Chàm Khô
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Bệnh chàm khô là một trong những dạng của bệnh chàm và thường khởi phát khi làn da không được cấp đủ độ ẩm cần thiết. Các triệu chứng của chàm khô thường bùng phát mạnh hơn khi bước vào thời tiết hanh khô, đặc biệt là vào mùa đông. Bệnh cần được can thiệp điều trị kịp thời và chăm sóc đúng cách để kiểm soát triệu chứng bệnh hiệu quả, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.
Chàm khô là gì?
Chàm khô (asteototic) là một trong những thể phổ biến thường gặp của bệnh chàm Eczema. Bệnh thường khởi phát khi lớp sừng Keratin của làn da không được cấp đủ nước, kích thích quá trình tăng sinh tế bào khiến cho cấu trúc làn da mất đi sự cân bằng vốn có. Từ đó, làm phát sinh hàng loạt các triệu chứng như da khô ráp, ngứa ngáy, bong tróc da, thậm chí là chảy máu...
Căn bệnh này có thể xuất hiện ở mọi vị trí nào trên cơ thể, trong đó phổ biến nhất là chàm khô ở chân, đầu ngón tay... Bất kỳ đối tượng nào cũng đều có thể mắc phải bệnh chàm khô, từ người lớn đến trẻ em. Bệnh chàm khô được đánh giá không quá nguy hiểm, tuy nhiên bệnh lại có tính chất dai dẳng, kéo dài và dễ chuyển biến thành mạn tính.
Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống hằng ngày như chất lượng công việc, rối loạn giấc ngủ do ngứa ngáy dữ dội. Thậm chí, nếu bệnh diễn tiến nặng bệnh có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da, tạo sẹo thâm vĩnh viễn ảnh hưởng đến ngoại hình của người bệnh.
Bệnh chàm khô diễn tiến chủ yếu qua 3 giai đoạn gồm:
- Giai đoạn cấp tính: Đây là giai đoạn đầu của bệnh, các triệu chứng vừa khởi phát như phù nề, phát ban trên da, chảy dịch và đóng mài trên da.
- Giai đoạn bán cấp: Giai đoạn này đặc trưng với tình trạng da khô nứt nẻ, rất khó chịu do ngứa ngáy.
- Giai đoạn mạn tính: Làn da của người bệnh khô ráp nặng, thiếu nước, nứt nẻ và bùng phát những cơn ngứa ngáy dữ dội, thậm chí còn nứt nẻ dẫn đến chảy máu.
Nguyên nhân bị chàm khô
Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có một tài liệu nào thống kê chính xác và đầy đủ nguyên nhân gây bệnh chàm khô. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết vẫn có một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khởi phát bệnh như:
Do di truyền
Tương tự như rất nhiều bệnh lý da liễu có tính chất mạn tính khác như á sừng, tổ đỉa, viêm da,... bệnh chàm khô có tính di truyền cao. Yếu tố này được đánh giá có liên quan đến sự thiếu hụt hoạt chất filaggrin. Đây là hoạt chất đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì độ ẩm tự nhiên cần thiết cho làn da. Nếu bố hoặc mẹ có tiền sử mắc bệnh thì con cái của họ cũng có thể bị bệnh thông qua việc di truyền gen bệnh với tỷ lệ trên 50%.
Do dị ứng
Cơ địa của từng người rất khác nhau, dễ phát sinh các triệu chứng dị ứng nếu tiếp xúc với các tác nhân gây hại như:
- Thực phẩm: Dị ứng thực phẩm là một trong những trường hợp dị ứng phổ biến nhất. Một số loại thực phẩm dễ gây kích ứng da và càng làm bùng phát nặng hơn các triệu chứng chàm khô như hải sản, cá, trứng, sữa...
- Thời tiết: Thời thiết thay đổi thất thường, độ ẩm và nhiệt độ xuống thấp khiến cho làn da cũng bị ảnh hưởng phần nào. Chính vì điều này mà bệnh chàm khô thường khởi phát vào những ngày thời tiết lạnh hanh khô, ẩm thấp.
- Hóa chất: Một số hóa chất công nghiệp từ các loại hóa mỹ phẩm như sữa rửa mặt, sữa tắm, dầu gội, chất tẩy rửa... cũng là tác nhân gây ra những kích ứng nhạy cảm trên da nếu người bệnh trực tiếp tiếp xúc.
Do tính chất của làn da
Cơ địa của làn da cũng là một trong những yếu tố dễ dàng làm khởi phát triệu chứng bệnh chàm khô. Điển hình là những người có cơ địa da khô, da nhạy cảm hoặc mắc bệnh rối loạn tiết bã nhờn cũng rất dễ mắc phải căn bệnh này.
Rối loạn quá trình trao đổi chất
Sự rối loạn về quá trình trao đổi chất trong cơ thể, đặc biệt là rối loạn ở ngay chính trên lớp biểu bì da và làm suy giảm "hàng rào" bảo vệ da, từ đó gây ra hàng loạt những tổn thương nặng trên bề mặt da.
Một số yếu tố khác
Ngoài những nguyên nhân vừa kể trên, bệnh chàm khô cũng dễ dàng khởi phát nếu có sự tác động của các yếu tố sau đây:
- Do sự xâm nhập và gây bệnh của các loại vi khuẩn.
- Vệ sinh và chăm sóc da kém.
- Người bệnh có thói quen hút thuốc lá, ăn uống thực phẩm cay nóng, sử dụng nhiều rượu bia
- Làn da của người bệnh thường xuyên tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm, nhiều hóa chất độc hại và khói bụi.
- Những người bị stress nặng, làm việc quá sức, thiếu ngủ trong thời gian dài làm suy giảm sức đề kháng.
- Do sự ảnh hưởng của một số bệnh lý khác như viêm da dị ứng, viêm da tiết bã, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, viêm mũi dị ứng, hen suyễn..
- Do sự tác động ảnh hưởng của một số loại thuốc như penicillin, sulfamid, clorocid, streptomycin...
Triệu chứng bệnh chàm khô
1. Bệnh chàm khô ở người lớn
Bệnh chàm khô chủ yếu phát triển theo từng giai đoạn, cụ thể là 3 giai đoạn như vừa kể trên và ở mỗi giai đoạn bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau:
- Phề nề, ngứa ngáy: Ở giai đoạn đầu của bệnh, trên bề mặt da bắt đầu gây ra một số triệu chứng điển hình như da ửng đỏ, phát ban, phù nề cùng với sự xuất hiện của các đốm mụn nhỏ li ti, ranh giới của các mảng da không rõ ràng. Kèm theo đó là tình trạng ngứa ngáy, châm chích nhẹ và có cảm giác muốn gãi và dễ khiến da càng phù nề nặng hơn.
- Da nổi mụn nước: Trên bề mặt da xuất hiện các đốm mụn nước màu trắng li ti và có chứa dịch mủ bên trong. Khi mụn nước căng lên quá mức sẽ tự vỡ hoặc vỡ ra nếu người bệnh cào gãi mạnh. Khi mụn nước vỡ ra, dịch tiết lây lan sang những vùng da bình thường và hình thành các mảng chàm da lớn thể bội nhiễm.
- Bong tróc da: Khi đến giai đoạn cuối, chất dịch tiết ra hết, vùng da đã bị nổi mụn nước bắt đầu đóng vảy và bong tróc theo từng cử động, di chuyển tại vùng da này, thậm chí còn làm nứt nẻ, chảy, đau rát. Tình trạng da bị bong tróc đi, da non hình thành tạo nên những lớp vảy nằm chồng chất lên nhau, thô ráp xù xì và mất thẩm mỹ.
Ngoài những triệu chứng ngoài da, người bệnh cũng có thể dễ dàng gặp phải các triệu chứng khác như sốt cao, sưng đau, nóng rát... Tùy theo tình trạng bệnh cụ thể của từng người mà triệu chứng bệnh sẽ khác nhau, có thể có những dấu hiệu không được nhắc đến ở đây, tốt nhất người bệnh nên thăm khám tại bệnh viện để được tư vấn chính xác nhất.
2. Bệnh chàm khô ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Đối với trẻ sơ sinh và nhỏ bị chàm khô thì triệu chứng thường nhẹ hơn như:
- Những cơn ngứa ngáy khó chịu khiến trẻ quấy khóc thường xuyên.
- Trẻ biếng ăn, sụt cân và thiếu sức sống.
- Trẻ ít ngủ, khó ngủ hơn bình thường
- Da khô nứt nẻ, nổi mẩn đỏ, mụn nước li ti và phát ban.
Những triệu chứng khi trẻ bị chàm khô thường không giống nhau theo từng độ tuổi và thường xuất hiện chủ yếu ở cằm, trán, 2 bên má, da đầu... Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây những ảnh hưởng rất nặng nề đến sự phát triển của trẻ.
Bệnh chàm khô có lây không? Có nguy hiểm không?
Như đã biết, chàm khô là dạng bệnh biến thể thuốc nhóm bệnh chàm nên tính chất của bệnh cũng có nhiều điểm tương đồng. Bệnh chàm khô không có khả năng lây nhiễm bệnh trực tiếp từ người này sang người kia thông qua các hoạt động tiếp xúc chung hằng ngày.
Tuy nhiên, nếu người bệnh đã bị nhiễm trùng thì các tác nhân như virus, nấm men, vi khuẩn tiếp xúc với vùng da đang có vết thương hở sẽ dễ dàng khởi phát các triệu chứng bệnh.
Đây là căn bệnh có tính chất mạn tính và có nguy cơ tái phát cao sau khi đã điều trị khỏi các triệu chứng. Đây cũng chính là sự nguy hiểm của bệnh chàm khô, những triệu chứng tái đi tái lại thường xuyên gây khó chịu ngoài da, hoàn toàn không gây ảnh hưởng nghiêm trọng nào đến sức khỏe tổng thể.
Nhưng không nên vì vậy mà người bệnh lơ là trong việc điều trị, nếu không được kiểm soát triệu chứng bệnh kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Bội nhiễm: Tình trạng bội nhiễm diễn ra khi vùng da bị tổn thương lâu dài, không được điều trị chăm sóc tạo cơ hội cho các tác nhân virus, vi khuẩn, nấm men xâm nhập. Kèm theo đó là các triệu chứng như buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, sốt cao...
- Biến dạng móng: Móng tay hay móng chân đều là vị trí dễ bị chàm khô. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến những tổn thương lan rộng, lâu ngày khiến móng bị đổi màu, gòn dễ gãy và biến dạng.
Hướng dẫn cách chăm sóc và phòng ngừa tái phát bệnh chàm khô
Dù đã điều trị hoàn toàn các triệu chứng nhưng bệnh chàm khô vẫn có khả năng tái phát rất cao sau đó. Vì vậy, cách tốt nhất để bạn không phải đối mặt với căn bệnh này nữa đó là tuân thủ các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa.
- Trong sinh hoạt và công việc hằng ngày, nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các tác nhân dị ứng hay hóa chất có khả năng gây kích ứng da. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc nên chú ý mặc đồ bảo hộ cẩn thận, mang găng tay và đi ủng cao su.
- Giữ vệ sinh thân thể bằng cách tắm gội hằng ngày. Đồng thời, thường xuyên vệ sinh không gian sống nhằm đảm bảo không có những tác nhân như nấm mốc, bụi bẩn, vi khuẩn... trú ngụ xung quanh bạn.
- Dưỡng ẩm da mỗi ngày bằng những sản phẩm phù hợp với cơ địa làn da dù không bị bệnh. Nên ưu tiên dùng những sản phẩm dịu nhẹ và lành tính. Đặc biệt, không nên quên bôi kem chống nắng hằng ngày trước khi ra ngoài.
- Cân nhắc đến việc sử dụng máy tạo độ ẩm nếu thường xuyên ở trong môi trường máy lạnh.
- Nếu thấy có dấu hiệu ngứa ngáy ở vị trí nào trên cơ thể hãy chườm lạnh bôi kem dưỡng ẩm lên ngay để cải thiện. Biện pháp này cũng giúp hạn chế việc phải dùng thuốc Tây, tránh gây tác dụng phụ.
- Nên mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, chất liệu dễ thấm hút mồ hôi.
- Tuyệt đối không dùng tay cào gãi quá mạnh lên da nếu ngứa ngáy hay vùng dqa đã bị tổn thương.
- Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt và vận động khoa học, lành mạnh tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Uống nhiều nước để duy trì khả năng dưỡng ẩm tự nhiên của làn da, hạn chế tình trạng mất nước.
Chàm khô là bệnh lý da liễu phổ biến, dễ mắc phải nhưng lại rất khó điều trị dứt điểm vĩnh viễn. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể nằm trong tầm kiểm soát của bạn nếu biết cách chăm sóc và điều trị. Không nên lơ là chủ quan trong điều trị, nên thăm khám tại bệnh càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời, giảm triệu chứng và phòng ngừa biến chứng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!