Viêm Bao Hoạt Dịch Khớp Gối: Nguyên Nhân, Biểu Hiện, Cách Điều Trị

Viêm bao hoạt dịch khớp gối là một trong những bệnh lý xương khớp xảy ra khá phổ biến. Bệnh thường xuất hiện ở những người làm việc tay chân nặng nhọc, vận động viên chơi thể thao hoặc thường xuyên di chuyển. Nếu không được điều trị ngay từ sớm, bệnh sẽ dần chuyển sang mãn tính và gây nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Viêm bao hoạt dịch khớp gối là bệnh gì?

Bao hoạt dịch khớp gối là một túi nhỏ chứa đựng toàn bộ dịch lỏng (chất này rất giàu protein và collagen) nằm bên trong khớp. Bộ phận này có vai trò như một chất bôi trơn và làm lớp đệm lót nhằm giảm sự ma sát giữa các đầu xương, sụn, gân, cơ... để giúp bạn cử động một cách dễ dàng, dễ co duỗi, di chuyển.

Tuy nhiên, khi túi chất lỏng trong khớp gối này bị viêm nhưng không do nhiễm khuẩn thì được gọi là viêm bao hoạt dịch khớp gối. Tại khớp gối có chứa rất nhiều bao hoạt dịch và bất kỳ bao hoạt dịch nào cũng có thể bị viêm, nhưng phổ biến nhất là bao hoạt dịch nằm ở vị trí phía trước xương bánh chè hoặc mặt trong của đầu gối.

Khi xảy ra sưng viêm bao hoạt dịch trong khớp gối sẽ làm tăng mức độ cọ xát giữa các mô trong khớp, dẫn đến sưng đau, nóng đỏ và hạn chế khả năng vận động của người bệnh. Thậm chí tình trạng này nếu kéo dài và không có hướng điều trị kịp thời sẽ làm suy giảm hoặc mất đi hoàn toàn khả năng vận động. Các chuyên gia cho biết, bệnh này có tỷ lệ tái phát rất cao trừ khi trị được tận gốc nguyên nhân gây bệnh.

Triêu chứng viêm bao hoạt dịch khớp gối

Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh viêm bao hoạt dịch khớp gối và khi bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng tương tự như một số bệnh lý xương khớp khác như:

Viêm bao hoạt dịch khớp gối
Đau nhức là triệu chứng đặc trưng nhất của các bệnh xương khớp nói chung và có cả bệnh viêm bao hoạt dịch khớp gối

  • Đau nhức khớp dữ dội: Đây là triệu chứng đặc trưng nhất của bất kỳ bệnh lý xương khớp nào, kể cả bệnh viêm bao hoạt dịch khớp gối. Khi khớp gối bị tổn thương, viêm sẽ làm tích tụ lượng dịch lớn dẫn đến đau nhức dữ dội. Cơn đau càng tăng mức độ hơn khi người bệnh vận động, bị tác động mạnh hay đơn giản khi bạn dùng tay ấn vào.
  • Tạo ra âm thanh khi di chuyển: Mỗi khi di chuyển, vận động người bệnh sẽ nghe thấy những âm thanh rắc rắc, lạo xạo giống như khớp đang rời ra.
  • Sưng đỏ: Tình trạng ứ dịch trong bao hoạt dịch hoặc tràn dịch khớp là nguyên nhân khiến khớp gối của bạn sưng viêm, tấy đỏ và hơi nóng ấm khi sờ vào.
  • Một số triệu chứng khác: Kèm theo đó là một số triệu chứng toàn thân như sốt nhẹ, phát ban, mệt mỏi...

Trên thực tế, nếu chỉ dựa vào những triệu chứng này thì rất khó để đánh giá chẩn đoán chính xác bệnh viêm bao hoạt dịch khớp gối vì có rất nhiều bệnh lý xương khớp khác đều có các triệu chứng tương tự. Vì vậy, để chắc chắn nhất người bệnh nên chủ động thăm khám, kiểm tra tại các bệnh viện, cơ sở y tế chuyên về xương khớp.

Nguyên nhân viêm bao hoạt dịch khớp gối

 

Các chuyên gia cho biết, có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm bao hoạt dịch khớp gối, phổ biến nhất là do:

Viêm bao hoạt dịch khớp gối
Quỳ gối quá lâu hoặc thực hiện nhiều lần một động tác khiến cho đầu gối chịu áp lực, tổn thương và dẫn đến bệnh

  • Thực hiện lặp đi lặp lại các chuyển động hoặc tư thế đứng lên ngồi xuống liên tục. Ngoài ra, việc quỳ lâu trên nền cứng cũng là nguyên nhân gây ra bệnh.
  • Vận động quá sức khi lao động hoặc tập thể thao, đặc biệt là những môn như điền kinh, nhảy cao...
  • Bao hoạt dịch bị nhiễm khuẩn.
  • Đầu gối bị chấn thương trực tiếp.
  • Mắc một số bệnh lý xương khớp như: thoái hóa khớp gối, viêm xương khớp, bệnh gout, viêm khớp dạng thấp, tiểu đường...
  • Do quá trình lão hóa từ nhiên của cơ thể, càng lớn tuổi nguy cơ mắc bệnh càng cao do bao hoạt dịch hoạt động kém đi.

Viêm bao hoạt dịch khớp gối nguy hiểm như thế nào?

Việc lơ là chủ quan trong thăm khám và điều trị trễ không đe dọa đến tính mạng nhưng có thể dẫn đến nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm như:

Viêm bao hoạt dịch khớp gối
Viêm bao hoạt dịch khớp gối không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó sẽ khiến người bệnh mất khả năng vận động nếu không điều trị sớm

  • Hạn chế khả năng vận động: Lượng dịch tích tụ quá mức trong khớp gối lâu ngày gây chèn ép lên ổ sụn, cơ bắp và dây chằng trong đầu gối gây ra đau nhức dữ dội, hạn chế khả năng vận động của người bệnh.
  • Phá hủy khớp, bại liệt, tàn phế: Bao hoạt dịch bị viêm trong thời gian dài không được cải thiện không chỉ khiến bạn gặp khó khăn trong việc vận động mà còn có nguy cơ bị liệt, tàn phế suốt đời.
  • Gây u nang bao hoạt dịch: Bị u nang bao hoạt dịch hoặc tạo nếp gấp bao hoạt dịch, ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng vận động của người bệnh và là nguyên nhân gây một số bệnh lý viêm khớp khác.

Chẩn đoán viêm bao hoạt dịch khớp gối

Việc chẩn đoán bệnh viêm bao hoạt dịch khớp gối cần kết hợp nhiều biện pháp khác nhau. Đầu tiên, người bệnh sẽ thăm hỏi bệnh sử, thăm khám lâm sàng và thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và mức độ viêm bao hoạt dịch khớp gối.

1. Thăm hỏi tiền sử bệnh và khám lâm sàng

Để có thông tin về tình trạng bệnh mà bạn đang gặp phải, bác sĩ sẽ tiến hành thăm hỏi để khai thác tiền sử bệnh và khám lâm sàng dựa trên các vài test khả năng vận động của khớp gối. Cụ thể như sau:

  • Kiểm tra các triệu chứng sưng viêm, nóng đỏ, đau nhức khi chạm, đè vào khớp gối hay không.
  • Mức độ đau nhức khi di chuyển, thậm chí nghỉ ngơi có bị đau nhức không.
  • Có bị cứng khớp hay gặp khó khăn trong việc vận động.
  • Trước đây đã từng bị chấn thương gì chưa?
  • Đã từng điều trị, sử dụng thuốc hay chưa?

Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám để đánh giá tình trạng bệnh, mức độ hoạt động của khớp, so sánh các triệu chứng ở cả hai khớp gối để đưa ra chẩn đoán bệnh chính xác nhất.

2. Thực hiện các xét nghiệm liên quan

Một vài xét nghiệm thường được chỉ định để chẩn đoán viêm bao hoạt dịch khớp gối như:

Viêm bao hoạt dịch khớp gối
Để chẩn đoán bệnh viêm bao hoạt dịch khớp gối bác sĩ thường dựa vào các xét nghiệm hình ảnh như X - quang, MRI...

Xét nghiệm hình ảnh

Các xét nghiệm này đem lại hình ảnh chi tiết trực quan về cấu trúc khớp gối, phát hiện những tổn thương bên trong. Phương pháp xét nghiệm này cũng giúp phân biệt với các bệnh lý xương khớp khác vì có rất nhiều triệu chứng tương tự với triệu chứng viêm bao hoạt dịch khớp gối. Một vài xét nghiệm phổ biến như:

  • Chụp X - quang và MRI: Hình ảnh thu được từ 2 phương pháp xét nghiệm này giúp bác sĩ quan sát chi tiết cấu trúc, tình trạng bao hoạt dịch đang ảnh hưởng đến các mô bên trong khớp và loại trừ được các bệnh lý xương khớp khác.
  • Siêu âm: Phương pháp này sử dụng sóng siêu âm nhằm tạo ra hình ảnh cấu trúc trong cơ thể để bác sĩ nhìn rõ hơn tình trạng và mức độ viêm bao hoạt dịch bên trong khớp gối.
  • Xét nghiệm chọc hút dịch khớp: Bác sĩ thường chỉ định thực hiện xét nghiệm chọc hút dịch khớp nếu nghi ngờ bạn bị nhiễm trùng. Bác sĩ sẽ lấy mẫu phẩm chất lỏng (dịch nhầy) bên trong bao hoạt dịch để xác định được nguyên nhân gây viêm và sưng đau.

Phòng ngừa bệnh viêm bao hoạt dịch khớp gối

Thực hiện những biện pháp phòng ngừa từ sớm sẽ giúp phòng tránh bệnh đúng cách, giảm nguy cơ mắc bệnh và nếu chẳng may mắc bệnh cũng sẽ làm giảm thiểu tối đa mức độ nghiêm trọng. Chỉ cần thực hiện theo một số mẹo đơn giản sau đây sẽ giúp phòng ngừa viêm bao hoạt dịch hiệu quả:

  • Hạn chế mang vác vật nặng, tốt nhất nên sử dụng các công cụ hỗ trợ như xe đẩy, xe nâng... để hạn chế áp lực tác động lên các khớp, đặc biệt là khớp đầu gối và khớp vai.
  • Khi ngồi làm việc quá lâu hoặc bắt buộc phải quỳ hãy sử dụng miếng đệm lót để giảm bớt áp lực cho đầu gối.
  • Hãy nhớ dù thực hiện bất kỳ công việc nào, đặc biệt các công việc có tính chất đặc thù phải đứng lên ngồi xuống liên tục hay thực hiện lặp đi lặp lại một động tác thì phải dành thời gian nghỉ ngơi. Điều này sẽ giúp các khớp được thư giãn, thả lỏng và tránh được những tổn thương.
  • Tránh ăn uống thừa chất, kém khoa học gây thừa cân béo phì, luôn duy trì cân nặng trong mức ổn định theo công thức chỉ số cơ thể BMI, cân nặng = chiều cao x 2 và mức BMI trong khoảng 18.5 - 24.9 là phù hợp nhất.
  • Hằng ngày dành ít nhất 30 phút để tập luyện thể thao, vận động nhẹ nhàng vừa sức để tăng cường sức mạnh cũng như độ dẻo dai cho khớp gối và các cơ bắp.
  • Khi chơi các môn thể thao cần sử dụng nhiều đến khớp hãy mang dụng cụ bảo vệ khớp như băng gối, băng khuỷa tay, cổ tay...
  • Duy trì tư thế làm việc phù hợp, ngồi thẳng lưng, tránh ngồi gù, khom người, ngồi lệch sang một bệnh hay gối đầu lên tay... vì đây là những động tác khiến khớp gối của bạn chịu nhiều áp lực, dễ bị tổn thương dẫn đến viêm bao hoạt dịch khớp gối.

Viêm bao hoạt dịch khớp gối là bệnh lý thường gặp, việc điều trị cũng không quá khó và cách phòng tránh cũng rất nhiều. Tuy nhiên, không có giải pháp nào có thể phòng tránh được 100% nên người bệnh hãy chú ý quan sát những bất thường của khớp gối và thăm khám điều trị càng sớm càng tốt ngay từ đầu để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm khó lường về sau

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.