Cỏ Xạ Hương: Tổng Quan Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Dùng

Cỏ xạ hương không chỉ là loại gia vị được dùng trong các món ăn của châu Âu mà còn được biết đến là một vị thuốc chữa bệnh. Trong y học cổ truyền, dược liệu được dùng để chữa trị các bệnh đường tiêu hoá, hạ huyết áp, điều trị mụn, tăng cường miễn dịch,…

Mô tả dược liệu Cỏ xạ hương

1. Tên gọi, phân nhóm

  • Tên gọi khác: Thymus, nhiều nơi gọi theo chi của thực vật là cây bách lý hương
  • Tên khoa học: Common Thyme, Thyme, Garden Thyme
  • Họ: Hoa môi
  • Danh pháp khoa học: Thymus Vulgaris

2. Đặc điểm thực vật

Cỏ xạ hương hay Thyme là cây bụi, có chiều cao khoảng 30 – 70cm, mọc thành khóm thẳng đứng hoặc nằm ngang. Thân cây hoá gỗ khi về già, được bao phủ bởi lớp lông mịn, có màu lục trắng hoặc màu xám, phân thành nhiều nhánh nhỏ.

Lá cây nhỏ, dài khoảng 5 – 9mm, rộng khoảng 3mm, cuống lá ngắn, hình ngọn giáo, mép lá cuốn lại, mặt dưới có lớp lông mịn như bông.

Hoa xạ hương nở vào tháng 6 – tháng 10 hàng năm, hoa nhỏ, mọc từ nách lá, dài khoảng 4 – 6mm. Hoa thường có màu trắng, tím nhạt hoặc màu hồng. Đài hoa lởm chởm, có lông cứng, chia thành 2 môi, môi dưới có 3 thuỳ, môi trên đứng. Tràng hoa hình ống, nhuỵ hoa có đĩa mật, nhị hoa có bao phấn.

Đặc điểm thực vật 
Lá cây nhỏ, dài khoảng 5 – 9mm, rộng khoảng 3mm, cuống lá ngắn, hình ngọn giáo, mép lá cuốn lại

Quả bế màu nâu, 4 hạch. Đặc biệt, cỏ xạ hương có mùi thơm đặc trưng, tinh dầu có mùi thơm mát và ngọt nồng.

2. Phân biệt cỏ xạ hương và hương thảo

Cỏ xạ hương và hương thảo là 2 loại cây khác nhau, được dùng để làm hương liệu nấu ăn hoặc trang trí. Tuy nhiên, do có đặc điểm thực vật khá tương tự nên nhiều người dễ nhầm lẫn cỏ xạ hương và hương thảo.

Để phân biệt chính xác 2 loại cây này, bạn cần lưu ý một số đặc điểm sau:

  • Cỏ xạ hương: Lá nhỏ, màu xanh lá, bề mặt lá mềm trong khi hương thảo có kim tuyến nên khi sờ sẽ có cảm giác cứng tay.
  • Lá của hương thảo dài hơn cỏ xạ hương, đôi khi dài gấp 2 – 3 lần, hình thuôn dài, hẹp ngang.
  • Cây hương thảo (Rosemary) có thân mọc thẳng, màu xanh khi còn non và chuyển sang thân gỗ khi trưởng thành, cây có chiều cao thấp hơn so với cỏ xạ hương.

3. Phân bổ

Thảo dược có nguồn gốc từ châu Âu, ưa sống ở những vách núi đa cao cheo leo hoặc nơi có khí hậu ôn đới. Ngày nay, loại cây này được tìm thấy nhiều quốc gia ở khu vực Bắc Mỹ.

Tại nước ta, cỏ xạ hương được nhập khẩu và được trồng nhiều ở Sapa để làm thuốc chữa bệnh.

4. Bộ phận dùng – thu hái và sơ chế

Bộ phận dùng: Lá và hoa của loại cây này có chứa lượng dược tính cao nên được thu hái để làm thuốc chữa bệnh.

Thu hái: Dược liệu phát triển vào mùa Xuân và mùa Đông. Vì vậy, đây thời điểm thích hợp để thu hái cỏ xạ hương.

Bộ phận dùng - thu hái và sơ chế
Lá và hoa của loại cây này có chứa lượng dược tính cao nên được thu hái để làm thuốc chữa bệnh

Cách sơ chế: 

  • Dùng tươi: Dược liệu sau khi thu hái thì đem đi ngâm rửa sạch để loại bỏ đất cát, tạp chất. Thường được dùng làm hương liệu của các món ăn và thời gian dùng tươi ngắn.
  • Dùng dược liệu khô: Cỏ xạ hương sau khi ngâm rửa sạch với nước thì đêm đi phơi hoặc sấy khô ở 60 độ C. Sau đó cho dược liệu vào lọ thuỷ tinh bảo quản để dùng dần.

5. Bảo quản

Đối với dược liệu tươi nên bảo quản ở ngăn mát trong tủ lạnh. Còn dược liệu đã được phơi/ sấy khô cần bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh những nơi ẩm mốc, mối mọt.

6. Thành phần hoá học

Các nghiên cứu nhận thấy, trong cỏ xạ hương có chứa các thành phần hoá học đa dạng như thymol, borneol, geraniol, carvacrol,… Trong đó, thymol chiếm khoảng 51,34%, chứa lượng tinh dầu nhiều trong các loại cùng chi Thymus.

Bên cạnh đó, dược liệu còn chứa một số thành phần khác như alcol, cacbua, tanin, glycosid tan trong nước, acid saponosid, protein, vitamin (A, B6, B12, C, D), lipid, khoáng chất (Na, K, Fe, Ca,…) và nhựa.

Vị thuốc Cỏ xạ hương

1. Tính vị

Tính ấm, vị cay, mùi thơm

2. Quy kinh

Chưa có ghi chép

3. Tác dụng dược lý

Từ trước công nguyên, người Hy Lạp đã sử dụng cỏ xạ hương để cải thiện tinh thần, giảm lo âu, trầm cảm, thường áp dụng cho trường hợp bị động kinh hoặc ngất. Đến thời Trung cổ, người ta dùng thảo dược này để chữa trị các bệnh như cảm cúm, rối loạn tiêu hoá, điều hoà kinh nguyệt, ho,…

Trong những thế kỷ tiếp theo đó, vị thuốc này được dùng để chữa trị các vấn đề về tiêu hoá, nhiễm trùng đường hô hấp là chủ yếu. Đến thế chiến I, tinh dầu từ có xạ hương đóng vai trò trong điều trị thương tích, sát khuẩn ở chiến trường.

Tác dụng dược lý
Thời Trung cổ, người ta dùng thảo dược này để chữa trị các bệnh như cảm cúm, rối loạn tiêu hoá, điều hoà kinh nguyệt, ho,…

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại: 

  • Giảm ho: Tinh dầu được chiết xuất từ lá xạ hương có tác dụng chữa cho hiệu quả. Một số nghiên cứu nhận thấy, việc kết hợp lá xạ hương và cỏ thường xuân có thể cải thiện cơn ho cũng như làm giảm triệu chứng bệnh viêm phế quản cấp tính.
  • Hạ huyết áp: Thí nghiệm trên chuột nhận thấy, chiết xuất từ cỏ xạ hương tự nhiên có thể làm giảm huyết áp. Phát hiện này đóng góp tích cực trong việc điều trị. Tuy nhiên, cần thí nghiệm nhiều hơn để chứng minh tính chính xác để vận dụng vào điều trị thực tiễn.
  • Tăng cường miễn dịch: Trong dược liệu có chứa hàm lượng lớn vitamin A và C, các khoáng chất như chất xơ, sắt giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức đề kháng.
  • Khử trùng: Nấm mốc là một trong những tác nhân gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến sức khoẻ. Trong dầu xạ hương chứa các thành phần chống nấm, có thể sử dụng để chống nấm với mức độ vừa phải.
  • Xua đuổi côn trùng gây hại: Hoạt chất Thymol có trong dược liệu không chỉ có tác dụng ngăn chặn virus, vi khuẩn mà còn giúp xua đuổi côn trùng gây hại. Ngoài ra, một số nghiên cứu gần gây còn nhận thấy, loại tinh dầu này có tác dụng đuổi muỗi tốt.
  • Ngoài ra, cỏ xạ hương còn được dùng để điều chế kem đánh răng, nước súc miệng, nước hoa, mỹ phẩm, xà phòng thơm,…

Theo y học cổ truyền:

  • Công dụng: Hành khí, chỉ thống (giảm đau), giải biểu, sát trùng, khu phong
  • Chủ trị: Ho, đau nhức đầu, chướng bụng, cảm mạo, đau bụng do lạnh, kinh nguyệt không đều ở nữ giới, trị chứng bạch đới,…

4. Liều lượng – cách dùng

Người dùng có thể sử dụng cỏ xạ hương ở dạng tươi hoặc khô để điều chế thành rượu thuốc, sắc uống hoặc pha trà uống. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, thầy thuốc sẽ khuyến cáo liều lượng phù hợp.

Bên cạnh đó, bạn có thể dùng chế phẩm từ dược liệu như chiết xuất từ tinh dầu để chữa bệnh hoặc dùng trực tiếp trong các món ăn cũng tác dụng tích cực đến sức khoẻ.

  • Thuốc sắc: Có thể sử dụng độc vị hoặc kết hợp với các dược liệu khác để tăng hiệu quả chữa trị.
  • Pha trà: Dùng 1 muỗng dược liệu khô hoặc 2 muỗng lá tươi đem hãm với 300ml nước sôi. Sau đó cho thêm một ít mật ong để tăng hương vị.
  • Chiết xuất tinh dầu xạ hương: Nhỏ từ 2 – 3 giọt tinh dầu thơm vào máy hơi nước, đèn xông, máy khuếch tán tinh dầu, máy tạo độ ẩm,… Hoặc bạn có thể tự điều chế bằng cách dùng 2 – 3 cành cây cho vào chảo cùng với muối rang nóng già để dược liệu tỏa hương.
  • Ngâm rượu: Cho vào cành cỏ xạ hương vào rượu trắng và ngâm trong vòng vài tuần thì có thể dùng.

Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu Cỏ xạ hương

Trong y học cổ truyền ghi chép nhiều bài thuốc chữa bệnh từ cỏ xạ hương an toàn và hiệu quả. Theo đó, vị thuốc này được dùng để trị ho, cải thiện các bệnh đường tiêu hoá, hệ bài tiết, điều trị mụn, ngăn ngừa sâu răng,…

Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu Cỏ xạ hương 
Trong y học cổ truyền ghi chép nhiều bài thuốc chữa bệnh từ cỏ xạ hương an toàn và hiệu quả

Bài thuốc trị ho, đau họng, viêm phế quản, nhiễm trùng đường hô hấp:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị cỏ xạ hương tươi sau khi ngâm rửa sạch thì đem đi giã nát rồi đắp trực tiếp lên cổ họng. Mỗi ngày áp dụng từ 2 – 3 lần để cải thiện bệnh lý.
  • Bài thuốc 2: Dùng dược liệu khô để pha trà uống hàng ngày giúp cải thiện tình trạng ho, đau họng hiệu quả. Để tăng tác dụng chữa trị, bạn có thể kết hợp với thường xuân.

Chữa các bệnh đường tiêu hoá: 

Theo tài liệu Đông y, vị thuốc này có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh đường tiêu hoá như tiêu chảy kéo dài, rối loạn tiêu hoá, chướng bụng khó tiêu, đầy hơi, đau dạ dày, nhiễm giun sán,…

Bài thuốc ngừa sâu răng:

  • Dùng 1 – 2 giọt tinh dầu xạ hương cho vào nước ấm, dùng nước này để súc miệng mỗi ngày giúp giảm đau răng, diệt khuẩn và bảo vệ răng chắc khỏe
  • Ngoài ra, bạn có thể kết hợp tinh dầu đinh hương, tinh dầu bạc hà và tinh dầu xạ hương theo tỉ lệ 1:1:1. Cho vào nước ấm và dùng súc miệng mỗi ngày 2 lần (sáng và tối) để giúp răng chắc khỏe, hơi thở thơm mát.

Bài thuốc điều trị mụn:

Thành phần Carvacrol, Thymol trong dược liệu có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn, mang lại hiệu quả tốt trong điều trị mụn, nhất là mụn trứng cá. Theo đó, bạn có thể dùng rượu ngâm từ cỏ xạ hương để cải thiện mụn viêm. Bên cạnh đó, chiết xuất tinh dầu từ dược liệu còn mang lại hiệu quả trong ức chế virus HSV gây mụn rộp.

Bài thuốc giúp lợi tiểu, khử trùng nước tiểu, tăng lưu lượng nước tiểu bài tiết:

  • Chuẩn bị: Cỏ xạ hương khô
  • Thực hiện: Dược liệu sau khi rửa sạch thì cho vào ấm cùng với lượng nước vừa đủ và đun trên lửa nhỏ. Chia nước thuốc thành nhiều lần và uống hết trong ngày. Áp dụng đều đặn mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý – Kiêng kỵ khi dùng dược liệu chữa bệnh

Cỏ xạ hương là dược liệu có độ lành tính, an toàn cao, được ứng dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày cũng như các bài thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả tốt nhất, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Dược liệu có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu dùng ở liều cao và lạm dụng quá mức. Đối với các bài thuốc uống, cỏ xạ hương có thể gây rối loạn tiêu hoá.
  • Phụ nữ mang thai, đang cho con bú, trẻ em cần thận trọng khi dùng vị thuốc này. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ/ thầy thuốc để được hướng dẫn liều dùng cụ thể.
  • Trường hợp bị dị ứng với oregano hoặc các loại cây thuộc họ Hoa Môi Lamiaceae thường có nguy cơ bị dị ứng với dược liệu cỏ xạ hương. Do đó, người bệnh cần chú ý theo dõi các biểu hiện của cơ thể để được xử lý kịp thời khi phát sinh tác dụng phụ.
  • Dược liệu có thể làm chậm đông máu, việc dùng quá liều lượng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Do đó, không nên dùng thảo dược này trước khi phẫu thuật ít nhất 2 tuần.

Cỏ xạ hương là vị thuốc quý mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cũng như tác dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần tham vấn chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể, tránh phát sinh tác dụng phụ.

Có thể bạn quan tâm:

  • Nấm lim xanh: Công dụng, cách dùng và những lưu ý quan trọng
  • Cây Chìa Vôi: Đặc Điểm, Tác Dụng Và Các Bài Thuốc Chữa Bệnh
  • Cây Cỏ Ngọt: Công Dụng, Hình Ảnh Nhận Biết, Cách Dùng Dược Liệu

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tin mới

Mỡ máu cao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Máu Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không? Căn Bệnh “Thời Đại Mới” Tiềm Ẩn Nguy Cơ Đột Quỵ

Hệ quả của cuộc sống hiện đại, với lối sống thiếu vận động và chế...
Viện thăm khám bệnh nhân đột quỵ

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Thăm Khám Bệnh Nhân Đột Quỵ Hoàn Cảnh Khó Khăn 

Vào 19/11 vừa qua, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc đã phối hợp cùng...
chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...