Sỏi Mật

Hiện nay, số lượng người mắc bệnh sỏi mật (sỏi túi mật) ngày càng gia tăng. Sự xuất hiện của các viên sỏi có thể khiến túi mật bị viêm cấp tính gây ra nhiều triệu chứng như đau dữ dội, buồn nôn, sốt,…Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm hơn, thậm chí đe dọa tính mạng của người bệnh.

Sỏi mật là gì?

Bệnh sỏi mật là tình trạng hình thành các tinh thể rắn bên trong túi mật dưới tác động của hiện tượng mất cân bằng các thành phần trong dịch mật. Bao gồm 1 trong 3 loại chính là cholesterol, sắc tố mật và muối canxi. Các viên sỏi có nhiều kích thước khác nhau, đa phần chúng nhỏ như hạt cát. Tuy nhiên cũng có trường hợp sỏi tích tụ thành một viên lớn như quả bóng bàn.

Người mắc bệnh sỏi mật hay còn gọi là sỏi túi mật có thể có một hoặc cùng lúc nhiều viên sỏi trong túi mật. Các loại sỏi phổ biến như sỏi cholesterol và sỏi sắc tố mật. Cụ thể như sau:

  • Sỏi cholesterol: Chúng có màu sắc vàng hơi ngả xanh, chiếm số lượng lớn trong tổng số trường hợp sỏi mật. Sỏi có thành phần chính là cholesterol không hòa tan và một số thành phần khác.
  • Sỏi sắc tố mật: Màu sắc nâu sẫm hoặc đen. Chúng hình thành trong trường hợp dịch mật tăng quá nhiều sắc tố hay còn gọi là bilirubin.

Đa số sỏi được tìm thấy trong túi mật ở dạng sỏi cholesterol. Một số trường hợp sỏi di chuyển ra khỏi túi mật đến cổ túi mật hoặc bất kỳ vị trí nào thuộc ống mật chủ. Tuy nhiên dù xuất hiện ở đâu, sỏi mật cũng gây ra các triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Đặc biệt, trường hợp sỏi làm tắc nghẽn đường dẫn mật có thể gây đau đớn dữ dội ở bụng phải. Nếu không sớm điều trị, triệu chứng xuất hiện thường xuyên, kéo dài có thể gây biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân sỏi mật

Như đã đề cập, sỏi túi mật hay bệnh sỏi mật hình thành do 1 trong 3 thành phần dịch mật tăng quá mức. Khi đó, chúng dễ gây kết tủa tạo thành những tinh thể rắn bên trong túi mật. Theo thời gian, sỏi sẽ dần dần tích tụ, phát triển thành từng viên với kích thước nhỏ như hạt cát hoặc to như quả bóng bàn.

Nguyên nhân gây sỏi mật là sự rối loạn cholesterol, bilirubin trong giai đoạn sản xuất và vận chuyển dịch mật trong gan.
Nguyên nhân gây sỏi mật là sự rối loạn cholesterol, bilirubin trong giai đoạn sản xuất và vận chuyển dịch mật trong gan.

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu được xác định là do sự rối loạn của các thành phần là cholesterol, bilirubin trong giai đoạn sản xuất và vận chuyển dịch mật trong gan. Khi dịch mật bị dồn ứ không lưu thông trong thời gian dài dẫn đến tình trạng viêm nhiễm đường mật.

Trong đó, 80% trường hợp mắc bệnh là do nồng độ cholesterol trong dịch mật tăng quá cao đến mức muối mật không thể hòa tan chúng. Số trường hợp còn lại hình thành sỏi mật do sắc tố mật bilirubin cao bất thường. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào. Trong đó, các nhóm đối tượng sau đây có khả năng cao mắc sỏi túi mật hơn những đối tượng khác:

  • Người lười vận động, có chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ, chất béo nhưng ăn ít chất xơ.
  • Người bị thừa cân, béo phì dễ mắc bệnh hơn những người bình thường khác.
  • Phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên.
  • Đối tượng có tiền sử rối loạn máu hoặc đang mắc bệnh mãn tính như tiểu đường.
  • Người có người thân trong gia đình bị bệnh.
  • Người bị bệnh viêm gan, xơ gan có thể gặp biến chứng gây sỏi túi mật.
  • Người giảm cân quá nhanh cũng dễ mắc bệnh hơn những người khác.

Nếu bạn nằm trong nhóm các đối tượng kể trên nên chủ động kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Đặc biệt cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ nếu nhận thấy cơ thể bắt đầu xuất hiện các triệu chứng bất thường để được thăm khám và điều trị, phòng tránh các rủi ro không mong muốn.

Triệu chứng sỏi mật

Giai đoạn mới hình thành, hầu như người bệnh không cảm nhận được các bất thường trong túi mật. Tuy nhiên, sau thời gian dài khi sỏi tích tụ kích thước lớn hơn, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng nặng nề. Một số biểu hiện nhận biết bệnh lý thường là:

  • Đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu: Đây là một trong những triệu chứng điển hình mà bệnh nhân mắc bệnh sỏi thận thường gặp phải. Tuy nhiên, tình trạng này giống với các vấn đề tiêu hóa khác như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày,…Do đó nhiều người nhầm lẫn dẫn đến điều trị sai phương pháp. Điều này khiến cho tình trạng sỏi túi mật ngày càng nghiêm trọng hơn.
  • Đau tức mạn sườn phải: Kèm theo biểu hiện đầy hơi chướng bụng, người mắc bệnh còn cảm thấy đau tức bụng bên phải, vị trí mạn sườn khá khó chịu. Cơn đau dữ dội xuất hiện đột ngột, từng cơn hoặc kéo dài, sau đó lan dần từ bụng đến vai. Để phân biệt tình trạng sỏi túi mật với các bệnh lý khác, thường bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng đau quặn mật kèm theo. Đặc biệt, cơn đau dữ dội hơn nếu người bệnh ăn phải thức ăn chứa nhiều dầu mỡ. Trường hợp biến chứng, thân nhiệt người bệnh tăng cao trên 38 độ C, tăng nhịp tim.
  • Vàng da, vàng mắt: Dịch mật bị ứ đọng trong túi mật dưới tác động của sỏi. Lúc này, bilirubin không được đào thải qua dịch mật sẽ khiến cho da, niêm mạc mắt của người bệnh trở nên vàng hơn. Nếu bạn nhận thấy biểu hiện này nên chủ động đến gặp bác sĩ thăm khám sớm.

Trên đây là những triệu chứng điển hình mà người bệnh có thể gặp phải. Ngoài ra, một số triệu chứng khác có thể xuất hiện kèm theo như táo bón trong thời gian dài, khó tiêu, cảm giác ăn không còn ngon miệng,..

Cách Chữa Sỏi Mật

Cách chữa sỏi mật tại nhà có thể tham khảo một số mẹo dân gian như sử dụng quả dứa, quả sung, và nước dừa. Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ mang tính hỗ trợ và không thay thế được phương pháp điều trị do bác sĩ chỉ định. Việc sử dụng các mẹo dân gian cần tuân thủ các lưu ý sau:

Quả Dứa:

  • Làm mịn 1 quả dứa tươi, nướng và uống nước ép từ dứa theo lịch trình.
  • Có thể giúp cải thiện triệu chứng và ngăn chặn sự phát triển của viên sỏi.

Quả Sung:

  • Chuẩn bị 250g quả sung nếp tươi, sấy khô và đun cùng nước, sau đó lọc lấy nước để uống.
  • Hỗ trợ điều trị sỏi mật, đặc biệt là cho những người có sỏi mật lớn.

Nước Dừa:

  • Sử dụng nước dừa tươi hàng ngày, giúp loại bỏ độc tố tích tụ trong gan và thận qua đường tiết niệu.
  • Kết hợp với nước lọc và duy trì một lối sống lành mạnh.

Mẹo Dân Gian:

Sử dụng các mẹo dân gian khác như lá râu mèo, kim tiền thảo, rau ngổ có thể giúp giảm triệu chứng và cải thiện sức khoẻ.

Tuy nhiên, những biện pháp này chỉ là sự hỗ trợ và không thay thế được phương pháp Tây y. Đối với những trường hợp nặng, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và áp dụng các biện pháp điều trị chính xác, bao gồm sử dụng thuốc hoặc thậm chí can thiệp phẫu thuật tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của từng người. Lưu ý tuân thủ chỉ định của bác sĩ và không tự y áp dụng các biện pháp mà không được tư vấn chính xác.

Thuốc Chữa Sỏi Mật

Dưới đây là các loại thuốc chữa sỏi mật hiệu quả:

  • 1. Thuốc Giảm Đau: Alverin, Atropin, Papaverin, Visceralgin giúp xoa dịu cơn đau thắt khó chịu phát sinh từ viên sỏi di chuyển trong túi mật.
  • 2. Thuốc Làm Tan Sỏi Đường Uống: Axit Ursodeoxycholic (Ursodiol) giúp bào mòn sỏi cholesterol và kiểm soát hấp thụ chúng ở ruột. Sử dụng cho viên sỏi nhỏ, không có triệu chứng nặng.
  • 3. Thuốc Làm Tan Sỏi Tiêm: Sử dụng dung môi Methyl Tert – butyl Ether tiêm trực tiếp vào túi mật để làm tan sỏi nhanh chóng. Tuy nhiên, phương pháp này có nguy cơ và hiệu quả không cao.
  • 4. Trị Biến Chứng Sỏi Mật: Đối với trường hợp chờ phẫu thuật, bác sĩ có thể kê thuốc kháng khuẩn (Aminoglycosid, Quinolon) và thuốc lợi mật từ hóa dược hoặc thảo dược để kiểm soát tình trạng sức khỏe.

Chú ý: Người bệnh cần tuân thủ liều dùng và kiểm tra tình trạng sỏi mật thường xuyên.

Sỏi Mật Kiêng Ăn Gì

Sỏi mật là tình trạng hình thành viên sỏi trong túi mật, và việc kiểm soát chế độ ăn là quan trọng để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh này. Dưới đây là một số nguyên tắc cơ bản về thực phẩm nên kiêng và nên ăn:

Nên kiêng:

  1. Đồ chiên và đóng hộp:
    • Tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ như chiên rán, đồ ăn đóng hộp.
    • Chất béo xấu và muối cao có thể tăng nguy cơ hình thành sỏi mật.
  2. Bột mì tinh chế:
    • Tránh bột mì tinh chế, thiếu chất xơ và có thể làm tăng kích thước sỏi.
  3. Bữa ăn quá ít calo:
    • Cần tránh bữa ăn có quá ít calo để không làm suy giảm cân đột ngột và kích thích tăng sinh sỏi.
  4. Chất béo bão hòa:
    • Hạn chế thực phẩm chứa chất béo bão hòa như bơ, phô mai, và các món chiên rán.
  5. Thực phẩm nhiều đường:
    • Tránh các thực phẩm có nhiều đường như đồ uống có ga, bánh ngọt, kẹo, giúp giảm cholesterol và nguy cơ tạo sỏi.

Nên ăn:

  1. Thực phẩm chứa ít đạm hoặc đạm thực vật:
    • Ưu tiên sử dụng đạm thực vật, thịt cá nhẹ nhàng như cá, gà, vịt đã bỏ da.
  2. Rau củ quả:
    • Các loại rau củ quả có chứa nhiều chất xơ và vitamin giúp loại bỏ cholesterol xấu.
  3. Ngũ cốc nguyên hạt:
    • Chọn ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch để kiểm soát cholesterol một cách hiệu quả.
  4. Sữa ít béo:
    • Sử dụng sữa ít béo, sữa chua, để cung cấp khoáng chất và vitamin mà không tăng cường chất béo có hại.
  5. Chất béo tốt:
    • Bổ sung chất béo tốt từ các nguồn như hạt óc chó, dầu mè, dầu hướng dương, và dầu oliu.

Những nguyên tắc trên sẽ giúp bệnh nhân sỏi mật xây dựng chế độ ăn lành mạnh và hỗ trợ quá trình điều trị. Tuy nhiên, việc thảo luận với bác sĩ để có chế độ ăn phù hợp với tình trạng sức khỏe cụ thể là quan trọng.

Bệnh sỏi mật có nguy hiểm không?

Bệnh sỏi mật có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Theo chuyên gia, mức độ nguy hiểm của bệnh còn tùy thuộc vào kích thước sỏi, vị trí và khả năng di chuyển của chúng bên trong túi mật và đường dẫn mật. Trong đó, tình trạng sỏi trong đường mật thường suy hiểm hơn so với tình trạng sỏi trong túi mật và ống mật chủ.

Bệnh sỏi mật có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân
Bệnh sỏi mật có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân

Ngoài ra, sỏi di chuyển càng nhiều thì người bệnh càng dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm. Nhất là trường hợp chúng lọt vào những vị trí hiểm hóc như cổ túi mật, khu vực ngã 3 tiếp giáp mật và tụy,…gây viêm, tắc mật. Dưới đây là những biến chứng có thể xảy ra:

  • Viêm túi mật: Các tinh thể rắn hình thành có thể khiến ống dẫn mật bị tắt nghẽn, khi đó dịch mật bị ứ đọng lại túi mật quá nhiều gây hiện tượng viêm nhiễm. Lúc này, người bệnh gặp phải các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, đau hạ sườn phải, đau nhiều khi người bệnh hít thở sâu. Không những thế, trường hợp viêm cấp tính thường xuyên dễ gây hoại tử, rò dịch mật nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.
  • Viêm mủ đường mật: Biến chứng xảy ra trong trường hợp bệnh nhân mắc sỏi ống mật chủ, sỏi gan bị nhiễm trùng hay còn gọi là áp xe đường mật. Cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu khi nhận thấy các biểu hiện sốt cao, vàng da, đau hạ sườn phải dữ dội.
  • Áp xe gan: Hậu quả của tình trạng mật bị ứ đọng gây nhiễm khuẩn trong thời gian dài. Người bệnh lúc này có thể đối mặt với nguy cơ bị áp xe gan. Đặc biệt nguy hiểm khi ổ áp xe bắt đầu vỡ ra, gây viêm phúc mạc, nhiễm trùng máu, hội chứng gan thận khiến cơ quan này bị tổn thương nghiêm trọng.
  • Viêm tụy: Đây cũng là một trong các biến chứng mà người bệnh có thể gặp phải. Lúc này các cơn đau xuất hiện dồn dập và đột ngột kèm theo tình trạng buồn nôn, mạch đạp nhanh, chướng bụng và rối loạn chức năng,…Người bệnh sau khi được cấp cứu vẫn có khả năng bị di chứng nặng nề.
  • Tắc ruột: Trường hợp viên sỏi phát triển to hơn 2cm có thể gây biến chứng tắc ruột nguy hiểm. Khi đó sỏi sẽ bào mòn túi mật hoặc đi qua ống gan chung khiến cho ruột bị tắc nghẽn. Nếu không cấp cứu kịp thời người bệnh có khả năng bị đe dọa tính mạng.

Trên đây là những biến chứng nguy hiểm do bệnh lý gây ra. Để giảm thiểu các rủi ro không mong muốn, khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, bạn nên chủ động thăm khám y tế. Nhất là khi nhận thấy khu vực hạ sườn phải bị đau tức khó chịu, kèm theo buồn nôn, vàng da, sốt hoặc ói mửa, ớn lạnh,…

Chăm sóc và phòng ngừa bệnh sỏi mật

Bệnh sỏi mật có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh không điều trị kịp thời. Chính vì thế, các chuyên gia khuyến khích mọi người nên chủ động phòng bệnh từ bây giờ để hạn chế các rủi ro không mong muốn. Một số lưu ý trong chăm sóc cơ thể phòng bệnh như sau:

Chăm sóc và phòng ngừa bệnh sỏi mật
Chăm sóc và phòng ngừa bệnh sỏi mật

  • Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ giúp kích thích hoạt động tiêu hóa diễn ra hiệu quả hơn. Đặc biệt ưu tiên các loại rau xanh, trái cây tươi hoặc ngũ cốc nguyên cám. Tuy nhiên lưu ý dùng với lượng vừa phải, không nên lạm dụng quá nhiều trong một ngày có thể gây tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Ăn đúng bữa, tránh tình trạng nhịn đói hoặc bỏ bữa. Việc này có thể khiến thành phần trong dịch mật mất cân bằng, lâu ngày hình thành sỏi mật. Trường hợp bạn muốn tăng hoặc giảm cân, hãy lập kế hoạch cụ thể đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Hạn chế ăn quá nhiều dầu mỡ, đồ ăn quá béo khiến cho cholesterol tăng cao. Đây là yếu tố hàng đầu hình thành sỏi mật và các bệnh lý khác.
  • Duy trì vóc dáng cân đối, luyện tập thể dục thể thao giúp tăng cường trao đổi chất và  các chuyển hóa trong có thể.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng của cơ thể. Trong trường hợp phát hiện sỏi mật hình thành sớm việc điều trị sẽ thuận lợi và hiệu quả hơn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

02485851102

Tin mới

Thoái Hóa Xương Khớp Đau Nhức, Hạn Chế Vận Động Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Thoái hóa xương khớp không chỉ là gánh nặng của người già mà còn là...

Xử lý thoát vị đĩa đệm từ căn nguyên – Bài thuốc Y học cổ truyền cho người Việt

Thoát vị đĩa đệm gây đau, tê cứng cột sống, teo cơ, tàn phế, cản...
Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Sưu tầm, kế thừa, nghiên cứu và ứng dụng các bài thuốc cổ phương là...