Trẻ Bị Nổi Mẩn Đỏ Như Muỗi Đốt Ở Chân Là Gì? Điều Trị Thế Nào

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt ở chân là một hiện tượng da liễu thường gặp ở rất nhiều trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Nguyên nhân là bởi sức đề kháng của trẻ còn non yếu, làn da mỏng manh nên dễ bị các yếu tố bên ngoài tấn công. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh cũng như cách thức điều trị khi trẻ gặp phải tình trạng này.

Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt ở chân nguyên nhân do đâu?

Làn da của trẻ rất mỏng manh yếu ớt nên dễ gặp phải các tác động từ môi trường bên ngoài dẫn đến mẩn đỏ, ngứa ngáy. Hiện tượng trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt ở chân có thể phát sinh từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm: 

Bệnh chân tay miệng

Giai đoạn đầu của bệnh chân tay miệng sẽ xuất hiện các nốt ban hồng như bị muỗi đốt ở lòng bàn tay, bàn chân, mông, miệng,… Các nốt này có kích thước từ vài mm trên bề mặt da, sau đó dần trở thành các bóng nước có chứa dịch bên trong.

Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt ở chân là dấu hiệu của bệnh chân tay miệng
Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt ở chân là dấu hiệu của bệnh chân tay miệng

Bệnh chàm

Chân nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt có thể là dấu hiệu của bệnh chàm. Đây là một bệnh lý da liễu thường gặp ở trẻ nhỏ. Các nốt mẩn này thường mọc tập trung ở một khu vực, gây ngứa ngáy, bong tróc.

Mề đay

Nổi mề đay cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt ở chân. Các nốt mề đay thường sần sùi, có màu hồng hoặc hơi đỏ, kích thước to nhỏ khác nhau. Chúng thường mọc thành cụm, bao phủ một phần hoặc toàn bộ cơ thể, kèm theo đó là tình trạng ngứa ngáy, châm chích.

Viêm da tiếp xúc

Bệnh xảy ra khi trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng, dị ứng như chất tẩy rửa, nước hoa, đồ trang sức kim loại, mỹ phẩm, xà phòng, chất khử mùi…. Các nốt mẩn đỏ có thể kéo dài trong nhiều giờ hoặc nhiều ngày, gây ngứa ngáy, đau rát, đóng vảy, da khô nẻ hoặc nổi mụn rỉ nước.

Côn trùng đốt

Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở chân đôi khi cũng chỉ là vết thương do các loài côn trùng gây ra như kiến, muối, rệp, rận,… Những vết thương này thường mọc rải rác, khiến trẻ ngứa ngáy khó chịu. Cha mẹ cần quan sát phòng ngủ và khu vực vui chơi của trẻ xem có sự xuất hiện của các loài côn trùng này hay không.

Bệnh sởi

Biểu hiện lâm sàng của bệnh sởi bao gồm cả những nốt mẩn đỏ ở chân và lòng bàn chân. Các nốt mẩn đỏ này rất ngứa và thường kéo dài trong 5-7 ngày, sau đó khô lại, đóng vảy và chuyển sang màu nâu. Ngoài ra trẻ còn kèm theo các dấu hiệu khác như mệt mỏi, quấy khóc, tiêu chảy, biếng ăn….

Bệnh sởi cũng là nguyên nhân khiến chân của trẻ bị nổi mẩn đỏ
Bệnh sởi cũng là nguyên nhân khiến chân của trẻ bị nổi mẩn đỏ

Mụn kê

Mụn kê thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh trên 3 tuần tuổi. Các nốt mụn sưng tấy đỏ nhìn như muỗi đốt. Nếu không điều trị kịp thời mụn sẽ rộng ra toàn cơ thể của trẻ. 

Dị ứng thức ăn

Dị ứng thực phẩm cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người như muỗi đốt. Một số loại đồ ăn thức uống dễ gây dị ứng bao gồm: Tôm, cua, hải sản, trứng, đậu lạc, sữa bò, phô mai, sữa chua, bánh kem,… Một số ít trường hợp trẻ còn bị dị ứng với chính sữa mẹ.

Bệnh Kawasaki

Bệnh Kawasaki thường xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Triệu chứng của bệnh bao gồm: Sốt cao kéo dài, nổi mẩn đỏ ở lòng bàn chân, tay, màu da thay đổi, phù nề, đau nhói, nổi hạch bạch huyết vùng cổ. Trẻ mắc bệnh Kawasaki cần nhanh chóng được điều trị y tế kịp thời để tránh biến chứng nghiêm trọng như teo cơ, phình động mạch vành tim, ảnh hưởng đến xương khớp.

Nguyên nhân khác

Trẻ có thể bị nổi mẩn đỏ do: Dị ứng thời tiết khi giao mùa, nhiễm giun sán, kí sinh trùng, vệ sinh kém, bệnh dịch tả đậu mùa, dị ứng thuốc hoặc do chức năng gan suy giản, khiến độc tố phát tán qua da, gây mẩn ngứa.

Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở chân có nguy hiểm không?

Đa số trường hợp trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt ở chân đều không gây nguy hiểm. Tuy nhiên tình trạng này lại khiến trẻ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, gây mất ngủ, ảnh hưởng đến cuộc sống và sự phát triển của trẻ. 

Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở chân đa phần đều không nguy hiểm đến tính mạng
Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở chân đa phần đều không nguy hiểm đến tính mạng

Trong một số trường hợp nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, trẻ có thể gặp các biến chứng dưới đây:

  • Nhiễm trùng da, viêm loét, hoại tử da,…
  • Gây sốc phản vệ.
  • Phù mạch, phù môi, mắt.
  • Khó thở.
  • Suy nhược cơ thể.

Hướng dẫn điều trị trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt ở chân

Trước tiên, khi nhận thấy trẻ bị nổi mẩn đỏ ở chân mà không rõ nguyên do, cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám chi tiết. Sau đó bạn có thể tiến hành điều trị theo một số phương pháp sau:

Dùng mẹo dân gian

Trước tiên, cha mẹ cần cách ly trẻ khỏi các yếu tố gây bệnh như hóa chất, phấn hoa, lông động vật, mạt nhà, thực phẩm gây dị ứng…. Tránh để cho tình trạng dị ứng ngứa ngáy của trẻ ngày càng nghiêm trọng. Sau đó bạn có thể áp dụng điều trị tại nhà theo những cách sau đây:

  • Bôi gel nha đam: Dùng 1 nhánh nha đam, gọt vỏ, rửa sạch, cạo lấy phần gel bên trong và bôi lên vùng da bị mẩn đỏ ở chân cho trẻ. Sau khoảng 15-20 phút thì bạn rửa sạch lại với nước mát. Cha mẹ thực hiện liên tục trong nhiều ngày cho đến khi các nốt mẩn đỏ được cải thiện.
  • Tắm bằng mướp đắng: Chuẩn bị 1-2 quả mướp đắng, rửa sạch, thái lát mỏng rồi cho vào nồi đun sôi với 2 lít nước. Pha thêm với nước lạnh vừa đủ để tắm cho trẻ. Mỗi ngày tắm 1 lần sẽ giúp giảm ngứa ngáy mẩn đỏ trên toàn cơ thể.
  • Bôi dầu dừa: Cha mẹ rửa sạch vùng da chân đang bị nổi mẩn đỏ của trẻ, lau khô cho bớt nước sau đó thoa lên da một lớp dầu dừa thật mỏng. Mỗi ngày bạn nên thoa dầu dừa cho trẻ 2 lần, 1 lần sau khi tắm và 1 lần trước khi đi ngủ để làm dịu tình trạng mẩn ngứa. 
  • Tắm lá khế: Bạn lấy một nắm lá khế chua, còn tươi, rửa sạch, vò nát và cho vào nồi đun với 2 lít nước. Dùng nước này pha thêm với nước lạnh để tắm cho trẻ mỗi ngày 1 lần. Áp dụng đều đặn trong ngày ngày tình trạng ngứa da, nổi mẩn đỏ sẽ thuyên giảm đáng kể.
  • Bột yến mạch: Chuẩn bị một lượng bột yến mạch vừa đủ, pha với nước và đắp lên vùng da bị ngứa ngáy ở chân của trẻ. Sau khoảng 15-20 phút yến mạch khô lại thì rửa sạch với nước. Cách làm này giúp làm mềm da, dưỡng ẩm, giảm ngứa, giúp trẻ dễ chịu hơn.
Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên giúp làm giảm ngứa ngáy mẩn đỏ
Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên giúp làm giảm ngứa ngáy mẩn đỏ

Dùng thuốc Tây y

Nếu tình trạng nổi mẩn đỏ ở chân của trẻ ngày càng nghiêm trọng và không có dấu hiệu thuyên giảm thì mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám. Căn cứ vào tình trạng bệnh và mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. 

Tuy nhiên việc điều trị bằng thuốc Tây y cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng. Cha mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về cho trẻ dùng để tránh gặp phải tác dụng phụ không mong muốn. 

  • Thuốc kháng sinh: Chỉ sử dụng trong trường hợp da của trẻ có dấu hiệu nhiễm khuẩn, sưng viêm ngoài da. Các loại kháng sinh này được bào chế dưới dạng viên uống hoặc thuốc bôi. Cha mẹ cần cho trẻ dùng theo đúng hướng dẫn.
  • Thuốc kháng histamine nhóm H1: Thường được sử dụng trong trường hợp trẻ bị nổi mẩn đỏ do dị ứng, mẩn ngứa, mề đay,… Tuy nhiên thuốc này gây ra nhiều tác dung phụ như buồn ngủ, khô miệng, chóng mặt, huyết áp thấp, nhịp tim nhanh nên cần chú ý sử dụng.
  • Kem, thuốc bôi ngoài da: Cha mẹ nên ưu tiên sử dụng thuốc bôi ngoài da để giảm ngứa ngáy cho trẻ. Một số sản phẩm được dùng phổ biến như Povidon, Menthol, Phenol 0,5%, Calamine Lotion, Eumovate, Eucerin, Bepanthen, Dexery,…

Lời khuyên từ bác sĩ giúp phòng ngừa và cải thiện bệnh

Ngoài việc áp dụng các phương pháp điều trị trên, cha mẹ cũng cần lưu ý một số vấn đề sau để giúp phòng ngừa và cải thiện bệnh nổi mẩn đỏ ở trẻ. 

Giữ cơ thể trẻ luôn sạch sẽ, mát mẻ

Khi cơ thể trẻ sinh nhiệt sẽ rất dễ gặp phải tình trạng nổi mẩn ngứa. Vì vậy cha mẹ cần giữ cho cơ thể của trẻ luôn mát mẻ bằng các biện pháp như sau:

  • Vào mùa hè nên sử dụng điều hòa trong phòng ngủ, giúp bé ngủ ngon, bớt ngứa ngáy, duy trì ở mức 26-28 độ C là hợp lý.
  • Cho bé mặc trang phục rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt. Nên mặc các loại quần áo được làm từ sợi cotton hoặc vải lanh.
  • Thường xuyên tắm rửa cho trẻ vì trẻ rất dễ ra mồ hôi và bám dính bụi bẩn. Mỗi ngày cần tắm từ 1-2 lần bằng nước mát để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
Thường xuyên tắm rửa cho trẻ sạch sẽ để loại bỏ mồ hôi, vi khuẩn trên da
Thường xuyên tắm rửa cho trẻ sạch sẽ để loại bỏ mồ hôi, vi khuẩn trên da

Chườm lạnh khi trẻ ngứa

Khi trẻ ngứa ngáy ở chân sẽ có xu hướng cào gãi. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sẹo thâm và các vết xước, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Do đó bạn nên giảm ngứa cho trẻ bằng cách chườm nước đá lên vùng da bị ngứa của trẻ mỗi ngày 3-4 lần, mỗi lần 10-15 phút để giảm cảm giác khó chịu cho trẻ.

Chọn lựa hóa mỹ phẩm phù hợp

Mẹ nên lựa chọn các loại dầu gội, sữa tắm có chứa thành phần tự nhiên, phù hợp với làn da của trẻ. Với các loại xà phòng, nước giặt, nước xả vải cũng cần tìm hiểu kỹ và chọn những sản phẩm có thành phần dịu nhẹ, chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Nếu nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt ở chân là do dị ứng thực phẩm thì bạn nên tránh sử dụng các loại thức ăn, đồ uống đó cho trẻ. Ví dụ, nếu trẻ mẩn ngứa do dị ứng sữa bò, mẹ nên cho trẻ uống loại sữa từ thực vật và không có thành phần lactose. Nếu trẻ bị dị ứng hải sản thì nên tránh các món từ hải sản trong thực đơn của trẻ.

Dưỡng ẩm da cho trẻ 

Làn da của trẻ cũng cần được dưỡng ẩm thường xuyên để tránh da bị khô, mất nước. Vì vậy bạn cần cho trẻ sử dụng kem dưỡng ẩm có thành phần lành tính, độ an toàn cao để giúp cấp ẩm cho da, giảm ngứa và giảm kích ứng.

Vệ sinh nhà cửa

Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt ở chân có thể là do các loài côn trùng gây nên. Do đó, bạn cần chú ý vệ sinh nhà cửa, giặt giũ chăn màn gối đệm thường xuyên để loại bỏ sự trú ngụ của vi khuẩn, vi nấm, rệp, rận, kiến,… 

Ăn uống lành mạnh

Nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đồng thời giảm bớt các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán (như xúc xích, bim bim, gà rán, khoai tây chiên,… ) và các loại thực phẩm nhiều đường (như bánh, kẹo, mứt, socola,…).

Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt ở chân. Để biết được chính xác nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị an toàn, phù hợp cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám bác sĩ để được kiểm tra.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983059582

Tin mới

Phụ Nữ Bị Bệnh U Xơ Tử Cung Có Uống Được Tảo Xoắn Không? 

Phụ Nữ Bị Bệnh U Xơ Tử Cung Có Uống Được Tảo Xoắn Không? 

U xơ tử cung là một trong những bệnh lý phổ biến ở phụ nữ,...
Viện Y Dược thăm khám, xét nghiệm mỡ máu miễn phí tại Hậu Giang

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Thăm Khám, Xét Nghiệm Mỡ Máu MIỄN PHÍ Tại Hậu Giang

Ngày 28/8/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc đã phối hợp cùng Trung tâm...
Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Sức Khỏe Cho Người Dân Phường Xuân Đỉnh

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Sức Khỏe Cho Người Dân Phường Xuân Đỉnh

Vào ngày 28/8 vừa qua, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã tổ chức...