10 Tác Hại Của Mỡ Máu Cao Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Mỡ máu cao là tình trạng các chỉ số chất béo trong máu vượt ngưỡng cho phép. Những tác hại của mỡ máu cao gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và đe dọa tính mạng của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ phân tích chi tiết các tác hại này và hướng dẫn cách phòng ngừa mỡ máu cao hiệu quả.
10 tác hại của bệnh mỡ máu cao phổ biến
Các bác sĩ cho biết, bệnh mỡ máu cao có thể dẫn ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và tính mạng người bệnh. Cụ thể về 10 tác hại của mỡ máu cao mà người bệnh có thể gặp phải như sau:
Tác hại của mỡ máu cao gây xơ vữa mạch
Khi bị mỡ máu cao, các chỉ số cholesterol xấu và triglyceride tăng cao sẽ tạo môi trường hình thành mảng bám lớn trong lòng của động mạch. Điều này khiến mạch xơ vữa giảm tính đàn hồi, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch khác như huyết áp cao, nhồi máu cơ tim,…
Bệnh cao huyết áp
Một trong những tác hại mỡ máu cao mà hầu hết người bệnh gặp phải là bệnh cao huyết áp. Bởi máu nhiễm mỡ sẽ hình thành các mảng bám tại lòng động mạch gây xơ vữa, cản trở lưu thông khí huyết. Chính vì vậy, tim bắt buộc phải tăng áp suất bơm máu, khiến huyết áp tăng cao dẫn đến bệnh cao huyết áp.
Tai biến mạch máu não
Do nồng độ cholesterol xấu và triglyceride trong cơ thể tăng cao gây xơ vữa động mạch và ảnh hưởng đến quá trình cung cấp máu cho não. Máu trong quá trình di chuyển lên não bị tắc nghẽn, ứ đọng hình thành cục máu đông gây tai biến mạch máu não. Đây cũng là một trong những biến chứng nguy hiểm gây đe dọa tính mạng của người bệnh.
Nhồi máu cơ tim
Do động mạch bị các mảng xơ vữa làm thu hẹp nên lượng máu đi đến tim cũng bị tắc nghẽn và suy giảm. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây bệnh mạch vành, đau thắt ngực dẫn đến nhồi máu cơ tim. Nếu mạch máu bị tắc nghẽn hoàn toàn, máu không thể đi đến nuôi dưỡng tim sẽ khiến cơ tim chết dần.
Bệnh tiểu đường
Y học đã nghiên cứu và xác nhận mối liên hệ mật thiết giữa bệnh tiểu đường và mỡ máu cao. Phân tích kỹ hơn, các chuyên gia Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc cho biết, mỡ máu cao khiến chỉ số cholesterol xấu và chỉ số triglyceride tăng cao. Các yếu tố này sẽ làm chỉ số đường huyết tăng, khiến bệnh tiểu đường hình thành và tiến triển nghiêm trọng.
Suy giảm chức năng gan
Tác hại của mỡ máu cao là làm suy giảm chức năng gan. Bởi lúc này cơ thể có lượng lớn triglyceride và hạn chế sản xuất apoprotein, làm lượng acid béo ngày càng gia tăng và tích tụ cả trong gan. Gan nhiễm mỡ không được điều trị sẽ suy giảm chức năng dẫn đến xơ gan, viêm gan, thậm chí bị ung thư gan.
Mỡ máu cao có tác hại gì? Đau và tê chân
Một trong những tác hại của mỡ trong máu cao là gây đau và tê chân. Khi mỡ máu cao, khí huyết không thể đi đến các động mạch ngoại biên. Tình trạng này kéo dài sẽ gây đau và tê chân thường xuyên. Nguy hiểm hơn, nếu mạch ngoại biên bị tắc nghẽn hoàn toàn sẽ khiến chân rất dễ nhiễm trùng và phải cắt cụt hoàn toàn.
Bệnh viêm tụy
Viêm tụy là hậu quả của mỡ máu cao mà người bệnh có thể gặp. Do hàm lượng chất béo trung tính triglyceride tăng rất cao sẽ làm sưng tuyến tụy, gây những biểu hiện như: Buồn nôn, nôn mửa, đau bụng đi ngoài, sốt, nhịp tim nhanh
Tác hại của mỡ máu cao gây suy giảm trí nhớ
Mỡ máu cao sẽ cản trở máu lưu thông lên não, gây sản sinh hoạt chất độc hại protein amyloid. Hoạt chất này khiến ảnh hưởng đến sự tỉnh táo, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh sa sút trí tuệ như Alzheimer.
Suy giảm chức năng sinh lý
Việc máu không thể lưu thông cũng ảnh hưởng đến chức năng sinh lý. Do các mao mạch xung quanh dương vật không nhận đủ máu, làm giảm các phản ứng như cương cứng, hưng phấn trong quá trình quan hệ. Dẫn đến mắc bệnh nam khoa như yếu sinh lý, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm. Nữ giới bị mỡ máu cao cũng sẽ gây suy giảm ham muốn tình dục.
Hướng dẫn phòng ngừa bệnh mỡ máu cao
Bệnh mỡ máu cao có liên quan mật thiết tới chế độ sinh hoạt và chế độ ăn uống hằng ngày. Vậy nên, chủ động điều chỉnh những yếu tố này sẽ giúp phòng ngừa bệnh máu nhiễm mỡ rất hiệu quả.
- Ăn uống
Chuyên gia khuyến nghị, để ngăn ngừa bệnh mỡ máu, cần bổ sung thật nhiều rau củ, trái cây, các loại hạt và thịt trắng. Hạn chế tối đa nhóm thực phẩm chế biến sẵn thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chất béo động vật, nội tạng,…
- Giảm căng thẳng, stress
Tinh thần thường xuyên căng thẳng, stress sẽ dẫn đến xu hướng ăn nhiều và lười vận động,…. khiến cholesterol tăng cao. Vậy nên, để phòng ngừa tình trạng này, cần cải thiện tinh thần, tham gia nhiều hoạt động giải tỏa căng thẳng như thiền, yoga, vui chơi lành mạnh.
- Kiểm soát cân nặng
Việc kiểm soát cân nặng sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng thừa cân, tích tụ mỡ thừa trong cơ thể. Từ đó, tránh nồng độ cholesterol và triglyceride tăng cao. Qua đó, phòng ngừa hiệu quả bệnh máu nhiễm mỡ. Cân nặng được kiểm soát thông qua chế độ sinh dưỡng, thể dục thể thao của mỗi người.
- Tập thể dục thường xuyên
Tập luyện thể dục thể thao là phương pháp giúp đốt cháy mỡ thừa và cholesterol hiệu quả mà bất cứ ai cũng nên áp dụng. Chuyên gia khuyến nghị mỗi ngày nên dành ra từ 30 – 45 phút cho hoạt động thể dục thể thao như chạy bộ, đạp xe, tập gym, bơi lội, aerobic,… sẽ giúp phòng ngừa bệnh mỡ máu hữu hiệu. Ngoài ra, việc tập luyện thể thao cũng tăng cường đề kháng và phòng ngừa nhiều bệnh nguy hiểm khác.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Tất cả mọi người đều cần kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 – 12 tháng/lần. Đặc biệt với những người có tiền sử bố mẹ, ông bà đã từng bị mỡ máu cao, những người có bệnh nền nguy hiểm và người sinh hoạt thiếu khoa học. Việc thăm khám này sẽ giúp bác sĩ phát hiện bệnh sớm, từ đó xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả, an toàn, phòng tránh biến chứng nguy hiểm.
- Không tự ý dùng thuốc
Nếu cơ thể có những triệu chứng của mỡ máu cao, người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc. Cần nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra, dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ xác định được mức độ bệnh, từ đó xây dựng phương án điều trị phù hợp. Nếu dùng thuốc bừa bãi sẽ dẫn đến những tác hại nguy hiểm.
Từ những chia sẻ trên về tác hại của mỡ máu cao, có thể thấy tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, mỡ máu cao hoàn toàn có thể kiểm soát và phòng tránh thông qua việc thay đổi các thói quen hằng ngày. Bên cạnh đó, người bệnh tuyệt đối không được quên thăm khám định kỳ để chủ động theo dõi tình trạng sức khỏe và có phương pháp điều trị sớm nếu không may mắc phải.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/mo-mau-cao-gay-tac-hai-gi-cho-suc-khoe/
- https://medlatec.vn/tin-tuc/tim-hieu-mo-mau-cao-co-nguy-hiem-khong-va-cach-phong-tranh-s195-n27346
- https://tambinh.vn/mo-mau-gay-nguy-hiem-the-nao/
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!