Viêm Cổ Tử Cung

Viêm cổ tử cung là bệnh lý thường ở nữ giới. Bệnh lý khởi phát do nhiễm virus, vi khuẩn, nấm hoặc các nguyên nhân không nhiễm trùng. Tùy thuộc vào nguyên nhân khởi phát, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc hoặc can thiệp các thủ thuật như nhiệt trị liệu, áp lạnh, laser.

Viêm cổ tử cung là gì?

Viêm cổ tử cung đề cập đến tình trạng niêm mạc tử cung bị tổn thương và viêm. Cổ tử cung có vị trí tiếp giáp giữa buồng tử cung và âm đạo. Vì vậy, tình trạng viêm nhiễm ở vị trí này có thể lan rộng, gây ra các biến chứng nặng nề nếu không được điều trị và kiểm soát kịp thời. Số liệu thống kê cho thấy, có khoảng 10 - 20% trường hợp chuyển biến sang viêm vùng chậu.

Viêm Cổ Tử Cung: Nguyên nhân, Biểu hiện, Cách điều trị
Viêm cổ tử cung đề cập đến tình trạng niêm mạc tử cung bị tổn thương và viêm

Bệnh lý có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản từ 20 - 35 tuổi và đã quan hệ tình dục. Viêm cổ tử cung thường xảy ra do nhiễm nấm, virus, vi khuẩn. Trong đó, nguyên nhân phổ biến nhất là Chlamydia trachomatis và lậu cầu (Neisseria gonorrhoeae) chiếm khoảng 75%. Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể khởi phát do một số nguyên nhân khác.

Nếu khởi phát do nhiễm trùng, bệnh có thể lây nhiễm qua đường tình dục khi đối tác không dùng bao cao su và biện pháp bảo vệ. Trong trường hợp viêm cổ tử cung khởi phát ở phụ nữ mang thai, virus, vi khuẩn và nấm có thể lây nhiễm cho thai nhi và gây ra tình trạng sinh non, sảy thai, trẻ sinh ra nhẹ cân, có nguy cơ bị mù lòa.

Nguyên nhân viêm cổ tử cung

Nguyên nhân phổ biến nhất gây khởi phát bệnh lý là do nhiễm vi khuẩn, nấm, virus. Ngoài ra, bệnh lý cũng có thể xảy ra do dị ứng một số loại thuốc dùng ở âm đạo hoặc bao cao su.

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây khởi phát bệnh lý:

  • Nhiễm trùng: Viêm cổ tử cung do nhiễm trùng thường khởi phát do vi khuẩn Mycoplasma, virus gây mụn rộp (herpes simplex), vi khuẩn gây bệnh lậu, Trichomonas, Chlamydia, nấm Candida Albicans...
  • Kích ứng, dị ứng: Tình trạng sưng viêm ở cổ tử cung cũng có thể xảy ra do kích ứng, dị ứng với bao cao su, dùng băng vệ sinh ở dạng tampon, viên đặt âm đạo, màng ngăn âm đạo,...
  • Rối loạn hormone: Tình trạng này khiến hệ vi sinh trong âm đạo mất cân bằng, từ đó dẫn đến tình trạng hại khuẩn tăng sinh quá mức. Số lượng vi khuẩn có hại tăng lên được xem là nguyên nhân gây tổn thương và viêm nhiễm cổ tử cung. Nguyên nhân này thường xảy ra ở phụ nữ mang thai, sau sinh và sảy thai.

Bên cạnh đó, nguy cơ bị viêm cổ tử cung cũng có thể tăng lên khi gặp một số yếu tố rủi ro sau:

  • Quan hệ tình dục quá sớm
  • Có tiền sử mắc các bệnh lây nhiễm đường tình dục
  • Vệ sinh vùng kín không đúng cách
  • Quan hệ tình dục không an toàn (quan hệ tập thể, không dùng bao cao su, quan hệ với người có nguy cơ nhiễm bệnh tình dục,...)

Triệu chứng viêm cổ tử cung

Các biểu hiện lâm sàng và mức độ triệu chứng của bệnh lý phụ thuộc vào nguyên nhân khởi phát. Thực tế nhận thấy, bệnh do nhiễm trùng thường có các triệu chứng điểm hình, mức độ nặng, dễ nhận biết hơn so với các nguyên nhân khác.

Dưới đây là một số dấu hiệu giúp nhận biết bệnh lý:

  • Tiết dịch âm đạo nhiều bất thường, có mùi hôi khó chịu kèm mủ
  • Cảm giác đau rát, hơi xót sau khi đi vệ sinh
  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày
  • Cảm giác ngứa ngáy, nóng rát khi đi tiểu
  • Dịch tiết âm đạo xuất hiện máu khi chưa đến kỳ kinh
  • Chảy máu và đau rát khi quan hệ tình dục
  • Cảm giác nặng ở bụng dưới, nhất là khi giao hợp

Trong một số trường hợp, viêm cổ tử cung có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng lâm sàng nào.

Cách Chữa Viêm Cổ Tử Cung

Cách chữa viêm cổ tử cung tại nhà: Mẹo dân gian, thuốc nam, và Đông y

Phương pháp dân gian:

  • Trà xanh (lá chè tươi): Sử dụng để xông vùng kín và có tác dụng kháng khuẩn.
  • Rau diếp cá: Rửa sạch và xông vùng kín để kháng khuẩn và giảm viêm.
  • Lá ổi: Rửa sạch và sắc nước để vệ sinh ngoài vùng kín và giảm ngứa ngáy.
  • Củ gừng: Đun sôi và ngâm vùng kín để hỗ trợ kháng viêm.

Lưu ý khi sử dụng mẹo dân gian:

  • Chỉ phù hợp với viêm nhiễm nhẹ và mới khởi phát.
  • Cần kết hợp với biện pháp chuyên sâu để đạt hiệu quả cao.
  • Thận trọng để tránh nguy cơ thiếu an toàn và viêm nhiễm nặng hơn.

Các biện pháp Tây y:

  • Thuốc nội khoa: Sử dụng kháng sinh và các loại thuốc khác theo chỉ định của bác sĩ.
  • Can thiệp ngoại khoa: Nếu viêm cổ tử cung nặng, có thể cần phẫu thuật áp lạnh, đốt điện, hoặc liệu pháp Laser.

Lưu ý khi sử dụng biện pháp Tây y:

  • Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ và tái khám theo lịch hẹn.
  • Không tự y áp dụng nhiều đơn thuốc hoặc chồng chéo các phương pháp chữa khác nhau.
  • Chăm sóc vùng kín đúng cách, kiêng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị.

Thuốc Nam trong điều trị:

  • Sử dụng các loại thảo dược như ích mẫu, trinh nữ hoàng cung, cây khổ sâm, ngải diệp.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Nam:

  • Chỉ mang tính chất hỗ trợ và không thay thế biện pháp đặc trị.
  • Không tự mua và phối trộn dược liệu, cần tư vấn thầy thuốc.
  • Sử dụng kiên trì và tuân thủ liệu trình.

Sử dụng thuốc Đông y:

  • Các bài thuốc Đông y như sắc nấu sinh địa, đan sâm, hoàng bá.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Đông y:

  • Được đánh giá cao về độ an toàn do sử dụng từ thảo dược tự nhiên.
  • Gia giảm thang thuốc tùy thuộc vào mức độ bệnh.

Dù chọn phương pháp nào, bệnh nhân cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, kiểm tra nếu có triệu chứng bất thường, và duy trì sinh hoạt và vệ sinh vùng kín đúng cách.

Thuốc Chữa Viêm Cổ Tử Cung

Dưới đây là các loại thuốc chữa viêm cổ tử cung hiệu quả:

  • Chlorquinaldol: Loại thuốc kháng sinh mạnh, giảm triệu chứng nhanh. Liều: 1 viên/ngày, 18 ngày. Giá: 110.000đ/sản phẩm.
  • Promestriene: Kháng sinh mạnh, giảm triệu chứng. Liều: 1 viên/ngày, 20 ngày. Giá: 90.000đ/sản phẩm.
  • Colposeptine: Giảm viêm, tiêu diệt vi khuẩn. Liều: 1 viên/ngày, 14 ngày. Tác dụng phụ: Ngứa, nóng rát. Giá: 110.000đ/sản phẩm.
  • Polygynax: Hiệu quả nhanh, an toàn, dùng khi thai nghén. Chứa Polymyxin B sulfat, Neomycin, Nystatin. Dùng 1 viên trước khi đi ngủ theo hướng dẫn bác sĩ. Tác dụng phụ: Hơi nóng rát. Giá: 130.000đ/sản phẩm.
  • Fluomizin: Giảm ngứa và tiết khí hư. Thành phần: Dequalinium chloride. Liều: 1 viên/đêm, tối đa 1 tuần.
  • Natizio: Chứa các thành phần Nystatin, Diiodohydroxyquin, Benzalkonium chloride. Sử dụng: 1-2 lần/ngày, theo hướng dẫn bác sĩ. Tác dụng phụ: Xuất huyết âm đạo, ngứa, nóng rát. Giá: 200.000đ/hộp.
  • Azithromycin:Loại kháng sinh macrolid. Liều dùng: 2g duy nhất cho viêm cổ tử cung do lậu khuẩn. Tác dụng phụ: Buồn nôn, chóng mặt, tiêu chảy, đau tức bụng. Giá: 150.000-160.000đ/hộp.
  • Doxycyclin: Kiểm soát viêm cổ tử cung do Chlamydia. Liều: 2 viên/ngày, 1 tuần. Giá: 81.000đ/hộp.
  • Metronidazol: Đặc trị viêm nhiễm kỵ khí, Trichomonas. Sử dụng theo hướng dẫn bác sĩ. Tác dụng phụ: Buồn nôn, tiêu chảy. Giá: 200.000-300.000đ/hộp.
  • Acyclovir: Kháng sinh trị mụn rộp sinh dục. Sử dụng theo chỉ định bác sĩ. Tác dụng phụ: Đau bụng, chóng mặt, tiêu chảy. Giá: 35.000-40.000đ/hộp.

Bị Viêm Cổ Tử Cung Nên Ăn Gì

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị viêm cổ tử cung. Dưới đây là một số thực phẩm bạn nên bao gồm trong chế độ ăn hằng ngày để hỗ trợ điều trị:

  1. Rau xanh: Rau cải xoăn, cải bó xôi, và bông cải xanh chứa nhiều vitamin C, giúp điều tiết cân bằng môi trường tử cung và tăng cường hệ miễn dịch.
  2. Sữa chua: Chứa probiotic, giúp cân bằng độ pH tử cung và bảo vệ sức khỏe đường ruột.
  3. Cá béo: Các loại cá như hồi, chum, mòi chứa omega-3 giúp cải thiện sức khỏe tử cung.
  4. Tỏi: Chứa allicin, kháng sinh tự nhiên giúp tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng và viêm nhiễm.
  5. Hạt: Hạt lanh, hạt chia, hạt hạnh nhân cung cấp chất xơ và dưỡng chất cần thiết.
  6. Ớt chuông: Cung cấp vitamin C và chất chống oxy hóa, giúp giảm tình trạng nhiễm trùng.
  7. Quả mọng: Chứa folate, vitamin C, và chất chống oxy hóa, giúp hạn chế sự hình thành và phát triển của u xơ tử cung.

Tuy nhiên, cũng cần hạn chế một số thực phẩm và thói quen để tránh làm tổn thương da và làm nặng tình trạng:

  1. Đồ ăn cay nóng: Gia vị có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn và vi trùng.
  2. Hải sản: Việc ăn quá nhiều đạm trong hải sản có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể và gây mất cân bằng.
  3. Rượu, bia và các chất kích thích: Sử dụng các chất này có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể, gây áp lực lên hệ miễn dịch và làm nặng tình trạng viêm nhiễm.
  4. Đồ ăn nhiều dầu mỡ, đường: Các thực phẩm này có thể thay đổi môi trường âm đạo và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  5. Đồ muối chua: Cà pháo, dưa chua, kim chi có thể làm thay đổi độ pH âm đạo, làm nặng tình trạng viêm nhiễm.
  6. Nước ấm và vệ sinh đúng cách: Đảm bảo sử dụng nước ấm khi vệ sinh và chọn các sản phẩm dịch vụ vệ sinh có độ pH phù hợp.

Nhớ thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày cùng với sự tư vấn của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất trong quá trình điều trị.

Phân loại viêm cổ tử cung

Căn cứ vào nguyên nhân khởi phát cũng như thời gian tiến triển, bác sĩ chuyên khoa chia bệnh lý thành 2 loại chính, bao gồm:

1. Viêm cổ tử cung cấp tính

Bệnh lý ở giai đoạn cấp tính có xu hướng bùng phát đột ngột nhưng thuyên giảm nhanh chóng. Các triệu chứng thường xuất hiện sau sảy thai hoặc sau sinh do niêm mạc trong cổ tử cung bị lộn ngược vào âm đạo và bị nhiễm khuẩn.

Phân loại viêm cổ tử cung
Căn cứ vào nguyên nhân khởi phát cũng như thời gian tiến triển, bác sĩ chuyên khoa chia bệnh lý thành viêm cổ tử cung cấp và mãn tính

So với giai đoạn mãn tính, bệnh ở giai đoạn cấp tính có triệu chứng nghiêm trọng hơn, có tính điển hình cao. Các biểu hiện thường bao gồm huyết trắng có mủ, chất nhầy đi kèm.

2. Viêm cổ tử cung mãn tính

Viêm tử cung mãn tính đặc trưng bởi tình trạng cổ tử cung bị sưng viêm kéo dài. Trong giai đoạn này, người bệnh có thể không bị đau, ngứa, khó chịu và thường xảy ra do những nguyên nhân không có khả năng lây nhiễm như dị ứng/ kích ứng bao cao su, dung dịch vệ sinh vùng kín, băng vệ sinh,...

Bệnh viêm cổ tử cung nguy hiểm không?

Cổ tử cung có vị trí tiếp giáp giữa buồng tử cung và âm đạo, có nhiệm vụ ngăn chặn nấm, virus, vi khuẩn xâm nhập. Do đó, khi cơ quan này bị tổn thương sẽ tạo điều kiện cho những tác nhân gây bệnh tấn công vào buồng tử cung và gây nhiễm trùng.

Bệnh viêm cổ tử cung nguy hiểm không?
Viêm cổ tử cung ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đời sống tình dục

Bệnh lý nếu không được kiểm soát kịp thời và chăm sóc đúng cách có thể gây ra các biến chứng nặng nề như:

  • Viêm vùng chậu: Đây là biến chứng phổ biến và chiếm khoảng 10 - 20% trường hợp. Viêm vùng chậu xảy ra khi nấm, virus, vi khuẩn tấn công và gây viêm nhiễm buồng tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng. Biến chứng có mức độ nghiêm trọng và có thể để lại nhiều di chứng nếu không được kiểm soát kịp thời.
  • Giảm khả năng sinh sản: Sau khi vào âm đạo, tinh trùng sẽ di chuyển qua cổ tử cung để vào buồng tử cung. Tuy nhiên, tình trạng viêm nhiễm khiến không gian tại đây bị thu hẹp, điều này khiến tinh trùng gặp khó khăn khi đi qua. Ngoài ra, tình trạng viêm nhiễm ở cổ tử cung còn khiến môi trường trong âm đạo mất ổn định và làm chết tinh trùng trong thời gian ngắn.
  • Tác động xấu đến thai nhi: Một số tác nhân gây ra bệnh lý có thể ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của mẹ bầu cũng như thai nhi. Vi khuẩn lậu có thể gây sinh non (khoảng 8%), trẻ yếu ớt, nhẹ cân. Ngoài ra, vi khuẩn cũng có thể lây cho trẻ trong quá trình sinh nở, gây viêm loét kết mạc mắt, giảm thị lực, thậm chí gây mù lòa. Ngoài ra, vi khuẩn Chlamydia và một số loại virus khác cũng gây ra một số ảnh hưởng đối với thai nhi như vỡ màng ối, nhiễm trùng nước ối, sinh non,...
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa: Cổ tử cung đóng vai trò như vật cản để bảo vệ ống dẫn trứng, buồng tử cung,... Do đó, khi cơ quan này bị viêm nhiễm, những tác nhân bên ngoài có thể dễ dàng xâm nhập, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa.

Ngoài các biến chứng trên, bệnh lý còn ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đời sống tình dục. Đồng thời gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống, ảnh hưởng đến tâm lý của nữ giới.

Các biện pháp phòng ngừa viêm cổ tử cung tái phát

Viêm cổ tử cung có thể kiểm soát tốt nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, bệnh lý có thể tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Do đó, song song với việc điều trị, chị em cần chủ động phòng bệnh tái phát.
Dưới đây là các biện pháp phòng ngừa viêm tử cung tái phát:

  • Thăm khám phụ khoa định kỳ từ 1 - 2 lần/ năm để được kiểm tra vùng kín, đồng thời điều trị sớm khi có vấn đề bất thường.
  • Giữ vệ sinh vùng kín, nhất là trước và sau khi quan hệ tình dục. Đồng thời, nên sử dụng khăn giấy lau khô bộ phận sinh dục sau khi đi vệ sinh.
  • Tuyệt đối không thụt rửa sâu bên trong âm đạo. Bởi điều này có thể đẩy vi khuẩn vào bên trong cổ tử cung và gây ra hiện tượng viêm nhiễm.
  • Cần dùng bao cao su và các biện pháp bảo vệ khi giao hợp nhằm hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Vi khuẩn, virus, nấm gây ra các bệnh lý có thể tấn công và dẫn đến viêm nhiễm cổ tử cung.
  • Nên thay toàn bộ quần lót sau khi điều trị bệnh lý do nhiễm trùng. Hoặc bạn có thể ngâm rửa với xà phòng rồi phơi dưới ánh nắng để tiêu diệt nấm, vi khuẩn, virus,...
  • Tránh mặc quần lót ướt, trang phục hầm bí hoặc chưa được phơi khô hoàn toàn.
  • Cần thận trọng trong việc lựa chọn bao cao su, màng ngăn âm đạo, thuốc diệt tinh trùng, sữa tắm, dung dịch vệ sinh vùng kín.
  • Nữ giới nên cân nhắc tiêm ngừa một số chủng HPV để hạn chế một số bệnh lây qua đường tình dục.
  • Nếu bệnh viêm cổ tử cung tái phát, cần đề nghị đối tác thăm khám để được điều trị triệt để, đồng thời hạn chế nguy cơ tái nhiễm.
  • Rối loạn nội tiết có thể khiến các vi khuẩn trong âm đạo phát triển quá mức, gây viêm nhiễm niêm mạc cổ tử cung. Do đó, chị em cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tránh căng thẳng quá mức, tập luyện thể dục, thể thao và nghỉ ngơi hợp lý để cân bằng nồng độ hormone trong cơ thể.
  • Tăng cường bổ sung nước, các nhóm thực phẩm lành mạnh như rau xanh, sữa chua, trái cây tươi, ngũ cốc, các loại hạt,...

Viêm cổ tử cung là một trong những bệnh phụ khoa thường gặp. Bệnh có thể kiểm soát sau 2 - 4 tuần nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách. Ngược lại, trường hợp chủ quan, tự ý điều trị có thể làm tăng nguy cơ viêm vùng chậu và các biến chứng nặng nề khác.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0989 913 935

Tin mới

chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...