Bé Bị Lác Đồng Tiền Bôi Thuốc Gì
Dưới đây là một số loại thuốc có thể được sử dụng để điều trị lác đồng tiền ở trẻ em:
- Clotrimazole: Đây là loại thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh nấm ngoài da, bao gồm lác đồng tiền. Bố mẹ có thể bôi thuốc lên vùng da bị tổn thương và các vùng da lân cận của trẻ. Lưu ý rằng không nên bôi thuốc vào các vùng nhạy cảm như mắt, miệng hoặc bộ phận sinh dục.
- Lotrimin: Thuốc này cũng chứa Clotrimazole và được sử dụng để điều trị các bệnh nấm ngoài da. Bôi trực tiếp lên da bị nhiễm nấm, nhưng trước khi sử dụng thuốc, hãy đảm bảo vùng da đã được làm sạch.
- Miconazole: Miconazole cũng là một lựa chọn an toàn cho trẻ khi điều trị lác đồng tiền. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ, đặc biệt nếu trẻ nhỏ hơn 12 tuổi.
- Lamisil: Thuốc này chứa Terbinafine và thường được sử dụng để điều trị lác đồng tiền. Việc sử dụng thuốc cho trẻ cần được hướng dẫn và theo dõi cẩn thận.
- Nizoral: Nizoral chứa Ketoconazole và được sử dụng rộng rãi để điều trị nhiễm nấm ngoài da, bao gồm cả lác đồng tiền. Tuy nhiên, việc sử dụng cho trẻ cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ.
- Silkron: Loại thuốc này thường được sử dụng để điều trị các bệnh nấm ngoài da, giảm ngứa ngáy và các triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên, trước khi sử dụng cho trẻ, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và tuân thủ hướng dẫn về liều lượng.
- Tolnaftate: Đây cũng là một loại thuốc bôi da kháng nấm được sử dụng để điều trị lác đồng tiền. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần theo chỉ định của bác sĩ.
- Terbinafine: Terbinafine được sử dụng để điều trị nhiễm nấm ngoài da, bao gồm cả lác đồng tiền. Tuy nhiên, chỉ sử dụng cho trẻ từ 12 tuổi trở lên và theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Nhiều phụ huynh thắc mắc: “Bé bị lác đồng tiền bôi thuốc gì an toàn hiệu quả?”. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm thuốc dạng bôi giúp điều trị tại chỗ tình trạng tổn thương do lác gây ra. Tuy nhiên không phải thuốc nào cũng phù hợp cho trẻ nhỏ. Tốt hơn hết bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc bôi trị lác cho con. Tham khảo một số loại thường được chỉ định qua bài viết sau đây.
Bé bị lác đồng tiền bôi thuốc gì an toàn hiệu quả?
Bệnh lác đồng tiền là tình trạng tổn thương da do tác hại của vi nấm. Chúng xâm nhập và phát triển trên da, hình thành các vết thương từ nhẹ đến nặng. Bất kỳ ai cũng có thể mắc phải chứng bệnh này, trong đó có trẻ em. Lác hay còn được gọi là hắc lào, bệnh lý da liễu phổ biến và có thể điều trị dứt điểm.
Tuy nhiên, hiện nay do nhiều người chủ quan, không can thiệp chữa trị từ sớm khiến tình trạng tổn thương da dễ lan rộng và tái phát nhiều lần. Trẻ em có triệu chứng ngứa ngáy khó chịu, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Nguy hiểm hơn, cơn ngứa làm trẻ mất ngủ, ăn không ngon lâu dần có thể làm suy nhược cơ thể, chậm phát triển.
Do đó, bố mẹ nên sớm phát hiện và chữa trị lác đồng tiền cho trẻ từ giai đoạn bệnh mới khởi phát. Phương pháp dùng thuốc bôi trị lác được nhiều phụ huynh quan tâm do thuốc thường có tác dụng nhanh chóng. Tuy nhiên hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm bôi da trị lác, khiến cho bố mẹ không khỏi băn khoăn: " Bé bị lác đồng tiền bôi thuốc gì an toàn và hiệu quả?".
Bởi, thuốc tân dược có dược tính mạnh, nếu sử dụng loại không phù hợp, sai liều lượng có thể phát sinh các phản ứng phụ ảnh hưởng sức khỏe của trẻ nhỏ. Do đó, bố mẹ cần thận trọng trước khi dùng bất kỳ loại thuốc bôi da nào cho con khi nhận thấy trên da xuất hiện các dấu hiệu lác đồng tiền.
Biết được nhu cầu của phụ huynh trong việc tìm kiếm sản phẩm, thuốc bôi da cho trẻ bị lác đồng tiền, dưới đây là một số loại được chỉ định phổ biến. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng cho trẻ.
1. Bé bị lác đồng tiền bôi thuốc gì? Clotrimazole
Clotrimazole là thuốc được dùng trong điều trị các bệnh lý nhiễm trùng ngoài da do nấm, trong đó có bệnh lác đồng tiền. Dùng thuốc dưới dạng bôi ngoài da, giúp kiểm soát các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu, có thể dùng cho trẻ em bị nhiễm nấm.
Bố mẹ nên bôi thuốc cho trẻ trên vùng da bị tổn thương và một số vùng da lân cận. Bôi thuốc xong nên để thuốc có thời gian thẩm thấu và khô tự nhiên trên da, không quấn tã ngay hoặc bao, băng vết thương, chỉ trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Tránh bôi thuốc vào mắt, mũi, miệng hoặc bộ phận sinh dục.
- Liều dùng tham khảo: Dùng cho trẻ em trên 3 tuổi, mỗi ngày bôi 2 lần, liên tục trong khoảng 1 tháng. Tùy mức độ tổn thương da của bé, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách sử dụng phù hợp.
- Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây ra một số phản ứng sau khi dùng chẳng hạn như phát ban, buồn nôn, dị ứng, ngứa ngáy trên da,... Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng gặp những tác dụng phụ này. Nếu nhận thấy trẻ có dấu hiệu bất thường, bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ xử lý sớm.
2. Dùng kem bôi Lotrimin
Lotrimin là dạng thuốc bôi da được chỉ định cho các đối tượng mắc bệnh da liễu do nấm gây ra, chẳng hạn như tình trạng nhiễm nấm cadida, lang ben, lác đồng tiền,... Thành phần chính có trong thuốc là Clotrimazole và các tá dược khác. Công dụng giúp diệt nấm, ngăn chặn sự phát triển của chúng trên da.
Dùng thuốc bôi trực tiếp lên da, có thể dùng cho trẻ em. Phụ huynh nên làm sạch bề mặt da trước khi sử dụng thuốc. Ngoài ra để đảm bảo vệ sinh hãy sử dụng tăm bông chấm thuốc bôi lên da, nếu dùng tay phải đảm bảo rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn. Thoa thuốc với liều lượng được khuyến cáo.
- Liều dùng tham khảo: Sử dụng mỗi ngày 2 lần sáng và chiều. Không sử dụng thuốc liên tục quá 4 tuần. Không băng bó vết thương ngay khi sử dụng thuốc nếu không được bác sĩ chỉ định.
- Tác dụng phụ: Lưu ý một số biểu hiện phụ khi dùng thuốc có thể xảy ra, chẳng hạn như tình trạng ngứa, sưng da, châm chích, nổi mẩn, bỏng rát hoặc nổi mụn nước trên da. Ở những trẻ có cơ địa nhạy cảm có thể gặp phải một số phản ứng khác không được đề cập. Nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ xử lý.
3. Miconozale
Bé bị lác đồng tiền bôi thuốc gì? Bạn có thể sử dụng thuốc bôi Miconozole cho trẻ. Đây là một dạng thuốc bôi da có chứa chất Miconozole nitrate giúp kháng nấm, điều trị các bệnh da liễu trong đó có lác đồng tiền. Công dụng chính giúp loại bỏ nấm trên da, ngăn nguy cơ tổn thương lan rộng, giảm triệu chứng khó chịu.
Thuốc thường được chỉ định cho người đang gặp vấn đề về da, nhiễm các loại nấm gây hại. Sử dụng với liều dùng phù hợp, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng, đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Sản phẩm không phù hợp cho đối tượng bệnh nhi bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc, không dùng cho bệnh nhân đang bị suy giảm chức năng gan, dễ bị dị ứng.
- Liều dùng tham khảo: Dùng cho trẻ em trên 12 tuổi mỗi ngày thoa 2 lần, sử dụng 2 - 5 tuần dựa trên tình trạng da. Trường em trẻ dưới 12 tuổi bị lác muốn sử dụng thuốc trước hết phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Tác dụng phụ: Trong quá trình dùng thuốc, bệnh nhi có thể gặp phải một số phản ứng tại chỗ như ngứa, nóng rát, phát ban, nhăn da, bít tắc lỗ chân lông. Trường hợp ít gặp hơn, trẻ bị nổi mề đay, phù nề, viêm da dị ứng. Ngoài ra trẻ cũng có thể gặp phải một vài phản ứng liên quan đến tiêu hóa như buồn nôn, rối loạn tiêu hóa.
4. Kem bôi lác đồng tiền cho bé Lamisil
Lamisil cũng là thuốc bôi da thường được nhắc đến điều trị bệnh lác đồng tiền. Nếu phụ huynh đang quan tâm đến vấn đề: "Bé bị lác đồng tiền bôi thuốc gì?", có thể tham khảo sản phẩm này. Thành phần chính có trong thuốc là Terbinafine có công dụng kháng nấm, diệt khuẩn, giúp điều trị các bệnh lý về da như lang ben, vảy nến, lác đồng tiền,...
Sử dụng Lamisil cho trẻ em nên tham khảo trước ý kiến bác sĩ. Đặc biệt đối với trường hợp trẻ có cơ địa mẫn cảm, dễ dị ứng không nên tự ý dùng thuốc điều trị cho trẻ. Chống chỉ định dùng thuốc nếu bệnh nhi dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc, vùng da bị viêm nhiễm nặng. Thông báo với bác sĩ nếu trẻ có tiền sử dị ứng thuốc.
Sử dụng thuốc bôi trực tiếp lên da đang bị tổn thương. Tuy nhiên nên chú ý rửa tay thật sạch trước khi tiếp xúc với thuốc bôi lên da trẻ. Không nên dùng quá nhiều thuốc, chỉ dùng với liều lượng được bác sĩ hướng dẫn. Tránh bôi thuốc khu vực da gần mắt, hạn chế tình trạng thuốc dính vào mắt trẻ hoặc bộ phận sinh dục. Nên rửa ngay bằng nước và đưa bé đến gặp bác sĩ nếu vô tình để thuốc dính vào các bộ phận này.
- Liều dùng tham khảo: Dùng thuốc cho trẻ trên 12 tuổi, trường hợp bé nhỏ hơn nên thông qua hướng dẫn điều trị và theo dõi của bác sĩ trước khi dùng. Ngày bôi 1 - 2 lần, dùng trong thời lượng được khyến cáo.
- Tác dụng phụ: Một số phản ứng tại chỗ có thể xuất hiện khi dùng thuốc như ngứa, bong tróc da, kích ứng, đau rát, nóng da, nổi ghẻ. Bên cạnh đó, thuốc có khả năng gây ra một vài tác dụng phụ ít gặp khác như viêm da, tức ngực, khó thở,... Nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ xử lý khi thấy triệu chứng bất thường ở bé xuất hiện ngày càng nặng nề.
5. Nizoral
Nizoral là thuốc trị nấm da được sử dụng phổ biến hiện nay. Thuốc dạng kem bôi ngoài da, có thể sử dụng cho trường hợp bé bị lác đồng tiền. Thành phần chính có trong thuốc là Ketoconazole với tác dụng kháng nấm, chống niễm trùng da do nấm gây ra. Hoạt chất này giúp hình thành lớp màng bao bọc bên ngoài, khiến nấm không thể tiếp tục phát triển.
Thuốc được chỉ định cho đối tượng nhiễm nấm toàn thân, trong đó có tình trạng lác đồng tiền, lang ben,... dùng cho trường hợp nấm ở bẹn hay vùng kín. Không dùng thuốc nếu trẻ bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc. Không dùng thuốc cho người bị suy gan hoặc rối loạn chức năng gan.
Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng, tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Dùng tại chỗ trực tiếp lên khu vực da bị tổn thương. Không cho trẻ uống, nuốt thuốc. Trường hợp trẻ vô tình ngậm phải nên cho bé súc miệng với nước sạch nhiều lần và đưa trẻ đến gặp bác sĩ.
- Liều dùng tham khảo: Dùng thuốc mỗi ngày 2 lần, thời gian sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Không bôi thuốc vào mắt, mũi, miệng hoặc trong âm đạo của bé gái, vị trí bên trong tai. Sử dụng không quá 6 tháng để đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Tác dụng phụ: Một số phản ứng tại chỗ khi dùng thuốc có thể xảy ra như nổi mề đay, phòng da, phát ban. Bên cạnh đó trẻ cũng có nguy cơ bị nhức đầu, chóng mặt, đau ngực, khó thở, sốt,... khi sử dụng Nizoral.
6. Silkron - Kem bôi lác đồng tiền cho bé
Siikron là thuốc bôi trị bệnh ngoài da như hắc lào, nấm ngứa được sử dụng phổ biến hiện nay. Thành phần trong thuốc có thể kể đến như Betamethasone, Clotrimazole, Gentamicin,... giúp điều trị tình trạng nhiễm trùng da, giảm ngứa ngáy và các triệu chứng khó chịu. Dùng được cho trẻ em đang bị lác đồng tiền.
Tương tự như các loại thuốc trên, Silkron được dùng bôi trực tiếp ngoài da. Tuy nhiên trước khi dùng cho trẻ em, phụ huynh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Lưu ý vệ sinh vùng da bị lác sạch sẽ trước khi bôi thuốc. Dùng với liều lượng vừa đủ, tránh lạm dụng.
Không dùng thuốc cho đối tượng bệnh nhi bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc. Không sử dụng cho trẻ em dưới 1 tuổi. Không dùng trên vùng da bị tổn thương nặng, có dấu hiệu lở loét, bội nhiễm, vết thương hở.
- Liều dùng tham khảo: Mỗi ngày dùng 2 lần, sử dụng liên tục trong khoảng 7 ngày để giảm triệu chứng bệnh. Không bôi quá 45g trong 1 tuần, không dùng thuốc quá 2 tuần. Trường hợp lác không khỏi sau khi kết thúc liệu trình, phụ huynh nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều chỉnh thuốc cho phù hợp.
- Tác dụng phụ: Thuốc Silkron có thành phần dược tính mạnh, dễ phát sinh phản ứng phụ khi dùng. Do đó, bé có thể gặp phải một số tác dụng phụ tại chỗ như kích ứng da, nóng rát, ứng đỏ, khô da, bong tróc. Ngoài ra, trường hợp dùng quá liều có thể gây ra một vài phản ứng nghiêm trọng hơn như viêm nang lông, bội nhiễm, teo da, nổi mụn, rậm lông,...
7. Tolnaftate
Bé bị lác đồng tiền bôi thuốc gì? Bạn có thể tham khảo thuốc bôi da Tolnaftate. Đây là thuốc dùng trong điều trị các bệnh lý da liễu do nhiễm phải nấm ngứa, giúp ngăn chặn sự phát triển của tác nhân gây hại trên da, hạn chế tổn thương lan rộng. Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng Tolnaftate cho trẻ em, đặc biệt là với các bé nhỏ tuổi.
Sử dụng thuốc bôi ngoài da, vệ sinh kỳ vùng da bị nấm trước khi dùng. Liều dùng và thời gian sử dụng tùy thuộc vào mức độ tổn thương da và tình trạng sức khỏe của trẻ nhỏ. Không nên lạm dụng hoặc dùng thuốc kéo dài khi chưa được bác sĩ chỉ định.
- Liều dùng tham khảo: Sử dụng cho trẻ em trên 2 tuổi bị nấm da, lác đồng tiền mỗi ngày 1 - 2 lần, dùng liên tục từ 2 - 4 tuần.
- Tác dụng phụ: Khi dùng có thể gặp phải các phản ứng tại chỗ như ngứa da, nổi ban, sưng da,... Một số trường hợp hiếm gặp hơn như choáng, khó thở. Nếu nhận thấy trẻ có các biểu hiện bất thường kéo dài, có xu hướng trở nặng, phụ huynh nên nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ.
8. Bé bị lác đồng tiền bôi thuốc gì? Terbinafine
Terbinafine được sử dụng trong điều trị các bệnh lý ngoài da như nấm móng, nấm kẽ tay, kẽ chân, lang ben, lác đồng tiền,... Thành phần chính là Terbinafine Hydrochloride kháng nấm, ngăn chặn sự phát triển và lây lan của nấm trên da.
Thuốc được chỉ định cho nhiều đối tượng bệnh nhân, trong đó có thể sử dụng cho trẻ em. Tuy nhiên không dùng thuốc cho trẻ dưới 12 tuổi, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc cho trẻ. Ngoài ra, Terbinafine chống chỉ định cho đối tượng bị dị ứng và quá mẫn với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.
Dùng bôi ngoài da, liều dùng và thời gian sử dụng cho trẻ em nên thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ. Lưu ý vệ sinh vùng da bị lác cho trẻ trước khi bôi thuốc để dược chất thẩm thấu vào da tốt nhất. Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi tiếp xúc với thuốc bôi lên da cho trẻ.
- Liều dùng tham khảo: Bôi ngày 1 - 2 lần, dùng với lượng vừa đủ. Tùy vào tình trạng bệnh lý của mỗi người thời gian điều trị sẽ kéo dài trong 1 - 2 tuần phù hợp. Dùng theo hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế các rủi ro cho trẻ nhỏ.
- Tác dụng phụ: Phản ứng tại chỗ như nổi mẩn đỏ, châm chích da, ngứa ngáy. Ngoài ra trẻ có thể gặp phải một số phản ứng dị ứng khác như khó thở, ngứa, sưng mặt, choáng,... Nên thông báo với bác sĩ nếu phụ huynh nhận thấy trẻ có các biểu hiện bất thường kéo dài.
Lưu ý khi dùng thuốc bôi trị lác cho trẻ em
Sử dụng thuốc bôi trị lác đồng tiền cho trẻ em mang lại hiệu quả nhanh, đẩy lùi triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Tuy nhiên trong quá trình điều trị, phụ huynh nên lưu ý một vài vấn đề sau đây:
- Trước khi dùng thuốc nên đưa bé đến gặp bác sĩ thăm khám để xác định tình trạng bệnh lý bé đang gặp phải.
- Dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không lạm dụng hoặc tự ý thay đổi liều lượng, ngưng dùng hoặc kết hợp thuốc bừa bãi.
- Giữ vệ sinh da bé sạch sẽ trước khi bôi thuốc. Chú ý rửa tay của bạn với xà phòng diệt khuẩn trước khi tiếp xúc với thuốc bôi cho bé để hạn chế viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng.
- Tắm rửa cho bé hàng ngày, lựa chọn quần áo thoải mái, chất liệu thấm hút mồ hôi. Hạn chế mặc đồ bó sát cho trẻ, tránh mồ hôi, ẩm ướt khiến tình trạng ngứa ngáy trở nên nghiêm trọng hơn.
- Kết hợp chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý. Bổ sung cho trẻ thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất để nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch. Hạn chế các thực phẩm gây dị ứng, không có lợi cho sức khỏe như đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn quá ngọt, quá mặn,...
- Vệ sinh không gian sống sạch sẽ, tránh để bé tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như lông chó mèo, phấn hoa, bụi bẩn,... Khi đi ra ngoài nên đeo khẩu trang cho bé, đặc biệt là những nơi đông người, có nhiều bụi bặm.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc: "Bé bị lác đồng tiền bôi thuốc gì an toàn hiệu quả?". Các loại thuốc được gợi ý trong bài viết được chỉ định dùng cho trẻ em trong trường hợp chữa trị các bệnh ngoài da. Tuy nhiên trước khi dùng phụ huynh nên tham khảo ý kiến bác sĩ, tuân thủ đúng hướng dẫn để đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!