co thắt khiến cho người bệnh có cảm giác đau âm ỉ, quặn thắt kèm theo tình trạng đầy hơi chướng bụng, ợ nóng khá khó chịu, thường xuất hiện khi người bệnh bị căng thẳng, lo lắng quá mức.

Dấu hiệu nhận biết viêm đại tràng co thắt
Người bệnh có các triệu chứng như đau bụng quặn thắt, tiêu chảy xem kẻ táo bón,

Không những thế, người bệnh lúc này cũng sẽ cảm nhận thấy những cơn đau bắt đầu xuất hiện sau khi ăn những món ăn chua, cay, đồ tái sống, hải sản. Tuy nhiên, tình trạng đau quặn bụng khó chịu sẽ sớm cải thiện sau khi người bệnh xì hơi hoặc đi đại tiện.

Rối loạn đại tiện

Khi bị viêm đại tràng co thắt, người bệnh thường đi đại tiện nhiều lần trong ngày. Một số bệnh nhân còn bị táo bón xen kẽ giữa những đợt tiêu chảy. Bên cạnh đó, cơn đau bụng vẫn tiếp diễn ngay cả khi người bệnh đã đi đại tiện xong, khiến người bệnh muốn đi đại tiện tiếp. Quan sát phân thường có đầu rắn, đuôi nát kèm theo mùi hôi khó chịu và lẫn chất nhầy nhớt.

Các triệu chứng toàn thân

Cơ thể người bệnh xanh xao, mệt mỏi, suy nhược do viêm đại tràng co thắt kéo dài, lặp lại nhiều lần. Một số bệnh nhân gặp phải triệu chứng khó thở, hồi hộp, căng thẳng và rối loạn giấc ngủ. Lúc này, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ khi nhận thấy toàn thân xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng hơn như:

  • Khó nuốt thức ăn, nôn không rõ nguyên nhân, cân nặng giảm sút nhanh chóng.
  • Chảy máu trực tràng, biểu hiện thiếu máu, thường xuyên tiêu chảy vào ban đêm.
  • Đại tiện bất thường, kèm theo cơn đau dai dẳng, không có dấu hiệu thuyên giảm mặc dù đã xì hơi hoặc đi đại tiện.

Trên đây là những dấu hiệu điển hình để nhận biết viêm đại tràng co thắt. Mặc dù được xem là bệnh lý lành tính, không nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên các triệu chứng dai dẳng của bệnh gây ra không ít ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe của người bệnh. Chính vì thế, bạn nên chủ động thăm khám và kiểm soát bệnh khi nhận thấy cơ thể có các biểu hiện kể trên.

Một số cách chữa viêm đại tràng co thắt tại nhà

Các mẹo chữa tại nhà cho bệnh viêm đại tràng co thắt thường có cả ưu điểm và nhược điểm.

  • Ưu điểm: Dễ thực hiện, cách thức đơn giản, nguyên liệu dễ kiếm, tiết kiệm nhiều chi phí.
  • Nhược điểm: Hiệu quả không quá cao, không thích hợp với mọi đối tượng bệnh nhân và có thể xảy ra biến chứng nếu sai cách.

Do đó, khi áp dụng những mẹo chữa này, bệnh nhân cần cân nhắc kỹ lưỡng để có hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là một số công thức có thể dùng để cải thiện các triệu chứng của bệnh.

Bài tập giảm viêm đại tràng co thắt

Khi điều trị bệnh tại nhà, có thể thực hiện một số bài tập khá đơn giản nhưng cải thiện tốt các cơn đau nhức, khó chịu do bệnh gây ra. Bệnh nhân thực hiện những bài sau:
Nằm ngửa giãn cơ:

  • Bệnh nhân lựa chọn mặt phẳng, trải thảm và nằm thư thế ngửa, duỗi thẳng 2 chân, thả lỏng toàn thân.
  • Nên nằm cho tới khi cơn đau bụng đã hết và có thể nằm thêm khoảng 10 phút  hệ tiêu hóa ổn định lại.

Tập bụng:

  • Nằm ngửa trên thảm tập, sau đó duỗi thẳng chân và đưa 2 tay ra sau đầu.
  • Bệnh nhân đẩy gót chân lên cao từ từ và chống gối để có điểm tựa, nâng thân trên lên dần.
  • Duy trì nhịp thở đều trong vài giây và đưa cơ thể về tư thế ban đầu.

Cúi người: 

  • Đứng thẳng lưng và đưa 2 chân rộng bằng vai.
  • Đưa 2 tay lên cao, sau đó dần cúi gập lưng xuống để đầu ngón tay có thể chạm hoặc gần chạm vào ngón chân.
  • Sau đó đưa dần 2 tay về ôm lấy gót chân và giữ trong tối đa 10 giây.
  • Cuối cùng đứng về tư thế ban đầu và tập thêm 10 lần nữa.

Hít thở sâu:

  • Bệnh nhân lựa chọn nơi yên tĩnh, thoáng mát, ngồi khoanh gối trên sàn và thả lỏng cơ thể.
  • Sau đó hít vào thở ra với nhịp sâu, thở đều để ổn định tâm lý và hỗ trợ nhu động ruột, giảm co thắt đại tràng hiệu quả.

Massage:

  • Nằm ngửa và thả lỏng toàn thân, sau đó đặt tay trái lên tay phải và úp chồng lên vùng bụng.
  • Xoa đều tay theo kim đồng hồ khoảng 100 vòng.
  • Có thể áp dụng mọi thời điểm trong ngày nhưng tốt nhất là vào buổi sáng khi vừa thức dậy. Không làm khi vừa ăn no xong hoặc bụng đang đói.

cach chua viem dai trang co that
Cách chữa viêm đại tràng co thắt bằng tư thế nằm ngửa khá tốt

Dùng nguyên liệu tự nhiên

Với những nguyên liệu tự nhiên, bệnh nhân có thể dễ dàng thu thập và sử dụng mỗi ngày. Một số mẹo dùng nhiều nhất phải kể tới gồm:

  • Uống trà xanh: Trà xanh chứa nhiều polyphenol có thể loại bỏ các triệu chứng tổn thương, viêm nhiễm thường gặp, kích thích niêm mạc đại tràng có thể phục hồi nhanh chóng hơn. Nên pha trà xanh uống đều đặn hàng ngày như nước lọc để có kết quả tốt nhất.
  • Bạc hà: Cung cấp nhiều cung cấp nhiều L-menthol với khả năng giảm các cơn co thắt tại hệ thống tiêu hóa, ngăn chặn kênh canxi tại cơ trong cũng như chống viêm, kháng khuẩn, ngừa oxy hóa mạnh mẽ. Nên dùng lá bạc hà tươi đã rửa sạch để pha nước uống hàng ngày như các loại trà khác.
  • Vừng đen: Trong hạt vừng đen cung cấp nhiều omega 3, acid phytic giúp chống viêm, cản trở quá trình oxy hóa và có thể hỗ trợ bệnh nhân làm lành các tổn thương tại niêm mạc đại tràng. Triệu chứng đau nhức theo đó cũng dịu đi đáng kể. Nên dùng vừng đen đem rang thơm, để nguội rồi trộn vào cơm hoặc các món ăn hàng ngày.

Lưu ý khi điều trị viêm đại tràng co thắt bằng mẹo tại nhà

Với những chia sẻ mẹo trên, bệnh nhân khi áp dụng vẫn cần chú ý một số điều sau đây:

  • Các mẹo chữa viêm đại tràng này cần áp dụng kiên trì trong một thời gian nhất định để có hiệu quả tốt. Đồng thời, cũng có bệnh nhân do cơ địa không phù hợp với mẹo chữa, vậy nên không cho kết quả rõ rệt.
  • Các bài tập cần đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật, ban đầu bệnh nhân có thể tới các trung tâm huấn luyện để được hướng dẫn chuẩn xác, sau đó về thực hành tại nhà.
  • Trà xanh, bạc hà hay vừng đen khi dùng đều chú ý tìm mua ở những nơi uy tín, đảm bảo nguồn gốc sạch sẽ, không chứa thuốc trừ sâu hay các chất bảo quản gây hại.

Phác đồ Tây y điều trị viêm đại tràng co thắt

Bệnh viêm đại tràng thực tế không cần phẫu thuật, bệnh nhân khi điều trị bằng Tây y sẽ dùng các phương thuốc sau đây:

  • Thuốc giảm đau: Cho tác dụng làm dịu các cơn đau quặn thắt bụng, đầy bụng. Thuốc thường dùng là  naproxen, ibuprofen, paracetamol, acetaminophen… Nhưng nếu dùng quá liều hoặc trong thời gian dài dễ làm ảnh hưởng tới chức năng gan và thận.
  • Thuốc chống co thắt ruột: Cho vai trò điều tiết hoạt động nhu động ruột, giảm các cơn co thắt, loại bỏ khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi. Thuốc chủ yếu là  hyoscine, mebeverine, dicyclomine, peppermint oil… Dùng sai liều có thể gây ra rối loạn thị giác, khô miệng tạm thời.
  • Thuốc trị táo bón, tiêu chảy: Giúp bệnh nhân kiểm soát cơn cơn tiêu chảy hoặc táo bón liên tục, điều tiết hoạt động tiêu hóa. Có thể sử dụng thuốc lactulose, loperamid, diphenoxylate, bisacodyl.

cach chua viem dai trang co that
Các loại thuốc giảm đau được dùng tương đối nhiều

Cây thuốc Nam

Có khá nhiều cây thuốc Nam hiện nay được sử dụng để điều trị bệnh viêm đại tràng co thắt. Thuốc cho tác dụng tương đối rõ rệt, an toàn, nhưng cũng cần lưu ý mức độ hiệu quả còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người.

Cây lược vàng

Có chứa các thành phần nổi bật như flavonoid, steroid. Theo đó, vị thuốc này có khả năng gây cản trở hoạt động của các gốc tự do, ngăn chặn quá trình oxy hóa, giảm thiểu các vết viêm loét tại niêm mạc của đại tràng. Bên cạnh đó, Lược vàng còn cho khả năng giảm đau và kháng viêm khá mạnh mẽ.
Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị phần thân và lá của cây lược vàng, rửa sạch và thái thành các khúc nhỏ.
  • Cho nguyên liệu đã chuẩn bị vào ấm và thêm một lít nước nấu sôi cho khoảng 10 phút.
  • Chắc lấy nước lược vàng và uống hết trong ngày.

Lá mơ lông

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong lá mơ lông có chứa thành phần sulfur dimethyl disulphide. Đây là hoạt chất cho tác dụng đẩy lùi các dấu hiệu viêm nhiễm tại đại tràng hiệu quả, tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh và giúp niêm mạc có thể phục hồi nhanh chóng hơn.
Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một nắm lá mơ lông rửa sạch rồi đem ngâm với nước muối pha loãng trong khoảng 10 phút.
  • Sau đó vớt lá mơ ra để cho ráo nước và thái nhỏ, trộn cùng với một quả trứng gà.
  • Đem hấp cách thủy và ăn mỗi ngày hai lần.

Lá vối

Salmonella, Streptococcus, tannin có trong lá vối có thể phát huy tốt khả năng tiêu diệt các vi khuẩn gây hại ở trong đại tràng dạ dày. Đồng thời kích thích tiết dịch tiêu hóa để có thể đảm bảo hoạt động ổn định tại cơ quan này. Ngoài ra, lá vối cũng có thể giúp bệnh nhân đẩy lùi các triệu chứng tiêu chảy và hỗ trợ hoạt động nhu động ruột tốt hơn.
Cách thực hiện:

  • Sử dụng khoảng 200g lá vối tươi đem rửa sạch và vò nát.
  • Cho lá vào nồi nấu cùng 2 lít nước cho đến khi sôi đều trong khoảng 5 phút.
  • Bệnh nhân chắt lấy phần nước lá và uống đều đặn hàng ngày như nước lọc.

cach chua viem dai trang co that
Bệnh nhân tận dụng lá mơ lông giúp kháng viêm, làm lành tổn thương

Phương pháp Đông y

Với Hướng điều trị của Đông y bệnh nhân bị viêm đại tràng có thể áp dụng phương pháp bấm huyệt kết hợp giống các bài thuốc để cho hiệu quả tốt nhất.

Cách chữa viêm đại tràng co thắt bằng bấm huyệt

Bấm huyệt giúp người bệnh tăng cường khả năng lưu thông khí huyết giảm các triệu chứng đầy bụng khó tiêu hoặc các cơn đau co thắt dập viêm đại tràng gây ra.
Dưới đây là cách chữa viêm đại tràng co thắt bằng các biện pháp bấm huyệt cụ thể:

  • Huyệt Đại Trường Du: Bệnh nhân bắt đầu bằng tư thế nằm sấp trên sàn nhà. Người thực hiện bấm huyệt sẽ xác định vị trí của huyệt, đặt hai bàn tay vào ngang hông và ấn xuống huyệt với lực mạnh bằng hai đầu ngón tay.
  • Việt Tiểu Trường Du: Bệnh nhân chuẩn bị về tư thế tương tự huyệt Đại Trường Du, sau đó người bấm huyệt sẽ dây ấn từ huyệt Tiểu Trường Du sang huyệt Đại Trường Du và thực hiện thêm một số động tác massage cho khu vực eo.
  • Huyệt Quan Nguyên: Bệnh nhân nằm ngửa, sau đó người bấm huyệt sẽ đặt hai bàn tay chồng lên huyệt, hướng về phía rốn và ấn lực vừa đủ vào huyệt. Đánh cần đảm bảo vùng quanh huyệt có lõm xuống để có thể phát huy tác dụng.

cach chua viem dai trang co that
Bấm huyệt được ứng dụng nhiều khi chữa bệnh bằng Đông y

Các bài thuốc uống

Cùng với việc bấm huyệt, người bệnh nên kết hợp thêm một số bài thuốc uống để cho hiệu quả điều trị tốt nhất.
Bài thuốc số 1:

  • Dược liệu: Trần bì, đại táo, bạch truật, đẳng sâm, cam thảo, viễn chí, xuyên quy, hoàng kỳ, hoàng tinh.
  • Cách dùng: Cho thuốc vào ấm sắc mỗi ngày 1 thang với 2 lít nước. Nước thuốc thu được uống thành 3 bữa.

Bài thuốc số 2:

  • Dược liệu: Hương phụ, bạch truật, đẳng sâm, phục linh, phụ tử, bạch thược, chỉ xác, mộc hương, quế chi.
  • Cách dùng: Dùng 6 bát nước để sắc thuốc, khi nước thuốc sôi cạn còn 2 bát sẽ lấy ra để uống trong ngày.

Bài viết giới thiệu về viêm đại tràng và mô tả các loại thuốc chữa viêm đại tràng co thắt. Các loại thuốc bao gồm:

  1. No-spa:
    • Thuốc giảm đau do co thắt tiêu hoá.
    • Liều lượng tùy thuộc vào độ nghiêm trọng, phù hợp cho người lớn và trẻ em trên 6 tuổi.
  2. Spasfon:
    • Thuốc giảm đau và chống co thắt.
    • Có nhiều dạng bào chế và liều lượng khác nhau.
  3. Duspatalin:
    • Giảm đau do rối loạn chức năng tiêu hoá.
    • Uống trực tiếp, chỉ định cho đau bụng và co cứng cơ.
  4. Forlax và Macrogol:
    • Thuốc điều trị táo bón.
    • Liều lượng và cách sử dụng khác nhau tùy theo sản phẩm.
  5. Smecta:
    • Điều trị tiêu chảy, bảo vệ niêm mạc tiêu hoá.
    • Liều lượng phụ thuộc vào độ tuổi.
  6. Imodium:
    • Điều trị tiêu chảy cấp.
    • Cần tuân thủ liều lượng và không sử dụng ở trẻ dưới 12 tuổi.
  7. Carbophos và Debridat:
    • Thuốc hỗ trợ điều hoà nhu động ruột và chống đầy hơi.
    • Liều lượng và cách sử dụng theo chỉ định.
  8. Motilium-M:
    • Điều trị nôn và buồn nôn.
    • Cần tuân thủ liều lượng và không sử dụng ở người quá mẫn.
  9. Metronidazole và Ciprofloxacin:
    • Thuốc kháng khuẩn.
    • Sử dụng trong trường hợp nhiễm khuẩn và theo chỉ định của bác sĩ.

Cuối cùng, bài viết đề cập đến những khuyến cáo khi sử dụng thuốc chữa viêm đại tràng co thắt, bao gồm tuân thủ hướng dẫn, kết hợp với chế độ ăn uống, và lưu ý đến các dấu hiệu cảnh báo cần đến bác sĩ ngay.


Viêm đại tràng co thắt là bệnh tiêu hóa gặp phải nhiều vấn đề khó chịu và cần sự chăm sóc đặc biệt trong chế độ dinh dưỡng. Bài viết đã đề cập đến vai trò quan trọng của chế độ ăn uống trong quá trình điều trị và cung cấp một số gợi ý về thực phẩm nên và không nên ăn.

Những điểm chính:

  • Chế độ dinh dưỡng quan trọng trong điều trị: Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng trong việc điều trị viêm đại tràng co thắt và những thay đổi cần thiết để hỗ trợ quá trình phục hồi sức khỏe hệ tiêu hóa.
  • Thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa: Nhóm thực phẩm như sữa chua, thực phẩm giàu chất xơ, omega-3, và ngũ cốc nguyên cám, được cho là có lợi cho việc giảm triệu chứng và hỗ trợ tiêu hóa.
  • Hạn chế thực phẩm không lợi: Một số thực phẩm nên tránh như rau củ chứa nhiều chất xơ, thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, và thức uống kích thích.
  • Lưu ý về lối sống và chế độ dinh dưỡng: Việc duy trì lối sống và chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cùng với việc giữ tinh thần thoải mái và tránh stress.

Trên này là các cách chữa viêm đại tràng co thắt được áp dụng phổ biến hiện nay. Bệnh nhân lưu ý cần tới bệnh viện thăm khám để được bác sĩ tư vấn phương pháp phù hợp nhất. Đồng thời tuân thủ nghiêm túc hướng dẫn điều trị sẽ giúp bạn nhanh chóng được đẩy lùi.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0983845445

Tin mới

Mỡ máu cao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Máu Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không? Căn Bệnh “Thời Đại Mới” Tiềm Ẩn Nguy Cơ Đột Quỵ

Hệ quả của cuộc sống hiện đại, với lối sống thiếu vận động và chế...
chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...