Nấm Da Đầu Kiêng Ăn Gì?

Nấm da đầu có thể phản ứng với một số thực phẩm, và để hỗ trợ điều trị, người bệnh cần hạn chế một số thực phẩm có thể gây kích thích. Dưới đây là một số thực phẩm nên kiêng kỵ khi mắc nấm da đầu:

  1. Thịt bò và gà: Hàm lượng protein cao trong thịt có thể kích thích ngứa ngáy, tăng tiết dầu và làm tăng tình trạng kích ứng của da đầu. Nên hạn chế thịt trong chế độ ăn.
  2. Rau củ muối: Các loại rau củ muối chứa nhiều muối có thể tăng độ độc hại cho cơ thể, gây ảnh hưởng xấu đến da đầu. Nên tránh các loại rau củ đã qua quá trình lên men.
  3. Hải sản có vỏ cứng: Những loại hải sản như cua, ghẹ, tôm có thể kích thích miễn dịch và gây dị ứng, làm nhiễm trùng nấm da đầu lan rộng hơn.
  4. Nhộng tằm: Nhộng tằm có thể gây dị ứng và làm gia tăng cảm giác ngứa ngáy ở đầu, nên tránh sử dụng.
  5. Hoa quả giàu vitamin C: Mặc dù vitamin C tốt cho đề kháng miễn dịch, nhưng lượng lớn vitamin C có thể kích thích cơn ngứa và khó chịu. Nên giảm tiêu thụ cam, quýt, bưởi, ổi, và các thực phẩm giàu vitamin C.

Đối với việc ăn uống hỗ trợ điều trị nấm da đầu, người bệnh nên tập trung vào:

  1. Rau củ: Rau củ cung cấp khoáng chất, vitamin và chất xơ, giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và làm dịu các triệu chứng nấm da đầu.
  2. Thực phẩm giàu protein: Ăn các nguồn protein như thịt lợn, cá, nấm có thể giúp da tái tạo và tăng cường đề kháng.
  3. Vitamin B: Bổ sung vitamin B qua thực phẩm như đậu, cải bó xôi, cá hồi, hành tây, giúp làm lành tổn thương, phục hồi miễn dịch.
  4. Kẽm: Thực phẩm như nấm, hạt, đậu, rau củ xanh cung cấp kẽm giúp nâng cao đề kháng và hạn chế khả năng nấm quay trở lại.

Quan trọng nhất, người bệnh nên tuân thủ hướng dẫn điều trị từ bác sĩ và điều chỉnh chế độ ăn uống theo sự theo dõi của chuyên gia y tế.

Nấm da đầu là bệnh lý khiến da bong tróc nhiều mảng sừng, kèm theo ngứa ngáy và chân tóc yếu, rất dễ bị gãy rụng. Với tình trạng này, ngoài việc sử dụng các loại thuốc, bệnh nhân cũng nên chú ý tới chế độ ăn uống hàng ngày. Theo đó, nấm da đầu kiêng ăn gì và nên ăn gì sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

Tổng Quan Bệnh Học Nấm Da Đầu

Nấm da đầu còn có tên gọi khác là giun gai, đây là bệnh da liễu thường gặp ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Tổn thương do bệnh lý gây ra đặc trưng bởi tình trạng vảy ngứa, gây rụng tóc, sẹo vĩnh viễn nếu không được kiểm soát và chăm sóc đúng cách.

Nấm da đầu còn có tên gọi khác là giun gai, đây là bệnh da liễu thường gặp ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau
Nấm da đầu còn có tên gọi khác là giun gai, đây là bệnh da liễu thường gặp ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau

Thực tế nhận thấy, các biểu hiện của nấm da đầu tương tự với một số bệnh da liễu khác như bệnh á sừng, vảy nến da đầu, viêm da tiết bã, chấy. Tuy nhiên, căn nguyên gây bệnh thường có liên quan đến các loại nấm da. Do đó, bệnh nhân cần phân biệt chính xác để có hướng điều trị phù hợp, tránh xử lý sai cách khiến tổn thương do bệnh lý gây ra tiến triển dai dẳng.

Nấm da đầu và bệnh vảy nến da đầu có những biểu hiện ban đầu tương tự nhau nên thường dễ bị nhầm lẫn. Để phân biệt, người bệnh có thể căn cứ vào các biểu hiện sau:

Nấm da đầu:

  • Vùng da đầu bị tổn thương có vảy màu trắng mọc thành từng mảng cứng, có thể xuất hiện các mụn nước
  • Da đầu nổi các mụn đỏ và có xu hướng lan rộng ra các vùng da khỏe mạnh
  • Vảy trắng mọc thành từng mảng bết dính, khó chịu
  • Tóc rụng nhiều và có thể rụng thành từng mảng tại vùng bị nhiễm nấm
  • Da đầu ngứa ngáy, khó chịu

Vảy nến da đầu:

  • Trên da đầu xuất hiện các mảng đỏ, sờ cảm giác cộm, có kích thước và hình dáng đa dạng
  • Xuất hiện vảy trắng ở khu vực viền tai, trán mọc chồng chất lên nhau, dễ bong tróc, sờ vào có thể tan thành mảng nhỏ rớt xuống
  • Bệnh vảy nến da đầu không quá ngứa ngáy

Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh vảy nến da đầu có mối liên hệ mật thiết với nội tiết trong cơ thể. Trong khi đó, nấm da đầu xảy ra do các vi nấm nên phương pháp điều trị cũng như biện pháp chăm sóc của hai bệnh lý này là hoàn hoàn khác nhau.

Việc nhầm lẫn trong quá trình điều trị có thể khiến tổn thương da đầu do bệnh lý gây ra tiến triển nặng hơn, lây lan và gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Do đó, khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán, xác định nguyên nhân và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Nguyên nhân gây ra bệnh nấm da đầu chủ yếu là sự phát triển quá mức của các loại nấm da, trong đó phổ biến nhất là nhóm nấm sợi thuộc loài Trichophyton và Microsporum. Chúng sẽ tấn công vào các sợi tóc trên da đầu và gây tổn thương, tóc dần suy yếu và kèm theo một số biểu hiện khó chịu trên da đầu.

Nguyên nhân gây ra bệnh nấm da đầu chủ yếu là sự phát triển quá mức của các loại nấm da
Nguyên nhân gây ra bệnh nấm da đầu chủ yếu là sự phát triển quá mức của các loại nấm da

Có 3 loại nấm da đầu chính, bao gồm:

  • Nấm Trichophyton: Nhóm nấm này gây xuất hiện những vảy có hình tròn trên da đầu, sau thời gian dài sẽ gây sưng đỏ, mưng mủ và bong tróc nhanh chóng. Lúc này, chân tóc trở nên cứng và dễ gãy hơn, đi kèm với biểu hiện ngứa ngáy và hói tạm thời.
  • Nấm Microsporum: Loại nấm này thường ảnh hưởng ở nhóm đối tượng trẻ nhỏ từ 1 – 2 tuổi. Theo đó, nấm Microsporum làm rụng tóc thành từng mảng với đường kính khoảng vài centimet. Vùng da đầu bị rụng tóc thường có màu xám, sợi tóc gãy gần sát gốc.
  • Nhiễm nấm Kerion de celse: Khi bị nhiễm chủng nấm này, da đầu sẽ xuất hiện những ổ mủ ở nang lông, lõm sâu và có thể chứa dịch mủ màu vàng ở những vùng da đầu bị nhiễm nấm gây ra mùi hôi khó chịu ở da đầu.

Có thể thấy, nguyên nhân chính gây ra bệnh nấm da đầu là do các loại nấm. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh có thể tăng nguy cơ bùng phát và tiến triển nặng nề khi gặp các yếu tố thuận lợi. Cụ thể:

  • Vệ sinh da đầu kém: Việc vệ sinh da đầu kém là một trong những yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho vi nấm phát triển và gây ra bệnh lý. Cụ thể, da đầu thường tiết nhiều mồ hôi, ẩm ướt và dễ bám bụi bẩn khi hoạt động ngoài trời. Nếu không gội đầu sạch sẽ sẽ khiến nấm men phát triển và gây tổn thương da đầu. Bên cạnh đó, trong quá trình gội đầu, thao tác chà xát, cào gãi quá mức có thể khiến da đầu bị tổn thương, trầy xước và vi nấm dễ dàng tấn công, xâm nhập mạnh mẽ hơn.
  • Thói quen sinh hoạt: Thói quen để tóc ướt khi đi ngủ được xem là tác nhân tạo điều kiện thuận lợi để nấm men xâm nhập và tấn công vào chân tóc dễ dàng hơn. Nguyên nhân là khi da đầu ướt, lỗ chân lông trên da sẽ được mở to hơn, làm chân tóc trở nên xơ yếu. Bên cạnh đó, tình trạng này còn có thể khiến người bệnh bị đau đầu, tóc rụng, ngứa ngáy và khó chịu.
  • Lây nhiễm từ người bệnh: Các trường hợp bị nhiễm nấm thường có nguy cơ lây nhiễm cao. Do đó, việc sử dụng chung các vật dụng cá nhân của người bệnh như khăn tắm, lược, mũ, cột tóc, nón bảo hiểm,… cũng có nguy cơ bị nấm da đầu cao hơn so với người bình thường.
  • Lây nhiễm từ động vật: Theo các chuyên gia, một số vi nấm gây nấm da đầu có thể ký sinh trên cơ thể một số loài động vật như mèo, chó và lây nhiễm cho cơ thể người thông qua hành động xoa đầu, ôm ấp,… Đặc biệt, vi nấm có nguy cơ xuất hiện cao ở các loài động vật lạ sống hoang dã không rõ nguồn gốc.
  • Mắc một số bệnh lý về da đầu: Những người mắc các bệnh về da đầu trước đó như bệnh á sừng, vảy nến thường có tổn thương da từ trước nên khi gặp một tác động nhỏ cũng có thể khiến bệnh nấm da đầu bùng phát.

Thực tế nhận thấy, nấm da đầu có tính chất mãn tính, tiến triển dai dẳng và có nguy cơ tái phát cao nếu không được kiểm soát và chăm sóc đúng cách. Thông thường, lần bùng phát tiếp theo sẽ tiến triển nặng, tổn thương nặng hơn so với lần trước. Do đó, người bệnh cần sớm phát hiện bệnh ngay thời điểm khởi phát để can thiệp điều trị phù hợp.

Các triệu chứng bệnh lý thường diễn tiến quá các giai đoạn sau:

1. Giai đoạn xuất hiện vảy gàu

Đây được xem là giai đoạn khởi phát bệnh với những biểu hiện như rụng tóc, xuất hiện vảy gàu, ngứa nhẹ. Khi đó, nấm bắt đầu tấn công vào da đầu và kích thích tiết ra nhiều bã nhờn hơn mức bình thường, kết hợp với những tế bào chết như bụi bẩn trên da tạo thành các mảng màu trắng trên da đầu.

Giai đoạn khởi phát bệnh đặc trưng với những biểu hiện như rụng tóc, xuất hiện vảy gàu, ngứa nhẹ
Giai đoạn khởi phát bệnh đặc trưng với những biểu hiện như rụng tóc, xuất hiện vảy gàu, ngứa nhẹ

Tuy nhiên, hầu hết ở giai đoạn khởi phát, các biểu hiện do bệnh lý gây ra chỉ ở mức độ nhẹ, không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày nên bệnh nhân thường chủ quan, không tiến hành thăm khám.

2. Giai đoạn ngứa ngáy dữ dội

Ở giai đoạn này, tổn thương da đầu và các biểu hiện lâm sàng dần tiến triển nặng nề hơn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Lúc này, các mảng màu trắng trên da đầu kết hợp chất chất nhờn khiến tóc luôn trong tình trạng bết dính, ngứa ngáy dữ dội. Tình trạng này có thể khiến người bệnh khó chịu, bứt rứt và dù vừa gội đầu thì tóc vẫn bị bết dính nhanh chóng.

Biểu hiện ngứa ngáy, khó chịu có thể khiến người bệnh cào gãi, tác động lên da đầu và gây lở loét, trầy xước và khiến tình trạng viêm nhiễm tiến triển nặng nề. Một số trường hợp có thể bị nổi các nốt sần đỏ li ti và mụn trên da đầu. Chúng lan rộng ra khắp đầu và hình thành nấm da trên diện rộng khiến quá trình điều trị gặp khó khăn.

3. Giai đoạn tóc rụng nhiều

Trường hợp nấm da đầu không can thiệp sớm sẽ khiến da đầu bị tổn thương nặng nề, các mảng da bị bong tróc khiến tóc rụng theo từng mảng. Đồng thời, da lúc này cũng xuất hiện những triệu chứng như viêm da, lở loét nặng và vùng da đầu vô cùng nhạy cảm.

Trường hợp nấm da đầu không can thiệp sớm sẽ khiến da đầu bị tổn thương nặng nề, các mảng da bị bong tróc khiến tóc rụng nhiều
Trường hợp nấm da đầu không can thiệp sớm sẽ khiến da đầu bị tổn thương nặng nề, các mảng da bị bong tróc khiến tóc rụng nhiều

Lúc này, người bệnh nhanh chóng can thiệp y tế để kiểm soát triệu chứng bệnh lý, kết hợp các biện pháp chăm sóc đúng cách để điều trị bệnh nhanh chóng, phòng ngừa tái phát và tác động tích cực đến sinh hoạt, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Nấm da đầu kiêng ăn gì?

Có khá nhiều thực phẩm có thể gây hại cho làn da nhưng nhiều người không biết. Đối với câu hỏi nấm da đầu kiêng ăn gì, cần chú ý tránh những thực phẩm sau đây:

Thịt bò và gà

Có thể nói rằng, hàm lượng protein trong thịt bò và gà khá cao, nhưng lại là yếu tố gây hại cho những ai đang mắc nấm da đầu. Nguyên do bởi lượng dưỡng chất quá lớn sẽ gây kích thích ngứa ngáy, tăng cường các biểu hiện kích ứng, da đổ nhiều dầu và bong tróc nặng hơn. Với nhóm thực phẩm này, người bệnh nên hạn chế tối đa cho tới khi nấm da đầu đã khỏi hoàn toàn.

Rau củ muối

Các loại rau củ muối là món ăn yêu thích của nhiều người, nhưng cũng bởi do chứa lượng muối cao và đã qua quá trình lên men sẽ gây ra nhiều độc tố. Khi này, thận và gan không thể đào thải kịp thời sẽ gia tăng các ảnh hưởng xấu tới da, giảm khả năng lọc máu và đào thải chất gây hại. Bệnh nhân khó tránh khỏi tình trạng ngứa dữ dội, da đầu ửng đỏ, bong tróc nghiêm trọng và tóc cũng rụng thành từng mảng lớn.

nam da dau kieng an gi
Nấm da đầu kiêng ăn gì? Các thực phẩm muối chua nên tránh sử dụng

Nấm da đầu kiêng ăn các loại hải sản có vỏ cứng

Các loại hải sản có chứa nhiều protein dễ bị hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận biết nhầm lẫn, từ đó xảy ra các phản ứng quá mẫn càng khiến da yếu hơn. Hơn nữa, trong hải sản cũng có chứa nhiều histamin sẽ làm tình trạng nấm, chàm, viêm da cơ địa và nhiều bệnh lý về da khác trở nên nghiêm trọng. Da sẽ khó thuyên giảm tình trạng ngứa ngáy, ửng đỏ và bong tróc, thậm chí còn xuất hiện nhiều tổn thương ăn sâu vào da đầu.
Do vậy, bệnh nhân cần kiêng cua, ghẹ, tôm, sò,.... cho tới khi bệnh nấm đã khỏi hoàn toàn.

Nhộng tằm

Nhộng tằm cũng là nhóm thực phẩm có cơ chế dễ gây dị ứng ở những người có miễn dịch kém, tương tự như hải sản. Ăn nhộng khiến gia tăng cảm giác ngứa ngáy ở đầu và dễ làm các viêm nhiễm lan rộng hơn. Vì vậy dù đây là món ăn ngon miệng nhưng người bệnh cũng cần tránh sử dụng hoàn toàn.

nam da dau kieng an gi
Nên kiêng ăn nhộng tằm

Hoa quả giàu vitamin C

Nấm da đầu kiêng ăn gì? Mặc dù vitamin C là thành phần tăng đề kháng miễn dịch rất tốt, nhưng nếu người bệnh nấm da đầu sử dụng nhiều hoa quả có hàm lượng vitamin C sẽ có hại. Nguyên do bởi khi nạp vào lượng lớn vitamin C sẽ kích thích các cơn ngứa trở nên dữ dội, kéo dài và gần như không thể thuyên giảm dù đã dùng các loại thuốc. Vì vậy, nên hạn chế ăn cam, quýt, bưởi, ổi và nhiều thực phẩm có chứa vitamin C cao khác.

Nấm da đầu nên ăn gì?

Có khá nhiều thực phẩm được đánh giá tốt trong quá trình chăm sóc cho người bệnh bị nấm da đầu. Theo đó, trong chế độ ăn uống hàng ngày, người bệnh nên bổ sung thêm những nhóm sau:

Rau củ

Rau củ là nhóm thực phẩm quan trọng đối với người bị nấm da đầu. Bởi đây là nguồn cung cấp đa dạng, dồi dào các loại khoáng chất, vitamin và chất xơ thiết yếu, giúp nâng cao sức khỏe tổng thể. Làn da được tăng cường hệ miễn dịch và đề kháng, khả năng phục hồi sau tổn thương nhanh hơn. Ngoài ra, những triệu chứng thường gặp của bệnh cũng sẽ dịu đi đáng kể, bệnh hạn chế tái phát.
Nên ăn nhiều loại rau củ có màu xanh đậm, các loại măng tây, đậu, cà chua, gia vị gừng, tỏi, nghệ,...

Nhóm protein

Các thực phẩm cung cấp protein từ thịt lợn, cá, nấm,... nên được sử dụng thường xuyên. Bởi trong đó chứa chứa hàm lượng protein cao cùng với nhiều dưỡng chất quan trọng khác. Nhờ đó da tăng cường sản sinh thêm các liên kết collagen, phục hồi và sản sinh thêm nhiều tế bào, giữ biểu bì khỏe mạnh và hạn chế nguy cơ bệnh lan rộng.

nam da dau kieng an gi
Bổ sung protein từ các loại cá rất tốt cho cơ thể

Bổ sung vitamin B

Các vitamin nhóm B cần phải được bổ sung hàng ngày cho cơ thể để giúp da làm lành tổn thương, phục hồi miễn dịch tốt hơn. Đây cũng là yếu tố giúp giảm hoạt động của nấm khuẩn, kích thích mọc tóc, giảm gãy rụng tóc rất tốt. Bệnh nhân có thể nạp dinh dưỡng này thông qua các thực phẩm như: Đậu các loại, cải bó xôi, cá hồi, hành tây, bông cải xanh,...

Nhóm thực phẩm giàu kẽm

Nấm da đầu nên ăn các thực phẩm có hàm lượng kẽm dồi dào. Bởi kẽm là thành phần hỗ trợ cơ thể nâng cao miễn dịch, tăng đề kháng cho da, giảm các vết thâm sẹo cũng như kích thích da tái tạo hiệu quả. Bổ sung kẽm đầy đủ giúp bệnh nhân rút ngắn quá trình điều trị, hạn chế khả năng bệnh quay trở lại.
Nên ăn nhiều nấm, các loại hạt, các loại đậu, rau chân vịt, bông cải xanh, cải xoăn, cải kale,...

Chữa nấm da đầu bằng mẹo dân gian có nhiều ưu điểm như an toàn, không gây tác dụng phụ, dễ thực hiện và tiết kiệm chi phí. Dưới đây là một số cách chữa nấm da đầu bằng mẹo dân gian từ nguyên liệu tự nhiên:

Bồ kết:

  • Dùng 5-7 quả bồ kết nướng và đập vỡ, đun sôi cùng 1 lít nước.
  • Sau khi nguội, dùng nước bồ kết để gội đầu và massage da đầu.
  • Áp dụng 2-3 lần mỗi tuần để thấy hiệu quả.

Vỏ bưởi:

  • Lấy vỏ 1 quả bưởi, đun sôi cùng nước, sau đó dùng nước để gội đầu.
  • Thực hiện 2-3 lần mỗi tuần để giảm triệu chứng nấm da đầu.

Bia:

  • Sử dụng bia tươi để gội đầu sau khi đã sử dụng dầu gội và dầu xả thông thường.
  • Uống bia tươi để hỗ trợ chống ngứa và ức chế sự phát triển của nấm da đầu.

Chanh tươi:

  • Vắt nước cốt chanh tươi, pha cùng muối và nước để gội đầu.
  • Massage nhẹ và ủ tóc trong 30 phút, sau đó xả lại với nước sạch.

Chú ý khi sử dụng mẹo dân gian:

  • Sử dụng nguyên liệu tự nhiên sạch sẽ và lành tính.
  • Không gội đầu quá thường xuyên, tần suất 2-3 lần/tuần là phù hợp.
  • Đảm bảo sự khô ráo sau khi gội đầu để ngăn chặn sự phát triển của nấm.

Ngoài ra, còn có các phương pháp Tây y và Đông y, trong đó thuốc Tây y bao gồm thuốc uống và thuốc bôi, còn Đông y sử dụng các loại thuốc vàng, núc nác, và cây chó đẻ. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh nặng nhẹ, người bệnh có thể chọn lựa phương pháp phù hợp và tư vấn của bác sĩ.


Dưới đây là một số loại thuốc trị nấm da đầu:

  • Kem Kentax 2%: Chứa Ketoconazole 2%. Điều trị nấm da đầu, nấm móng, lang ben. Sử dụng 1-2 lần/ngày trong 2 tuần.
  • Thuốc Jasunny: Chứa Ketoconazole 15mg và Clobetasol. Trị nấm da đầu, ngứa, viêm da tiết bã nhờn, gàu. Dùng 2 lần/tuần trong 2-4 tuần.
  • Kem Endix G Cream 20: Chứa Gentamycin sulfate, Triamcinolone acetonide, Econazole nitrate. Dùng hàng ngày, 1-2 lần. Giá: 31.000đ/tuýp 10g.
  • Griseofulvin 500mg (đường uống): Chứa Griseofulvin 500mg. Điều trị nấm râu, nấm da đầu, da chân. Uống 1-2 viên/ngày, 4-6 tuần. Giá: 38.000đ/hộp 20 viên.
  • Ketoconazole 200mg (đường uống): Điều trị nấm da đầu, móng, da thân, nấm toàn thân. Uống 1-2 viên/ngày, giá 20.000đ/hộp 2 vỉ x 10 viên.
  • Nizoral Cream: Chứa Ketoconazole 20mg. Trị lang ben, nấm da đầu, bàn chân, nấm bẹn. Dùng 1 lần/ngày trong 2-3 tuần, giá 35.000đ/tuýp 10g.
  • Canesten: Chứa Clotrimazole 1%. Chữa nấm bẹn, lang ben, nấm kẽ chân, nấm da tay, nấm toàn thân. Dùng 2-3 lần/ngày trong 3-4 tuần, giá 57.000đ/tuýp 20g.
  • Dipolac G: Chứa Clotrimazole, Betamethason, Gentamicin. Điều trị nấm kẽ chân, tay, da, móng, viêm da tiết bã nhờn. Dùng 2-3 lần/ngày, giá 15.000đ/tuýp 15g.
  • Lamisil Cream: Chứa Terbinafine 10mg. Trị nấm da chân, hắc lào, nấm da chân, nấm ngoài da. Dùng 1-2 lần/ngày trong 2 tuần, giá 51.000đ/tuýp 5g.
  • Itraxcop: Chứa Itraconazole 100mg. Dùng cho nhiễm nấm nội tạng, lang ben, nấm móng, nấm da không đáp ứng với các thuốc khác. Giá: 280-300.000đ/hộp 3 vỉ x 10 viên.

Nấm da đầu kiêng ăn gì, nên ăn gì đa được giải đáp cụ thể bên trên. Bệnh nhân có thể tham khảo để xây dựng chế độ ăn uống hàng ngày thật khoa học. Ngoài ra, vẫn cần tuân thủ đúng những chỉ dẫn điều trị từ bác sĩ để có được kết quả tốt nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0983059582

Tin mới

Định Tâm An Thần Thang: Bài Thuốc Tốt Nhất Từ Y Học Cổ Truyền 

Mất ngủ là vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại, gây...

Cảnh Báo Mề Đay Cấp Và Mãn Tính Ở Trẻ Em Bùng Phát Tại Miền Nam 

Thời gian gần đây, số lượng trẻ em mắc mề đay cấp và mãn tính...

Nghiên Cứu Khoa Học Về Bệnh Viêm Da Cơ Địa Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Sau nhiều năm đi sâu nghiên cứu, đội ngũ chuyên gia Viện Y dược cổ...