Viêm Nang Lông Có Lây Không? Có Chữa Được Không? [Giải Đáp]

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Viêm nang lông có lây không? Có chữa được không? là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Bệnh lý mặc dù không ảnh hưởng đến sức khoẻ tổng thể nhưng tác động không nhỏ đến chức năng thẩm mỹ và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Khả năng lây nhiễm của bệnh viêm nang lông còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Viêm nang lông có lây không? Có chữa được không?

Viêm nang lông (Folliculitis) đề cập đến tình trạng tổn thương khu trú tại một hoặc nhiều nang lông. Đây là vấn đề da liễu phổ biến, có thể khởi phát ở nhiều lứa tuổi nhưng ảnh hưởng chủ yếu ở người trẻ tuổi và thanh thiếu niên. Bệnh lý thường xuất hiện ở vùng nách, mông, đùi, tay, chân,… ngoại trừ lòng bàn chân, lòng bàn tay và môi.

Viêm Nang Lông Có Lây Không? Có chữa được không? [Giải đáp]
Trong một số trường hợp, bệnh viêm nang lông có thể lây từ người bệnh sang người khoẻ mạnh

Nguyên nhân chính gây viêm nang lông là do virus, vi khuẩn, ký sinh và một số loại nấm men. Bên cạnh đó, bệnh lý cũng có thể bùng phát do một số nguyên nhân khác. Các triệu chứng bệnh viêm nang lông thường diễn tiến nặng vào thời điểm khí hậu nóng, có độ ẩm cao, môi trường ô nhiễm.

Nhiều người bệnh thắc mắc “Viêm nang lông có lây không?”. Theo các chuyên gia Da liễu, hầu hết các trường hợp bị viêm lỗ chân lông không lây từ người sang người. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có thể lây nhiễm bệnh. Theo đó, bệnh có thể lây sang các bộ phận khác trên cơ thể. Vi khuẩn bắt đầu lây lan khi cào gãi, chà xát lên vùng da bị ảnh hưởng, sau đó chạm vào những khu vực khác trên cơ thể.

Trong một số trường hợp, bệnh viêm nang lông có thể lây từ người bệnh sang người khoẻ mạnh, mặc dù tình trạng này ít xảy ra. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp nhất định, các tác nhân gây nhiễm trùng như tắm bồn nước nóng có thể làm tăng nguy cơ bị viêm nang lông và gây lây nhiễm.

Viêm nang lông lây từ người bệnh sang cơ thể khỏe mạnh thông qua một số cách thức như:

  • Tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị bệnh
  • Sử dụng chung các vật dụng cá nhân (khăn tắm, dao cạo, nón,..)
  • Tắm bồn nước nóng, hồ bơi, suối nước nóng
  • Ngoài ra, người có hệ thống miễn dịch kém, mắc một số bệnh nội khoa cũng có nguy cơ bị viêm nang lông cao hơn so với người bình thường

Theo đánh giá của các chuyên gia, bệnh viêm nang lông tương đối lành tính và có thể điều trị dứt điểm trong thời gian ngắn và  không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Tuy nhiên, những triệu chứng lâm sàng do bệnh lý gây ra có thể tác động tiêu cực đến yếu tố thẩm mỹ, ngoại hình và hình thành tâm lý thiếu tự tin, e ngoại, nhất là đối với phái nữ.

Các loại viêm nang lông và khả năng lây truyền

Thực tế nhận thấy, các biến thể do viêm nang lông gây ra thường có đặc điểm giống nhau, tuy nhiên có nhiều dạng viêm nang lông khác nhau. Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, có thể xác định xem bệnh lý có khả năng lây nhiễm không. Các loại viêm nang lông, bao gồm:

1. Viêm nang lông do virus

Bệnh viêm nang lông do virus thường xảy ra do Virus Herpes simplex, loại virus này thường gây ra mụn rộp ở môi. Trường hợp bị viêm nang lông do nguyên nhân này thường không phổ biến. Tổn thương do bệnh lý gây ra đặc trưng bởi các nốt mụn tương tự như mụn rộp xuất hiện tại nang lông.

Viêm nang lông do virus
Bệnh viêm nang lông do virus thường xảy ra do Virus Herpes simplex

Viêm nang lông do virus Herpes simplex có thể lây lan thông qua việc cạo lông.

2. Viêm nang lông do thuốc

Viêm lỗ chân lông do thuốc có tổn thương tương tự như mụn trứng cá. Tuy nhiên, các sẩn đỏ do bệnh lý gây ra không có nhân mụn. Một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh lý, bao gồm:

  • Isoniazid
  • Steroid
  • Liti
  • Một số loại thuốc co giật

Theo đánh giá của các chuyên gia, bệnh viêm nang lông do thuốc thường không có khả năng lây nhiễm.

3. Viêm nang lông do tụ cầu

Viêm nang lông do tụ cầu là một trong những dạng viêm nang lông phổ biến nhất, phát triển sau khi da bị nhiễm khuẩn tụ cầu. Trường hợp bệnh xảy ra do tác nhân này có thể lây nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp lên vùng da của người mắc bệnh.

Tại một số vùng da trên cơ thể, tụ cầu có thể là sự hiện diện tự nhiên. Tuy nhiên, tụ cầu có thể phá vỡ hàng rào bảo vệ da thông qua vết trầy xước, lở loét, vết thương hở. Nói chung, những vết dao dạo gây tổn thương da sẽ tạo điều kiện cho tụ cầu tấn công và gây viêm lỗ chân lông. Tình trạng viêm nang lông do tụ cầu có khả năng lây nhiễm cao.

4. Viêm nang lông do nhiễm nấm

Một số loại nấm hoặc nấm men có thể gây ra bệnh viêm nang lông. Tuy nhiên, tình trạng nhiễm trùng nấm men được xem là nguyên nhân phổ biến có thể gây viêm nang lông do nấm gây ra. Trường hợp bệnh xảy ra do nấm, tổn thương da đặc trưng bởi các nốt mụn mủ, ngứa ngáy ở phần trên của cơ thể, bao gồm cả vùng mặt.

Viêm nang lông do nhiễm nấm
Một số loại nấm hoặc nấm men có thể gây ra bệnh viêm nang lông

Các trường hợp bị viêm nang lông do nấm gây ra có khả năng lây lan cao. Đây là tình trạng mãn tính, có thể tái phát nhiều lần và rất khó điều trị dứt điểm.

5. Viêm nang lông do bồn tắm nước nóng

Bồn tắm nước nóng, hồ bơi nước nóng thường tập trung nhiều vi khuẩn Pseudomonas do không được làm sạch đúng cách. Bên cạnh đó, những nơi này có thể không chứa clo đủ mạnh, do đó không thể tiêu diệt vi khuẩn gây hại.

Một số loại vi khuẩn có thể tấn công vào lỗ chân lông và gây ra tình trạng viêm với một số biểu hiện như mụn đỏ, mụn mủ, ngứa ngáy trong vài ngày khi dùng bồn tắm nước nóng. Tình trạng viêm nang lông có thể lây lan với người dùng bồn tắm bị nhiễm khuẩn hoặc khiến các biểu hiện viêm nang lông trở nên nặng nề hơn.

Các phương pháp điều trị viêm nang lông

Như đã đề cập, nguy cơ lây nhiễm bệnh viêm nang lông còn tùy thuộc vào nguyên nhân khởi phát và một số biểu hiện đi kèm. Bệnh lý có thể được kiểm soát hoàn toàn nếu được chăm sóc đúng cách và điều trị kịp thời. Thực tế có một số trường hợp, tổn thương da do bệnh lý gây ra có thể tự thuyên giảm sau vài ngày hoặc vài tháng mà không cần điều trị.

Tuy nhiên, với những trường hợp bị viêm nang lông do nấm, vi khuẩn, virus, bác sĩ thường chỉ định các biện pháp y tế để kiểm soát tổn thương da, các biểu hiện đi kèm, ngăn ngừa thâm sẹo, đồng thời dự phòng biến chứng.

1. Tận dụng các thảo dược tự nhiên

Các cách chữa viêm nang lông tại nhà từ các thảo dược tự nhiên phù hợp với những trường hợp nhẹ, chưa xuất hiện biến chứng. Việc áp dụng những mẹo chữa này có thể giúp cải thiện tình trạng sưng viêm, đỏ rát, khó chịu ở da, đồng thời hỗ trợ phục hồi vùng da bị tổn thương. Các thảo dược tự nhiên chữa bệnh được đánh giá có độ an toàn cao, lành tính và hạn chế gây ra tác dụng phụ.

Tận dụng các thảo dược tự nhiên
Việc áp dụng những mẹo chữa từ thảo dược tự nhiên có thể giúp cải thiện tình trạng sưng viêm, đỏ rát, khó chịu ở da

Dưới đây là một số mẹo dân gian thường được dùng trong điều trị bệnh lý:

  • Dùng gel nha đam tươi: Chuẩn bị 1 nhánh nha đam tươi, rửa sạch, cắt bỏ vỏ và làm sạch mủ. Cạo lấy phần gel và thoa lên vùng da bị viêm nang lông sau khi đã vệ sinh sạch. Kết hợp massage 5 – 10 phút rồi rửa lại với nước mát. Thực hiện mẹo chữa từ 1 – 2 lần/ ngày để đạt được kết quả tốt nhất.
  • Tận dụng dầu dừa: Sau khi làm sạch vùng da cần điều trị thì lấy một lượng dầu dừa vừa đủ thoa lên. Massage nhẹ nhàng từ 1 – 3 phút rồi rửa lại với nước ấm. Áp dụng đều đặn mỗi ngày đến khi các biểu hiện viêm nang lông cải thiện.
  • Dùng bột yến mạch: Pha nước tắm ở nhiệt độ khoảng 35 – 37 độ C. Kế đến cho một ít bột yến mạch vào nước tắm, khuấy đều khoảng 3 – 5 phút. Sau đó dùng nước này để làm sạch cơ thể. Cuối cùng xả lại với nước mát và dùng khăn bông sạch lau khô.
  • Sử dụng lá chè xanh: Chuẩn bị khoảng 1 nắm lá chè xanh tươi non, không sâu bệnh. Sau khi rửa sạch thì cho vào nồi đun cùng với 3 lít nước. Sôi khoảng 10 – 15 phút thì tắt bếp, đổ nước ra chậu đựng. Cho thêm nước lạnh vào và dùng nước này tắm để cải thiện tình trạng viêm nang lông.
  • Tận dụng tinh dầu khuynh diệp: Để làm dịu da, giảm sưng viêm, nóng rát do bệnh viêm nang lông gây ra, người bệnh có thể cho thêm vài giọt tinh dầu khuynh diệp vào nước tắm. Áp dụng mẹo chữa này thường xuyên còn giúp làm sạch da, loại bỏ bã nhờn và các tế bào chết trên da.

2. Sử dụng thuốc điều trị

Với những trường hợp viêm nang lông tiến triển nặng, không đáp ứng các biện pháp cải thiện tại nhà. Lúc này bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc có tác dụng sát trùng, cải thiện tình trạng viêm đỏ, ức chế nấm, vi khuẩn, virus. Tuỳ thuộc vào nguyên nhân khởi phát, mức độ tổn thương, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc bôi hoặc uống phù hợp.

Sử dụng thuốc điều trị
Povidon-lod 10% thường được dùng trong điều trị bệnh viêm nang lông

Dưới đây là một số loại thuốc thường được dùng trong điều trị bệnh lý:

  • Các loại dung dịch sát khuẩn: Thành phần trong các loại dung dịch sát khuẩn có tác dụng làm sạch vùng da bị tổn thương, hạn chế sự phát triển của các tác nhân gây hại, phòng ngừa viêm nhiễm tiến triển nặng nề. Một số loại dung dịch sát khuẩn thường được dùng trong trị viêm nang lông, bao gồm Hexamidine 0.1%, Chlorhexidine 4%, Povidon-lod 10%.
  • Nhóm thuốc kháng sinh tại chỗ: Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc kháng sinh tại chỗ sau khi dùng dung dịch sát khuẩn như thuốc mỡ Mupirocin, Neomycin, Axit fucidin, dung dịch Clindamycin, dung dịch Erythromycin trong 7 – 10 ngày để tiêu diệt vi khuẩn gây viêm tại lỗ chân lông. Trong quá trình dùng thuốc, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ về liều dùng và thời gian sử dụng thuốc để kiểm soát bệnh lý hoàn toàn, phòng ngừa tái phát.
  • Kháng sinh đường uống: Trường hợp tổn thương da do bệnh lý gây ra ở mức độ nặng, bác sĩ có thể chỉ định kháng sinh đường uống để cải thiện. Một số loại thuốc kháng sinh đường uống thường được chỉ định trong điều trị bệnh như Ciprofloxacin, Cephalosporin, Metronidazol, b-lactamin, Amoxicillin,…
  • Thuốc bôi chứa Benzoyl peroxide: Một số loại thuốc bôi chứa Benzoyl peroxide thường dùng trong những trường hợp bệnh lý xảy ra do sử dụng kháng sinh đường uống lâu dài. Nếu khởi phát do nguyên nhân này, người bệnh trao đổi với bác sĩ ngưng uống thuốc và sử dụng thuốc bôi chứa Benzoyl peroxide để sát khuẩn, làm bong tróc vảy, lớp sừng. Ngoài ra có thể dùng kết hợp với Isotretinoin nhằm kiểm soát mụn trứng cá.
  • Một số loại thuốc khác: Tuỳ thuộc vào nguyên nhân khởi phát và tình trạng bệnh lý cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định thêm các loại thuốc kháng nấm, kháng virus, thuốc trị ký sinh trùng để kiểm soát tổn thương và khắc phục các triệu chứng lâm sàng do bệnh lý gây ra.

3. Một số biện pháp y tế khác

Trong trường hợp bệnh viêm nang lông tiến triển nặng, có xu hướng tái phát nhiều lần, bác sĩ có thể cân nhắc áp dụng một số biện pháp sau:

  • Triệt lông bằng tia laser: Phương pháp thường được áp dụng trong những trường hợp bị viêm nang lông do tẩy lông. Bên cạnh mang lại hiệu quả trong điều trị bệnh, phòng ngừa tái phát, triệt lông bằng tia laser còn giúp cải thiện yếu tố thẩm mỹ, hạn chế tình trạng thâm sạm da do tẩy lông, cạo lông quá nhiều lần.
  • Tiểu phẫu nhọt: Tiểu phẫu nhọt thường thực hiện với các trường hợp bị viêm lỗ chân lông ở mức độ nặng, bệnh nhân cần đến bệnh viện để được bác sĩ chích nhọt, cầm máu và vô trùng. Nếu tự ý nặn nhọt tại nhà có thể gây nhiễm trùng, khiến các triệu chứng bệnh lý tiến triển nặng nề hơn.

Biện pháp phòng ngừa viêm nang lông

Trong một số trường hợp, bệnh viêm nang lông có khả năng lây nhiễm cao và tái phát nhiều lần khi gặp điều kiện thuận lợi. Nhìn chung, bệnh lý có thể được kiểm soát hoàn toàn nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, để hạn chế tái phát, người bệnh cần chủ động trong áp dụng các biện pháp phòng ngừa đúng cách.

1. Giữ vệ sinh cá nhân

Mỗi ngày tắm rửa từ 1 – 2 lần để làm sạch cơ thể, nhất là khu vực đã từng bị viêm nang lông. Làm sạch cơ thể giúp loại bỏ bã nhờn, bụi bẩn, ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ và phòng ngừa các biểu hiện viêm nang lông tái phát. Sau khi tắm, cần dùng khăn bông sạch lau khô, không sử dụng chung khăn tắm, lau mặt, lau đầu với người khác.

Giữ vệ sinh cá nhân
Mỗi ngày tắm rửa từ 1 – 2 lần để làm sạch cơ thể, nhất là khu vực đã từng bị viêm nang lông

Sau khi vệ sinh cơ thể, bạn nên dùng nước nóng và các chất tẩy rửa để giặt quần áo, khăn tắm, nhất là sau khi tiếp xúc với vùng da bị viêm nang lông. Đây cũng là một trong những biện pháp phòng ngừa lây lan bệnh lý hiệu quả.

2. Chọn mặc trang phục rộng rãi và khô ráo

Trong một số trường hợp, viêm nang lông có thể khởi phát do mặc quần áo gây kích ứng da, cọ xát, bít tắc tiết nhiều mồ hôi. Do đó, bạn nên chọn mặc những loại trang phục rộng rãi, thoáng mát, thấm hút tốt để hạn chế tổn thương da. Tránh mặc những loại quần áo bó sát, chất liệu vải khô, cứng, gây khó chịu và tiết nhiều mồ hôi.

Bên cạnh đó, thói quen mặc quần áo ẩm ướt cũng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển và gây viêm nhiễm. Do đó, người bệnh cần đảm bảo quần áo luôn được khô ráo. Cần tắm rửa sạch và thay đồ sau khi thực hiện các hoạt động gây đổ nhiều mồ hôi khiến quần áo ẩm ướt.

3. Ngừng tẩy lông

Thực tế nhận thấy, một số biện pháp tẩy lông như waxing có thể khiến các nang lông mở ra nhiều. Tình trạng này có thể dẫn đến lông mọc ngược, nhiễm trùng da và viêm lỗ chân lông. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể cân nhắc các biện pháp triệt lông ít gây kích ứng da như dùng kem rụng lông.

4. Hạn chế cạo lông

Thường xuyên cạo lông là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm lỗ chân lông. Bên cạnh đó, cạo lông còn có thể gây kích ứng da, các nang lông bị hở, gây viêm nhiễm, lông mọc ngược,…

Hạn chế cạo lông
Cần hạn chế cạo lông, nhất là những vùng da bị viêm nang lông để kiểm soát và phòng ngừa bệnh lý tái phát

Do đó, cần hạn chế cạo lông, nhất là những vùng da bị viêm nang lông để kiểm soát và phòng ngừa bệnh lý tái phát. Ngoài ra, khi cạo lông hoặc cạo râu, bạn nên dùng lưỡi dao sạch, bén để tránh tình trạng kích ứng da. Cần vệ sinh da lại bằng xà phòng và nước ấm sau khi cạo lông.

5. Vệ sinh bồn tắm

Như đã đề cập, tình trạng viêm nang lông có thể khởi phát do tắm bồn nước nóng hoặc dùng bể bơi không được vệ sinh đúng cách. Để phòng ngừa bệnh lý tái phát, bạn cần vệ sinh bồn tắm định kỳ. Nếu đi bơi, nên kiểm tra chất lượng nước cũng như công tác bảo trì ở hồ bơi.

Ngoài ra, không sử dụng bồn tắm, hồ hơi, suối nước nóng không đảm bảo vệ sinh. Sau khi tắm bồn nước nóng hoặc hồ bơi, bạn cần tắm lại với vòi sen và xà phòng để đảm bảo loại bỏ vi khuẩn vi gây, phòng ngừa viêm nang lông.

6. Thường xuyên giặt quần áo

Để phòng ngừa bệnh viêm nang lông tái phát, người bệnh cần thường xuyên giặt giũ quần áo, chăn màn, vỏ áo gối với nước nóng và xà phòng. Tuyệt đối không mặc lại quần áo cũ, bẩn hoặc quần áo ẩm ướt vì có thể khiến làm tăng nguy cơ bùng phát các triệu chứng bệnh lý.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Viêm nang lông có lây không? Có chữa được không?” và một số vấn đề liên quan. Trong một số trường hợp bệnh lý có khả năng lây nhiễm thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Tuy nhiên, các triệu chứng viêm nang lông có thể được kiểm soát hoàn toàn. Do đó, người bệnh cần áp dụng các biện pháp điều trị và chăm sóc đúng cách để khắc phục và phòng ngừa bệnh tái phát.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983059582

Tin mới

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Sưu tầm, kế thừa, nghiên cứu và ứng dụng các bài thuốc cổ phương là...
Giải Mã Bí Dược “Dựng Lên” Hoàn Thiện Mãnh Lực Phục Dương Khang - Hạ Gục Rối Loạn Cương Dương

Giải Mã Bí Dược “Dựng Lên” Hoàn Thiện Mãnh Lực Phục Dương Khang – Hạ Gục Rối Loạn Cương Dương

Sau nhiều năm nghiên cứu và thử nghiệm, Trung tâm Thuốc Dân Tộc kết hợp...
Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Rối Loạn Cương Dương, Phục Hồi Sinh Lý

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Rối Loạn Cương Dương, Phục Hồi Sinh Lý

Rối loạn cương dương là tình trạng khó cương cứng, dễ mềm, xìu khiến cuộc...