Hắc Lào Ở Trẻ Em
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Hắc lào ở trẻ em cũng tương tự như ở người lớn, hình thành do vi nấm và phát sinh các tổn thương đỏ, ngứa trên da. Nếu không điều trị, tình trạng hắc lào ở trẻ có thể lan rộng nhanh chóng vì sức đề kháng của trẻ còn non yếu, làn da mỏng, nhạy cảm. Chính vì thế, khi nhận thấy trên da trẻ xuất hiện các dấu hiệu bất thường, bố mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp điều trị sớm.
Hắc lào ở trẻ em là gì?
Hắc lào là bệnh da liễu hình thành do một số vi nấm thuộc nhóm Dermatophytes tấn công, gây ra tình trạng ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh. Hắc lào có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, trong đó có trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tình trạng hắc lào ở trẻ em cũng tương tự như ở người lớn, tuy nhiên do sức đề kháng của trẻ chưa hoàn thiện, da nhạy cảm, mềm mỏng nên mức độ tác động có thể nặng nề hơn.
Thông thường, hắc lào ở trẻ em xuất hiện phổ biến ở những bé từ 2 - 7 tuổi. Các tổn thương trên da gây ra cảm giác ngứa ngáy, đau rát khó chịu khiến trẻ quấy khóc thường xuyên, chán ăn, bỏ bữa. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng, suy giảm thể chất ở trẻ nhỏ.
Theo các thống kê cho thấy, thời gian chữa trị hắc lào ở trẻ em kéo dài hơn so với người trưởng thành. Do cơ thể trẻ nhỏ dễ bị kích ứng khi tiếp xúc với một số loại thuốc tân dược điều trị. Đồng thời trẻ thường khó tự chủ được hành vi, dễ cào gãi vùng da bị tổn thương khi cảm thấy khó chịu khiến cho vi nấm dễ lan sang các khu vực xung quanh.
Trường hợp không điều trị hoặc điều trị không đúng phương pháp, tình trạng hắc lào ở trẻ có thể phát triển nhanh chóng, gây ra nhiều tổn thương trên da. Đặc biệt nguy cơ cao để lại thâm sẹo, gây mất thẩm mỹ. Bên cạnh đó, các triệu chứng khó chịu kéo dài có thể gây ảnh hưởng giấc ngủ, sinh hoạt của trẻ, kéo theo các vấn đề sức khỏe khác.
Chính vì thế, bố mẹ nên chủ động đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu nhận thấy trên da bé có các dấu hiệu bất thường. Nhất là khi các tổn thương lan rộng, xuất hiện tình trạng viêm nhiễm nặng cần có sự can thiệp điều trị kịp thời, đúng đắn để phòng tránh các biến chứng không mong muốn làm ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất của trẻ nhỏ.
Nguyên nhân hắc lào ở trẻ em
Như đã đề cập, bệnh hắc lào hình thành do vi nấm gây hại tấn công làm tổn thương da. Các loại thường thấy như trichophyton, microsporum, epidermophyton, chúng có ở khắp nơi trong môi trường. Trẻ em có thể nhiễm phải các bào tử vi nấm, sau đó bùng phát triệu chứng hắc lào.
Một số yếu tố nguy cơ gây bệnh hắc lào ở trẻ em có thể kể đến như:
- Môi trường sống ẩm nóng tạo điều kiện cho vi nấm sinh sôi và phát triển. Khi trẻ chơi đùa đổ nhiều mô hôi khiến cho nấm bắt đầu lan rộng, nhất là ở khu vực bẹn và nách.
- Trẻ em thường hay chơi dưới đất nhiễm phải các bào tử nấm tồn tại trong đất khiến cho trẻ bị mắc bệnh hắc lào cũng như một vài vấn đề da liễu khác.
- Trẻ chơi với vật nuôi có mang mầm bệnh có thể nhiễm phải vi nấm dẫn đến tình trạng hắc lào, nhất là thú nuôi như chó, mèo không được tắm rửa, vệ sinh thường xuyên.
- Trẻ em chơi đùa sau đó cào giã da hoặc ăn uống nhưng không rửa tay có thể bị nhiễm nấm dẫn đến hắc lào.
- Trẻ sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bị nhiễm nấm, tiếp xúc với môi trường nơi công cộng như hồ bơi, khu vui chơi cũng là nguyên nhân nhiễm phải mầm bệnh, nhất là khi có trẻ bị hắc lào cùng chơi chung tại khu vực đó.
- Trẻ mặc đồ bó sát, chật chội khiến da bị trầy xước tạo điều kiện cho bào tử nấm xâm nhập. Ngoài ra, bố mẹ cho trẻ mặc đồ ẩm ướt, không thấm hút tốt mồ hôi cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh hắc lào ở trẻ em.
Trên đây là một vài yếu tố chính khiến trẻ bị hắc lào. Bố mẹ cần sớm phát hiện bất thường trên cơ thể trẻ, tìm hiểu nguyên nhân và có hướng giải quyết sớm. Phòng tránh nguy cơ hắc lào lan rộng gây tổn thương nặng nề cho làn da trẻ nhỏ.
Triệu chứng hắc lào ở trẻ em
Bệnh hắc lào ở trẻ em có thể xuất hiện ở bất kỳ khu vực nào trên cơ thể nếu bị vi nấm tấn công. Chẳng hạn như hắc lào ở mặt, da đầu, tay, chân, háng, bẹn,... Các dấu hiệu nhận biết ở mỗi bộ phận có mức độ tổn thương khác nhau. Cụ thể:
Hắc lào ở da đầu: Tình trạng phổ biến nhất, khiến trẻ em gặp phải các triệu chứng khó chịu như:
- Vết ban đỏ nhỏ xuất hiện trên da đầu, có vảy và gây ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu cho trẻ nhỏ.
- Một thời gian sau, vị trí bị mẩn đó bắt đầu lan rộng, sần lên, hình dạng vòng tròn, gây ngứa ngáy dữ dội.
- Tại vị trí bị hắc lào, tóc của trẻ có dấu hiệu rụng dần, da đầu có các vết nứt, nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng cao. Một số trường hợp viêm nhiễm nặng hình thành mảng u hạt chứa mủ.
Hắc lào chân, tay: Các triệu chứng thường gặp như sau:
- Vi nấm tấn công những khu vực da nằm ở kẽ ngón tay ngón chân.
- Ban đầu trên da bé cũng có các mảng đỏ nhỏ, tròn như hình đồng xu, khi da bị ẩm ướt phát sinh cơn ngứa ngáy khó chịu.
- Trên bàn chân, bàn tay tại vị trí bị hắc lào xuất hiện vảy da trắng bị bong tróc, da bên dưới đỏ ngứa.
- Ngoài ra trẻ cũng có thể bị mụn nước ở bàn chân. Một số trường hợp nấm tấn công từ lòng bàn chân chứ không phải ở vị trí giữ các ngón chân.
- Tình trạng hắc lào ở chân thường xảy ra ở những trẻ thiếu niên.
Hắc lào da mặt và toàn thân: Bố mẹ có thể quan sát thấy trên mặt và cơ thể trẻ xuất hiện các dấu hiệu như:
- Mảng hắc lào tròn, vùng da trung tâm lành lặn, hắc lào ở mặt thường tập trung ở vị trí quanh mắt hoặc dưới tai của trẻ.
- Diện tích vùng da bị tổn thương có xu hướng lan rộng, tuy nhiên khu vực trung tâm thường không bị ảnh hưởng.
- Trẻ bị ngứa ngáy khó chịu, vùng da bên ngoài rìa bị bong tróc.
Hắc lào ở bẹn: Trẻ có các dấu hiệu nhận biết hắc lào tại bẹn như:
- Hai bên bẹn xuất hiện các mảng da bất thường, có màu đỏ và dần trở nên nặng hơn.
- Một thời gian sau cơn ngứa bắt đầu dữ dội hơn, vùng da bị tổn thương lan rộng, bên ngoài viền màu đỏ, phân biệt rõ với các vùng da khác, có vảy.
- Đối với các bé trai, hắc lào có thể xuất hiện trên da bìu, tuy nhiên trường hợp này khá hiếm gặp. Các tổn thương xuất hiện ở bẹn, không xảy ra tại bộ phận sinh dục của bé.
- Tình trạng hắc lào ở bẹn ở bé trai trong tuổi vị thành niên chiếm tỷ lệ cao hơn các bé gái. Đặc biệt phổ biến ở các bé có cân nặng không cân đối, thừa cân béo phì, hay đỏ nhiều mồ hôi hoặc mặc quần áo chật chội.
Hắc lào móng tay: Bên cạnh các vị trí kể trên, hắc lào cũng có thể xuất hiện ở móng tay của trẻ. Lúc này móng trở nên dày hơn, có mảng vàng, móng giòn và dễ bị bong tróc. Mảng đỏ ở dưới móng tay ngày càng lan rộng, vùng da có màu vàng dần chuyển sang xám nhạt. Tuy nhiên tình trạng hắc lào móng tay không phổ biến ở trẻ em trước tuổi dạy thì, bệnh thường xảy ra ở trẻ thanh thiếu niên, đồng thời bệnh thường xuất hiện cùng lúc với hắc lào ở da tay, chân.
Phòng ngừa hắc lào cho trẻ nhỏ
Sức đề kháng của trẻ em còn non yếu, làn da mỏng manh dễ bị tổn thương. Chính vì thế, trẻ em thường gặp các vấn đề về da, điển hình là bệnh hắc lào. Để phòng tránh chứng bệnh này, bố mẹ nên lưu ý một số vấn đề như sau:
- Giữ vệ sinh cho da bé, tắm rửa hàng ngày. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên vệ sinh chăn mền, drap trải giường và không gian sinh hoạt cho trẻ sạch sẽ để tránh nấm lưu trú gây hại cho da bé.
- Dùng riêng đồ dùng cá nhân cho trẻ để tránh nguy cơ nhiễm phải mầm bệnh từ người xung quanh. Đồng thời không cho bé tiếp xúc gần với người đang bị hắc lào.
- Tập cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn, sau khi chơi đùa ở những nơi công cộng. Vệ sinh tắm rửa cho cả thú cưng để tránh tình trạng bào tử nấm bám vào lông, sau đó tấn công da bé.
- Lựa chọn trang phục phù hợp, thoải mái cho trẻ, không nên cho bé mặc đồ bó sát, quần áo với chất liệu không thấm hút mồ hôi gây bí bách, ẩm ướt cho da. Đây là nguyên nhân chính khiến hại khuẩn, nấm ngứa có điều kiện sinh sôi phát triển, bố mẹ cần lưu ý.
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng giúp trẻ phát triển toàn diện, tăng cường đề kháng phòng ngừa các bệnh lý ảnh hưởng sức khỏe.
Trên đây là các thông tin về tình trạng hắc lào ở trẻ em, hy vọng đã giúp bạn đọc giải đáp được các thắc mắc đang quan tâm. Mặc dù không phải là bệnh lý nguy hiểm, tuy nhiên nếu hắc lào kéo dài không được kiểm soát có thể gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ, bố mẹ không nên chủ quan.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!