Mỡ Máu Cao Bao Nhiêu Thì Phải Uống Thuốc? Uống Thuốc Gì?
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Vấn đề mỡ máu cao bao nhiêu thì phải uống thuốc được rất nhiều người quan tâm. Để giải đáp câu hỏi này, chuyên gia đã nghiên cứu và phân tích chi tiết trong bài dưới đây, đồng thời thống kê các loại thuốc trị mỡ máu cao hiệu quả nhất hiện nay.
Giải đáp mỡ máu cao bao nhiêu thì phải uống thuốc?
Không phải trường hợp mỡ máu cao nào cũng được chỉ định dùng thuốc. Một số người bệnh chỉ cần thay đổi chế độ sinh hoạt có thể cải thiện được chỉ số mỡ máu. Vậy mỡ máu bao nhiêu thì phải uống thuốc? Chuyên gia phân tích như sau:
Mỡ máu bao nhiêu là cao?
Mỡ máu cao là tình trạng rối loạn chuyển hóa các chất béo trong máu, khiến nồng độ cholesterol xấu LDL và chất béo trung tính triglycerides tăng cao. Theo số liệu chuyên gia cung cấp, nếu một hoặc các chỉ số cùng lúc tăng cao ở mức như sau sẽ được chẩn đoán mỡ máu cao.
- Cholesterol toàn phần: Cao trên 200 mg/dL (tương đương 5.2 mmol/L).
- Cholesterol xấu (LDL): Cao trên 100 mg/dL (tương đương 2.58 mmol/L).
- Cholesterol tốt (HDL): Tụt dưới 40 mg/dL (tương đương 1.03 mmol/L).
- Triglyceride: Cao trên 150 mg/dL (tương đương 1.7 mmol/L).
Mỡ máu cao kéo dài sẽ hình thành các mảng bám tích tụ trong mạch máu (xơ vữa động mạch) gây cản trở lưu thông máu, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim.
Mỡ máu bao nhiêu thì phải dùng thuốc?
Điều trị dùng thuốc sẽ chỉ định cho những trường hợp mỡ máu cao, có nguy cơ xuất hiện biến chứng nguy hiểm. Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc trong các trường hợp sau:
- Mức cholesterol LDL cao từ 190 mg/dL trở lên.
- Những người từ 40 đến 75 tuổi có mức cholesterol LDL từ 70 mg/dL trở lên và kèm theo bệnh tiểu đường.
- Những người từ 40 đến 75 tuổi có cholesterol LDL cao từ 70 mg/dL trở lên và có nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ 5%.
- Trường hợp người bệnh đã thay đổi chế độ ăn uống và thể dục thể thao nhưng chỉ số mỡ máu không được cải thiện.
- Người bị nhiều bệnh nền như đái đường, nhồi máu cơ tim, có tiền sử đột quỵ do xơ vữa động mạch.
Để xác định chính xác có cần sử dụng thuốc hay không, người bệnh cần đến bệnh viện để kiểm tra chỉ số máu và thăm khám sức khỏe tổng quát. Qua kết quả này, bác sĩ cũng chỉ định người bệnh mỡ máu cao dùng thuốc gì phù hợp nhất.
Bị mỡ máu cao uống thuốc gì?
Giải đáp cho câu hỏi bị mỡ máu cao nên uống thuốc gì, bác sĩ Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc cho biết, hiện trên thị trường có nhiều loại thuốc có tác dụng hạ mỡ máu. Những nhóm thuốc phổ biến nhất bao gồm:
Mỡ máu cao uống thuốc nhóm Statin
Statin là nhóm thuốc tác dụng giảm nồng độ cholesterol trong máu nhờ cơ chế ngăn chặn sử dụng enzyme để tạo cholesterol. Nhóm thuốc này có khả năng giảm chỉ số chất béo trung tính triglyceride và tăng cholesterol tốt HDL.
Ngoài ra, sử dụng thuốc Statin đều đặn sẽ mang lại những tác dụng như:
- Tăng cường chức năng lớp niêm mạc mạch máu.
- Giảm phản ứng viêm, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông trong mạch máu.
- Tiêu các mảng xơ vữa bám trong lòng mạch, nhờ đó giảm khả năng tắc nghẽn mạch máu.
Nhờ những tác dụng này, thuốc Statin sẽ giúp cải thiện bệnh mạch máu và giảm tỷ lệ biến chứng nguy hiểm.
Tác dụng phụ của thuốc:
Sử dụng thuốc Statin tiềm ẩn một số tác dụng phụ như:
- Buồn nôn, đau đầu, chóng mặt giống triệu chứng cảm.
- Táo bón, khó tiêu, chướng bụng.
- Đau nhức cơ, giảm khả năng ghi nhớ.
- Tổn thương chức năng gan, tăng đường huyết.
Nhóm thuốc resin – gắn cùng acit mật
Nhóm thuốc này hoạt động trong ruột theo cơ chế tự gắn với acid mật. Kết quả giúp cơ thể giảm hấp thu cholesterol xấu LDL, nhờ đó chỉ số mỡ máu giảm và tăng cholesterol tốt HDL.
Tác dụng phụ của thuốc: Gây nghẹt mũi, đau họng, buồn nôn, nôn mửa, ợ chua, ợ hơi, chướng bụng, đau dạ dày, tiêu chảy, táo bón, sụt cân.
Nhóm thuốc ức chế PCSK9
Nhóm thuốc này có tác dụng giảm cholesterol trong máu bằng cách chọn và làm bất hoạt một loại protein trong gan. Từ đó, giảm khả năng dung nạp các cholesterol xấu và chất béo trung tính vào cơ thể, giúp cải thiện chỉ số mỡ máu hiệu quả.
Tác dụng phụ của thuốc: Nhóm thuốc ức chế PCSK9 có thể khiến người bệnh gặp các tác dụng phụ như đau cơ, đau lưng, đau đầu và các triệu chứng khác như bệnh cảm lạnh.
Niacin (axit nicotinic)
Niacin có khả năng ức chế quá trình sản sinh mỡ béo tại gan, giúp giảm nồng độ triglyceride và cholesterol xấu LDL trong cơ thể. Nhưng nhóm thuốc này chống chỉ định cho người bị bệnh gan hoặc bệnh gout nặng.
Tác dụng phụ của thuốc: Khi sử dụng Niacin tiềm ẩn các tác dụng phụ như đỏ bừng mặt, châm chích và ngứa da, đau dạ dày, đau đầu, ho khan và tăng chỉ số đường huyết.
Acid béo không no Omega 3
Máu mỡ cao uống thuốc gì? Trong một số trường hợp, người bệnh được chỉ định dùng nhóm thuốc Acid béo không no Omega 3. Thuốc có khả năng giảm lượng chất béo trung tính triglyceride trong cơ thể. Cần lưu ý, Omega 3 chống chỉ định cho người bị dị ứng cá, dị ứng động vật có vỏ.
Tác dụng phụ của thuốc: Dùng Omega 3 có thể gây một số tác dụng phụ như phát ban trên da, đầy hơi, ợ hơi,…
Nhóm thuốc dẫn xuất Fibrate
Dẫn xuất của axit fibric có khả năng giảm lượng chất béo trong máu, đặc biệt chỉ số triglyceride và cholesterol xấu LDL ở trong gan. Hơn nữa, thuốc có khả năng tăng lượng cholesterol tốt HDL, giúp cải thiện tình trạng sức khỏe theo chiều hướng tích cực. Thuốc chống chỉ định cho người bệnh gan – thận nặng.
Tác dụng phụ của thuốc: Nhóm thuốc dẫn xuất Fibrate có thể gây tác dụng phụ như táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, nôn mửa, sụt cân, đau đầu, đau lưng.
Việc thăm khám, chẩn đoán mỡ máu cao bao nhiêu thì phải uống thuốc vô cùng quan trọng. Bác sĩ sẽ xem xét tình trạng và kê đơn thuốc phù hợp nhất. Nhưng cần đảm bảo sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả, an toàn, hạn chế tối đa tác dụng phụ nguy hiểm.
Điều trị mỡ máu cao bằng thuốc nam
Y học cổ truyền ghi chép nhiều vị thuốc nam có tác dụng giảm mỡ máu, thúc đẩy lưu thông khí huyết và cải thiện sức khỏe. Vậy cụ thể mỡ máu cao uống thuốc nam gì? Dưới đây là một số vị thuốc được khuyến nghị sử dụng.
Mỡ máu cao uống cát cánh
Lá cát cánh có khả năng giảm cholesterol, làm mềm mạch máu, cải thiện tình trạng xơ cứng động mạch và ngăn ngừa nhiều bệnh lý mạch vành.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá cát cánh, đem đun sôi trong 30 phút.
- Vớt lá cát cánh ra và đem phơi khô.
- Mỗi ngày lấy 10g cát cánh hãm nước uống hằng ngày.
Giảo cổ lam
Y học đã nghiên cứu và phát hiện trong giảo cổ lam có chứa nhiều hoạt chất tốt, giúp giảm cholesterol trong máu. Đặc biệt, trong lá có chứa hoạt chất phanoside giúp ổn định đường huyết. Bên cạnh đó, giảo cổ lam còn có khả năng hỗ trợ điều trị viêm phế quản, viêm gan, điều trị mỡ máu, viêm dạ dày.
Cách sử dụng:
- Rửa sạch lá và ngọn non của giảo cổ lam, rửa sạch rồi phơi khô.
- Chuẩn bị 30g lá khô, cho vào ấm hãm nước để uống hằng ngày.
Cây bồ công anh giảm mỡ máu
Trong thành phần của bồ công anh có chứa lượng lớn chất oxy hóa và các hoạt chất giúp làm sạch đường tiêu hóa, tăng khả năng hấp thu dưỡng chất và phân giải chất béo. Sử dụng bồ công anh cũng giúp loại bỏ độc tố trong máu, giảm cholesterol hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Lấy 30g rễ cây bồ công anh hoặc 8 bông khô.
- Rửa sạch và cho vào ấm, hãm với 360ml nước, uống hằng ngày.
Nần nghệ (Nần vàng)
Nần vàng có chứa hoạt chất saponin giúp làm sạch mạch máu, ngăn ngừa tình trạng cholesterol tạo các mảng bám gây xơ vữa động mạch. Bên cạnh đó, nần vàng cũng giúp ngăn ngừa các biến chứng của mỡ máu cao gây bệnh tim mạch.
Cách thực hiện:
- Lấy 15g nần vàng khô hoặc 40g nần vàng tươi, rửa sạch và thái thành lát mỏng.
- Cho thuốc nam vào ấm, sắc với 500ml nước, đợi khi sôi và cạn còn 300ml thì tắt bếp và rót ra cốc uống sau bữa ăn 30 phút.
Dâu tắm
Lá dâu tằm có tác dụng giảm độ nhớt của máu, ngăn cản sự tắc nghẽn mạch do bệnh mỡ máu cao gây ra.
Cách thực hiện: Sử dụng lá dâu tằm tươi hoặc khô, đem rửa sạch và hãm với nước để uống hằng ngày.
Hướng dẫn cách uống thuốc giảm mỡ máu hiệu quả, an toàn
Không chỉ quan tâm đến “mỡ máu cao bao nhiêu thì phải uống thuốc?” và người bệnh cần lưu ý những hướng dẫn sử dụng từng loại thuốc để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Đối với thuốc Tây y
- Trong quá trình uống thuốc, người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ như đau bụng, yếu cơ, chóng mặt, đau đầu,… lúc này cần thông báo với bác sĩ, dược sĩ để được theo dõi và can thiệp xử lý an toàn.
- Uống thuốc điều trị mỡ máu đều đặn theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc, kể cả thuốc không kê đơn hay thực phẩm chức năng.
- Nếu quên liều, không tự ý uống bù ngay khi nhớ ra. Nếu đã gần đến thời điểm dùng liều tiếp theo thì bỏ qua liều quên và uống đúng theo lịch sắp tới.
Đối với thuốc nam
- Sử dụng thuốc nam đòi hỏi người bệnh cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài, đều đặn mỗi ngày để phát huy tác dụng giảm mỡ máu.
- Thuốc nam ít tác dụng phụ nhưng người bệnh vẫn cần cẩn trọng, nếu xuất hiện triệu chứng bất thường như nổi mẩn đỏ, đau bụng, khó thở,… cần ngưng dùng và thông báo cho bác sĩ.
- Không sử dụng nhiều vị thuốc nam cùng lúc vì sẽ dẫn đến xung đột, ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
Một số câu hỏi liên quan
Ngoài câu hỏi “mỡ máu cao bao nhiêu thì phải uống thuốc?”, dưới đây chuyên gia cũng thống kê và giải đáp một số câu hỏi khác được nhiều người quan tâm xoay quanh vấn đề này.
Thuốc giảm mỡ máu có gây hại không?
Bất cứ loại thuốc nào cũng tiềm ẩn những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Đối với thuốc giảm mỡ gan, nếu dùng sai cách, lạm dụng trong thời gian dài sẽ dẫn đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực như:
- Gây hại cho gan, mật: Thuốc làm tăng men gan, dẫn đến rối loạn chức năng gan mật, lâu dần sẽ hoại tử gan. Triệu chứng thường gặp như mệt mỏi, vàng da, vàng mắt, chán ăn.
- Hệ tiêu hóa: Một số nhóm thuốc như Statin có thể gây rối loạn tiêu hóa, dẫn đến triệu chứng khó tiêu, táo bón, đầy hơi, tiêu chảy, đau bụng,..
- Ảnh hưởng cơ – xương – khớp: Gây đau mỏi khớp, yếu cơ, đau cơ, làm tăng nguy cơ teo và liệt cơ.
- Hại da: Người bệnh có thể bị ngứa da, sần da, nổi mề đay ngứa ngáy,…
- Hệ thần kinh: Một số nhóm thuốc trị mỡ máu cao có thể gây suy giảm trí nhớ, bệnh thần kinh ngoại biên,…
Cần uống thuốc mỡ máu trong bao lâu?
Thuốc giảm mỡ máu sẽ được sử dụng theo liệu trình trong một khoảng thời gian nhất định để tránh gây hại cơ thể. Tùy từng mức độ bệnh và sức khỏe hiện tại, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc với liệu trình phù hợp nhất. Nếu kết thúc liệu trình, ngừng dùng thuốc mà chỉ số mỡ máu lại bắt đầu tăng, người bệnh sẽ cần tiếp tục dùng thuốc.
Có phải uống thuốc giảm mỡ máu suốt đời không?
Chuyên gia cho biết, người bệnh không cần dùng thuốc giảm mỡ máu suốt đời. Bởi việc nạp quá nhiều thuốc vào cơ thể trong thời gian dài sẽ dẫn đến tác dụng phụ nguy hiểm. Sau khi bệnh có cải thiện, bác sĩ sẽ giảm dần liều thuốc và hướng dẫn người bệnh áp dụng các phương pháp điều trị như thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống, tập luyện để duy trì ổn định sức khỏe.
Mỡ máu cao cần ăn uống như thế nào?
Để giảm chỉ số mỡ máu, ngoài sử dụng thuốc, người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống khoa học và hợp lý, cụ thể như sau:
- Tránh sử dụng các nhóm thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm giàu chất béo, thực phẩm giàu đạm, thực phẩm chứa cholesterol, thức ăn chứa nhiều muối hoặc đường.
- Tuyệt đối không dùng chất kích thích, các loại đồ uống có cồn như rượu bia, thuốc lá.
- Tăng cường bổ sung vitamin, khoáng chất từ rau củ, trái cây, các loại ngũ cốc, hạt dinh dưỡng, thực phẩm chứa nhiều acid béo omega 3 và omega 6.
Trên đây là thông tin giải đáp “mỡ máu cao bao nhiêu thì phải uống thuốc?”. Với mỗi mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Do đó người bệnh cần đến bệnh viện để thăm khám và được xây dựng phác đồ chữa bệnh mỡ máu hiệu quả nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!