Rối Loạn Lipid Máu

Rối loạn lipid máu là tình trạng bất thường về nồng độ các lipid trong máu như cholesterol và triglyceride. Đây là một yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến các bệnh tim mạch và đột quỵ. Với lối sống hiện đại ít vận động và chế độ ăn uống không lành mạnh, rối loạn lipid máu trở nên ngày càng phổ biến. Hiểu rõ về tình trạng này, từ nguyên nhân, triệu chứng đến các biện pháp phòng ngừa và điều trị là rất cần thiết để giảm nguy cơ biến chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Rối loạn lipid máu là gì?

Lipid máu (mỡ máu) là một thành phần quan trọng cần có trong máu. Nó sẽ lưu thông đi khắp cơ thể và tham gia vào quá trình tổng hợp hormone cũng như các hoạt động của những cơ quan khác. Về bản chất, lipid máu không gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Nhưng nếu chỉ số này bị thay đổi sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng tới hệ tuần hoàn của con người.

Rối loạn lipid máu là hiện tượng mất cân bằng giữa cholesterol HDL (cholesterol tốt) và cholesterol LDL (cholesterol xấu), khiến lượng LDL tăng cao và HDL giảm xuống. Trong đó, cholesterol HDL có nhiệm vụ loại bỏ cholesterol LDL ra khỏi máu. Còn cholesterol LDL lại góp phần làm tăng nguy cơ hình thành mảng bám ở mạch máu, gây ra tình trạng xơ vữa động mạch.

Rối loạn mỡ máu là gì trở thành chủ đề được nhiều bệnh nhân quan tâm
Rối loạn mỡ máu là gì trở thành chủ đề được nhiều bệnh nhân quan tâm

Khi các mảng xơ vữa ngày càng lớn, chúng có thể vỡ ra và di chuyển theo dòng máu, sau đó kết dính với các tế bào máu và hình thành các cục máu đông. Những cục máu đông này sẽ làm tắc nghẽn mạch máu, khiến khí huyết khó lưu thông và dẫn đến các bệnh như tim mạch, đột quỵ.

Nguyên nhân tăng lipid máu

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng rối loạn chuyển hoá lipid máu, bao gồm:

  • Đột biến gen làm tăng tổng hợp quá mức cholesterol, triglyceride, LDL-C, giảm tổng hợp HDL-C hoặc tăng thanh thải HDL-C.
  • Quá trình chuyển hóa trong cơ thể bị rối loạn, giảm các chất tiêu mỡ và gây lắng đọng mỡ trong cơ thể.
  • Thường xuyên bị căng thẳng, stress, trầm cảm, dẫn đến mất ngủ.
  • Người có tiền sử bị đái tháo đường, mắc hội chứng Cushing, suy giáp, bệnh thận mạn tính, viêm ruột, xơ gan.
  • Những người ăn quá nhiều thực phẩm dầu mỡ, chất béo, sử dụng rượu bia thuốc lá trong thời gian dài.
  • Người bệnh ít vận động, thường xuyên phải ngồi một chỗ, không tập luyện thể dục.
  • Bệnh nhân đã và đang sử dụng các loại thuốc như thiazid, corticoides, estrogen, thuốc chẹn beta giao cảm.

Các yếu tố nguy cơ khác:

  • Người cao tuổi.
  • Phụ nữ sau mãn kinh.
  • Có bố mẹ bị rối loạn mỡ máu.
  • Người bị thừa cân béo phì.

Triệu chứng rối loạn lipid máu

Rối loạn chuyển hóa lipid máu thường diễn ra trong thời gian dài nên rất khó để nhận biết các dấu hiệu từ sớm. Bệnh nhân chỉ có thể phát hiện ra khi thực hiện các xét nghiệm máu ngẫu nhiên. Mặc dù vậy vẫn có những triệu chứng rối loạn mỡ máu đặc trưng, người bệnh cần hết sức chú ý:

Dấu hiệu ngoại biên:

  • Xuất hiện cung giác mạc (arc cornea): Người bị rối loạn lipid sẽ xuất hiện vòng tròn có màu trắng nhạt ở quanh mống mắt. Triệu chứng này thường xuất hiện nhiều ở người dưới 50 tuổi.
  • U vàng dưới màng xương (periostea xanthomas): Triệu chứng u vàng dưới màng xương ít khi xảy ra, chủ yếu xuất hiện ở vùng củ chày xương, đầu xương của mỏm khủy.
  • U vàng da hoặc củ (cutaneous or tuberous xanthomas): Vị trí xuất hiện triệu chứng ở khuỷu tay, khuỷu chân và đầu gối.
  • U vàng gân (tendon xanthomas): Triệu chứng này xuất hiện ở gân gót chân hoặc gân duỗi các ngón tay hoặc khớp đốt tay.
  • Ban vàng mí mắt (xanthelasma): Người bệnh xuất hiện các nốt ban vàng ở vùng mí mắt trên hoặc mí mắt dưới ở cả 2 bên mắt.
  • Ban vàng lòng bàn tay (palmar xanthomas): Triệu chứng xuất hiện ở các nếp gấp ngón tay và lòng bàn tay.

Dấu hiệu lâm sàng:

  • Rối loạn huyết áp: Bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa lipoprotein thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, ăn không tiêu, rối loạn tiêu hóa, huyết áp không ổn định.
  • Đau ngực: Bệnh rối loạn lipid máu là một trong những nguyên nhân gây ra các vụ tử vong đột ngột do đau ngực. Cơn đau này ít khi xuất hiện và chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nên nhiều người chủ quan. Tuy nhiên nếu thấy có dấu hiệu bị đau nhói ngực liên tục thì người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay.
  • Tê bì chân tay: Tình trạng rối loạn chuyển hóa mỡ máu trong cơ thể diễn ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến tắc nghẽn mạch máu, khiến máu khó lưu thông đến các chi. Từ đó dẫn đến tê bì chân tay, đau mỏi, sưng tây, khiến tay chân dễ bị lạnh hơn người bình thường.

Đau ngực cũng là triệu chứng rối loạn mỡ máu
Đau ngực cũng là triệu chứng rối loạn mỡ máu

Dấu hiệu nội tạng:

  • Xơ vữa động mạch: Đây là triệu chứng tăng lipid máu phổ biến và xuất hiện sớm nhất. Người bệnh bị rối loạn mỡ máu trong thời gian dài sẽ khiến thành mạch bị yếu dần, dẫn đến xơ vữa và ngăn cản quá trình lưu thông máu. Nếu động mạch ở tim bị tổn thương nghiêm trọng sẽ dẫn đến tình trạng nhồi máu cơ tim, suy tim, nhồi máu não...
  • Gan nhiễm mỡ: Tăng lipid máu sẽ khiến lượng mỡ chiếm phần lớn trong gan và gây chen lấn các tế bào gan. Từ đó làm tăng nguy cơ bị viêm gan, suy giảm chức năng gan. Triệu chứng này thường được phát hiện thông qua siêu âm hoặc chụp cắt lớp.
  • Viêm tụy cấp: Quá trình chuyển hóa lipid sẽ khiến triglycerid trong máu tăng cao, điều này làm tăng nguy cơ bị viêm tụy cấp ở người bệnh. Khi đó người bệnh sẽ có các triệu chứng như nôn ói, sốt, đau bụng dữ dội.

Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lipid máu

Để chẩn đoán rối loạn lipid máu, bác sĩ sẽ thực hiện một số cuộc kiểm tra như sau:
Định lượng bilan lipid
Người bệnh sẽ được lấy máu vào buổi sáng, khi bụng còn đói bởi các thông số lipid máu sẽ tăng lên sau khi ăn. Các chỉ số sẽ được khảo sát bao gồm:

  • Cholesterol (TC) máu.
  • Triglycerid (TG).
  • LDL-Cholesterol (LDL-c).
  • HDL-Cholesterol (HDL-c).

Thực hiện xét nghiệm để chẩn đoán bệnh rối loạn mỡ máu
Thực hiện xét nghiệm để chẩn đoán bệnh rối loạn mỡ máu

Chẩn đoán rối loạn lipid máu
Trước tiên bác sĩ sẽ quan sát các biểu hiện lâm sàng của người bệnh. Sau đó thực hiện xét nghiệm để biết được các thông số cụ thể. Người bệnh được chẩn đoán là bị rối loạn lipid máu nếu các thông số vượt quá tiêu chuẩn sau:

  • Cholesterol toàn phần trong máu > 5,2 mmol/L (200 mg/dL).
  • Triglyceride trong máu > 1,7 mmol/L (150 mg/dL)
  • Cholesterol xấu > 3,4 mmol/L (100 mg/dL).
  • Cholesterol tốt < 0,9 mmol/L (40 mg/dL).

Phòng ngừa tình trạng rối loạn chuyển hoá lipid

Bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa được tình trạng tăng lipid máu hỗn hợp bằng cách xây dựng chế độ ăn uống, tập luyện khoa học, lành mạnh, cụ thể như:

  • Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, cá biển, các loại đỗ, quả hạch,...
  • Nên hạn chế tiêu thụ chất béo bão hòa và thực phẩm cay nóng, ăn ít ngọt, ít muối.
  • Uống nhiều nước, nên ưu tiên dùng nước lọc, nước ép hoa quả, sinh tố, sữa không đường, tránh dùng nước ngọt có ga, trà sữa và các loại nước tăng lực khác.
  • Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá, thuốc lá điện tử, ma túy và các chất kích thích khác.
  • Duy trì cân nặng hợp lý, giảm cân ngay nếu chỉ số BMI tăng cao.
  • Tích cực tập luyện thể dục thể thao hàng ngày, đều đặn trong vòng nhiều tháng.
  • Nên đi ngủ sớm khoảng từ 21-22 giờ, tránh thức khuya, căng thẳng, stress.
  • Xét nghiệm máu định kỳ mỗi năm 1-2 lần.
  • Điều trị tích cực đối với các bệnh lý như tiểu đường, gan, thận, huyết áp,...

Như vậy bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu là gì. Cùng với đó là những nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả. Rối loạn lipid máu có ảnh hưởng tới sức khỏe về lâu dài và hầu như không thể điều trị dứt điểm. Vì vậy người bệnh chỉ có thể duy trì lối sống khỏe mạnh để giúp kiểm soát bệnh và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0981554329

Tin mới

VTV2, Báo Chí Nói Gì Về Bài Thuốc Thanh Bì Dưỡng Can Thang?

Sau nhiều năm được ứng dụng điều trị, Thanh bì Dưỡng can thang của Trung...

Bài Thuốc Thanh Bì Dưỡng Can Thang Đặc Trị Viêm Da Cơ Địa An Toàn, Hiệu Quả

Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc Nam được nghiên cứu bài bản bởi...

Thanh Bì Dưỡng Can Thang Có Tác Dụng Phụ Không? Hướng Dẫn Dùng Thuốc Hiệu Quả 

Thanh bì Dưỡng can thang với bảng thành phần 100% thuốc Nam đã được chứng...