Chân Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Như Muỗi Đốt Là Bị Gì, Nguy Hiểm Không
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Chân nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt đôi khi là dấu hiệu nổi mề đay, phát ban, sốt xuất huyết. Song cần thăm khám mới có thể kết luận chính xác. Thực tế không ít bệnh nhân gặp phải triệu chứng này thường tự xử lý, điều trị tại nhà dẫn đến những biến chứng nặng nề cho làn da. Vì vậy việc tìm hiểu rõ nguyên nhân, biện pháp can thiệp phù hợp khi chân có những nốt đỏ như muỗi đốt là rất cần thiết.
Chân nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt là như thế nào?
Chân nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt gây nhiều khó chịu. Những nốt đỏ li ti này có thể mọc đơn lẻ hoặc tạo thành từng mảng với thời gian ngứa, tần suất ngứa khác nhau.
Thông thường, những nốt nhỏ có đặc điểm giống như bị muỗi đốt nổi mẩn đỏ, kèm ngứa thường xuất hiện ở chân, tay, mặt, cổ… nặng hơn là lan rộng khắp cơ thể. Khi hiện tượng nổi mẩn đỏ này xảy ra người bệnh có thói quen dùng tay gãi, chà xát để giảm bớt khó chịu nhưng càng gãi càng ngứa, nốt mẩn nổi ngày càng nhiều và dày đặc hơn… Kết quả là da tổn thương, dễ phát sinh nhiễm trùng, hình thành sẹo thâm.
Nguyên nhân khiến chân nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt
Hiện tượng da xuất hiện các nốt giống như bị muỗi đốt nổi mẩn đỏ nói chung và chân nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt nói riêng có thể do những nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý. Dù thuộc trường hợp nào mỗi người cũng nên chủ động theo dõi, thăm khám sớm để được bác sĩ chẩn đoán, đưa ra hướng can thiệp phù hợp.
Nổi mề đay
Nổi mề đay là phản ứng viêm của mao mạch trung bì xảy ra khi cơ thể dị ứng với tác nhân ngoại sinh như: Thời tiết, khói bụi, phấn hoa, chất tẩy rửa,… Triệu chứng điển hình nhất của bệnh lý này là da sẩn cục cứng như nốt muỗi đốt gây ngứa, rát. Mề đay có thể xuất hiện ở mọi vị trí trên cơ thể, điển hình như chân, tay, lưng, mặt,…
Tình trạng nổi mề đay có thể xuất hiện theo mùa hoặc khi cơ thể tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Bệnh đôi khi tự khỏi sau vài ngày nhưng cũng có những trường hợp tiến triển thành mãn tính, kéo dài dai dẳng và thường xuyên tái phát.
Viêm da tiếp xúc
Bệnh lý này phát sinh khi da tiếp xúc với những dị nguyên gây kích ứng như xà phòng, hóa chất, nọc độc côn trùng… Tuy viêm da tiếp xúc chỉ gây nên những tổn thương ở phạm vi nhỏ nhưng với người có cơ địa nhạy cảm thì tổn thương dễ lan rộng khắp chân, tay, thậm chí là toàn thân.
Triệu chứng điển hình nhất của viêm da tiếp xúc là da xuất hiện các nốt mẩn đỏ tương tự như muỗi đốt, những nốt này nổi cộm dày hẳn lên trên bề mặt da. Nếu nguyên nhân gây bệnh là xà phòng, hóa chất, côn trùng cắn thì da có thể nổi mụn nước, mụn mủ, thậm chí lở loét.
Dị ứng, phản ứng
Trong một số trường hợp, chân, tay, người nổi mẩn đỏ không ngứa như muỗi đốt hoặc kèm ngứa dữ dội có thể do dị ứng gây nên. Trong đó, điển hình nhất là dị ứng thời tiết, dị ứng thực phẩm và dị ứng thuốc. Cụ thể:
- Dị ứng thời tiết: Nốt mẩn đỏ thường xuất hiện ở mắt, vùng da hở như cổ, chân tay… kèm theo cơn ngứa dữ dội, hắt hơi, sổ mũi… Đây được xem là phản ứng của hệ miễn dịch trước những thay đổi đột ngột của thời tiết.
- Dị ứng thuốc: Khi cơ thể phản ứng quá mức với một số loại thuốc có thể làm tay, chân nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt, thậm chí là toàn thân. Trường hợp bị dị ứng nhẹ sẽ tự khỏi sau vài ngày, nếu nặng hơn có thể gây khó thở, nổi hồng ban, phù Quincke… đe dọa trực tiếp tính mạng bệnh nhân khi không kịp thời cấp cứu.
- Dị ứng thực phẩm: Nổi mẩn đỏ ngứa khắp người như muỗi đốt, đặc biệt là bắp chân, đùi, cánh tay được xem là kết quả của việc hệ miễn dịch phản ứng “gay gắt” với Protein trong thực phẩm làm tăng kháng nguyên ở huyết tương. Bên cạnh dấu hiệu da giống như bị muỗi đốt nổi mẩn đỏ, bệnh nhân còn đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, cổ họng ngứa ngáy, chảy nước mũi, nước mắt…
Phát ban
Phát ban có đặc trưng là da xuất hiện nốt đơn lẻ hoặc mảng đỏ – hồng trồi lên trên bề mặt da nhưng đôi khi lại bằng phẳng, gây ngứa hoặc không. Một vài trường hợp bệnh nhân cảm thấy châm chích, nóng rát ở vùng da bị bệnh. Nguyên nhân gây phát ban được xem là có liên quan đến việc nhiễm trùng, sốt cao, ma sát quá mức…
Sốt xuất huyết
Khi tay, chân nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt có thể là dấu hiệu của sốt xuất huyết ở thời điểm bệnh bắt đầu thuyên giảm, tình trạng này thường kéo dài 2-3 ngày rồi làn da dần trở lại bình thường. Tuy nhiên, triệu chứng nổi mẩn đỏ do sốt xuất huyết sẽ khác nhau ở từng bệnh nhân, không phải ai cũng gặp phải hiện tượng nêu trên.
Thông thường, các nốt mẩn đỏ giống như muỗi đốt do sốt xuất huyết thường phát sinh khi ở ngày thứ 5-6 của bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh có thể bị đau đầu, hoa mắt, cơ thể mệt mỏi, miệng đắng, mất vị giác, đau nhức cơ thể… hạ tiểu cầu (thông qua xét nghiệm máu).
Bệnh lý tiềm ẩn
Ngoài những nguyên nhân trên, khi chân bị nổi mẩn đỏ như nốt muỗi đốt kèm theo ngứa ngáy có thể do những bệnh lý sau:
- Rối loạn chức năng gan: Do chức năng thải độc, hoạt động của gan kém nên độc tố không đào thải được ra ngoài và ứ đọng lượng lớn trong cơ thể. Điều này gây nên triệu chứng ngứa ngáy, bứt rứt và phát ra ngoài thông qua các nốt ban đỏ như muỗi đốt.
- Giun sán: Khi cơ thể nhiễm giun sán có thể khiến da nổi mẩn đỏ kèm theo ngứa ngáy. Tình trạng này là do ấu trùng di chuyển đến ống mật gây cản trở hoạt động thông mật, độc tố bị lưu lại trong cơ thể khiến hệ miễn dịch phát sinh phản ứng quá mức.
- Rối loạn tuyến giáp: Chức năng tuyến giáp rối loạn khiến cho tất cả hoạt động trao đổi chất của cơ thể bị ảnh hưởng. Điển hình là rối loạn chuyển hoá đường, mất cân bằng điện giải… từ đó khiến hệ miễn dịch kích hoạt phản ứng quá mức làm da nổi mẩn như bị muỗi đốt.
Chân nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt nguy hiểm không?
Thông thường, nếu da bị muỗi đốt nổi mẩn đỏ sẽ không gây nguy hiểm bởi đa số các trường hợp đều tự hết sau vài ngày. Tuy nhiên nếu khắp cơ thể, tay, chân nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt và kèm theo triệu chứng khó thở, sưng phù mắt, cổ họng, môi, đau đầu, choáng váng,… cần chủ động thăm khám vì đây có thể là dấu hiệu dị ứng, sốc phản vệ nguy hiểm.
Thực tế, đa phần các trường hợp bị nổi nốt đỏ như muỗi đốt sẽ không gây nguy hiểm nhưng nếu do nguyên nhân bệnh lý mà không được phát hiện, can thiệp sớm sẽ đe dọa nhiều rủi ro sức khỏe. Điển hình như: Tụt huyết áp, nhiễm trùng da, khó thở, sốc phản vệ dẫn đến tử vong.
Người bệnh nên chủ động đến gặp bác sĩ khi có các biểu hiện dưới đây:
- Nốt mẩn đỏ xuất hiện ngày càng nhiều, dày đặc, lan khắp cơ thể.
- Da mẩn đỏ, ngứa ngáy kèm theo sốt, phù nề, họng sưng, môi sưng, đau khớp…
- Nốt ban vừa gây ngứa vừa đau rát.
- Các nốt mẩn đỏ kèm theo bọng nước lan rộng.
Cách can thiệp, điều trị
Khi gặp tình trạng chân nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt, các triệu chứng ngày càng gây khó chịu người bệnh nên áp dụng các biện pháp sau:
- Hạn chế gãi: Hành động gãi, chà xát vào vùng da nổi mẩn sẽ khiến cảm giác ngứa gia tăng, thậm chí làm trầm trọng hơn nguy cơ viêm nhiễm da.
- Tránh xa chất kích ứng: Nếu đã xác định được tác nhân gây dị ứng, kích ứng người bệnh cần tránh xa chúng để không làm cho tình trạng mẩn đỏ, ngứa rát da trầm trọng hơn.
- Thoa kem chống ngứa, trị mẩn đỏ: Thuốc bôi Steroid tại chỗ, kem bôi kẽm 5-10% hay thuốc bôi có chứa Hydrocortisone sẽ giúp giảm triệu chứng ngứa, cải thiện nốt mẩn đỏ, ngăn ngừa viêm do cào gãi.
- Sử dụng thuốc kháng sinh Histamin: Nên dùng thuốc trong trường hợp nốt mẩn ngứa lan rộng, kèm theo các triệu chứng khó chịu nhằm giảm kích thước nốt mẩn đỏ, cải thiện cảm giác ngứa.
- Kem sát trùng: Nhằm làm giảm, ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng thứ cấp.
Lưu ý: Những nhóm thuốc kể trên chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân không được phép sử dụng tùy tiện. Tốt nhất hãy thăm khám bác sĩ để tìm chính xác nguyên nhân khiến chân nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt, từ đó dùng thuốc theo chỉ định.
Phòng tránh nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy chân tay
Tình trạng tay, chân thậm chí toàn thân nổi mẩn đỏ như nốt muỗi đốt kèm ngứa ngáy gây nhiều khó chịu cho người bệnh. Để ngăn ngừa hiện tượng này “làm phiền” mỗi người nên chủ động thực hiện các biện pháp sau:
- Thường xuyên vệ sinh da sạch sẽ, lựa chọn quần áo có chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt để da luôn trong trạng thái được thư giãn.
- Vệ sinh nhà cửa, không gian sống, phòng ngủ,… để đảm bảo môi trường trong lành, hạn chế những kích ứng, dị ứng cho da.
- Nếu có tiền sử dị ứng thời tiết, nổi mề đay, viêm da tiếp xúc cần tránh xa các dị nguyên gây mẩn đỏ, ngứa ngáy như phấn hoa, xà phòng, chất tẩy rửa, khói bụi…
- Với người có cơ địa dễ dị ứng nên cẩn trọng khi ăn các thực phẩm giàu đạm, dễ gây ngứa ngáy nổi mẩn trên da như thịt bò, hải sản có vỏ, trứng, đậu nành,…
- Tăng cường ăn rau xanh, trái cây tươi, uống nhiều nước, nghỉ ngơi hợp lý để nâng cao miễn dịch, phòng tránh bệnh lý tiềm ẩn.
- Hạn chế việc nhổ, cạo lông chân, lông tay vì điều này rất dễ gây viêm nang lông.
- Thoa kem dưỡng ẩm mỗi ngày 1-2 lần để dưỡng da và giúp cho làn da luôn ẩm mượt, tránh tình trạng ngứa ngáy, khô căng, bong tróc.
- Nếu thường xuyên bị nấm kẽ chân, nấm kẽ tay thì bạn nên thoa bột chống nấm trước khi đeo tất hoặc đeo giày.
Như vậy, việc chân nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt có thể do nguyên nhân bệnh lý hoặc không. Song để biết chính xác tình trạng đang gặp phải và có biện pháp can thiệp phù hợp mỗi người nên chủ động đến bệnh viện kiểm tra để được bác sĩ chẩn đoán, đưa ra lời khuyên phù hợp.
Xem Thêm:
- Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Ở Tay Chân: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
- Nổi Mẩn Ngứa Thành Mảng: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!