Chàm Sữa ở Trẻ Sơ Sinh

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh là một trong những bệnh lý ngoài da phổ biến hiện nay. Đặc trưng với các triệu chứng như da đỏ hồng, khô ráp, bong tróc, nổi mụn li ti kèm theo tình trạng ngứa ngáy khó chịu và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ ngoài da của trẻ khiến bố mẹ hết sức lo lắng. Vậy phải làm sao để điều trị hiệu quả căn bệnh này?

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh là gì?

Chàm sữa hay còn được gọi với nhiều cái tên khác như bệnh lác sữa, chàm da Eczema hoặc viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh. Đây cũng chính là giai đoạn đầu của bệnh chàm thể tạng với các triệu chứng đặc trưng như da khô ráp, ửng đỏ. Những triệu chứng của bệnh thường xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau như trên mặt, 2 bên má, nhanh chóng lan ra khắp ở cả 2 tay, 2 chân hoặc toàn thân của trẻ sơ sinh.

chàm sữa ở trẻ sơ sinh
Chàm sữa ở trẻ sơ sinh là bệnh lý da liễu phổ biến với các triệu chứng đặc trưng như da ửng đỏ, ngứa ngáy, khô ráp...

Bệnh chàm sữa thường xảy ra chủ yếu ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ dưới 1 tuổi. Thông thường, khi trẻ dần lớn hơn khoảng 2 - 4 tuổi các triệu chứng bệnh sẽ nhanh chóng biết mất. Tuy nhiên, với những trường hợp trẻ đã hơn 4 tuổi nhưng nếu các triệu chứng của bệnh không thuyên giảm có thể nhanh chóng chuyển sang mạn tính và biến thành chàm thể tạng.

Bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh được chia làm 3 cấp độ chính gồm:

  • Cấp tính: Trên da xuất hiện những đốm mụn nước có màu đỏ hồng, chứa dịch tiết và gây ngứa ngáy.
  • Mạn tính: Từng mảng da tổn thương bong tróc, khô rát, dày sừng, thay đổi sắc tố da, ngứa ngáy...
  • Bán cấp: Đây là giai đoạn tổn thương trung gian ở giữa giai đoạn cấp tính và mạn tính.

Căn bệnh chàm sữa có thể xuất hiện ở bất kỳ đứa trẻ sơ sinh nào, kể cả những trẻ có cơ địa khỏe mạnh. Bệnh có tính chất dai dẳng, kéo dài và thường xuyên tái đi tái lại. Bệnh này không gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh là gây ra chàm bội nhiễm, nhiễm trùng da gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và ngoại hình của trẻ.

Bên cạnh đó, bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh không có khả năng lây lan từ người sang người dù tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp thông qua các dụng cụ sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, bệnh chàm sữa nói riêng hoặc bệnh chàm da nói chung lại có tính di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nếu bố hoặc mẹ mắc bệnh thì con cái cũng có nguy cơ cao bị bệnh.

Nguyên nhân chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh là một dạng của tình trạng rối loạn hệ miễn dịch. Nguyên nhân gây ra bệnh được các chuyên gia đánh giá phức tạp và chưa thể được xác định chính xác. Tuy nhiên, trong đó có một số yếu tố gây bệnh phổ biến như:

chàm sữa ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị chàm có tính chất di truyền, có thể truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác

  • Do di truyền: Bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh có tính chất di truyền. Nếu có bố hoặc mẹ có tiền sử mắc bệnh viêm mũi dị ứng, hen suyễn, viêm da dị ứng, chàm thể tạng... thì đời con của họ có nguy cơ cao mắc bệnh chàm.
  • Do cơ địa nhạy cảm: Trẻ có cơ địa yếu, làn da nhạy cảm sẽ rất dễ bộc phát các triệu chứng bệnh chàm khi tiếp xúc với các tác nhân dị ứng như nấm mốc, khói bụi, lông chó mèo, thực phẩm (hải sản, trứng, sữa...). Đây chính là những tác nhân dị ứng có khả năng ức chế không cho cơ thể sản sinh kháng thể chống bệnh, từ đó khởi phát triệu chứng chàm ngứa.
  • Do da khô thiếu nước: Sự thiếu hụt tế bào mỡ (ceramides) trên bề mặt da là một trong những nguyên nhân gây bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh do da bị mất nước, lâu dần dẫn đến khô da.
  • Do dị ứng với hóa chất: Làn da của trẻ sơ sinh rất dễ bị khô, bong tróc và ngứa rát, lúc này bố mẹ thường sử dụng các loại kem dưỡng ẩm. Tuy nhiên, nếu tùy tiện sử dụng kem dưỡng ẩm có chứa các thành phần dị ứng, hóa chất hay chất tẩy có thể khiến da trẻ bị dị ứng, tăng nguy cơ bị chàm sữa.
  • Dị ứng với môi trường: Nếu môi trường sống của trẻ bị ô nhiễm, nhiều khói bụi, nguồn nước ô nhiễm hay không khí lẫn tạp chất... đều là những tác nhân khiến cho làn da của trẻ bị kích ứng.
  • Do đột biến gen: Một số trường hợp trẻ mắc bệnh chàm do đột biến gen trong quá trình mang thai... cũng là một trong những nguyên nhân gây ra chàm sữa ở trẻ sơ sinh.

Triệu chứng chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Những triệu chứng của bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường. Có thể kể đến một số triệu chứng như:

chàm sữa ở trẻ sơ sinh
Những triệu chứng của bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh chủ yếu xuất hiện trên mặt, 2 bên má, cằm...

  • Trên bề mặt da xuất hiện các mảng đỏ, thô ráp và bong tróc vảy nhỏ li ti. Những triệu chứng này thường xuất hiện ở hai bên má, nếp gấp ở cánh tay, cẳng chân.
  • Những đốm mụn nước li ti mọc chi chít trên da, nếu có tác động mạnh sẽ rất dễ vỡ ra, dịch tiết lan sang những vùng da bình thường khác, tạo thành lớp da dày sừng, khô cứng.
  • Chỉ sau khoảng 1 tuần bùng phát triệu chứng bệnh, vùng da bị tổn thương rất ngứa ngáy, nứt nẻ và thậm chí là rỉ máu. Lúc này, bố mẹ cần chú ý giữ vệ sinh da, tránh để các loại vi khuẩn, virus xâm nhập vào sâu bên trong da gây nhiễm trùng.
  • Vùng da bị tổn thương rất ngứa ngáy khiến trẻ có xu hướng đưa tay lên cào gãi, chà xát mạnh. Điều này kéo theo tình trạng trẻ quấy khóc, ăn ngủ không ngon và ít bú.
  • Bên cạnh các triệu chứng ngoài da, bệnh có thể gây ra các triệu chứng toàn thân như viêm mũi dị ứng, hen suyễn, sốt cao, mệt mỏi, khó thở... Lúc này, bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán, tư vấn phương án điều trị phù hợp.

Trẻ sơ sinh bị chàm sữa bao lâu thì khỏi? Có chữa khỏi được không?

Theo các chuyên gia da liễu, các triệu chứng bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện trên bề mặt da trong một khoảng thời gian rồi sẽ tự biến mất khi trẻ dần lớn lên. Thông thường, những triệu chứng này sẽ tự biến mất khi trẻ từ 2 - 7 tuổi hoặc nhanh hơn nếu bố mẹ biết cách chăm sóc và điều trị.
Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp các triệu chứng chàm sữa kéo dài và đeo bám dai dẳng cho đến khi trẻ 10 tuổi, thậm chí là cho đến khi trẻ lớn lên và chuyển biến thành bệnh chàm thể tạng. Lúc này, bệnh sẽ rất khó điều trị do đã ăn sâu vào máu gây nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài.
Đối với những trường hợp chàm sữa nhẹ thì triệu chứng có thể tự khỏi, tuy nhiên để quá trình tự khỏi diễn ra nhanh chóng và hiệu quả thì còn phụ thuộc vào các yếu tố như cách chăm sóc, điều trị bằng thuốc Tây, thuốc Đông y hoặc các mẹo dân gian tại nhà. Kết hợp với các biện pháp nâng cao hệ miễn dịch để nhanh chóng kiểm soát bệnh.

Cách phòng ngừa tái phát bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh là bệnh lý rất dễ tái phát khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Vì vậy, bên cạnh việc điều trị làm bình thường hóa làn da, bố mẹ cũng cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa dựa trên các yếu tố gồm chế độ ăn uống, môi trường sống xung quanh và cách vệ sinh làn da của trẻ.

  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên cho bú hoàn toàn bằng sữa mẹ lâu nhất có thể, nếu muốn cho trẻ ăn dặm phải thực hiện từ 6 tháng trở lên. Trong chế độ ăn uống hằng ngày, nên tránh cho trẻ ăn các loại thực phẩm dị ứng như hải sản, từntrừng, thực phẩm lên men, đậu phộng...
  • Thực hiện vệ sinh thân thể cho trẻ hằng ngày, không tắm trong thời gian quá lâu với các loại xà phòng chứa chất kích ứng. Thay vào đó nên tắm bằng nước ấm để giảm thiểu cơn ngứa ngáy, vì càng ngứa sẽ càng khiến cho trẻ gãi mạnh dễ gây ra nhiễm khuẩn.
  • Sau khi tắm nên thấm khô người bằng khăn bông, cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, chất liệu cotton thấm hút để tránh gây bít tắc làn da.
  • Chú ý nhiệt độ trong môi trường sống của trẻ, không nên để nhiệt độ phòng thay đổi đột ngột, đặc biệt là phòng ngủ của trẻ. Vệ sinh nhà cửa, chăn drap gối nệm sạch sẽ. Duy trì độ ẩm cần thiết cho không gian bằng cách sử dụng máy tạo độ ẩm và tránh cho trẻ tiếp xúc với các loại thú cưng như mèo, chó...
  • Việc sử dụng các loại thuốc, kem bôi điều trị bệnh chàm sữa cho trẻ sơ sinh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
  • Nếu vùng da bị chàm của trẻ bị nứt nẻ, đốm mụn mủ vỡ ra nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị xử lý, phụ huynh không tự ý bôi thuốc để tránh gây ra tác dụng phụ.

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh là bệnh lý da liễu phổ biến mà hầu như đứa trẻ nào cũng đã từng mắc phải. Bệnh không quá nguy hiểm nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng cách. Vì vậy ngay khi phát hiện các triệu chứng bệnh chàm ở trẻ, bố mẹ nên hết sức bình tĩnh để chọn cách điều trị phù hợp. Nếu bệnh có diễn tiến nặng nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán điều trị kịp thời.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0983059582

Tin mới

Mỡ máu cao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Máu Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không? Căn Bệnh “Thời Đại Mới” Tiềm Ẩn Nguy Cơ Đột Quỵ

Hệ quả của cuộc sống hiện đại, với lối sống thiếu vận động và chế...
chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...