Cách Chữa Rối Loạn Tiền Đình

Mẹo chữa rối loạn tiền đình tại nhà

Người bệnh rối loạn tiền đình có thể áp dụng các mẹo sau để giảm triệu chứng:

Thói quen sinh hoạt khoa học:

  • Tập luyện thể dục hằng ngày với những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, yoga.
  • Tránh thay đổi tư thế đột ngột khi đứng lên hoặc ngồi xuống.
  • Để gối cao vừa phải khi ngủ để cải thiện tuần hoàn máu.

Sinh hoạt điều độ:

  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ngủ đủ giấc, không thức khuya.
  • Tránh ngồi quá lâu, đứng lên và đi lại sau khi ngồi lâu.

Bài tập chữa rối loạn tiền đình:

  • Xoa bóp và bấm huyệt vùng đầu.
  • Bài tập ổn định với mắt để kiểm soát chuyển động của mắt.
  • Xoa bóp và bấm huyệt vùng tai.

Phương pháp Tây y:

  • Sử dụng thuốc kháng histamin như Cinnarizin, Dimenhydrinate.
  • Thuốc calci giúp giảm đau đầu và chóng mặt.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Tây y:

  • Uống sau bữa ăn khoảng 30 phút để tránh kích ứng dạ dày.
  • Hạn chế dùng rượu và chất kích thích trong quá trình điều trị.
  • Thận trọng đối với người mẫn cảm và phụ nữ mang thai.

Đông y chữa bệnh:

  • Dùng các bài thuốc từ cây thuốc Đông Y như câu đằng, ích mẫu, sơn chi.
  • Kiên trì sử dụng các bài thuốc trong thời gian dài để thấy hiệu quả.

Cây thuốc Nam:

  • Sử dụng lá ngải cứu, cây đinh lăng, cây tam thất, rau đắng biển.
  • Kết hợp với ăn uống lành mạnh và chế độ sinh hoạt khoa học.

Lưu ý: Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn kịp thời.

Rối loạn tiền đình là tình trạng thông tin khi truyền dẫn gặp vấn đề, có thể bị tắc nghẽn do dây thần kinh số 8 hoặc động mạch nuôi dưỡng não bị tổn thương. Dấu hiệu của tình trạng này là mất khả năng giữ thăng bằng, đầu óc quay cuồng, hoa mắt, tai bị ù hay buồn nôn,… Những triệu chứng này thường xuất hiện đột ngột khiến người bệnh rất khó chịu, ảnh hưởng tới các hoạt động hằng ngày. Dưới đây là những cách chữa rối loạn tiền đình hiệu quả nhất mà chúng tôi đã tổng hợp được.

Tổng quan rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình (Vestibular Disorders) là chứng bệnh liên quan đến hệ thần kinh phổ biến hiện nay, ai cũng có thể mắc phải. Cụ thể, tiền đình là một trong những hệ thống chính nằm trong hệ thần kinh, vị trí bên ốc tai. Tiền đình có vai trò quan trọng trong việc cân bằng khi cơ thể hoạt động, thay đổi tư thế hoặc kết hợp hoạt động giữa các bộ phận khác.

Rối loạn tiền đình là gì?
Rối loạn tiền đình là gì?

Sự tắc nghẽn đường dẫn truyền thần kinh làm tiền đình không tiếp nhận được thông tin như bình thường, gây ra tình trạng rối loạn chức năng. Theo các chuyên gia, rối loạn tiền đình có thể liên quan đến sự cố xảy ra ở dây thần kinh số 8, động mạch hay các tổn thương ở não bộ hoặc vị trí tai trong.

Tình trạng rối loạn tiền đình khiến hoạt động duy trì cân bằng cơ thể suy giảm. Người bệnh gặp phải các triệu chứng bất thường như choáng, chóng mặt, buồn nôn, ù tai,… Chúng có thể đột ngột xuất hiện hoặc lặp lại nhiều lần gây khó chịu, ảnh hưởng sinh hoạt và công việc.

Bệnh rối loạn tiền đình hiện được chia thành hai dạng chính là ngoại biên và trung ương. Cụ thể:

  • Rối loạn tiền đình ngoại biên: Xảy ra ở khu vực tai trong. Mặc dù mức độ nguy hiểm không cao nhưng về cơ bản tình trạng này gây ra không ít bất tiện cho người bệnh trong cuộc sống. Bệnh xảy ra chủ yếu do một số tổn thương xuất hiện ở khu vực tai trong hoặc ảnh hưởng từ não bộ.
  • Rối loạn tiền đình trung ương: Xảy ra chủ yếu do các tổn thương xuất hiện tại khu vực não (tiểu não hoặc thân não). Tỷ lệ người mắc phải rối loạn này thấp hơn rối loạn ngoại biên ở tai trong, đồng thời triệu chứng cũng không thường xuyên. Thế nhưng mức độ nguy hiểm của bệnh được đánh giá rất cao, có diễn biến phức tạp và khả năng biến chứng vô cùng nguy hiểm.

Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn tiền đình. Như đã đề cập, bệnh có thể hình thành do ảnh hưởng bởi dây thần kinh số 8 hoặc động mạch và những tổn thương xuất hiện ở tai trong, não bộ. Một số yếu tố chính tác động làm khởi phát bệnh như:

Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình
Áp lực công việc, cuộc sống, tổn thương thần kinh,... dẫn đến tình trạng rối loạn chức năng tiền đình

  • Người bệnh gặp phải vấn đề thiếu máu, thường xuyên bị tụt huyết áp hoặc mắc phải các bệnh lý về tim mạch,… Lúc này mạch máu trong cơ thể dễ bị tắc nghẽn khiến lưu lượng máu truyền đến não bộ giảm.
  • Tổn thương dây thần kinh số 8 khiến cho tiền đình không nhận đủ thông tin, dẫn đến tình trạng rối loạn chức năng tại khu vực này. Một số hoạt động cơ thể trở nên sai lệch, mất cân bằng, rối loạn.
  • Người chịu áp lực trong thời gian dài, như áp lực về công việc, cuộc sống, học tập, tình cảm,… ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương.
  • Một số bệnh lý khác có thể là nguyên nhân gây bệnh. Chẳng hạn như bệnh viêm tai giữa, não xuất hiện u bất thường, viêm dây thần kinh, u dây thần kinh,…
  • Ngoài ra, tình trạng rối loạn này cũng có thể xuất hiện ở những đối tượng nghiện rượu, sử dụng thường xuyên chất kích thích, hút thuốc lá,… khiến cơ thể bị nhiễm phải các độc tố gây rối loạn thần kinh và các hoạt động của các cơ quan khác.

Trên đây là những yếu tố chính làm khởi phát tình trạng rồi loạn tiền đình. Bên cạnh đó, bạn đọc nên chú ý một số nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc phải chứng bệnh này để kịp thời có biện pháp phòng tránh như:

  • Nữ giới có tỷ lệ mắc rối loạn tiền đình cao hơn nam giới.
  • Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, trong đó nhóm người cao tuổi chiếm tỷ lệ cao. Theo thống kê cho thấy, số lượng bệnh nhân mắc bệnh thường rơi vào độ tuổi trên 40.
  • Các bệnh nhân có tiền sử chóng mặt, ù tai, choáng váng, hoa mắt,… có nguy cơ bị rối loạn tiền đình trong tương lai.

Việc tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và đưa ra hướng điều trị phù hợp giúp người bệnh sớm chữa trị khỏi bệnh, đồng thời phòng tránh được nhiều rủi ro. Ngoài ra, các nhóm đối tượng nguy cơ cao kể trên nên chủ động bảo vệ sức khỏe để giảm thiểu rủi ro mắc phải chứng bệnh này.

Người bị rối loạn tiền đình gặp phải nhiều triệu chứng, chúng có thể đột ngột xuất hiện sau đó lặp lại nhiều lần, gây ra vô số ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe. Thăm khám sớm nếu bạn nhận thấy cơ thể có những biểu hiện như:

Triệu chứng nhận biết rối loạn tiền đình
Người bệnh thường có cảm giác choáng váng, ù tai, hoa mắt, kém tập trung,...

  • Chóng mặt không rõ nguyên do: Người bệnh có thể đột ngột bị choáng váng và chóng mặt không rõ nguyên do, tay chân bị tê và run rẩy khiến cơ thể bị mất thăng bằng, dễ té ngã. Mặc dù không kèm theo đau đầu nhưng tình trạng này khiến người bệnh có cảm giác nặng đầu như có vật đè nén bên trong.
  • Mất thăng bằng và định hướng: Người bệnh gặp phải khó khăn trong việc giữ thăng bằng và định hướng, nhất là khi di chuyển trong bóng tối. Kết hợp với hiện thượng chóng mặt không rõ nguyên nhân đột ngột xuất hiện khiến người bệnh đi đứng chao đảo, dễ té, vấp ngã và khó khăn khi đi thẳng. Ngoài ra, các khớp cơ bắt đầu đau nhẹ, mạch đập nhanh, tụt huyết áp khiến người bệnh mệt lả đi, nhạy cảm với sự thay đổi bề mặt tiếp xúc hoặc giày dép.
  • Rối loạn thính giác: Người bệnh cảm giác không còn nghe rõ, thường xuyên bị ù hoặc có tiếng ồn bất thường bên trong tai. Đặc biệt, khi bị bất ổn hoạt động tiền đình, người bệnh trở nên khá nhạy cảm với các âm thanh lớn, từ đó bị đau tai, nhức đầu, nói lắp, tăng triệu chứng choáng và mất cân bằng cơ thể.
  • Rối loạn thị giác: Không chỉ thính giác, thị lực của người bị bệnh lý cũng bị suy giảm. Người bệnh lúc này thường xuyên gặp phải tình trạng hoa mắt, không nhìn rõ, không chịu được áp lực ở môi trường đông xe cộ, đông người, nhạy cảm với ánh sáng mặt trời, đèn huỳnh quang,…
  • Giảm khả năng chú ý: Tiền đình gặp vấn đề làm cho khả năng tập trung của người bệnh suy giảm, thường hay quên, dễ mất phương hướng. Đặc biệt người bệnh có thể khó tiếp thu thông tin khi đối thoại với người xung quanh, tinh thần mệt mỏi, thể chất suy yếu.
  • Lo lắng, trầm cảm: Rối loạn tiền đình còn biểu hiện qua hiện tượng lo lắng quá mức, trầm cảm, hay muộn phiền,… Người bệnh lúc này có xu hướng tự cô lập với xã hội, dễ hoảng loạn, mất tự chủ, tự tin, nhận thức và tâm lý có thể thay đổi bất thường.
  • Choáng, chóng mặt, buồn nôn: Người bị rối loạn tiền đình còn dễ bị buồn nôn, nôn mửa, dễ bị say khi đi tàu xe trong khi trước đó không gặp tình trạng này, đầu nhức và có giọng nói lắp bắp.

Khi nhận thấy cơ thể có các biểu hiện kể trên, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ. Bởi chúng không phải là các biểu hiện bình thường, đặc biệt còn có nguy cơ tái phát thường xuyên. Nếu không kịp thời chẩn đoán và điều trị có thể gây ra nhiều hệ lụy cho đời sống và phát sinh biến chứng gây hại sức khỏe của người bệnh.

Mẹo chữa rối loạn tiền đình tại nhà

Người bệnh gặp tình trạng rối loạn tiền đình có thể áp dụng các mẹo dưới đây để giảm các triệu chứng rối loạn tiền đình.

Thói quen sinh hoạt khoa học

Thói quen sinh hoạt hằng ngày có tác động rất lớn vào việc điều trị bệnh rối loạn đình, hỗ trợ mang lại kết quả tốt nhất.

  • Tập luyện thể dục mỗi ngày: Người bị rối loạn tiền đình chỉ nên tập những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, yoga, dưỡng sinh.
  • Tránh thay đổi tư thế đột ngột: Việc đứng lên, ngồi xuống quá đột ngột sẽ khiến bạn mất thăng bằng, thậm chí là ngã nhoài vì quá chóng mặt.
  • Để gối cao vừa phải khi ngủ: Thao tác này có thể giúp máu tuần hoàn tốt hơn, tránh tình trạng nghẽn tĩnh mạch khiến bạn khó thở, xây xẩm mặt mày.
  • Sinh hoạt điều độ: Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ngủ đủ giấc, không thức khuya, tránh làm cơ thể kiệt sức, việc này sẽ gây ra các tình trạng buồn nôn, chóng mặt và mất nhận thức.
  • Tránh ngồi quá lâu: Bạn thường xuyên phải đứng lên đi lại sau khi ngồi quá lâu hoặc có thể nghỉ ngơi khoảng 5p, đổi hướng nhìn để tránh gây căng thẳng cho thần kinh.

Người bị rối loạn tiền đình chỉ nên tập những bài tập nhẹ nhàng
Người bị rối loạn tiền đình chỉ nên tập những bài tập nhẹ nhàng

Bài tập chữa rối loạn tiền đình

Các bài tập dưới đây sẽ giúp cải thiện nhanh triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu.

  • Xoa bóp bấm huyệt vùng đầu: Dùng 5 ngón tay và chải đầu như một chiếc lược theo chiều dọc kết hợp kéo nhẹ chân tóc. Các đầu ngón tay có thể linh hoạt gõ quanh vùng trán và vùng đầu người bệnh. Đan xen hai bàn tay lại và thực hiện động tác vỗ quanh vùng trán sau đó là quanh đầu.
  • Ổn định với mắt: Bài tập sẽ giúp người bệnh kiểm soát chuyển động của mắt để ổn định tầm nhìn khi chuyển động. Bạn có thể di chuyển đầu liên tục qua lại hai bên hoặc lên xuống trong vài phút.
  • Xoa bóp và bấm huyệt vùng tai: Người bệnh thực hiện động tác nhấn và giữ phần đuôi mắt. Tiếp đến là nhấn và giữ phần vành tai đồng thời nhấn giữa đầu và xoa miết lên xuống ở các vùng trước và sau tai.
  • Huyệt ở trán: Giữ 2 tay ở vùng huyệt giữa 2 lông mày và vuốt lên trên đầu, sang hai bên thái dương. Phần đầu hơi ngả sang một bên, bấm huyệt từ trung tâm trán sang một phần thái dương thuận chiều mặt. Cuối cùng là đưa ngón tay lên vòng qua vành tai xuống cổ.

Phương pháp Tây y

Phương pháp Tây y thường được sử dụng cho tình trạng rối loạn tiền đình ở mức độ vừa và nặng.

Thuốc kê đơn

Dưới đây là tổng hợp các loại thuốc trị rối loạn tiền đình được sử dụng phổ biến nhất hiện nay:

  • Thuốc kháng histamin: Các loại thuốc này bao gồm Cinnarizin, Dimenhydrinate, Promethazine,...Thuốc có công dụng giảm các triệu chứng chóng mặt, ù tai, hoa mắt do rối loạn tiền đình. Người bệnh nên sử dụng thuốc vào lúc no bụng để hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Thuốc calci: Thuốc có tác dụng giảm các cơn đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng. Tác dụng phụ của thuốc có thể gây buồn ngủ, nếu lạm dụng có thể ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và hệ thần kinh.
  • Thuốc trị rối loạn tiền đình Acetyl leucin: Các hoạt chất có trong loại thuốc này sẽ tác động đến các tế bào thần kinh trong hệ thống tiền đình. Sau một thời gian sử dụng thuốc sẽ giảm tình trạng chóng mặt, ù tai. Nếu người bệnh kết hợp sử dụng cùng các loại thuốc khác cần tham khảo ý kiến từ phía bác sĩ, tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Thuốc kháng histamin, công dụng giảm các triệu chứng chóng mặt, ù tai
Thuốc kháng histamin, công dụng giảm các triệu chứng chóng mặt, ù tai

Trong thời gian dùng thuốc Tây y cần lưu ý những gì?

Việc sử dụng thuốc cần hết sức cẩn trọng để hạn chế tối đa các tác dụng phụ do thuốc gây ra, giúp nâng cao hiệu quả điều trị. Dưới đây là một vài lưu ý mà bạn cần ghi nhớ như sau:

  • Thuốc cần uống sau bữa ăn khoảng 30p và cần ăn no để tránh làm kích ứng dạ dày.
  • Trong quá trình điều trị nên hạn chế dùng rượu bia hay chất kích thích sẽ giảm hiệu quả của thuốc.
  • Những người quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc hay phụ nữ mang thai và đang cho con bú, trẻ nhỏ cần hết sức thận trọng, tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc trị rối loạn tiền đình.
  • Việc dùng thuốc sẽ đạt hiệu quả tốt nhất nếu người bệnh có một lối sống lành mạnh cùng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng, vận động trị liệu hợp lý để cải thiện tình trạng bệnh.
  • Trong quá trình dùng thuốc, nếu cảm nhận được các triệu chứng bất thường như đau đầu kèm chóng mặt đột ngột, giảm thị lực và thính lực, đau tức ngực. Lúc này, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra vì đây có thể không phải là dấu hiệu của rối loạn tiền đình mà là của những bệnh lý khác nghiêm trọng hơn như bệnh tim mạch, đột quỵ, Parkinson,...

Đông y chữa bệnh

Dưới đây là một vài phương pháp điều trị rối loạn tiền đình mà bạn có thể áp dụng.

Rối loạn tiền đình do thực chứng

Bạn có thể nhận biết tình trạng bệnh qua những dấu hiệu như bị ù tai, chóng mặt, hoa mắt, đầu đau nhức, quay cuồng, mắt luôn muốn nhắm lại và bước đi loạng choạng. Nguyên nhân của tình trạng này là do can hỏa hóa phong rồi bốc lên mà sinh ra bệnh. Ngoài ra, các nguyên nhân khác có thể do đờm thấp đình trệ, làm khí thanh dương bị tụt do đó gây ra bệnh.

  • Bài thuốc 1: 12g câu đằng, 12g ích mẫu, 12g sơn chi, 12g tang ký sinh, 10g dạ giao đằng, 10g đỗ trọng, 10g hoàng cầm, 12g ngưu tất, 12g phục thần, 20g thạch quyết minh sống, 8g thiên ma, 10g hà thủ ô trắng. Đem các nguyên liệu trên đi rửa sạch, sắc lấy nước và mỗi ngày sử dụng 1 thang, chia làm 2 -3 lần uống trong ngày.
  • Bài thuốc 2: 20g cát căn, 30g hải đới căn, 12g xung khung, 10g bán hạ, 16g thạch xương bồ, 16g đại giả thanh. Sử dụng 1 tháng/ngày đem sắc nước uống và chia đều trong 3 bữa ăn hằng ngày. Kiên trì sử dụng trong khoảng 3-6 tháng liên tiếp để thấy được hiệu quả.

Phương pháp điều trị rối loạn tiền đình bằng Đông Y
Phương pháp điều trị rối loạn tiền đình bằng Đông Y

Rối loạn tiền đình do hư chứng

Tình trạng này xảy ra chủ yếu do thận, can, tâm, thận kém, tỳ suy. Vì vậy nên không nuôi dưỡng được can huyết khiến cho can dương vượng lên mà phát sinh bệnh. Một vài dấu hiệu của bệnh như chóng mặt đột ngột, hoa mắt, ù tai có thể diễn ra trong thời gian ngắn, vài giờ hay thậm chí là vài ngày.

  • Bài thuốc 1: 120g bạch cúc hoa, 160g sơn thù, 320g thục địa, 120g cân kỷ tử, 120g đơn bì, 120g phục linh, 120g trạch tả, 160g sơn dược. Các nguyên liệu trên cần được nghiền nhuyễn thành dạng bột. pha với nước ấm và sử dụng liều lượng khoảng  8 -16g.
  • Bài thuốc 2: 20g bạch tật lê, 20g trạch tả, 12g đạm trúc điệp, 12g phục thần, 12g cát nhân, 16g thiên ma, 16g bán hạ, 30g long cốt (Long cốt nên được sắc trước). Sử dụng mỗi ngày 1 tháng và chia đều để uống khoảng 2-3 lần. Sử dụng liên tiếp 5-10 thang sẽ thấy các triệu chứng dần thuyên giảm.
  • Bài thuốc 3: 12g bán hạ, 12g ngưu tất, 6g hổ phách, 30g xa tiền tử, 16g trạch lan, 24g đan sâm, 12g sinh khương, 16h quế chi, 20g bạch truật, 24g phục linh, 40g mẫu lệ. Sử dụng mỗi ngày 1 thang và sắc với nước uống. Thuốc sau khi thu được có thể chia đều các buổi trong ngày để uống, tránh để qua đêm.

Vị thuốc Nam

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc Tây, người bệnh có thể tìm đến các cây thuốc Nam, đảm bảo lành tính và không gây ra các tác dụng phụ.

Lá ngải cứu

Trong lá ngải có chứa các thành phần polifenon có lợi cho sức khỏe như flavonoid, các loại axit amin có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh kháng viêm, cầm máu và giảm tình trạng đau đầu, chóng mặt. Đặc biệt, ngải cứu có tác dụng kích thích não bộ bằng cách ngăn chặn axit gamma aminobutyric (GABA), chất dẫn truyền thần kinh có công dụng làm dịu hệ thần kinh trung ương.

  • Chế biến món ăn: Ngải cứu có thể sử dụng kết hợp với các món ăn như trứng, óc heo, hầm gà,....
  • Xông hơi: Lá ngải cứu là phương pháp khá hiệu quả, các nguyên liệu cần được rửa sạch cho vào nồi đun cùng 1,5 lít nước cho tới khi sôi. Lấy một chiếc khăn lớn trùm kín người và tiến hành xông hơi.
  • Trị đau đầu bằng cách hơ ngải cứu: Sử dụng 1 nắm lá và đem sao vàng, bọc lá ngải trong khăn nhỏ và hơ giữa trán và lông mày.

Cây đinh lăng

Lá đinh lăng có khả năng hoạt huyết, giúp lưu thông khí huyết và dưỡng não hiệu quả. Với các hoạt chất có trong lá sẽ giúp não bộ được kích hoạt, các chức năng của hệ thần kinh được tăng cường. Chính vì vậy, lá cây đinh lăng thường được sử dụng để khắc phục tình trạng tiền đình, hoa mắt, chóng mặt, kém tập trung, căng thẳng thần kinh, giúp kích thích tuần hoàn máu, điều hòa lưu thông máu lên não.

  • Sử dụng lá đinh lăng loại tươi hoặc khô dùng để pha trà hay nấu nước uống hằng ngày.
  • Lá đinh lăng có mùi thơm dịu, vị thanh nhẹ đặc trưng, hơi đắng, có thể kết hợp cùng các nguyên liệu như sườn heo, thịt bò, tôm để chế biến thành các món ăn hằng ngày.
  • Rễ cây đinh lăng có thể sử dụng để hãm trà, giúp tác động tích cực đến não bộ và hệ thần kinh.
  • Rễ đinh lăng tươi sau khi đã sơ chế sạch sẽ, cho vào bình thủy tinh, thêm rượu và ngâm khoảng 1 tháng là có thể sử dụng được.

Lá đinh lăng có khả năng hoạt huyết, giúp lưu thông khí huyết và dưỡng não hiệu quả
Lá đinh lăng có khả năng hoạt huyết, giúp lưu thông khí huyết và dưỡng não hiệu quả

Cây tam thất

Loại cây này được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc nam, chứa rất nhiều các hoạt chất tốt cho sức khỏe như saponin, hợp chất sterol, acid amin, canxi, sắt, axit oleanolic, triterpen, prolin..., giảm tình trạng rối loạn tiền đình, cải thiện triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu hay mất ngủ trong thời gian dài. Khi sử dụng, người bệnh sẽ cảm thấy sức khỏe được cải thiện, hỗ trợ kiểm soát tuần hoàn máu não.

  • Kết hợp hoa tam thất khoảng 10gr với 10gr lá dâu tằm, 10gr ngọc lạc tiên và nước sạch, tất cả đem đi rửa sạch.
  • Đem các vị thuốc nam cho vào nồi nước sạch, đem đi sắc thuốc ở lửa nhỏ khoảng 30 phút.
  • Lọc lấy phần nước và uống khi còn ấm, chỉ dùng trong ngày.

Rau đắng biển

Rau đắng biển có chứa bacoside A và bacoside B, hoạt chất giúp bảo vệ tế bào não và tăng cường quá trình dẫn truyền xung thần kinh. Ngoài ra, loại rau này còn giúp người bệnh giảm stress, lo âu căng thẳng và cân bằng các hormone trong cơ thể. Các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu sẽ dần biến mất sau khi kiên trì sử dụng loại cây này.

  • Sử dụng để sắc nước uống khoảng 6 – 12 gram, chia đều nước và uống trong ngày.
  • Rau đắng biển đi ngâm rượu, dùng 1 – 2 muỗng siro rau đắng biển ngâm với 1 – 2 muỗng cà phê rượu và uống.
  • Dịch chiết tiêu chuẩn hóa có chứa 20 – 50% hàm lượng chất Bacosides mỗi ngày dùng 2 lần, liều lượng cho mỗi lần uống là 150 mg.

Thuốc kháng Histamin như Cinnarizin, Dimenhydrinate, Promethazine và Flunarizin thường được sử dụng để kiểm soát và giảm triệu chứng rối loạn tiền đình, bao gồm chóng mặt, ù tai, và hoa mắt. Dưới đây là một số thông tin rút gọn về các loại thuốc này:

  1. Cinnarizin:
    • Liều lượng: Người lớn: 1 viên/lần, 3 lần/ngày; Trẻ em 5-12 tuổi: ½ liều người lớn.
    • Chỉ định: Điều trị rối loạn tiền đình với các triệu chứng chóng mặt, ù tai, hoa mắt, nôn/buồn nôn.
    • Tác dụng phụ: Rối loạn tiêu hoá, buồn ngủ, gây đau thượng vị.
  2. Dimenhydrinate:
    • Liều lượng: 25-50mg/lần, 3 lần/ngày.
    • Chỉ định: Điều trị triệu chứng nôn, chóng mặt ở bệnh nhân Ménière và rối loạn tiền đình.
    • Tác dụng phụ: Buồn ngủ kèm hoa mắt, chóng mặt, ù tai.
  3. Promethazine:
    • Liều lượng: 25mg/lần, 2-5 ngày.
    • Chỉ định: Giảm đau/an thần, chống nôn.
    • Tác dụng phụ: Ngủ gà, mắt mờ, chóng mặt, tiểu buốt.
  4. Flunarizin:
    • Liều lượng: Người lớn: 2 viên/ngày; Trẻ trên 12 tuổi: 1 viên.
    • Chỉ định: Kiểm soát và điều trị đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng do rối loạn tiền đình.
    • Tác dụng phụ: Tăng cảm giác buồn ngủ, trầm cảm.
  5. Acetylleucine:
    • Liều lượng: 3-4 viên/ngày, 10-42 ngày.
    • Chỉ định: Điều trị chóng mặt ở bệnh nhân tiền đình.
    • Tác dụng phụ: Phát ban ngoài da, nổi mề đay.
  6. Betahistine:
    • Liều lượng: Người lớn và trẻ trên 12 tuổi: 1 viên/lần, 3 lần/ngày.
    • Chỉ định: Điều trị chóng mặt do rối loạn tiền đình.
    • Tác dụng phụ: Nôn mửa, đau đầu, nổi mề đay.
  7. Piracetam:
    • Liều lượng: 30-160mg/kg/ngày, 2-3 lần.
    • Chỉ định: Điều trị chóng mặt, chứng suy giảm trí nhớ.
    • Tác dụng phụ: Đau bụng, chán ăn, kích động.
  8. Vinpocetin:
    • Liều lượng: 5-10mg/ngày, 3 lần/ngày.
    • Chỉ định: Điều trị triệu chứng thiếu máu cục bộ do rối loạn tuần hoàn não.
    • Tác dụng phụ: Đau đầu, tăng đường huyết, khô miệng.
  9. Tanakan:
    • Liều lượng: 1 viên/lần, 3 lần/ngày.
    • Chỉ định: Điều trị rối loạn nhận thức ở người lớn tuổi.
    • Tác dụng phụ: Quá mẫn, chóng mặt, rối loạn tiêu hoá.
  10. Lorazepam:
  • Liều lượng: 1-10mg/ngày, 2-3 lần.
  • Chỉ định: Điều trị lo âu.
  • Tác dụng phụ: Buồn ngủ, hạ huyết áp, trầm cảm.
  1. Diazepam:
  • Liều lượng: Người lớn: 2mg/lần, 3 lần/ngày.
  • Chỉ định: Cải thiện trạng thái lo âu, mất ngủ, trầm cảm.
  • Tác dụng phụ: Buồn ngủ, chóng mặt, yếu cơ.

Lưu ý rằng việc sử dụng thuốc cần phải được theo dõi và hướng dẫn bởi bác sĩ, và bệnh nhân nên đến bệnh viện khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào xuất hiện.


Bệnh nhân rối loạn tiền đình cần ăn những thực phẩm giàu vitamin và dưỡng chất để cải thiện triệu chứng. Dưới đây là những loại thực phẩm nên ưu tiên:

  1. Thực phẩm giàu vitamin C: Cam, quýt, chanh, bưởi, cà chua, ổi, dâu tây, giúp tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện sức khỏe tim mạch.
  2. Thực phẩm chứa vitamin B6: Khoai tây, khoai lang, bí ngô, ngũ cốc, đậu, chuối, hạnh nhân, thịt gà, giúp cải thiện chức năng tế bào thần kinh.
  3. Thực phẩm giàu vitamin D: Trứng, sữa, ngũ cốc nguyên hạt, nấm, cá, hải sản, đối phó với xơ cứng tai và hỗ trợ hệ thần kinh.
  4. Thực phẩm nhiều axit béo không bão hòa: Omega-3 từ cá hồi, cá ngừ, cá bơn, cá tuyết, cá mòi, cá trích, hạt óc chó, đậu, giúp chống viêm và tăng cường chức năng não.
  5. Thực phẩm chứa Riboflavin (vitamin B2): Thịt gà, cá, bông cải xanh, cần tây, cà chua, cà rốt, sữa, giúp giảm triệu chứng của bệnh tiền đình.
  6. Thực phẩm nhiều acid folic: Đậu, hạnh nhân, hướng dương, quả thuộc họ cam, quýt, giúp sửa chữa tổn thương ở hệ thống thần kinh.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần tránh những loại thực phẩm có thể làm tăng áp lực lên hệ thống thần kinh và gây hại cho sức khỏe tổng thể:

  1. Đồ ăn quá ngọt hoặc quá mặn: Ảnh hưởng đến cân bằng nước và khoáng chất, tăng áp lực lên hệ thống thần kinh.
  2. Thực phẩm chứa chất béo xấu: Gây mệt mỏi, ảnh hưởng đến tỉnh táo của hệ thần kinh, tăng nguy cơ huyết áp cao.
  3. Thực phẩm chế biến sẵn: Chứa nhiều chất béo, chất bảo quản, làm tăng cholesterol, ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
  4. Thực phẩm lên men: Dưa chua, cà muối, hành muối, kim chi có thể kích thích viêm và làm suy yếu tế bào.
  5. Chất kích thích: Rượu bia, cà phê, trà đặc có thể làm tăng cảm giác lo lắng, kích động và ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

Việc tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh sẽ hỗ trợ cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tiền đình tiến triển nghiêm trọng.

 

Với những cách chữa rối loạn tiền đình được chia sẻ phía trên, hy vọng bạn có thể tìm được cho mình phương án phù hợp. Ngoài ra, việc điều trị cần kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để có thể xử lý kịp thời

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tin mới

Trung Tâm Thuốc Dân Tộc Chữa Yếu Sinh Lý Nam Tốt Không?

Trung Tâm Thuốc Dân Tộc Chữa Yếu Sinh Lý Nam Tốt Không?

Hơn 1 thập kỷ hoạt động và phát triển, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng...
Bài thuốc Nhất Nam Định Tâm Khang

Bài thuốc Nhất Nam Định Tâm Khang xử lý mất ngủ, giúp an thần, dưỡng huyết

Nhất Nam Định Tâm Khang là bài thuốc của Nhất Nam Y Viện sử dụng...
Nhất Nam Y Viện tại cơ sở Hà Nội

Nhất Nam Y Viện: Địa chỉ khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền

Nhất Nam Y Viện là địa chỉ khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền...