Polyp Đại Tràng
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Polyp đại tràng là thuật ngữ chỉ tình trạng xuất hiện khối u lồi vào trong lòng đại tràng. Hầu như các polyp đều lành tính, thường xuất hiện ở nhóm đối tượng bệnh nhân ngoài 50 tuổi. Tuy nhiên một số trường hợp polyp gặp điều kiện thuận lợi phát triển thành ung thư nguy hiểm. Do đó người bệnh không nên chủ quan, cần theo dõi và điều trị sớm để phòng ngừa biến chứng.
Polyp đại tràng là gì?
Polyp đại tràng là tình trạng trong lòng đại tràng xuất hiện các khối u bất thường. Các polyp thường không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng khiến người bệnh gặp phải nhiều vấn đề tiêu hóa. Hầu hết trường hợp phát hiện polyp đại tràng đều là dạng lành tính, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp là khối u ác tính có khả năng chuyển hóa thành ung thư.
Những khối u càng lớn sẽ có khả năng ung thư hóa càng cao. Chính vì thế thông thường những khối u lớn sẽ được sinh thiết hoặc cắt bỏ hoàn toàn khi phát hiện. Sau đó mẫu bệnh phẩm có thể được đưa đi phân tích chuyên sâu hơn.
Nguyên nhân polyp đại tràng
Polyp có thể xảy ra ở cả nam giới lẫn nữ giới thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, thống kê cho thấy nhóm đối tượng bệnh nhân ngoài 50 tuổi phổ biến nhất. Vậy, nguyên nhân nào gây polyp đại tràng? Dưới đây là các yếu tố tác động chính:
- Chế độ ăn uống: Người có chế độ ăn uống không lành mạnh thường dễ mắc bệnh tiêu hóa. Trong đó, điển hình là tình trạng xuất hiện polyp bên trong đại tràng. Cụ thể, thói quen ăn uống kém khoa học có khả năng gây polyp như ăn ít chất xơ, ăn quá nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, thịt đỏ,...
- Yếu tố tuổi tác: Như đã đề cập, người trong độ tuổi trên 50 thường phát hiện có polyp đại tràng. Ngoài ra, người ta cũng nghiên cứu và nhận ra số ca mắc ung thư trực trạng có tới 90% trường hợp xảy ra ở độ tuổi này. Chính vì thế, chuyên gia khuyến khích những người ở độ tuổi từ 50 trở đi nên thường xuyên khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư đại trực tràng để sớm phát hiện và điều trị.
- Yếu tố di truyền: Ngoài thói quen ăn uống và tuổi tác, hình thành do gen di truyền. Trong gia đình nếu có cha mẹ, anh chị em mắc phải chứng bệnh này, khả năng cao bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh.
- Các nguyên nhân khác: Bên cạnh các nguyên nhân kể trên, có thể hình thành do những yếu tố như thói quen uống rượu bia, sử dụng thuốc lá, không thường xuyên vận động cơ thể. Đặc biệt, polyp còn có khả năng là hệ quả của một số bệnh lý tiêu hóa khác như viêm ruột từng vùng, viêm loét đại tràng,...Không những thế, khối u cũng có thể hình thành ở người thường xuyên chịu áp lực, căng thẳng thần kinh, mệt mỏi,...
Triệu chứng polyp đại tràng
Polyp đại tràng hoặc ở các bộ phận khác thường không gây dấu hiệu nhận biết cụ thể. Các triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với nhiều vấn đề tiêu hóa khác. Điều này dễ làm bệnh nhân chủ quan, không thăm khám sớm đối mặt với nguy cơ khối polyp phát triển lớn gây ảnh hưởng sức khỏe.
Do đó, bạn nên đến gặp bác sĩ để chẩn đoán bệnh khi nhận thấy các biểu hiện bất thường như:
- Đại tiện phân lẫn máu: người bệnh đi đại tiện phân có lẫn máu tươi, đôi khi máu nâu đen loang xen lẫn trong phân. Đây là triệu chứng khởi phát bệnh nhưng không phải ai cũng biết.
- Rối loạn đại tiện: Người bệnh lúc này sẽ gặp phải tình trạng đi đại tiện bất thường. Có thể bất ngờ cảm giác muốn đi đại tiện hoặc bị táo bón trong nhiều ngày, thậm chí kéo dài trên 1 tuần không rõ nguyên nhân. Bạn có thể dựa vào triệu chứng này để nhận diện bệnh đại tràng, nhất là hiện tượng hình thành polyp.
- Đau bụng: Cơn đau bụng thường xuyên xuất hiện khi polyp đại tràng bắt đầu to ra. Kèm theo đó người bệnh thường bị tắc một phần hay toàn phần đường ruột. Khi đó, không chỉ bị đau bụng kéo dài mà người bệnh còn có cảm giác buồn nôn.
Tùy vào tính chất của polyp mà người bệnh sẽ có những triệu chứng đa dạng khác. Tuy nhiên trên đây là các biểu hiện thường gặp nhất của người mắc bệnh. Do đó, khi nhận thấy cơ thể có các triệu chứng này, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ, tránh chủ quan gây ảnh hưởng sức khỏe và việc điều trị về sau.
Cách chữa polyp đại tràng
Chữa polyp đại tràng bằng phẫu thuật là biện pháp quan trọng để ngăn ngừa nguy cơ ung thư. Có ba phương pháp phẫu thuật phổ biến được áp dụng:
- Kỹ thuật Snare: Sử dụng dây cắt mảnh Snare để cắt bỏ polyp đại tràng có cuống trong quá trình nội soi. Đây là cách thực hiện an toàn và chính xác.
- Kỹ thuật kìm sinh thiết: Dùng kìm giống kìm để cắt gọn polyp đại tràng không có cuống. Quá trình này được điều khiển từ đầu ống nội soi.
- Blend Cut hoặc Coagulation: Sử dụng dòng điện cao tần để cắt và làm khô mô mềm của polyp đại tràng có cuống to. Điều này giúp ngăn chặn chảy máu và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần tuân thủ các biện pháp hỗ trợ hồi phục như:
- Tuân thủ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên.
- Quan sát triệu chứng sau phẫu thuật và liên hệ với bác sĩ nếu có bất kỳ vấn đề nào.
- Ăn nhẹ, giàu chất xơ và hạn chế thức ăn cứng để giảm áp lực lên đại tràng.
- Tránh uống rượu và chất kích thích.
- Thực hiện các phương pháp giảm căng thẳng như thiền, yoga.
- Tuân thủ lịch hẹn tái khám theo hướng dẫn của bác sĩ.
Chú ý đến chất lượng cơ sở y tế và thiết bị cũng như thực hiện các biện pháp hỗ trợ hồi phục sẽ giúp bệnh nhân có quá trình điều trị polyp đại tràng hiệu quả và an toàn hơn.
Thuốc chữa polyp đại tràng
Các Loại Thuốc Chữa Polyp Đại Tràng Phổ Biến
Aspirin 81mg Agimexpharm:
- Cơ Chế Hoạt Động: Chứa acid acetylsalicylic, giảm nguy cơ hình thành polyp đại tràng.
- Liều Dùng: 1-2 viên/ lần/ngày, sử dụng sau ăn.
- Chỉ Định: Phòng ngừa polyp đại tràng ở người có nguy cơ cao.
Celecoxib 200mg:
- Cơ Chế Hoạt Động: Chọn lọc COX-2, ức chế sự sản xuất prostaglandin, giảm nguy cơ hình thành polyp đại tràng.
- Liều Dùng: 200mg mỗi ngày, uống một lần hoặc chia làm hai lần.
- Chỉ Định: Phòng ngừa polyp đại tràng ở người có nguy cơ cao.
Mylan Sulindac 100mg:
- Cơ Chế Hoạt Động: Ức chế sản xuất prostaglandin, ngăn ngừa hình thành polyp đại tràng.
- Liều Dùng: 150-200mg mỗi ngày, uống một lần hoặc chia làm hai lần.
- Chỉ Định: Phòng ngừa polyp đại tràng ở người có nguy cơ cao.
Balsalazide:
- Cơ Chế Hoạt Động: Giảm viêm, kiểm soát sự phát triển polyp đại tràng.
- Liều Dùng: 750mg ba lần mỗi ngày.
- Chỉ Định: Phòng ngừa polyp đại tràng ở người có nguy cơ cao.
Olsalazine:
- Cơ Chế Hoạt Động: Giảm viêm và kiểm soát sự phát triển của polyp đại tràng.
- Liều Dùng: 500mg mỗi ngày, chia làm hai lần.
- Chỉ Định: Phòng ngừa polyp đại tràng ở người có nguy cơ cao.
Mesalazine:
- Cơ Chế Hoạt Động: Chứa 5-aminosalicylic acid, giảm viêm và ngăn chặn sự tái phát của polyp đại tràng.
- Liều Dùng: 2-4g mỗi ngày, chia làm nhiều lần.
- Chỉ Định: Phòng ngừa polyp đại tràng và duy trì remission.
Lưu Ý Quan Trọng:
- Kiểm Tra Sức Khỏe Định Kỳ: Nên thường xuyên kiểm tra và tuân thủ lịch tầm soát polyp đại tràng theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Tuân Thủ Chế Độ Ăn Uống và Lối Sống: Chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, nghỉ ngơi đầy đủ và tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ là quan trọng.
- Đi Khám Ngay Khi Có Triệu Chứng Bất Thường: Tiêu chảy kéo dài, đau bụng, buồn nôn, sốt, giảm cân đột ngột đều là dấu hiệu cần đến bác sĩ ngay lập tức.
- Báo Cáo Tác Dụng Phụ: Nếu xuất hiện bất kỳ tác dụng phụ nào, cần báo cáo và thảo luận với bác sĩ.
Bị polyp đại tràng nên kiêng gì
Polyp đại tràng là một vấn đề sức khỏe cần chú ý đến cả trong quá trình điều trị và chế độ ăn uống hàng ngày. Để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị bệnh này, bệnh nhân cần kiêng một số thực phẩm và ưu tiên ăn những thực phẩm hỗ trợ:
Kiêng ăn:
- Đồ ăn dầu mỡ: Tránh thực phẩm chiên xào, đặc biệt là chất béo từ động vật, để ngăn chặn triệu chứng khó tiêu và buồn nôn.
- Đồ ăn cay nóng: Hạn chế thực phẩm cay nóng như tiêu, ớt, mít, vải, để tránh kích thích và gây tổn thương.
- Đồ ngọt: Kiểm soát lượng đường cao trong bánh kẹo, kem, socola, vì đường có thể kích thích acid dịch vị và gây đau nặng hơn.
- Đồ ăn cứng: Tránh thực phẩm cứng để giảm áp lực lên đại tràng và giảm cảm giác chướng bụng.
- Chất kích thích: Hạn chế caffeine, rượu, bia, thuốc lá và nước có ga để giảm tác động tiêu cực lên đại tràng.
Nên Ăn Gì
- Đồ ăn giàu protein: Bổ sung protein qua đậu phụ, thịt lợn thăn để hỗ trợ cơ thể hồi phục nhanh chóng.
- Nhóm chất xơ: Tăng cường chất xơ từ rau củ, hoa quả tươi, và ngũ cốc nguyên hạt để cải thiện chức năng tiêu hóa.
- Sữa chua: Cung cấp lợi khuẩn cho đường ruột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn chu.
- Omega 3: Bổ sung axit béo có lợi từ cá hồi, cá thu, dầu cá để hỗ trợ đại tràng chống lại tổn thương.
- Uống nhiều nước: Nước giúp tiêu hóa và trao đổi chất, giảm các triệu chứng khó tiêu và táo bón.
Chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp tối ưu hóa quá trình điều trị và giảm bớt tác động tiêu cực của polyp đại tràng.
Polyp đại tràng có nguy hiểm không?
Tình trạng hình thành polyp khá phổ biến, đa số trường hợp đều ở dạng lành tính, không nguy hại tính mạng người bệnh. Bên trên có đề cập đến hai dạng polyp thường xuất hiện ở đại tràng đều là các dạng lành, ít chuyển hóa sang ung thư.
Tuy nhiên, trong trường hợp polyp tuyến trong đại tràng phát triển với kích thước quá mức có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan tiêu hóa, gây ra triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Không những thế, một số trường hợp khối u gặp điều kiện thuận lợi phát triển thành khối u ác tính, làm một khu vực trong đại tràng bị ung thư hóa.
Như bạn đã biết, tốc độ phát triển của ung thư trong cơ thể người khó đoán và nhiều giai đoạn phức tạp. Nếu mắc phải ung thư đại tràng, người bệnh phải đối mặt với nhiều nguy cơ khác, thậm chí bị đe dọa tính mạng. Do đó, khi nhận thấy cơ thể có triệu chứng bất thường, các chuyên gia luôn khuyến khích bệnh nhân chủ động thăm khám. Khi cần thiết, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định can thiệp điều trị, nhằm giảm thiểu thấp nhất các rủi ro không mong muốn.
Polyp đại tràng vẫn có khả năng tái phát sau điều trị. Chính vì thế, người bệnh được khuyến cáo tái khám định kỳ để kiểm soát bệnh được tốt nhất. Ngoài ra, kết hợp chăm sóc cơ thể từ chế độ ăn uống đến thói quen sống, vận động để phòng tránh bệnh tái phát hoặc biến chứng nguy hại sức khỏe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!