Nghiên Cứu Và Phát Triển Các Đề Tài Khoa Học Trong Y Học Cổ Truyền
Trong xã hội hiện đại, vai trò của khoa học - công nghệ ngày càng trở nên quan trọng. Những tiến bộ như vũ bão của khoa học trong hai thập kỷ qua đã làm thay đổi rất nhiều thứ. Đối với Y học cổ truyền (YHCT), việc nghiên cứu các đề tài hoa học theo hướng hiện đại hóa nam dược, đưa KH&CN ứng dụng vào phát triển các bài thuốc, phương pháp chữa bệnh truyền thống là điều hết sức cần thiết.
Để hoàn thành được mục tiêu đó, việc nghiên cứu và phát triển các đề tài nghiên cứu khoa học chính là nhiệm vụ mũi nhọn mà Viện Y dược cổ truyền dân tộc chú trọng, đầu tư hàng đầu.
Xu thế nghiên cứu, phát triển về Y dược
Trong những năm qua Y học đã có những bước phát triển nhanh vượt bậc, đó là nhờ có vai trò không nhỏ của việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ. Đặc biệt, trong lĩnh vực YHCT, với sự trợ giúp công nghệ hiện đại mà nhiều kỹ thuật mới đã được ứng dụng vào công tác khám chữa bệnh, công tác y tế dự phòng, sản xuất dược phẩm, khai thác – bào chế dược liệu, tối ưu hình thức sử dụng của các bài thuốc,…
Khoảng 5-10 năm gần đây, việc giao lưu khoa học trong và ngoài nước về lĩnh vực Y dược cũng mở rộng hơn. Các hợp tác quốc tế chuyển dần sang trao đổi kiến thức, học thuật, kinh nghiệm điều trị. Nhiều chuyên gia, bác sĩ về YHCT tại Việt Nam đã có cơ hội tiếp cận các kiến thức về phương pháp luận và cách thực hiện dự án khoa học theo các tiêu chuẩn của thế giới. Tại Việt Nam dần có nhiều hoạt động trao đổi học thuật, thực hiện nghiên cứu khoa học.
Quan điểm Y học thực chứng cũng từng bước được phổ biến và áp dụng rộng rãi ở Việt Nam. Theo đó, Y học cổ truyền cũng được phát triển theo hướng hiện đại hóa, chứng minh hiệu quả - giá trị bằng khoa học.
Đặc biệt, Y - Dược lại là một ngành khoa học có vai trò, nhiệm vụ vô cùng đặc biệt cao cả, đó là chăm sóc sức khỏe cho con người. Y học cổ truyền hiện nay ngày càng được đông đảo người bệnh ưu tiên lựa chọn vì những hiệu quả, ưu điểm vượt trội vốn có. Khám chữa bệnh bằng YHCT không chỉ cần đáp ứng tốt kỳ vọng về tác dụng trị bệnh mà còn phải tối ưu, hiện đại hóa nhu cầu sử dụng của bệnh nhân ngày nay.
Chính vì thế, việc nghiên cứu, phát triển YHCT trong xã hội hiện đại rất cần đến sự góp sức của yếu tố khoa học - công nghệ. Việc nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu về khoa học - công nghệ trong lĩnh vực Y tế cũng cần được coi trọng, đặc biệt là tại các đơn vị trực tiếp làm nhiệm vụ khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Thấu hiểu được điều này, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã và đang xây dựng – phát triển mạnh mẽ lĩnh vực nghiên cứu đề tài khoa học nhằm phối hợp cùng các đơn vị, tổ chức YHCT khác phát triển nhiều đề tài nghiên cứu có giá trị. Từ đó dần đem YHCT đến gần hơn với công cuộc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe người dân.
Về bản chất, mục tiêu của NCKH trong ngành Y nói chung và YHCT nói riêng là tạo ra tri thức mới trong y khoa, hoặc chứng minh – nâng tầm tri thức đã cũ để đưa chúng vào ứng dụng khám, chẩn đoán và điều trị bệnh một cách tối ưu.
Chia sẻ về lý do phát triển nhiệm vụ nghiên cứu các đề tài khoa học tại Viện, Ts.Bs Nguyễn Thị Vân Anh (Viện Trưởng Viện Y dược cổ truyền dân tộc) cho biết:
“Lợi ích lớn và cơ bản nhất của việc nghiên cứu, phát triển khoa học là để tạo ra kiến thức mới, giúp các đơn vị, các nhân, tổ chức trong lĩnh vực có cơ sở lý luận chính xác nhất để làm tốt hơn công việc của mình, đem đến những dịch vụ - sản phẩm chất lượng nhất phục vụ cho người bệnh.
Cụ thể: Thông qua đề tài khoa học đã được nghiên cứu, chứng minh 1 cách chính xác thì các quyết định lâm sàng sẽ có tính khoa học hơn, giảm sai sót, biến chứng phát sinh do chủ quan, phiến diện. Đồng thời giúp tốc độ áp dụng các phương pháp, phác đồ chẩn đoán, điều trị mới diễn ra nhanh hơn, khoa học và hiệu quả hơn. Việc cập nhật các phương pháp hay phác đồ điều trị, bài thuốc mới đều phải dựa trên bằng chứng khoa học nhiều hơn là các quyết định chủ quan hay đơn thuần dựa theo kinh nghiệm của một cá nhân nào đó.
Do đó, với 1 đơn vị coi trọng ý nghĩa, giá trị của Y học cổ truyền, mong muốn phát triển chuyên sâu về lĩnh vực này thì hoạt động nghiên cứu khoa học là không thể bỏ qua.
Bên cạnh đó, việc tiến hành nghiên cứu khoa học một cách bài bản, đúng tiêu chuẩn sẽ giúp các chuyên gia, bác sĩ, nhân viên, nhóm nghiên cứu tại Viện có thêm thời gian, cơ hội để tìm hiểu, học hỏi kiến thức mới cũng như chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm với nhau. Từ đó trưởng thành nhanh về chuyên môn, học thuật, theo xu hướng chung, hoàn thiện hơn vốn kiến thức về YHCT vốn rất sâu rộng.
Có thể nói, việc nghiên cứu khoa học tại Viện vừa đem đến lợi ích cho Viện, vừa đem lại lợi ích cho các bên đối tác. Vì thế, đây là nhiệm vụ hoàn toàn không thể thiếu và sẽ được Viện chú trọng đầu tư, nâng cao trong thời gian tới”.
Định hướng nghiên cứu, phát triển
Kể từ khi thành lập đến nay, Viện Y dược cổ truyền dân tộc tự hào khi đã có chỗ đứng khá vững chắc trong lĩnh vực Y học cổ truyền. Đơn vị có chuyên môn nghiên cứu khoa học, công nghệ tương đối độc lập, chuyên sâu, gắn với các ngành, phân ngành khác nhau thuộc phạm vi lĩnh vực YHCT.
Viện đã hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước để xây dựng, triển khai các chương trình nghiên cứu khoa học, đào tạo chuyên môn; tổ chức hội thảo, hội nghị khoa học để trao đổi kiến thức, kinh nghiệm nhằm lan tỏa giá trị của phương pháp khám chữa bệnh bằng YHCT nói chung, tính khoa học của các phương pháp này nói riêng.
Định hướng về nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học trong phát triển YHCT tại Viện trong thời gian tới cụ thể bao gồm:
- Đẩy mạnh nghiên cứu các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến trong chẩn đoán, điều trị, dự phòng bệnh – tật ở người
- Nghiên cứu, tìm ra các giải pháp khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe tối ưu nhất theo hướng YHCT biện chứng (kết hợp Đông – Tây y), “hiện đại hóa” nam dược.
- Nghiên cứu, chuyển giao dịch vụ khoa học công nghệ về chữa bệnh không dùng thuốc, chữa lành tự nhiên; ứng dụng công nghệ 4.0 và chuyển đổi số vào phát triển sản phẩm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng,…
- Tổ chức nghiên cứu khoa học các vấn đề thuộc lĩnh vực Y học cổ truyền (do chính Viện đề xuất hoặc phối hợp với các tổ chức YHCT khác theo yêu cầu, đề xuất của họ). Từ đó đưa ra căn cứ để tham mưu, tư vấn, giúp các đơn vị lên kế hoạch phát triển dài hạn các dự án chăm sóc sức khỏe – khám chữa bệnh liên quan.
- Nghiên cứu và cung cấp luận cứ khoa học phục vụ công tác phát triển phương pháp – bài thuốc chữa bệnh.
- Nghiên cứu xây dựng chiến lược, chính sách, quy hoạch phát triển, định mức kinh tế - kỹ thuật, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến ngành Y dược, YHCT
- Tổ chức hợp tác nghiên cứu, tư vấn, phản biện, thẩm định các dự án, đề tài khoa học về dược liệu, bài thuốc, phương pháp chẩn đoán, phác đồ điều trị, bệnh lý,….
- Thực nghiệm và chuyển giao ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học về các bài thuốc, thảo dược, phương pháp chữa bệnh hoặc các mô hình khám chữa bệnh đang được triển khai.
- Nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học – công nghệ trong nuôi trồng dược liệu, khai thác – bào chế dược liệu, phát triển bài thuốc, khám – chẩn đoán bệnh, chăm sóc sức khỏe,…
- Tổ chức bồi dưỡng kiến thức về Y học cổ truyền, ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển Y học cổ truyền.
- Hợp tác với các tổ chức quốc tế, nước ngoài trong lĩnh vực YHCT để nghiên cứu các đề tài khoa học, chuyển giao công nghệ, phát triển YHCT trong nước.
Tóm lại: Nghiên cứu khoa học tại Viện chính là các hoạt động tìm kiếm, xem xét và tiến hành thí nghiệm, thử nghiệm để tạo ra những cái mới dựa trên tinh hoa YHCT kết hợp với thành tựu của y học hiện đại. Từ đó ứng dụng nâng cao, đưa khoa học công nghệ, phương tiện kỹ thuật mới, giá trị hơn vào để phát triển ngành này.
Chính những nghiên cứu này sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, sức khỏe của cộng đồng và góp phần mang lại sự phát triển của nền y học dân tộc.
Thực tiễn trong công tác nghiên cứu, phát triển đề tài khoa học
Nghiên cứu và phát triển đề tài khoa học thời gian qua là một trong những dịch vụ chính, làm nên tên tuổi của Viện Y dược cổ truyền dân tộc. Tất cả các hoạt động nghiên cứu (có thể phối hợp cùng nhiều đơn vị đối tác) đều được tổ chức thực hiện, nghiệm thu, đưa vào ứng dụng một cách bài bản.
Một số đề tài nghiên cứu khoa học đem đến giá trị thực tiễn trong công tác khám chữa bệnh và phát triển Y học cổ truyền được Viện phối hợp thực hiện có thể kể đến như:
Phối hợp cùng Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng thuốc dân tộc thực hiện các đề tài:
- Nghiên cứu, nghiệm thu, ra mắt bài thuốc Sơ can Bình vị tán thế hệ 2 chữa bệnh dạ dày
- Nghiên cứu, phát triển bài thuốc Định tâm An thần thang chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh
- Nghiên cứu, phát triển bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang chữa bệnh xương khớp
Phối hợp cùng Trung tâm Nghiên cứu và nuôi trồng dược liệu Quốc gia Vietfarm thực hiện đề tài: Nghiên cứu, phát triển sản phẩm Đông trùng hạ thảo chăm sóc sức khỏe
Cùng nhiều đề tài có giá trị khác về y dược, điều trị và chăm sóc sức khỏe bằng YHCT.
Tại Viện, quy tụ các nhà khoa học, các chuyên gia có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực YHCT. Tất cả sẽ cùng phối hợp với nhau để thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ một cách bài bản, chuẩn xác.
Đồng thời, Viện cũng có đội ngũ chuyên trách cho hoạt động nghiên cứu, phát triển đề tài khoa học được đào tạo chuyên môn và tạo điều kiện làm việc, giao lưu hợp tác mở rộng.
Tất cả các công trình, đề tài nghiên cứu khi được Viện tiếp nhận đều sẽ trải qua quy trình làm việc khoa học nhất có thể. Từ việc lên kế hoạch nghiên cứu, phân công nghiên cứu, phối hợp thử nghiệm lâm sàng, thực nghiệm đến nghiệm thu, công bố đề tài đều có kế hoạch, thời gian rõ ràng.
Thầy thuốc ưu tú, BS CKII Lê Hữu Tuấn (Viện Phó Viện Y dược cổ truyền dân tộc) cho biết:
“Để thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển các đề tài khoa học, chúng tôi phải có một chiến lược rõ ràng và dài hạn, thống nhất cao trong ban lãnh đạo Viện cho hoạt động NCKH. Đồng thời, có kế hoạch đầu tư nghiêm túc, lâu dài, về con người, về hệ thống và cơ sở vật chất để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học.
Chúng tôi xem hoạt động nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ mũi nhọn, kim chỉ nam của nhiều hoạt động khác để thực hiện toàn tâm toàn ý chứ không xem nghiên cứu khoa học là hoạt động thời vụ, phong trào, ngắn hạn mà thực hiện một cách hời hợt.
Việc triển khai các chiến lược và hoạt động nghiên cứu đề tài khoa học tại Viện được thực hiện liên tục, lâu dài, có sự tham gia và đồng thuận của tất cả các bộ, thành viện của Viện.
Tất cả đều được đào tạo và vận động tham gia tích cực hoạt động nghiên cứu khoa học khi được phân công. Bởi lẽ, trong thời đại ngày nay, Y học cổ truyền chỉ phát triển được khi có sự nghiên cứu đầu tư và phát triển chuyên sâu theo hướng hiện đại.
Y học thực chứng cũng cần được phổ biến và áp dụng thường. Với những người đã gắn bó nhiều năm, dành trọn tâm huyết cho YHCT thì chúng tôi luôn hi vọng những hoạt động nghiên cứu đó sẽ lan tỏa, đẩy mạnh được giá trị của YHCT càng vươn xa càng tốt”.
Với sự đầu tư đã, đang và sẽ có tại Viện về lĩnh vực nghiên cứu, phát triển đề tài khoa học YHCT thì trong tương lai, hứa hẹn Viện Y dược cổ truyền dân tộc sẽ đem đến nhiều công trình, đề tài nghiên cứu ý nghĩa, thực tế hơn nữa. Từ đó góp sức cho sự phát triển mạnh mẽ của nền Y học nước nhà.
Xem thêm: BAN NGHIÊN CỨU BỆNH LÝ - VIỆN Y DƯỢC CỔ TRUYỀN DÂN TỘC