Nghiên Cứu & Phát Triển Dược Liệu
Việt Nam có nguồn tài nguyên dược liệu vô cùng đa dạng, phong phú giống loài. Với nhu cầu sử dụng ngày càng cao, việc phát triển nguồn dược liệu chất lượng cao là vô cùng cần thiết. Điều này vừa giúp nâng cao vị thế - giá trị của dược liệu vừa giúp người dân có thêm nhiều lựa chọn trong điều trị bệnh, chăm sóc sức khỏe người dân.
Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có tới 80% dân số ở các nước đang phát triển vẫn dựa vào các bài thuốc thảo dược để chữa bệnh, chăm sóc, phục hồi sức khỏe. Người Việt ta cũng có thói quen và sở thích dùng các loại cây cỏ quen thuộc để trị bệnh với tư tưởng “nam dược trị nam nhân”, không gì bằng cây cỏ của người Việt trồng trên chính đất đai, thổ nhưỡng của người Việt.
Thực trạng nguồn dược liệu Việt Nam
Nhờ thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, thổ nhưỡng - đất đai, Việt Nam là 1 trong số 15 quốc gia có tên trên bản đồ dược liệu thế giới bởi sở hữu nguồn tài nguyên dược liệu phong phú với nhiều loại cây thuốc đặc hữu, có giá trị cao cùng nền Y học cổ truyền lâu đời, hiệu quả.
Tại nước ta hiện nay, tổng sản lượng trồng và khai thác dược liệu ước tính đạt khoảng 100.000 tấn/năm. Trong đó, có hơn 5.000 cây thuốc đã được công bố, nhiều nguồn gen dược liệu quý. Một số dược liệu đặc trị, có dược tính cao, được thế giới công nhận và xếp vào danh sách thảo dược quý như Cây hồi, quế, atiso, giảo cổ lam, cà gai leo, sâm ngọc linh,...
Trên thực tế, tuy sở hữu một “kho vàng” dược liệu, nhưng YHCT Việt Nam vẫn đang vướng vào tình trạng nhập khẩu lậu “dược liệu rác”, dược liệu bẩn, dược liệu không rõ nguồn gốc qua đường tiểu ngạch trái phép.
Có rất nhiều loại dược liệu thuộc thế mạnh của Việt Nam nhưng cũng phải nhập ngoại. Trong khi đó, dược liệu quý ở Việt Nam lại đang bị “chảy máu” ra nước ngoài.
Bên cạnh đó là thực trạng “Khai thác không đi đôi với bảo tồn và phát triển”. Việc khai thác quá mức, khai thác ồ ạt không tuân thủ quy luật sinh trưởng của cây và không được quản lý tốt đã khiến nhiều cây thuốc quý biến mất, nguồn tài nguyên này ngày càng cạn kiệt.
Điều đáng nói, vì lợi nhuận thấp (muốn có lợi nhuận cao thì cần có sự đầu tư vô cùng bài bản, tốn kém kinh phí), nên “nghề” trồng dược liệu hiện nay đang dần bị “thất truyền”. Người dân ở các vùng dược liệu đã và đang chuyển sang nuôi trồng cây trồng khác hoặc cây ăn quả để thu lợi nhuận về nhanh hơn. Điều này khiến cho nhiều dược liệu sắp rơi vào tình trạng “tuyệt chủng”.
Bên cạnh đó, việc trồng cây dược liệu chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm của người dân, mang tính quảng canh, nuôi trồng tự phát, chưa áp dụng theo tiêu chuẩn nuôi trồng nên năng suất và chất lượng đôi khi như đạt được kết quả như mong muốn.
Trước thực trạng này, nếu muốn đưa nền YHCT vươn xa hơn thì yêu cầu đặt ra là phải tìm cách bảo tồn, phát triển, nhân rộng nguồn dược liệu, nhất là các dược liệu quý. Để từ đó chủ động trong công tác cung cấp nguồn dược liệu đầu vào xanh - sạch - dược tính cao cho bào chế, sản xuất các bài thuốc, sản phẩm chữa bệnh đạt chất lượng, hiệu quả tuyệt đối.
Viện Y Dược cổ truyền dân tộc đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao mô hình nuôi trồng dược liệu
Mong muốn nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo dược tính tốt nhất của dược liệu, đội ngũ chuyên gia, bác sĩ tại Viện Y Dược cổ truyền dân tộc đã tập trung mạnh mẽ vào công tác nghiên cứu chuyên sâu để tìm ra phương pháp nhân giống, nuôi trồng tốt nhất. Từ đó chuyển giao cho các đơn vị đối tác đưa vào ứng dụng bào chế ra các giải pháp điều trị, chăm sóc sức khỏe tốt nhất.
Trực tiếp đi thực địa tìm ra nhiều cây thuốc quý của đồng bào
Mỗi khu vực địa chỉ, khí hậu khác nhau sẽ có những cây dược liệu sinh sôi, phát triển khác nhau. Để phát hiện và tìm được cách khai thác, bảo tồn, nhân giống các cây thuốc, vị thuốc quý đó, bắt buộc phải đi thực địa.
Đồng thời tìm hiểu về môi trường sinh sống, điều kiện khí hậu - thổ nhưỡng - đất đai cần thiết, phù hợp với cây dược liệu đó.
Trên thực tế, những năm qua, đội ngũ chuyên gia, bác sĩ tại Viện Y cổ truyền dược dân tộc đã thực hiện thành công nhiều hành trình thực địa tại các vùng dược liệu như Bắc Kạn, Hà Giang,... Nhờ đó biết đến nhiều cây thuốc quý đem về thí nghiệm, phân tích để tìm ra thành phần dược chất, công dụng, đặc tính.
Nghiên cứu chuyên sâu, đảm bảo tính khoa học
Tại Viện, các chuyên gia, bác sĩ luôn sẵn sàng tiến hành các nghiên cứu khoa học, kiểm nghiệm để tìm ra thành phần, công dụng để từ đó xác định dược tính tốt nhất của các thảo dược.
Đồng thời tìm ra được đặc tính của từng loại thảo dược để có cách nuôi trồng, phát triển hiệu quả nhất
Nhiều hoạt chất, dược chất mới trong các cây thuốc quý, có giá trị dược tính cao đã được tìm ra nhờ ứng dụng khoa học công nghệ chiết tách tinh chất dược liệu, loại bỏ tạp chất, chất không cần thiết.
Với những thế mạnh về nghiên cứu, phát triển nguồn dược sạch, Viện Y cổ truyền dược dân tộc hiện đang là đối tác tin cậy của đông đảo đơn vị YHCT trên cả nước. Viện đã chuyển giao thành công nhiều công trình nghiên cứu thảo dược cho các đơn vị đưa vào bào chế, sản xuất các bài thuốc, sản phẩm trị bệnh. Nhờ vậy giúp người dân được tiếp cận và sử dụng những giải pháp đảm bảo chất lượng, hiệu quả tốt nhất.
Thành công trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ phát triển nguồn dược liệu
Dựa trên các kết quả nghiên cứu, Viện sẽ tìm cách nuôi dưỡng, nhân giống trong điều kiện phù hợp, đạt tiêu chuẩn thích ứng với chúng. Nhờ vậy Viện đã phát triển được nhiều phương pháp nuôi trồng, nhân giống góp phần bảo tồn đa dạng sinh học của nhiều loại thảo dược quý đang có nguy cơ mai một.
Đồng thời chuyển giao thành công nhiều mô hình cũng như phương pháp nuôi trồng dược liệu đạt chuẩn cho nhiều bên đơn vị đối tác để phục vụ cho nhu cầu tự chủ về nguồn dược liệu.
Các mô hình nuôi trồng dược liệu được chuyển giao đều đảm bảo:
-
Quy trình nuôi cấy, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế, bảo quản được thực hiện khoa học, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chất lượng GACP - WHO, có sự theo dõi, giám sát về chất lượng của các chuyên gia nông nghiệp.
-
Nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực này được đào tạo chuyên sâu, bài bản, bao gồm cả nhân công lẫn đội ngũ kỹ sư có chuyên ngành về dược liệu.
-
Dược liệu thu hái trước khi được đưa ra thị trường hoặc đưa vào bào chế thuốc đều được kiểm định chặt chẽ, bảo đảm không còn tồn dư chất kích thích hoặc phân bón có hại, không sử dụng chất cấm.
Theo đó, sau quá trình nghiên cứu, kiểm nghiệm khoa học, chặt chẽ, Viện đã chuyển giao các công trình nghiên cứu có liên quan cho nhiều đơn vị đối tác. Các đơn vị đã đưa vào ứng dụng thành công, sản xuất, bào chế ra các giải pháp chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe chất lượng cao. Tiêu biểu như:
- Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc
- Trung tâm Nghiên cứu và Nuôi trồng dược liệu Quốc gia Vietfarm
- Nhất Nam Y Viện
- Và nhiều đơn vị đối tác khác
Nhờ vậy giúp các đơn vị quy hoạch thành công hệ thống vườn dược liệu với diện tích hàng chục ngàn hecta, rải khắp các tỉnh thành, phần nào tự chủ được nguồn dược liệu sạch. Từ đó bào chế thành công nhiều bài thuốc, sản phẩm điều trị bệnh và chăm sóc sức khỏe chất lượng cao.
Viện Y Dược cổ truyền dân tộc thành công trong công tác bảo vệ và phát triển hệ sinh thái dược liệu nước Nam
Thấm nhuần tư tưởng “nam dược trị nam nhân”, Viện Y dược cổ truyền dân tộc luôn hoạt động với kim chỉ nam “Gìn giữ, bảo tồn, nâng tầm và khẳng định tinh hoa Y dược dân tộc”. Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành tại Viện Y Dược cổ truyền dân tộc đã không ngừng tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra hướng đi mới cho dược liệu nước nhà.
Đến nay ngoài việc đã gìn giữ và phát triển được hàng trăm loại dược liệu khác nhau, bao gồm cả các dược liệu quý của người dân Tày, Dao, H"mông. Viện còn là đơn vị đầu tiên và duy nhất đã phát hiện, nuôi cấy thành công nhiều loại dược liệu có dược tính đặc trị một số bệnh lý khá cao như: Cây chuông hút, Cây nét tỳ, Củ gà ấp, Dạ cẩm đỏ, Kê huyết đằng, Xuyên tâm liên, Giảo cổ lam, Cà gai leo,...
Ngoài ra, Viện cũng thành công trong việc nhân giống, nuôi cấy cả dược liệu quý vốn chỉ có ở Hàn Quốc, Trung Quốc...
Từ đó đem đến những giải pháp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe tốt nhất từ chính nguồn thảo dược phong phú.
Phối hợp với nhiều đơn vị YHCT đối tác, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc đã, đang và sẽ không ngừng đầu tư, đẩy mạnh công tác nghiên cứu, bảo tồn, phát triển nguồn dược liệu sạch.
Từ đó nâng cao sự chủ động trong cung cấp dược liệu chất lượng cao vào bào chế, sản xuất các giải pháp trị bệnh; tận dụng tốt nhất nguồn tài nguyên tự nhiên này để đáp ứng nhu cầu trị liệu và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Đồng thời góp phần khẳng định vững chắc chất lượng, giá trị của nền YHCT, không phụ sự tin tưởng tuyệt đối của người dân vào nền y học dân tộc, dược liệu dân tộc.
>>> Tra cứu thông tin về các dược liệu: TẠI ĐÂY