Bệnh Tổ Đỉa Có Nguy Hiểm Không? Điều Trị Như Thế Nào?

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Bệnh tổ đỉa là căn bệnh mãn tính, nguyên nhân gây bệnh đến nay vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, qua nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh có sự liên quan mật thiết và phối hợp của nhiều yếu tố như cơ địa nhạy cảm cùng các tác nhân như có tiền sử mắc bệnh viêm da, môi trường ô nhiễm và các thói quen sinh hoạt xấu như hút thuốc, tiếp xúc hóa chất thường xuyên… Vậy bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào? Tham khảo bài viết sau để biết được câu trả lời chính xác.

Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa

Bệnh tổ đỉa hay còn được gọi là chàm tổ đỉa, đây là một trong những căn bệnh da liễu phổ biến đặc trưng với các triệu chứng như xuất hiện các đốm mụn nước nhỏ li ti ở lòng bàn tay, bàn chân, ở các kẽ và rìa ngón tay, ngón chân. Kèm theo đó những cơn ngứa ngáy dữ dội gây nhiều phiền toái, rắc rối cho đời sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.

Bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không?
Tổ đỉa là căn bệnh da liễu đặc trưng với các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mụn nước sâu, da khô ráp, bong tróc…

Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa, trong đó còn có sự liên quan đến các yếu tố kết hợp như:

  • Dị ứng với hóa chất: Trong sinh hoạt, làm việc hằng ngày khiến làn da thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại, có nguy cơ tiềm ẩn gây ra bệnh tổ đỉa như xà phòng, hóa chất tẩy rửa, dầu mỡ, thuốc nhuộm, xăng dầu, các loại thuốc kháng sinh ngoài da, dung môi, xi măng…
  • Do thói quen ăn uống: Cơ thể dị ứng với một số loại thực phẩm như hải sản (tôm, cá, cua…), thịt bò, trứng, sữa… cũng chính là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ khởi phát một số triệu chứng bệnh tổ đỉa.
  • Suy giảm sức đề kháng: Sức đề kháng suy giảm, sức khỏe yếu ớt cũng là nguyên nhân làm giảm khả năng chống lại các tác nhân dị ứng từ bên ngoài cơ thể và gây ra một số bệnh lý ngoài da, trong đó có bệnh tổ đỉa.
  • Do tác dụng phụ của thuốc Tây: Đây cũng là nguyên nhân dễ dàng khởi phát triệu chứng bệnh tổ đỉa. Mặc dù thuốc Tây có khả năng chữa bệnh hiệu quả, nhưng đồng thời thuốc cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như phát sinh các triệu chứng dị ứng, suy giảm sức đề kháng của làn da, cản trở quá trình sinh sản các tế bào da mới của cơ thể…
  • Ngoài ra, còn một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khác như môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với nguồn nước bẩn, lông cho mèo, thời tiết thay đổi, khói bụi… Đồng thời, đối với một số người có tuyến bài tiết mồ hôi ở tay, chân hoạt động mạnh cũng là nguyên nhân khiến vi khuẩn, virus xâm nhập vào trong da, từ đó phát triển bệnh.

Bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không?

Bệnh tổ đỉa có xu hướng lặp đi lặp lại thường xuyên, ngứa ngáy, da nứt nẻ, nổi mụn nước sâu, ở thể nhiễm khuẩn sẽ gây sưng tấy, nổi mụn mủ, viêm loét, còn ở thể khô sẽ làm xuất hiện triệu chứng nổi mẩn đỏ, bong tróc vảy… Trong đó. đặc trưng triệu chứng của bệnh là những cơn ngứa ngáy dữ dội, khiến người bệnh có xu hướng cào gãi mạnh, làm tổn thương những vùng da tổ đỉa.

Vậy bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia da liễu, bệnh không nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của con người. Tuy nhiên, nếu không biết cách chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ khiến vùng da bị tổn thương càng tăng nặng mức độ nhiễm trùng, tạo điều kiện để các loại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.

Bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không?
Bệnh tổ đỉa không được chữa trị kịp thời và đúng cách có thể gây nhiều biến chứng khó chịu ngoài da

Một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi mắc bệnh tổ đỉa như:

  • Nhiễm trùng: Những đốm mụn nước do bệnh tổ đỉa gây ra dù rất nhỏ, cứng nhưng khi cào gãi, chà xát mạnh cũng sẽ lam vỡ mụn nước, nhiễm trùng da. Lúc này, những triệu chứng bắt đầu tăng nặng về mức độ như nổi mụn mủ, ngứa rát, viêm loét… Kéo theo đó là các bệnh lý như mụn cóc, zona thần kinh hoặc các bệnh lý về tay chân miệng.
  • Gây sẹo thâm vĩnh viễn: Những tổn thương ngứa ngáy trên da bị trầy xước mức độ nặng nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ để lại sẹo thâm sẫm màu trên da, gây mất thẩm mỹ, làm giảm ngoại hình của người bệnh.
  • Biến dạng móng: Những tổn thương của bệnh tổ đỉa nếu xuất hiện ở tay, chân và không được điều trị đúng cách sẽ làm da khô ráp, nứt nẻ, biến dạng móng…
  • Ảnh hưởng đến tâm lý: Tay, chân là bộ phận thường xuyên tiếp xúx với các tác nhân bên ngoài, dễ nhìn thấy khiến người bệnh e ngại, tự ti trong giao tiếp hằng ngày. Không những vậy, các cơn ngứa ngáy kéo dài còn khiến người bệnh suy giảm khả năng hoạt động hằng ngày. Thậm chí, triệu chứng kéo dài quá lâu có thể khiến người bệnh stress nặng, căng thẳng kèm theo nhiều biến chứng khác.

Theo các chuyên gia da liễu, căn bệnh tổ đỉa này liên quan mật thiết đến yếu tố nội sinh và ngoại sinh nên việc điều trị bệnh dứt điểm gần như là điều không thể. Bệnh càng kéo dài và tái phát với tần suất thường xuyên càng làm tăng mức độ nguy hiểm của bệnh tổ đỉa, khiến bệnh phức tạp và khó chữa trị hơn.

Một số biện pháp điều trị bệnh tổ đỉa

Để đạt được hiệu quả cao trong điều trị bệnh tổ đỉa, người bệnh nên tìm đến các biện pháp chữa trị như kết hợp Tây y với các mẹo chăm sóc đơn giản tại nhà để kiểm soát các triệu chứng bệnh. Nếu kiên trì áp dụng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chắc chắn sẽ giúp cải thiện hiệu quả triệu chứng bệnh tổ đỉa, thường chỉ mất khoảng 3  – 4 tuần.

1. Dùng các loại thuốc tân dược

Tương tự như một số bệnh lý da liễu khác, các triệu chứng bệnh tổ đỉa hoàn toàn có thể được cải thiện thông qua các loại thuốc Tây. Tùy theo từng trường hợp bệnh cụ thể má bác sĩ sẽ kê đơn loại thuốc phù hợp. Trong đó, các loại thuốc bôi có khả năng cải thiện triệu chứng từ bên ngoài, còn thuốc uống giúp điều trị triệu chứng từ bên trong.

Thuốc tân dược được chỉ định sử dụng cho cả người mắc bệnh tổ đỉa cấp tính và mạn tính. Có thể kể đến một số loại thuốc chữa bệnh tổ đỉa như:

Thuốc bôi điều trị tại chỗ

Nhóm thuốc này có tác dụng phòng ngừa bội nhiễm và ức chế quá trình lây lan của các đốm mụn nước. Đồng thời thuốc còn giúp phòng ngừa tái phát bệnh hiệu quả. Có thể kể đến một số loại thuốc như:

Bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không?
Các loại thuốc bôi ngoài da có tác dụng điều trị tại chỗ, cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, sưng viêm ngoài da…
  • Dung dịch thuốc tím, Milian: Những trường hợp bị bệnh tổ đỉa có dấu hiệu viêm nhiễm, có mụn mủ, rỉ nước sẽ được sử dụng thuốc tím Methyl 1% hoặc Milian nhằm ức chế những tổn thương viêm nhiễm, mụn mủ trên da. Đồng thời, ngăn ngừa sự xâm nhập của các loại vi khuẩn nhằm tránh viêm nhiễm khiến bệnh càng nặng hơn.
  • Dung dịch bạc nitrat 0.5%, cồn BSI 1 – 3%: Một số trường hợp bị tổ đỉa làm nổi mụn nước đơn thuần nhưng vẫn còn cứng, chưa vỡ ra cũng có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc này để ngăn ngừa tình tràng nhiễm trùng, giảm ngứa ngáy hiệu quả.
  • Thuốc mỡ, kem bôi chứa corticoid: Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến trong nhóm này như Eumovate, Flucinar, Dermovate… có tác dụng kiểm soát cơn ngứa ngáy, ức chế viêm nhiễm, phòng ngừa sẹo thâm. Đồng thời, tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ kê đơn kết hợp một số loại thuốc chống nấm, thuốc kháng sinh, thuốc bôi ức chế hệ miễn dịch… để ngăn chặn viêm nhiễm.

Thuốc uống điều trị toàn thân

Ngoài việc sử dụng thuốc bôi để điều trị các triệu chứng ngoài da, người bệnh tổ đỉa có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc dạng uống để giảm nhanh các triệu chứng tổ đỉa từ sâu bên trong cơ thể.

Bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không?
Với những trường hợp bị bệnh tổ đỉa nặng, tổn thương nặng, viêm nhiễm nên sử dụng thuốc kháng sinh, chống nấm, kháng H1…
  • Thuốc kháng sinh: Được sử dụng chủ yếu trong điều trị bệnh tổ đỉa mạn tính đã bị nhiễm khuẩn, bội nhiễm. Dược tính của thuốc khá mạnh nên kiểm soát rất tốt tình trạng viêm nhiễm, hỗ trợ tiêu diệt các triệu chứng bệnh.
  • Thuốc kháng histamine: Sự tăng tiết histamine trong cơ thể cũng là một trong những nguyên nhân làm khởi phát triệu chứng bệnh tổ đỉa. Vì vậy, để giảm các triệu chứng bệnh như dị ứng, ngứa ngáy do cơ thể sản sinh histamine quá mức nên sử dụng nhóm thuốc này với liều lượng quy định.
  • Ngoài ra, thuốc chống nấms, thuốc chống viêm viêm corticoid, thuốc điều trị rối loạn thần kinh giao cảm (do tay chân ra nhiều mồ hôi, do stress nặng…), một số loại vitamin A, E, C, PP… nhằm hỗ trợ phục hồi làn da bị tổn thương, tăng cường phục hồi sức đề kháng tự nhiên bảo vệ sức khỏe làn da.

Liệu pháp ánh sáng

Với những trường hợp bị bệnh tổ đỉa nặng, không đáp ứng điều trị bệnh hiệu quả bằng các loại thuốc Tây sẽ được chỉ định điều trị bằng liệu pháp ánh sáng (quang trị liệu). Phương pháp này sử dụng các tia cực tím có bước sóng ngắn và trung bình (UVB/ UVC) để điều trị các triệu chứng khó chịu trên bề mặt da.

Lưu ý: Điều trị bệnh tổ đỉa theo Tây y với ưu điểm đem lại hiệu quả cao, tác dụng nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc chỉ có khả năng điều trị triệu chứng bệnh và duy trì hiệu quả trong thời gian ngắn. Sau đó nếu không được chăm sóc điều trị đúng cách bệnh sẽ rất dễ tái phát, thậm chí có rất nhiều trường hợp phải sống chung với bệnh cả đời.

2. Điều trị bệnh tổ đỉa tại nhà bằng các mẹo đơn giản

Ngoài sử dụng thuốc Tây điều trị bệnh tổ đỉa, người bệnh cũng có thể áp dụng thêm một số biện pháp khác để hỗ trợ điều trị các triệu chứng ngoài da như nổi mụn nước, ngáy ngáy, đau rát… hiệu quả/.

Sử dụng lá lốt

Lá lốt là loại thực vật rất quen thuộc đối với người Việt Nam. Loại lá này không chỉ được sử dụng trong nấu ăn mà còn là một loại thảo dược chữa trị bệnh ngoài da hiệu quả. Theo nghiên cứu, lá lốt có đặc tính kháng viêm, chống khuẩn tự nhiên cực kỳ tốt, nhờ đó giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, phòng ngừa viêm nhiễm tại các vùng da bị tổn thương.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một nắm lá lốt tươi, rửa sạch và ngâm vào nước muối pha loãng để loại bỏ vi khuẩn, tạp chất bám trên bề mặt lá.
  • Cho lá lốt vào cối giã nhuyễn, sau đó cho vào một miếng vải mỏng lọc lấy phần nước cốt để uống trực tiếp.
  • Còn phần bã lá thì cho vào nồi nước sôi đun lên khoảng 3 phút. Đổ nước ra thau, đợi cho nguội bớt thì dùng để ngâ rửa tay, chân.
  • Kiên trì thực hiện mẹo này khoảng 1 – 2 lần/ ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Muối hạt

Muối hạt có khả năng sát khuẩn tự nhiên mạnh nên thường được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh lý da liễu, giảm ngứa ngáy và ngăn ngừa viêm nhiễm, trong đó có bệnh tổ đỉa.

Cách thực hiện:

  • Pha nước sôi và nước lạnh để có một thau nước với độ ấm vừa phải.
  • Cho vào thau 2 thìa muối hạt và khuấy đều để muối tan ra hoàn toàn.
  • Ngâm tay, chân vào thau nước muối này cho khoảng 15 phút, kết hợp massage nhẹ nhàng vùng da bị tổn thương để tăng hiệu quả điều triệu triệu chứng.
Bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không?
Muối hạt có đặc tính sát khuẩn mạnh giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng ngứa ngáy, chống viêm ngoài da do bệnh tổ đỉa gây ra

Sử dụng lá trầu không chữa bệnh tổ đỉa

Trong lá trầu không có chứa một số hoạt chất kháng sinh, chống khuẩn, chống nấm… tự nhiên, nhờ đó có khả năng cải thiện hiệu quả các triệu chứng bệnh tổ đỉa như giảm ngứa, chống viêm, thúc đẩy làm tăng tốc độ phục hồi của vùng da bị tổn thương.

Cách thực hiện

Cách 1:

  • Dùng một nắm lá trầu không tươi, rửa sạch và ngâm vào thau nước muối pha loãng khoảng 15 phút.
  • Vò sơ lá trầu không cho hơi nát, cho vào nồi nước sôi 1.5 lít trong vòng 5 phút để các dược chất trong lá tiết hết ra nước. Nên cho thêm muối biển hoặc phèn chua để tăng hiệu quả khả năng sát trùng.
  • Đổ nước ra thau rồi đợi cho nguội bớt thì dùng để ngâm tay, ngâm chân.

Cách 2:

  • Chuẩn bị một nắm lá trầu không và rau răm, ngâm vào thau nước muối trong vòng 15 phút.
  • Đun nồi nước sôi 1.5 lít rồi cho hết các nguyên liệu đã chuẩn bị vào và nấu trong khoảng 15 phút thì tắt bếp.
  • Lọc lấy phần nước cho ra, đợi cho nước nguội bớt thì dùng để ngâm rửa tay chân, còn xác lá thì bỏ đi.
  • Kiên trì áp dụng mẹo này đều đặn từ 1 – 2 lần để đạt được hiệu quả điều trì

Dùng tỏi chữa bệnh tổ đỉa

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, trong tỏi có chứa hàm lượng cao allicin. Đây là một hoạt chất có đặc tính kháng sinh tự nhiên, có khả năng hỗ trợ cải thiện triệu chứng của bệnh tổ đỉa như ứ chế sự hoạt động của các ổ viêm nhiển tên da.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 củ tươi, bóc vỏ và rửa sạch. Giã nát tỏi hoặc cho vào cối giã nhuyễn để lọc lấy nước cốt.
  • Làm sạch vùng da bị tổ đỉa bằng dung dịch sát khuẩn thông dụng. Dùng tăm bông thấm nước cốt tỏi và thoa đều lên vùng da bị bệnh.
  • Để khoảng 10 phút để da hấp thu trọn vẹn các dược chất trong tỏi. Kiên trì thực hiện 2 lần/ ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý: Các mẹo dân gian chữa trị bệnh tổ đỉa với ưu điểm là lành tính, hiệu quả và dễ thực hiện, không tốn kém nhiều chi phí. Tuy nhiên, các mẹo này chỉ phù hợp với những người mắc bệnh tổ đỉa mức độ nhẹ, triệu chứng vừa khởi phát. Ngược lại, với những trường hợp bị nặng nên áp dụng những biện pháp điều trị chuyên môn để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Cách phòng tránh tái phát bệnh tổ đỉa

Như đã biết, bệnh tổ đỉa xảy ra do rất nhiều nguyên nhân và có khả năng tái đi tái lại thường xuyên thì người bệnh cần áp dụng các biện pháp phòng tránh tái phát bệnh hiệu quả:

Bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không?
Giữ vệ sinh làn da bằng nhiều cách thức khác nhau như rửa tay, tắm rửa thường xuyên để phòng ngừa triệu chứng bệnh tổ đỉa
  • Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân dị ứng như bụi bẩn, khói thuốc, hóa chất tẩy rửa để phòng ngừa tái phát triệu chứng của các bệnh lý da liễu.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương hằng ngày, nhất là sau khi tiếp xúc với các tác nhân như sau khi đi mưa, tiếp xúc nguồn nước bẩn,… Lưu ý, luôn giữ cho tay chân khô ráo, sạch sẽ để tránh gây ẩm ướt làn da để tránh phát sinh các triệu chứng bệnh.
  • Không mang giày quá chật trong thời gian dài và cắt ngắn móng tay đều đặn giữ móng sạch sẽ, gọn gàng để làm giảm nguy cơ vi khuẩn trú ẩn bên trong và khởi phát triệu chứng bệnh.
  • Tuyệt đối không dùng tay hay vật cứng nhọn để gãi lên vùng da bị tổ đỉa. Bởi gãi quá mức sẽ làm cho vết thương càng bị nhiễm trùng nặng hơn, khó chữa trị.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh với các loại thực phẩm giàu dưỡng chất tốt cho làn da như vitamin khoáng chất. Đồng thời, duy trì thực hiện các thói quen sinh hoạt khoa học, ngủ đủ giấc, không thức khuya, tập thể dục hằng ngày để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Bôi kem dưỡng ẩm hằng ngày, dù các triệu chứng bệnh đã được cải thiện để nâng cao hàng rào tự nhiên bảo vệ chức năng của làn da.

Như vậy với thắc mắc “bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không?” có thể thấy đây không phải là căn bệnh da liễu nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên nó lại rất khó chữa trị dứt điểm, gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống hằng ngày. Không những vậy, quá trình điều trị cũng rất phức tạp và cần thời gian dài nên người bệnh phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài. Một điều quan trọng nữa là người bệnh cần phải tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983059582

Tin mới

Chuyên gia Đỗ Minh Đường

Điểm Sáng Ghi Dấu Giúp Đỗ Minh Đường Đứng Vững Trong Suốt 155 Năm Qua

Trải qua 155 năm thăng trầm, Nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã vững vàng vượt...
viện y dược cổ truyền dân tộc

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc: Tổng Kết Hoạt Động 2024, Định Hướng Phát Triển Năm 2025

Tháng cuối năm, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc đã thực hiện tổng kết...

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc “Trong Uống Ngoài Bôi” Xử Lý Viêm Da Cơ Địa

Viêm da cơ địa là bệnh lý mãn tính khó xử lý. Đa số người...