Vi Khuẩn HP

Vi khuẩn HP rất nguy hiểm nếu người bệnh không phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời. Vậy có cách nào để loại bỏ vi khuẩn này nhanh và hiệu quả? Theo dõi ngay thông tin trong bài viết dưới đây để có thêm câu trả lời.

Vi khuẩn HP là gì?

Vi khuẩn H.pylori là gì? Đây là loại xoắn khuẩn có tên khoa học đầy đủ là Helicobacter Pylori, gọi tắt là HP. Loại vi khuẩn này phát triển trong lớp nhầy trên bề mặt niêm mạc dạ dày và được cho là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh về viêm, loét dạ dày.

Ở giai đoạn nhẹ, các triệu chứng nhiễm HP thường không có biểu hiện rõ ràng. Sau khi tiến triển nặng, có thể gây ra một số bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng.

Khuẩn HP trong dạ dày có thể biến chứng nặng và gây ra một số bệnh nguy hiểm như:

  • Viêm loét dạ dày tá tràng: Có đến 90 - 95% người bệnh bị viêm loét đại tràng, trên 70% người bị viêm dạ dày do nhiễm khuẩn HP. Vì loại vi khuẩn này có thể phá hủy lớp nhầy trong niêm mạc dạ dày, đồng thời kích thích ổ viêm phát triển và gây viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Xuất huyết dạ dày: Khi dạ dày bị viêm loét nặng, các ổ viêm có thể bị xuất huyết, gây chảy máu và có thể dẫn đến tình trạng thổ huyết, nặng hơn có thể dẫn đến thủng dạ dày rất nguy hiểm.
  • Ung thư dạ dày: Đây là biến chứng nặng nhất do vi khuẩn HP trong dạ dày gây ra. Theo các thống kê cho thấy khi người bệnh nhiễm vi khuẩn này sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày lên từ 2 - 6 lần (khoảng 90% người nhiễm khuẩn có nguy cơ mắc ung thư dạ dày).
  • Các biến chứng khác: Trào ngược dạ dày, hẹp môn vị, viêm tụy cấp, tắc ruột,…

Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây nên các bệnh về dạ dày
Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây nên các bệnh về dạ dày

Ngoài ra, khuẩn HP còn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ăn uống, chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể. Tình trạng bệnh kéo dài có thể dẫn đến tình trạng cơ thể suy nhược, thiếu dưỡng chất và sụt cân nghiêm trọng. Các cơn đau còn ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, sinh hoạt và năng suất làm việc hàng ngày.

Triệu chứng vi khuẩn HP

Khi dạ dày mới bị nhiễm vi khuẩn HP thường không có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Sau một thời gian, khi đã phát tác gây bênh, bệnh nhân mới thấy các triệu chứng như đau bụng vùng thượng vị, nhất là khi dạ dày bị rỗng hoặc vào ban đêm. Các cơn đau lúc đầu có thể âm ỉ như gặm nhấm sau đó đau quặn thắt, dữ dội và xuất hiện thường xuyên hơn.

Ngoài ra, còn một số dấu hiệu nhận biết tình trạng nhiễm khuẩn HP đó là:

  • Đau bụng sau khi ăn, khi bụng đói, thường xuyên đau tức vùng thượng vị.
  • Đầy hơi, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu.
  • Buồn nôn và nôn mửa, dịch nôn có màu đen hoặc bã cà phê, mất khẩu vị, và nuốt nghẹn.
  • Thường xuyên ợ nóng, ợ chua, hôi miệng gây mài mòn răng và ảnh hưởng đến thực quản.
  • Tiêu hóa kém, chán ăn dẫn đến cơ thể suy nhược, sụt cân nghiêm trọng.
  • Thay đổi tính chất phân, phân có màu đen hoặc lẫn với máu.

Khi bị nhiễm HP, người bệnh thường có biểu hiện đau bụng, khó chịu
Khi bị nhiễm HP, người bệnh thường có biểu hiện đau bụng, khó chịu

Nếu các triệu chứng này xuất hiện thường xuyên người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để thực hiện xét nghiệm và xác định phương pháp điều trị để tránh những nguy hiểm không mong muốn xảy ra.

Cách chữa vi khuẩn HP

Mẹo Chăm Sóc Tại Nhà Cho Người Bị Vi Khuẩn HP:

Chế Độ Dinh Dưỡng:

  • Ăn nhiều rau xanh như bông cải xanh, cải xoăn, bắp cải, rau chân vịt để hỗ trợ hệ tiêu hóa và nâng cao miễn dịch.
  • Sử dụng sữa lên men như sữa chua, nấm sữa kefir để cung cấp men vi sinh giúp kiểm soát vi khuẩn HP.
  • Trái cây giàu chất chống oxy hóa như dâu tây, việt quất, mâm xôi để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn HP.

Thức Uống Hỗ Trợ:

  • Nước mật ong: Sử dụng nước mật ong ấm để làm lành tổn thương dạ dày và tăng cường lớp bảo vệ.
  • Trà gừng: Chứa hoạt chất Gingerol giúp chống vi khuẩn HP và giảm cơn đau ở dạ dày.

Lưu Ý Khi Sử Dụng:

  • Các phương pháp tại nhà chỉ mang tính chất hỗ trợ, không thay thế cho điều trị chuyên sâu từ bác sĩ.
  • Nếu triệu chứng không giảm hoặc trở nên nghiêm trọng, cần thăm bác sĩ ngay.
  • Duy trì vệ sinh cá nhân và không chia sẻ vật dụng để ngăn chặn lây nhiễm.

Cách Chữa Vi Khuẩn HP Trong Y Học Hiện Đại:

  • Thuốc Kháng Sinh: Sử dụng kháng sinh như amoxicillin, metronidazol, clarithromycin để tiêu diệt vi khuẩn HP.
  • Thuốc Giảm Tiết Axit: Dùng omeprazole, pantoprazole, lansoprazole để giảm tiết axit và hỗ trợ lành vết loét dạ dày.
  • Thuốc Đông Y: Sử dụng cây thuốc như cam thảo, dạ cẩm, lá khôi, lá vối, chè dây để giảm tiết axit và kiểm soát vi khuẩn HP.
  • Bài Thuốc Đông Y: Kết hợp các dược liệu như thương truật, quả chấp non, vỏ vối rừng hoặc dạ cẩm, lá khôi, khổ sâm, bồ công anh theo hướng dẫn bác sĩ.

Lưu Ý Khi Sử Dụng Thuốc:

  • Theo Dõi Tình Trạng: Quan sát các biểu hiện phụ và thay đổi vị giác khi sử dụng thuốc.
  • Tìm Kiếm Sự Hỗ Trợ: Nếu có tình trạng bất thường, đến cơ sở y tế để được điều chỉnh loại thuốc phù hợp.
  • Tuân Thủ Điều Trị: Áp dụng đầy đủ liệu trình được chỉ định để đảm bảo hiệu quả.

Vui lòng tham khảo ý kiến chuyên gia y tế để lựa chọn phương pháp chăm sóc phù hợp và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Thuốc chữa vi khuẩn HP

10 Loại Thuốc Điều Trị Vi Khuẩn HP Hiệu Quả

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị vi khuẩn HP, trong đó sử dụng thuốc là phương pháp phổ biến nhất. Các loại thuốc chữa vi khuẩn HP thường bao gồm kháng sinh, thuốc ức chế bơm proton (PPI), và các thuốc hỗ trợ khác.

1. Kháng sinh:

  • Amoxicillin: Loại kháng sinh phổ biến, thuộc nhóm beta-lactam, tiêu diệt vi khuẩn HP và có thể được sử dụng trong nhiều loại nhiễm trùng khác.
  • Tetracyclin: Ức chế quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn, thường kết hợp với các loại kháng sinh khác.
  • Metronidazole: Kháng sinh dẫn chất của 5-nitroimidazole, ngăn chặn động vật nguyên sinh và tăng trưởng của vi khuẩn.

2. Thuốc Ức Chế Bơm Proton (PPI):

  • Omeprazole, EsOmeprazole, Lansoprazole, Pantoprazole: Làm giảm lượng axit trong dạ dày, tạo điều kiện thuận lợi cho kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn HP.

3. Các Thuốc Hỗ Trợ Khác:

  • Bismuth Subsalicylate, Sucralfate: Mang lại hiệu quả bảo vệ niêm mạc dạ dày, hỗ trợ giảm đau và viêm.
  • Để đạt hiệu quả, cần sử dụng thuốc theo phác đồ của bác sĩ, thường kéo dài trong 2 tuần hoặc lâu hơn tùy tình trạng.

4. Các Chi Tiết Về Một Số Loại Thuốc:

Amoxicillin:

  • Liều Dùng: Người lớn 1g x 2-3 lần/ngày, trẻ nhỏ theo chỉ định của bác sĩ.
  • Chỉ Định: Điều trị viêm loét dạ dày-tá tràng do nhiễm vi khuẩn HP.
  • Tác Dụng Phụ: Rối loạn tiêu hóa, phản ứng dị ứng, đau đầu...

Tetracyclin:

  • Liều Dùng: Theo chỉ định của bác sĩ, uống trước khi ăn 1 tiếng hoặc sau ăn 2 tiếng.
  • Chỉ Định: Điều trị viêm loét dạ dày-tá tràng do nhiễm vi khuẩn HP.
  • Tác Dụng Phụ: Đau đầu, suy giảm thị lực, sốt...

Metronidazole:

  • Liều Dùng: Uống 500mg x 3 lần/ngày cho người lớn, theo hướng dẫn cho trẻ em.
  • Chỉ Định: Điều trị viêm loét dạ dày-tá tràng, nhiễm khuẩn kỵ khí, nhiễm khuẩn nguyên sinh.
  • Tác Dụng Phụ: Chán ăn, tiêu chảy, phản ứng dị ứng...

Clarithromycin:

  • Liều Dùng: 500mg x 3 lần/ngày.
  • Chỉ Định: Điều trị viêm loét dạ dày-tá tràng do nhiễm vi khuẩn HP.
  • Tác Dụng Phụ: Đau tức ngực, nổi mề đay, nhức mỏi cơ thể...

Levofloxacin:

  • Liều Dùng: 500mg x 1 lần/ngày.
  • Chỉ Định: Điều trị viêm loét dạ dày-tá tràng do nhiễm vi khuẩn HP.
  • Tác Dụng Phụ: Nôn mửa, tiêu chảy, đau khớp...

Omeprazole:

  • Liều Dùng: 20-40mg x 1 lần/ngày.
  • Chỉ Định: Giảm axit dạ dày, điều trị viêm loét dạ dày-tá tràng.
  • Tác Dụng Phụ: Đau đầu, buồn nôn, tăng nguy cơ nhiễm nấm...

ăn gì để diệt vi khuẩn HP

Để tiêu diệt vi khuẩn HP, bạn có thể tích hợp các thực phẩm sau vào chế độ ăn hàng ngày, kết hợp với việc sử dụng thuốc:

  1. Rau củ và trái cây:
    • Chứa nhiều chất chống oxy hóa và hỗ trợ cơ thể đẩy mạnh miễn dịch, ức chế hoạt động của vi khuẩn HP. Các loại như cải xanh, súp lơ xanh, cải xoăn, mâm xôi, dâu tây, việt quất, bắp cải, cà rốt, ớt chuông, anh đào, táo.
  2. Chất diệt khuẩn kháng viêm tự nhiên:
    • Gừng, tỏi, dầu oliu, mật ong, nghệ, hành tây chứa chất diệt khuẩn tự nhiên, giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP và giảm nguy cơ tái phát.
  3. Nhóm probiotics:
    • Sữa chua, nấm kefir, trà kombucha, súp miso chứa probiotics giúp ức chế sự phát triển của khuẩn HP và hỗ trợ vi khuẩn có lợi.
  4. Chất béo tốt (Omega 3, 6):
    • Cá ngừ, cá hồi, cá thu, dầu oliu, hạt hạnh nhân, hạt óc chó giúp ngăn chặn dấu hiệu viêm nhiễm, giảm nguy cơ viêm loét dạ dày.
  5. Mật ong:
    • Chứa kháng sinh tự nhiên, giúp điều trị vi khuẩn HP và tái tạo mô tổn thương.
  6. Trà xanh:
    • Cung cấp polyphenol và chất chống oxy hóa, giúp tiêu diệt vi khuẩn HP và phục hồi chức năng niêm mạc dạ dày.

Những thực phẩm cần kiêng kỵ:

  • Đồ ăn cay, nhiều dầu mỡ.
  • Đồ ăn đóng hộp chứa phụ gia, muối, đường.
  • Đồ uống chứa caffeine, cồn.
  • Hoa quả có tính axit như cam, dứa, chanh.

Chú ý rằng việc kiên nhẫn và duy trì chế độ ăn lành mạnh là quan trọng để đối phó với vi khuẩn HP. Nếu có bất kỳ vấn đề nào, hãy thảo luận với bác sĩ để có lịch trình chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Vi khuẩn HP dạ dày lây qua đường nào?

Các bệnh lý do khuẩn HP gây ra không phải là bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, bản chất của loại vi khuẩn này là vi sinh vật nên có thể lây nhiễm từ người này qua người khác.
Các đường lây nhiễm vi khuẩn HP chính là:

  • Đường miệng: Vi khuẩn HP tồn tại và phát triển tại dịch dạ dày và nước bọt của người bệnh. Do đó khi người khỏe mạnh tiếp xúc với người bệnh thì sẽ đối mặt với nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP.
  • Đường dạ dày: Nếu thực hiện các xét nghiệm lấy dịch vị làm mẫu thử, nội soi dạ dày, các bác sĩ không vệ sinh kỹ dụng cụ, vi khuẩn HP sẽ sinh sôi trên các dụng cụ và lây truyền cho người khỏe mạnh.
  • Đường phân: Trong phân của người bệnh có chứa vi khuẩn HP, vì vậy nếu người bệnh không xử lý phân thải, không vệ sinh tay bằng xà phòng sát khuẩn ngay sau khi đi vệ sinh thì có thể vô tình phát tán nguồn bệnh ra ngoài cộng đồng.

Chính vì dễ lây lan như vậy nên khả năng HP gây bệnh dạ dày ở trẻ em thường rất cao. Các bậc phụ huynh nên chú ý chế độ ăn uống, sinh hoạt của trẻ để phòng tránh nguy cơ mắc phải loại xoắn khuẩn này.

Khuẩn HP có thể lây nhiễm nhanh chóng thông qua các hành động tiếp xúc gần như hôn, thơm má
Khuẩn HP có thể lây nhiễm nhanh chóng thông qua các hành động tiếp xúc gần như hôn, thơm má

Những đường lây lan HP đều là những đường khó đề phòng. Đặc biệt đối với những gia đình có người bị nhiễm khuẩn HP thì tỷ lệ thành viêm mắc bệnh là hơn 90%. Vì vậy, hãy chủ động phòng tránh lây lan bằng cách xây dựng những thói quen sinh hoạt khoa học, hạn chế dùng chung, tiếp xúc gần.

Xét nghiệm HP dạ dày như thế nào? Xét nghiệm ở đâu tốt?

Để chẩn đoán chính xác tình trạng nhiễm vi khuẩn HP, các bác sĩ thường tiến hành một số phương pháp xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm huyết thanh: Đây là phương pháp giúp tìm kháng thể của vi khuẩn HP thường được sử dụng. Tuy nhiên, trường hợp người bệnh có hệ miễn dịch kém, khi thực hiện xét nghiệm này sẽ không tìm thấy kháng thể tương ứng.
  • Xét nghiệm nước bọt, phân: Đây cũng là cách để tìm ra kháng nguyên của vi khuẩn HP.
  • Nghiệm pháp thở: Người bệnh sẽ uống dịch dịch ure c13 hoặc c14 và thổi hơi vào thiết bị chẩn đoán để xác định vi khuẩn. Khi men urease ở dạ dày sẽ tách CO2 ra khỏi ure là khi người bệnh đã bị nhiễm khuẩn. Phương pháp này có thời gian thực nhanh và cho ra kết quả chính xác cao chỉ sau khoảng 30 phút.
  • Nội soi dạ dày: Nội soi giúp xác định các bất thường ở niêm mạc dạ dày và giúp định ổ viêm và thực hiện một số biện pháp để xác định người bệnh có dương tính với vi khuẩn HP hay không.

Để có kết quả chính xác và điều trị bệnh tốt, người bệnh cần xét nghiệm vi khuẩn HP ở những địa chỉ uy tín. Người bệnh nên thăm khám tại các bệnh viện, phòng khám lớn, có trang bị thiết bị y tế hiện đại và đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm.
Người bệnh không nên thăm khám tại một số phòng khám nhỏ. Vì những phòng khám này thường không đảm bảo quy trình vô trùng, vô khuẩn, có thể làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Nhiễm vi khuẩn HP có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Nguy hiểm nhất là loại khuẩn này không có dấu hiệu ở giai đoạn đầu nên người bệnh thường chủ quan và đánh mất thời gian điều trị tốt nhất. Vì thế, hãy lắng nghe cơ thể nhiều hơn để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường. Từ đó nhanh chóng xử lý để đảm bảo sức khỏe dạ dày.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0983845445

Tin mới

chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...