Bị Sỏi Mật Có Uống Được Sữa Đậu Nành? Khuyến Cáo Từ Chuyên Gia
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Bị sỏi mật có uống được sữa đậu nành không? Theo các chuyên gia, người bệnh có thể uống sữa đậu nành thay cho các loại sữa từ động vật. Bởi, sữa từ thực vật chứa ít chất béo hơn, tuy nhiên vẫn đủ dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Mặc dù vậy, người bệnh cần lưu ý một vấn đề trong việc sử dụng sữa để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Bị sỏi mật có uống được sữa đậu nành không?
Sữa là một trong những thức uống dinh dưỡng được nhiều người ưa thích. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm từ sữa động vật đến sữa thực vật. Trong nhóm sữa thực vật, không thể không nhắc đến sữa đậu nành, loại thơm ngon dễ uống và hầu như có mặt trong ngăn bếp của nhiều gia đình.
Sữa đậu nành được chiết xuất từ hạt đậu nành, mang lại nguồn dinh dưỡng dồi dào nhưng lại chứa hàm lượng chất béo thấp, phù hợp cho người đang gặp vấn đề sức khỏe. Đặc biệt, loại sữa này còn được nhiều người bệnh sỏi mật tin dùng. Tuy nhiên, không ít người vẫn còn phân vân không biết bị sỏi mật có uống được sữa đậu nành không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa đậu nành chứa hàm lượng dưỡng chất phong phú, có thể thay thế cho sữa động vật nhiều chất béo đối với người đang mắc bệnh sỏi mật. Do đó, người bệnh vẫn hoàn toàn có thể sử dụng sữa đậu nành hàng ngày mà không phải băn khoăn liệu loại sữa này có phù hợp và an toàn không.
Để bạn đọc hiểu hơn về lợi ích mà sữa đậu nành mang lại cho cơ thể, đặc biệt là những trường hợp bị sỏi mật, dưới đây là một số tác dụng chính:
- Thành phần trong sữa đậu nành giúp giảm lượng cholesterol, đồng thời ngăn chặn các nhóm chất béo bão hòa. Nhờ đó giúp kiểm soát tình trạng mỡ máu, cao huyết áp, nhất là giảm nguy cơ hình thành sỏi mật.
- Trong sữa đậu nành còn chứa nhiều dưỡng chất hỗ trợ cải thiện chiều cao, đặc biệt chứa hàm lượng canxi dồi dào. Chất này vô cùng cần thiết cho hệ xương khớp, đồng thời giảm áp lực cho thận, bàng quang và mật trong việc chuyển hóa dưỡng chất. Tránh tình trạng dư thừa canxi khiến sỏi mật ngày càng phát triển.
- Ngoài ra, trong sữa đậu nành còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất bổ sung nguồn dinh dưỡng phong phú cho cơ thể. Uống sữa đậu nành giúp cơ thể người bệnh tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch giúp phòng tránh nguy cơ biến chứng sỏi mật.
- Hàm lượng omega 3, omega 6 dồi dào trong sữa đậu nành còn là nguồn dưỡng chất bổ dưỡng ngăn chặn nguy cơ lão hóa sớm. Đồng thời, chúng cũng có tác dụng hỗ trợ quá trình phục hồi tổn thương của các cơ quan nội tạng, trong đó có gan – mật.
- Nguồn men tiêu hóa trong đậu nành giúp nhu động ruột hoạt động tốt hơn, giảm áp lực cho cơ quan tiêu hóa, nội tạng.
Chính những lợi ích kể trên, với thắc mắc bị sỏi mật có uống được sữa đậu nành không, câu trả lời là có. Các chuyên gia còn khuyến khích người bệnh thay các loại sữa từ động vật sang dùng sữa hạt để bảo vệ sức khỏe, phòng tránh nguy cơ bệnh biến chứng.
Một số lưu ý khi uống sữa đậu nành cho người bị sỏi mật
Mặc dù người bệnh sỏi mật không được khuyến cáo tránh không nên sử dụng sữa đậu nành, ngược lại có thể thay thế sữa đậu nành cho một số sữa bò, sữa động vật khác. Tuy nhiên, người bệnh cần sử dụng sữa hợp lý để tránh không làm ảnh hưởng đến tình trạng sỏi mật. Do đó, bạn đọc nên lưu ý thêm một số vấn đề sau đây:
- Không nên uống quá nhiều sữa đậu nành, chỉ nên dùng với lượng vừa phải. Bởi thực tế nguồn dinh dưỡng trong sữa đậu nành cũng rất dồi dào, mặc dù có nguồn gốc từ thực vật. Mỗi ngày người bệnh nên dùng tối đa 1/2 lít, không nên uống quá nhiều có thể gây hại cho đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến tình trạng sỏi mật.
- Dùng sữa đậu nành được chế biến sạch, không lẫn hóa chất độc hại, bảo quản trong ngăn mát tử lạnh để sử dụng dần, không nên dùng sữa để qua đêm ở nhiệt độ phòng. Tránh uống sữa ôi thiu, lên men.
- Không uống sữa đậu nành chung với chất kích thích như cà phê, rượu, bia,…Bởi những thành phần trong các loại thức uống này có thể làm biến đổi chất trong sữa đầu nành gây ảnh hưởng cho sức khỏe.
- Ưu tiên dùng sữa đậu nành nguyên chất, dùng ít đường nhất có thể để tránh làm ảnh hưởng đến tình trạng sỏi mật. Do đường tinh chế có thể kích thích, tăng nguy cơ tích tụ sỏi do hàm lượng cholesterol tăng.
- Tránh uống sữa đậu nành lúc bụng đói có thể gây kích thích hệ tiêu hóa. Chuyên gia khuyến khích người bệnh nên uống sữa sau bữa ăn 1-2 tiếng, tốt nhất vào buổi sáng.
- Tránh ăn những món chua như cam, quýt sau khi uống sữa bởi chất axit trong trái cây chua có thể làm kết tủa sữa, ảnh hưởng tiêu hóa, dẫn đến đầy bụng, tiêu chảy,…
Người bệnh nên thăm khám định kỳ để kiểm tra mức độ tan sỏi, đồng thời tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Bên cạnh uống sữa đậu nành, người bệnh cần lưu ý cân bằng dinh dưỡng từ nhiều nguồn thực phẩm khác để đảm bảo cơ thể được nạp đủ chất. Bởi mặc dù dinh dưỡng nhưng sữa đậu nành chỉ là thức uống, không thể thây thế hoàn toàn cho những bữa ăn trong ngày.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc: “Bị sỏi mật có uống được sữa đậu nành không?”. Theo các chuyên gia, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng loại sữa này. Tuy nhiên nên lưu ý liều lượng sử dụng để đảm bảo quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất, giúp sức khỏe sớm hồi phục.
Xem Thêm:
- TOP 4 Cách Chữa Sỏi Mật Bằng Quả Đu Đủ Xanh Cực Đơn Giản
- Mẹo Chữa Sỏi Mật Bằng Quả Dứa Cực Đơn Giản Tại Nhà
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!