Hắc Lào Ở Mặt: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Nhanh Nhất

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Hắc lào ở mặt không chỉ gây ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu mà còn có nguy cơ để lại thâm sẹo mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh. Chính vì thế, khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, chuyên gia khuyến khích bạn nên thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân và có hướng can thiệp phù hợp, tránh hắc lào lan rộng.

Hắc lào ở mặt – Dấu hiệu nhận biết bệnh

Hắc lào là bệnh da liễu do một số vi nấm có kích thước siêu nhỏ tấn công, gây tổn thương trên da. Bất kỳ vùng da nào trên cơ thể cũng có thể xuất hiện các mảng hắc lào, trong đó có cả da mặt. Việc hắc lào xuất hiện trên mặt khiến người bệnh gặp không ít vấn đề trong cuộc sống.

Hắc lào ở mặt - Dấu hiệu nhận biết bệnh
Hắc lào có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, trong đó da mặt cũng không ngoại lệ

Khu vực da mặt nhạy cảm, dễ bị tác động làm tổn thương. Người bệnh có thể quan sát thấy các dấu hiệu bất thường ngay khi hắc lào bắt đầu bùng phát triệu chứng ban đầu. Giai đoạn khởi phát các mảng hắc lào hay còn gọi là lác đồng tiền thường có kích thước nhỏ, tròn. Tùy tình trạng của từng người mà vùng da tổn thương lớn hay nhỏ.

Tất cả vị trí trên mặt đều có thể bị viêm nhiễm vi nấm gây hắc lào. Trường hợp hắc lào ở mặt xảy ra ở nam giới thường tập trung ở vị trí cổ hoặc vùng mọc râu. Mặc dù không gây nguy hiểm như một số bệnh lý khác, tuy nhiên hắc lào ở mặt không kiểm soát sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến tính thẩm mỹ, tác động đến tinh thần và cuộc sống của người bệnh.

Do đó, bạn nên chủ động thăm khám và điều trị khi nhận thấy trên da mặt xuất hiện các dấu hiệu bất thường. Theo các chuyên gia tình trạng hắc lào ở mặt ủ bệnh trong khoảng 2 tuần và bắt đầu bùng phát các dấu hiệu sau đó. Trên da hình thành một vài đốm hình bầu dục, kèm ngứa ngáy khó chịu. Cụ thể:

Hắc lào ở mặt - Dấu hiệu nhận biết bệnh
Mảng da tổn thương khi mới khởi phát nhỏ, sau đó có thể lan rộng, kèm theo ngứa ngáy, đau rát khó chịu
  • Các mảng da đỏ, phát ban bất thường xuất hiện với kích thước từ 1 – 5 cm.
  • Vùng da tổn thương có thể bị sưng tấy, có mụn nước hoặc viền khô cứng bên ngoài rìa, phân biệt rõ với các vùng da bình thường xung quanh.
  • Cơn ngứa ngáy khó chịu bắt đầu xuất hiện, một số trường hợp còn cảm thấy bị bỏng rát, nhất là khi đổ mồ hôi, đi ra nắng.
  • Da yếu dễ bị bong tróc, nứt nẻ, đóng vảy. Các nốt mụn nước có màng mỏng dễ bị vỡ khi bị tác động. Đây là nguyên nhân khiến nấm bắt đầu lan rộng ra các vùng da xung quanh hoặc gây thâm sẹo khó chữa trên da.
  • Trường hợp hắc lào ở mặt xuất hiện ở trẻ em thường nặng hơn so với người lớn do làn da trẻ em mỏng, bé không chủ động trong việc bảo vệ da, dễ cào gãi làm tổn thương da. Ngoài ra trẻ còn có một số triệu chứng đi kèm như biếng ăn, bỏ bú, khó ngủ,…

Hắc lào ở mặt cần được can thiệp điều trị, bởi bạn khó có thể để cho chứng bệnh này tự khỏi mà không có biện pháp tác động kiểm soát nào. Không những vậy, trường hợp áp dụng không đúng phương pháp điều trị còn có nguy cơ khiến hắc lào trở nặng, lan ra nhiều khu vực khác ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống, tâm lý của người bệnh.

Nguyên nhân gây hắc lào ở mặt

Bệnh hắc lào có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, trong đó có da mặt. Nguyên nhân gây bệnh được xác định liên quan đến các loại vi nấm như microsporum, trychophyton, epidermophyton,… Các yếu tố tác động tạo điều kiện cho vi nấm tấn công, gây tổn thương da mặt có thể kể đến như:

Nguyên nhân gây hắc lào ở mặt
Có nhiều yếu tố tác động như vấn đề vệ sinh da, ăn uống, chế độ sinh hoạt,… tạo điều kiện cho vi nấm sinh sôi phát triển
  • Suy giảm hệ miễn dịch và sức đề kháng: Đây là cơ hội thuận lợi cho các hại khuẩn xâm nhập vào cơ thể, các vi nấm bám vào da lưu trú và tấn công gây tổn thương. Do đó, dễ dàng nhận thấy người có sức khỏe kém, đề kháng và hệ miễn dịch suy yếu thường mắc nhiều vấn đề, trong đó điển hình là các bệnh lý ngoài da.
  • Không vệ sinh da mặt sạch sẽ: Vấn đề vệ sinh là nguyên do hàng đầu khiến cho vi nấm có điều kiện tấn công da. Người không giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, không tắm rửa hàng ngày, cơ thể hay đổ nhiều mồ hôi,… tạo môi trường cho vi khuẩn, nấm sinh sôi phát triển. Đặc biệt là da mặt, vị trí tiếp xúc trực tiếp với bụi bẩn, không khí và môi trường ô nhiễm. Việc không làm vệ sinh sạch sẽ khiến cho vi khuẩn, nấm tích tụ trong lỗ chân lông, lâu dần hình thành các tổn thương trên da.
  • Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo: Người ăn thiếu chất, không đủ dinh dưỡng cho cơ thể dễ gặp phải các vấn đề về sức khỏe. Không chỉ tác động đến hệ tiêu hóa, việc ăn uống không đảm bảo, thiếu chất sẽ phát sinh nhiều hệ lụy trong việc sản sinh tế bào mới, làm tăng nguy cơ xâm nhập của hại khuẩn, cụ thể ở đây là các vi nấm gây bệnh hắc lào.
  • Lây nhiễm từ người bệnh: Hắc lào có thể lây lan từ các con đường như tiếp xúc trực tiếp với da người bệnh, sử dụng chung đồ dùng cá nhân, quan hệ tình dục với người bệnh. Chính vì thế, bạn có thể bị hắc lào ở mặt nếu như có tiếp xúc gần gũi hoặc vô tình sử dụng đồ dùng có chứa vi nấm gây bệnh.

Trên đây là một số yếu tố tác động hàng đầu gây nên tình trạng hắc lào ở mặt. Trước khi áp dụng các biện pháp điều trị, người bệnh phải xác định vấn đề mình đang gặp phải và nguyên nhân dẫn đến vấn đề đó. Với bệnh hắc lào nói chung, hắc lào ở mặt nói riêng cũng vậy, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh để có hướng giải quyết phù hợp nhất.

Hắc lào ở mặt có nguy hiểm không?

Hắc lào ở mặt cũng gây ra triệu chứng tương tự như những khu vực khác trên cơ thể. Tuy nhiên da mặt mỏng và nhạy cảm nên cảm giác ngứa ngáy khó chịu có thể nặng nề hơn. Ngoài ra các tổn thương trên da khiến người bệnh cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp với người xung quanh, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm sinh lý.

Hắc lào ở mặt có nguy hiểm không?
Hắc lào ở mặt có nguy hiểm không?

Tình trạng hắc lào xuất hiện ở vùng da mặt có nguy hiểm hay không còn phục thuộc vào nhiều yếu tố. Chẳng hạn như mức độ tổn thương, khu vực da bị tác động,… Cụ thể:

  • Thời gian bị hắc lào: Tình trạng hắc lào dưới 1 tháng có thể điều trị kiểm soát đơn giản bằng các bài thuốc Đông y, Tây y hoặc mẹo chữa dân gian. Nếu hắc lào tái phát nhiều lần kéo dài hơn 1 năm không khỏi có thể khiến da bị tổn thương nặng nề, nguy cơ cao để lại thâm sẹo. Tình trạng nặng có thể nhiễm khuẩn máu, hắc lào mãn tính khó điều trị và dễ phát sinh nhiều vấn đề nguy hại sức khỏe.
  • Khu vực bị hắc lào: Theo các chuyên gia, hắc lào xuất hiện ở bộ phận sinh dục có mức độ nguy hiểm cao do da mỏng, khó tiếp cận điều trị. Trong khi đó vùng da mặt dễ phát hiện ngay từ khi bệnh chớm khởi phát, dễ tiếp cận và điều trị hơn. Do đó nếu người bệnh can thiệp bằng phương pháp phù hợp sớm sẽ có thể chữa dứt điểm chứng bệnh này.

Mặc dù không phải là bệnh lý nguy hiểm trực tiếp đến sức khở và tính mạng, tuy nhiên nếu bạn không sớm điều trị, hắc lào ở mặt lan rộng có thể gây nhiều vấn đề trong sinh hoạt đời sống. Đặc biệt viêm nhiễm, tổn thương khiến da trở nên kém thẩm mỹ, tác động nghiêm trọng đến tinh thần của người bệnh.

Hắc lào ở mặt có nguy hiểm không?
Hắc lào ở mặt lan rộng có thể để lại thâm sẹo kém thẩm mỹ ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần của người bệnh

Không những thế, nguy cơ nấm ăn sâu, xâm nhập gây nhiễm trùng máu có thể xảy ra. Lúc này hắc lào khó chữa khỏi hơn, người bệnh thậm chí phải chung sống với bệnh suốt đời. Nhất là tổn thương trên da tái phát nhiều lần, trở nên nặng nề để lại nhiều thâm sẹo vĩnh viễn. Chính vì thế chuyên gia khuyến khích bạn nên sớm can thiệp điều trị khi nhận thấy da mặt có biểu hiện bất thường.

Các cách điều trị hắc lào ở mặt an toàn

Hiện nay có nhiều phương pháp được áp dụng điều trị tình trạng hắc lào ở mặt. Tùy mức độ tổn thương trên da mà người bệnh sẽ lựa chọn hướng can thiệp phù hợp. Dưới đây là một số cách chữa từ nguyên liệu thiên nhiên, thuốc Tây và Đông y, bạn đọc có thể tham khảo:

Sử dụng nguyên liệu thiên nhiên

Đối với tình trạng hắc lào ở mặt nhẹ, mới khởi phát có thể sử dụng các nguyên liệu có trong thiên nhiên để điều trị. Đa số các thảo dược được dùng chứa thành phần giúp làm dịu da, tác động loại bỏ vi nấm, làm sạch và dưỡng ẩm, tái tạo lại tế bào mới cho da sớm phục hồi thương tổn. Một số mẹo chữa như:

Sử dụng nghệ: Nghệ là nguyên liệu quen thuộc có mặt trong nhiều bài thuốc chữa bệnh da liễu, ngoài ra đây cũng là thành phần có trong nhiều sản phẩm chăm sóc da. Do nghệ chứa hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào giúp kháng khuẩn, chống viêm, ngăn tình trạng lây lan của hắc lào. Thực hiện điều trị theo cách sau:

  • Sử dụng tinh bột nghệ nguyên chất khoảng 1 muỗng cà phê, trộn với 1 ít mật ong.
  • Sau khi vệ sinh da mặt sạch sẽ, bạn sử dụng hỗn hợp thoa nhẹ nhàng lên khu vực bị tổn thương.
  • Sau khoảng 20 – 30 phút thư giãn dùng nước ấm rửa mặt lại, thực hiện mỗi ngày 2 lần.

Cách dùng dầu dừa: Dầu dừa chứa nhiều hoạt chất có tác dụng làm dịu da, giảm ngứa, thúc đẩy quá trình tái tạo da, giảm hắc lào hiệu quả. Mẹo dân gian chữa hắc lào ở mặt bằng dầu dừa an toàn, ít phát sinh tác dụng phụ. Chính vì thế hiện nay nhiều người đã áp dụng mẹo chữa này để kiểm soát hắc lào mới khởi phát. Cách thực hiện như sau:

Các cách điều trị hắc lào ở mặt an toàn
Dùng dầu dừa chữa hắc lào ở mặt an toàn và hiệu quả
  • Sử dụng loại dầu dừa nguyên chất đảm bảo chất lượng, không dùng loại đã bị pha tạp chất hoặc quá hạn dùng, có dấu hiệu hư hỏng.
  • Sau khi rửa mặt sạch, bạn dùng một lượng vừa đủ dầu dừa thoa lên vùng da cần điều trị, áp dụng đều đặn mỗi ngày 3 lần để giảm triệu chứng khó chịu do hắc lào gây ra.

Dùng tràm trà: Ngoài hai cách làm trên, bạn có thể sử dụng tinh dầu tràm để chữa hắc lào ngoài da. Nhờ tính kháng khuẩn, chống nấm hiệu quả mà ngày nay tinh dầu tràm trà được nhiều người tin dùng. Sử dụng một thời gian tình trạng ngứa ngáy, châm chích trên da được cải thiện đáng kể. Tham khảo ngay cách làm sau:

  • Vệ sinh vùng da bị hắc lào sạch sẽ, sau đó thoa 1 lớp mỏng tinh dầu tràm lên da.
  • Áp dụng cách này đều đặn ngày 3 lần để kiểm soát cơn ngứa, giảm sưng đỏ.
  • Trường hợp da có cảm giác bị kích ứng nhẹ, bạn có thể pha vào một ít dầu dừa để làm dịu da, giảm kích ứng.

Các mẹo dân gian sử dụng nguyên liệu gần gũi, quen thuộc, dễ áp dụng. Tuy nhiên phương pháp này chỉ nên áp dụng trong giai đoạn hắc lào mới chớm, diện tích tổn thương không quá nghiêm trọng. Trường hợp trên da có mảng hắc lào lớn, tình trạng sưng viêm, đau ngứa dữ dội nên thăm khám y tế và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Dùng thuốc Tây chữa hắc lào ở mặt

Sử dụng thuốc Tây chữa hắc lào ở mặt cho hiệu quả nhanh chóng, tuy nhiên bạn không nên tự ý mua và sử dụng thuốc bừa bãi có thể khiến da gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn. Tốt hơn hết người bệnh nên thăm khám và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Dưới đây là một vài loại thường được chỉ định:

Các cách điều trị hắc lào ở mặt an toàn
Sử dụng thuốc Tây bôi hắc lào trên da mặt theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Tháng kháng nấm: Dùng thuốc kháng nấm tiêu diệt vi nấm gây bệnh hắc lào, hai loại như terbinafine, clotrimazole. Tác dụng của thuốc giúp làm giảm ngứa, loại bỏ nấm, ngăn tình trạng hắc lào lan rộng,…
  • Kem bôi da chống nấm: Giúp loại bỏ nấm, ngăn ngừa vi nấm sinh sôi phát triển trên da.
  • Kem chứa steroid: Thường được dùng trong trường hợp người bệnh sử dụng kem chống nấm nhưng không nhận thấy hiệu quả. Người bệnh không tự ý dùng thuốc, thời gian dùng không quá 10 ngày để bảo đảm không phát sinh tác dụng phụ.
  • Thuốc uống chóng nấm: Uống theo đơn được bác sĩ kê toa, dùng đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Thuốc an thần: Dùng trong trường hợp cơn ngứa ngáy do hắc lào gây ra ảnh hưởng đến giấc ngủ. Bên cạnh đó thuốc còn được kê toa cho người bệnh nếu bác sĩ thấy họ có biểu hiện lo âu, thấp thỏm khi bị hắc lào ở mặt.

Sử dụng thuốc Tây điều trị hắc lào theo hướng dẫn, không nên tự ý mua và sử dụng hoặc thay đổi liều dùng khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ. Bởi, thuốc tân dược cho hiệu quả nhanh tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro phát sinh tác dụng phụ. Chính vì thế bạn nên sử dụng thuốc theo toa của bác sĩ, thông báo nếu trong thời gian điều trị gặp phải các triệu chứng bất thường để được hỗ trợ sớm.

Chữa trị bằng thuốc Đông y

Bên cạnh dùng mẹo dân gian, thuốc Tây y thì chữa bệnh bằng Đông y cũng được nhiều người lựa chọn. Tương tự như mẹo dân gian, thuốc Đông y sử dụng nguyên liệu từ tự nhiên, tuy nhiên liều lượng sẽ được thầy thuốc chỉ định dựa trên mức độ tổn thương da của người bệnh. Dưới đây là một vài bài thuốc được dùng phổ biến, bạn đọc có thể tham khảo:

Các cách điều trị hắc lào ở mặt an toàn
Chữa hắc lào ở mặt bằng thuốc Đông y
  • Bài thuốc 1: Sử dụng các vị thuốc như thảo hà xa 220g, thổ phục 250g kết hợp với 120g hoàng dược tử, 200g hạ khô thảo. Ngoài ra thầy thuốc có thể thêm vào thổ phục linh, sơn đậu căn mỗi vị 220g, bạch tiễn bì 120g. Mỗi lần dùng khoảng 6g, bôi thuốc lên khu vực bị nấm. Áp dụng đều đặn mỗi ngày 2 lần.
  • Bài thuốc 2: Gồm các vị như hoàng bá và tam tử thang, khổ sâm mỗi loại 30g, sa sàng tử và thương nhĩ tử mỗi loại 50g, kết hợp với 40g địa phụ tử. Rửa sạch nguyên liệu sắc với 2 lít nước trong khoảng 20 phút, chắc lấy nước ấm để rửa vùng da bị hắc lào, chú ý không để nước dính vào mắt.
  • Bài thuốc 3: Dùng các vị như 30g đậu đen, 10g mỗi vị cam thảo dây, thổ phục linh, cùng với vòi voi, kinh giới và kiên kiều, 12g cỏ xước. Rửa sạch và nấu với 500mk nước để uống. Chia nước thuốc thành nhiều lần, uống trong ngày.

Sử dụng thuốc Đông y chữa hắc lào ở mặt an toàn, ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên người bệnh không nên kết hợp bừa bãi nhiều dạng thuốc với nhau để tránh phát sinh các tương tác thuốc không mong muốn. Tốt nhất bạn nên thăm khám ở nơi uy tín và dùng thuốc theo hướng dẫn của thầy thuốc để sớm đạt được kết quả như mong đợi.

Chăm sóc phòng ngừa hắc lào ở mặt tái phát

Hắc lào ở mặt mới khởi phát có thể được kiểm soát tốt nếu người bệnh áp dụng đúng phương pháp điều trị. Ngoài ra, bạn đọc cũng không nên chủ quan, bởi hắc lào có khả năng tái phát cao khi gặp phải điều kiện thuận lợi. Do đó, chuyên gia khuyến cáo người sau khi đã chữa khỏi bệnh và những người chưa mắc phải chứng bệnh này cần chủ động trong việc phòng tránh bảo vệ cơ thể. Một số vấn đề như sau:

Chăm sóc phòng ngừa hắc lào ở mặt tái phát
Chăm sóc phòng ngừa hắc lào ở mặt tái phát
  • Vệ sinh da cơ thể, da mặt sạch sẽ hàng ngày. Lựa chọn sản phẩm làm sạch và chăm sóc da phù hợp, tránh dùng loại có hóa chất tẩy rửa mạnh làm mất cân bằng độ pH trên da, đây là cơ hội khiến vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng xâm nhập, tấn công.
  • Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác. Rửa tay bằng xà bông diệt khuẩn khi tiếp xúc với đồ vật ở nơi công cộng. Bảo vệ da mặt trước bụi bẩn, ánh nắng mặt trời gay dắt,…
  • Vệ sinh không gian sống, phòng ngủ sạch sẽ, giặt chăn mền để hạn chế vi nấm lưu trú tiếp tục tấn công gây hại cho da.
  • Hạn chế tiếp xúc với người bị hắc lào, không nên quan hệ tình dục hoặc có tiếp xúc thân mật với người bệnh để hạn chế nguy cơ lây nhiễm.
  • Lựa chọn trang phục thoải mái, chất liệu thấm hút tốt để hạn chế mồ hôi ẩm ướt tạo điều kiện cho nấm sinh sôi.
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, luyện tập thể dục thể thao để tăng cường đề kháng, nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Trên đây là thông tin về tình trạng hắc lào ở mặt, hy vọng đã giúp bạn đọc giải đáp được các thắc mắc xoay quanh vấn đề này. Để hạn chế các rủi ro không mong muốn, khi nhận thấy triệu chứng bất thường bạn nên chủ động thăm khám y tế, điều trị càng sớm càng tốt.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983059582

Tin mới

Mỡ máu cao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Máu Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không? Căn Bệnh “Thời Đại Mới” Tiềm Ẩn Nguy Cơ Đột Quỵ

Hệ quả của cuộc sống hiện đại, với lối sống thiếu vận động và chế...
Viện thăm khám bệnh nhân đột quỵ

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Thăm Khám Bệnh Nhân Đột Quỵ Hoàn Cảnh Khó Khăn 

Vào 19/11 vừa qua, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc đã phối hợp cùng...
chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...