Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Ở Tay Chân: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Nổi mẩn đỏ ngứa ở tay và chân là biểu hiện thường gặp ở những bệnh da liễu cấp – mãn tính. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, vùng da tay và chân nổi mẩn đỏ ngứa có thể là dấu hiệu của các bệnh lý tiềm ẩn như nhiễm giun sán, bệnh lupus ban đỏ hệ thống cần được thăm khám và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ ngứa ở tay và chân

Nổi mẩn đỏ ngứa là một dạng tổn thương da phổ biến. Tình trạng này đặc trưng bởi các nốt sẩn đỏ, ngứa ngáy xuất hiện trên da. Triệu chứng có thể khởi phát bất cứ vị trí nào trên cơ thể.

Nổi mẩn đỏ ngứa ở tay và chân: Nguyên nhân và cách điều trị
Nổi mẩn đỏ ngứa ở tay và chân là biểu hiện thường gặp ở những bệnh da liễu cấp – mãn tính

Nổi mẩn đỏ ngứa ở tay và chân thường là dấu hiệu của một số bệnh ngoài da thường gặp. Thông thường, triệu chứng này sẽ có xu hướng tự thuyên giảm sau vài ngày mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khởi phát do những bệnh mãn tính, tổn thương da có thể tiến triển nặng nề, lan rộng, kéo dài dai dẳng và tái phát thường xuyên.

Để việc điều trị diễn ra thuận lợi, người bệnh cần xác định nguyên nhân cụ thể gây khởi phát triệu chứng nổi mẩn đỏ ngứa ở tay và chân. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến kích thích bùng phát triệu chứng.

1. Nổi mề đay mẩn ngứa

Nổi mề đay là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa ở tay và chân. Bệnh lý là một dạng viêm da cấp và mãn tính thường gặp và ảnh hưởng khoảng 20% dân số thế giới.

Mề đay mẩn ngứa thường có hình thái tổn thương, phạm vi ảnh hưởng và mức độ triệu chứng đa dạng. Thông thường, các biểu hiện lâm sàng của mề đay mẩn ngứa phục thuộc vào cơ địa, nguyên nhân khởi phát và đặc tính của làn da. Tuy nhiên, số liệu thống kê cho thấy, tổn thương da do bệnh lý gây ra thường tập trung ở những vùng da hở, có tần suất tiếp xúc cao như mặt, chân, cổ, vùng da ngực,…

Các triệu chứng bệnh mề đay mẩn ngứa thường khởi phát đột ngột, lan rộng nhanh chóng nhưng có xu hướng tự thuyên giảm sau vài giờ mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tổn thương do bệnh lý gây ra tiến triển nặng nề, kéo dài dai dẳng và phát triển thành mãn tính.

2. Nấm da tay/ chân

Vùng da tay và da chân thường có tần suất tiếp xúc cao, có hoạt động bài tiết mồ hôi mạnh. Đây là những yếu tố tạo điều kiện thuận lợi để nấm men phát triển và tấn công gây tổn thương da.

Nấm da tay/ chân
Nấm da tay/ chân là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa ở tay và chân

Nấm da tay và da chân bùng phát khi các vi nấm phát triển quá mức ở tầng thượng bì và dẫn đến đào thải những chất chuyển hóa. Các chất chuyển hóa của nấm có thể kích thích da ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ và viêm. Theo các chuyên gia Da liễu, bệnh lý thường khởi phát vào mùa nóng ẩm và nguy cơ cao ở những người vệ sinh da kém, thường xuyên mang bao tay, mang giày bít.

3. Chàm tổ đỉa

Chàm tổ đỉa hay bệnh tổ đỉa là một trong những bệnh da liễu mãn tính, thường bùng phát mạnh vào mùa xuân, mùa hè và thuyên giảm vào mùa đông. Căn nguyên khởi phát bệnh lý có mối liên hệ mật thiết với yếu tố cơ địa và một số yếu tố kích thích như rối loạn nội tiết, căng thẳng quá mức, tiếp xúc với dị nguyên, nhiễm nấm,…

Tổn thương da do chàm tổ đỉa gây ra thường khu trú ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, ngón tay, ngón chân. Các triệu chứng bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng nổi các sẩn ngứa đỏ và mụn nước nhỏ nằm sâu trong da. Những mụn nước này thường rất khó vỡ và sẽ tự tiêu biến sau vài tuần.

Mặc dù bệnh tổ đỉa không đe dọa đến sức khỏe tổng thể người bệnh, tổn thương da có xu hướng tự biến mất mà không cần can thiệp điều trị. Tuy nhiên, bệnh lý khiến người bệnh ngứa ngáy, nóng rát da gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, giấc ngủ cũng như chức năng thẩm mỹ.

4. Viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa hay chàm thể trạng có thể gây nổi mẩn đỏ ngứa ở bàn tay và bàn chân. Bệnh lý khởi phát chủ yếu do yếu tố cơ địa cộng hướng với một số tác nhân kích thích như rối loạn nội tiết, stress, dị ứng, căng thẳng quá mức,…

Viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa hay chàm thể trạng có thể gây nổi mẩn đỏ ngứa ở bàn tay và bàn chân

Số liệu thống kê cho thấy, tổn thương do bệnh viêm da cơ địa gây ra thường tập trung ở những vùng da tỳ đè như mu bàn chân, bàn tay, khuỷu tay, mắt cá chân, mặt, cổ, ngực,…

Trong giai đoạn đầu, bệnh lý gây nổi các mẩn đỏ ngứa và nóng rát. Theo thời gian, vùng da bị tổn thương có xu hướng nổi mụn nước, rỉ dịch và trợt loét. Từ đó xuất hiện tình trạng dày sừng, thâm nhiễm và bong tróc da.

5. Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc đặc trưng bởi tình trạng da tổn thương do tiếp xúc trực tiếp với những tác nhân gây kích ứng, dị ứng như hóa mỹ phẩm, phấn hoa, côn trùng đốt, lông động vật, ánh nắng mặt trời cường độ cao,… Các triệu chứng bệnh lý thường tập trung ở những vùng da hở, có tần suất tiếp xúc cao như da tay, da chân, da mặt, cổ, vai,…

Sau khi tiếp xúc trực tiếp với dị nguyên, vùng da sẽ xuất hiện những mẩn đỏ ngứa, nóng rát khó chịu. Sau vài giờ, vùng da bị tổn thương sẽ xuất hiện nhiều bọng nước, mụn nước và mụn mủ.

6. Các nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân phổ biến trên, tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa ở tay và chân có thể khởi phát bởi một số nguyên nhân khác như:

  • Bệnh ghẻ: Đây là một trong những bệnh da liễu do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei gây ra. Ký sinh trùng tấn công vào lỗ chân lông và tiết dịch, đẻ trứng. Vùng da da tay, chân, mông,… lúc này xuất hiện mụn nước, mẩn đỏ ngứa ngáy dữ dội.
  • Lupus ban đỏ hệ thống: Bệnh lý là một dạng rối loạn miễn dịch ảnh hưởng đến những mô liên kết trong cơ thể. Những trường hợp mắc bệnh, hệ miễn dịch sẽ tạo ra kháng thể tấn công vào các cơ quan nội tạng và da. Tổn thương do Lupus ban đỏ hệ thống gây ra đặc trưng bởi tình trạng da tay, da chân và thân mình nổi mẩn đỏ kèm theo phát ban, ngứa nhẹ.
  • Nhiễm giun sán: Nhiễm giun sán cũng được xem là nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ ngứa ở tay và chân. Nếu không được kiểm soát kịp thời, giun sán có thể di chuyển đến cơ quan nội tạng và làm suy giảm hoạt động, từ đó khởi phát các biến chứng nguy hiểm.
  • Rối loạn hoạt động tiết mồ hôi: Da tay và da chân thường có hoạt động bài tiết mồ hôi mạnh. Trong trường hợp mồ hôi bài tiết quá mức, da có thể bị ngứa ngáy, nổi sẩn và viêm đỏ do bít tắc lỗ chân lông.

Nổi mẩn đỏ ngứa ở tay và chân nguy hiểm không?

Hầu hết những trường hợp nổi mẩn đỏ ngứa ở tay và chân đều do một số bệnh da liễu cấp như nấm da, nổi mẩn ngứa, viêm da tiếp xúc, bệnh ghẻ gây ra. Bên cạnh đó, có khoảng 5% trường hợp khởi phát triệu chứng do những bệnh da liễu mãn tính gây ra như vảy nến, chàm tổ đỉa và viêm da cơ địa.

Nổi mẩn đỏ ngứa ở tay và chân nguy hiểm không?
Nổi mẩn đỏ ngứa ở tay và chân gây ngứa ngáy âm ỉ đến dữ dội, châm chích, nóng rát nên có thể tác động xấu đến sinh hoạt hàng ngày

Thông thường, những bệnh lý này không ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể mà chủ yếu gây ra những triệu chứng ngoài da. Tuy nhiên, tổn thương da đi kèm với tình trạng ngứa ngáy âm ỉ đến dữ dội và đi kèm với biểu hiện châm chích, nóng rát nên có thể tác động xấu đến sinh hoạt hàng ngày, chất lượng giấc ngủ, hiệu suất làm việc – học tập.

Hơn nữa, tổn thương da kéo dài dai dẳng và tái phát nhiều lần có thể gây thâm sẹo, ảnh hưởng đến ngoại hình, khiến người bệnh tự ti trong giao tiếp, tăng nguy cơ bội nhiễm, chàm hóa,…

Số liệu thống kê cho thấy, có ít trường hợp bị nổi mẩn ngứa ở chân tay bùng phát do những bệnh lý nghiêm trọng như lupus ban đỏ hệ thống, xơ mật tiên phát. Tuy nhiên, trường hợp khởi phát do những bệnh lý gây ra, tổn thương da thường có mức độ nặng nề hơn so với những bệnh da liễu thông thường.

Do đó, khi nhận thấy tổn thương kéo dài đi kèm với những biểu hiện bất thường, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được chẩn đoán và áp dụng các biện pháp điều trị kịp thời.

Điều trị nổi mẩn đỏ ngứa ở tay và chân hiệu quả

Nổi mẩn đỏ ngứa ở tay và chân thường gây ra cảm giác khó chịu, bứt rứt. Hơn nữa, tình trạng này kéo dài còn có thể tác động tiêu cực đến ngoại hình, giấc ngủ, suy giảm hiệu suất làm việc, chất lượng cuộc sống.

Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể áp dụng một số biện pháp chữa trị sau:

1. Vệ sinh và chăm sóc da đúng cách

Đa số những trường hợp bị nổi mẩn đỏ ngứa ở tay và chân đều khởi phát do rối loạn hoạt động tuyến mồ hôi và mề đay. Do đó, việc áp dụng các biện pháp chăm sóc và vệ sinh da đúng cách sẽ giúp cải thiện cơn ngứa ngáy và giảm tổn thương da nhanh chóng.

Vệ sinh và chăm sóc da đúng cách
Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ để cải thiện tình trạng ngứa ngáy, làm dịu da và giảm viêm

Dưới đây là một số biện pháp vệ sinh và chăm sóc da giúp cải thiện nổi mẩn đỏ ngứa ở tay chân:

  • Ngâm rửa tay, chân với nước sạch hoặc những dung dịch vệ sinh có thành phần dịu nhẹ, an toàn. Kế đến lau khô da và dùng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ để cải thiện tình trạng ngứa ngáy, làm dịu da và giảm viêm.
  • Bạn cũng có thể chườm lạnh, ngâm nước mát khoảng 15 phút để cải thiện triệu chứng nổi mẩn đỏ ngứa ở tay và chân. Nhiệt độ lạnh sẽ giúp co mạch máu, cải thiện tình trạng ngứa ngáy và ngăn ngừa viêm nhiễm.
  • Cắt ngắn móng tay móng chân rồi ngâm với nước muối pha loãng để giúp sát trùng và diệt khuẩn.
  • Tránh tiếp xúc với hóa chất, xà phòng có độ pH cao, dung môi công nghiệp, nọc độc côn trùng, mủ nhựa thực vật.
  • Chọn mang giày dép có kích cỡ phù hợp, thấm hút tốt, có chất liệu mềm nhằm làm giảm ma sát.
  • Không cào gãi, chà xát, ma sát lên vùng da bị tổn thương. Trường hợp gây ngứa ngáy nhiều, bạn có thể ngâm với nước mát hoặc chườm lạnh để cải thiện.

2. Tận dụng các thảo dược tự nhiên cải thiện

Bên cạnh áp dụng các biện pháp vệ sinh và chăm sóc da, người bệnh có thể tận dụng các thảo dược tự nhiên để cải thiện cơn ngứa ngáy, giảm viêm, ngăn ngừa tổn thương da lan rộng hiệu quả.

Tận dụng các thảo dược tự nhiên cải thiện
Ngâm tay và chân với nước gừng tươi sẽ giúp cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn ở tay và chân

Dưới đây là một số loại thảo dược cải thiện tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa ở tay và chân:

  • Tắm lá chè xanh: Loại thảo dược này chứa các hoạt chất chống oxy hóa hỗ trợ ngăn ngừa viêm nhiễm và cải thiện ngứa ngáy hiệu quả. Bên cạnh đó, loại thảo dược này còn chứa hoạt chất EGCG mang lại hiệu quả trong việc làm giảm mụn mủ, hiện tượng viêm da, nổi sẩn ngứa.
  • Ngâm với nước gừng: Củ gừng tươi có đặc tính tiêu sưng, chống ngứa và kháng sinh tự nhiên. Ngoài ra, loại thảo dược này còn chứa hoạt chất Gingerol có khả năng ức chế prostaglandin. Đây là chất trung gian gây ra phản ứng viêm ở da. Để cải thiện tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa ở tay và chân, người bệnh có thể dùng 3 – 4 củ gừng tươi sau khi rửa sạch thái lát thì cho vào nước ấm. Dùng nước này để ngâm tay, chân trong vòng 15 phút.
  • Dùng gel nha đam cải thiện: Sử dụng gel nha đam thoa trực tiếp lên vùng da tay và chân bị nổi mẩn đỏ ngứa sẽ giúp cải thiện ngứa ngáy, sưng đỏ và viêm da. Thảo dược này có chứa hàm lượng nước dồi dào, khoáng chất và vitamin cần thiết giúp dưỡng ẩm, kháng viêm và làm dịu vùng da bị kích ứng hiệu quả.

Bên cạnh những thảo dược trên, người bệnh cũng có thể cải thiện triệu chứng bằng một số vị thuốc Nam khác như cây sài đất, lá khế, lá tía tô, lá trầu không,…

Phòng ngừa nổi mẩn đỏ ngứa ở tay và chân

Nổi mẩn đỏ ngứa ở tay và chân là tình trạng phổ biến ở nhiều đối tượng và độ khác nhau. Tình trạng da liễu này thường có nguy cơ tái phát cao và kéo dài dai dẳng. Do đó, bên cạnh áp dụng các biện pháp cải thiện, bạn cần chủ động trong việc phòng ngừa triệu chứng tái phát.

Phòng ngừa nổi mẩn đỏ ngứa ở tay và chân
Thiết lập chế độ dinh dưỡng, khoa học lành lạnh giúp cải thiện miễn dịch, phòng ngừa bệnh da liễu mãn tính hiệu quả

Dưới đây là một số cách giúp phòng ngừa nổi mẩn đỏ ngứa ở tay và chân tái phát:

  • Vệ sinh cơ thể thường xuyên và đúng cách, nhất là vùng da ở kẽ chân, kẽ tay
  • Hạn chế mang giày bít, chật và có chất liệu cứng, thô, dày
  • Vào thời điểm độ ẩm thấp, bạn cần dùng kem dưỡng ẩm đều đặn, mang vớ, bao tay nhằm phòng ngừa các bệnh da liễu bùng phát.
  • Với những trường hợp da tay, da chân đổ nhiều mồ hôi, bạn nên kết hợp làm sạch và ngâm với nước muối hay bột talc để kiểm soát hoạt động tiết mồ hôi, đồng thời hạn chế hoạt động quá mức của nấm men.
  • Tránh tiếp xúc với hóa mỹ phẩm, phấn hoa, lông động vật, nấm mốc,… Khi phải tiếp xúc với những yếu tố gây dị ứng, kích ứng, bạn cần mặc đồ bảo hộ, mang găng tay nhằm bảo vệ da.
  • Thiết lập chế độ dinh dưỡng, khoa học lành lạnh, sinh hoạt điều độ giúp nâng cao thể trạng, cải thiện miễn dịch, đồng thời kiểm soát các triệu chứng bệnh da liễu mãn tính hiệu quả.

Tay và chân bị nổi mẩn đỏ ngứa – Khi nào cần gặp bác sĩ?

Tình trạng da tay và chân nổi mẩn đỏ ngứa có thể thuyên giảm rõ rệt sau sau khi điều trị và chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, triệu chứng tiến triển nặng nề, lan rộng sang những vùng da lân cận và tăng nguy cơ viêm nhiễm.

Do đó, người bệnh cần chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa nếu nhận thấy những biểu hiện sau:

  • Vùng da tay và da chân xuất hiện nhiều mẩn đỏ gây ngứa ngáy dữ dội
  • Trên vùng da bị tổn thương xuất hiện bọng nước, mụn mủ và có dấu hiệu sưng đau nghiêm trọng
  • Tổn thương da đi kèm với những triệu chứng toàn thân như chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, ớn lạnh,…
  • Triệu chứng nổi mẩn đỏ ngứa ở tay và chân không đáp ứng các biện pháp tại nhà, kéo dài dai dẳng hơn 7 ngày.

Nổi mẩn đỏ ngứa ở tay và chân có thể khởi phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Trường hợp tổn thương da ở mức độ nặng nề, các biện pháp tại nhà không đáp ứng. Lúc này, người bệnh cần đến bệnh viện để được chẩn đoán, xác định nguyên nhân bùng phát. Từ đó áp dụng các biện pháp điều trị y tế kịp thời giúp khắc phục triệu chứng nhanh chóng.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0388778986

Tin mới

chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...