Hoa Nhài: Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Bài Thuốc Hay

Hoa nhài có tác dụng thanh nhiệt, giảm căng thẳng, hạ sốt, giảm đau bụng do ăn đồ lạnh, đau nhức xương khớp. Tuy nhiên, trong vị thuốc này có chứa lượng caffeine khá cao nên cần cân nhắc khi dùng cho người quá mẫn với thành phần này và phụ nữ đang mang thai.

Mô tả dược liệu hoa nhài

1. Tên gọi, phân nhóm

  • Tên gọi khác: Mạt lợi, Nhài kép, Mạt lị, Nhài đơn, Lài,…
  • Tên khoa học: Jasminum sambac (L.)
  • Họ: Nhài (danh pháp khoa học: Oleaceae)

2. Đặc điểm thực vật

Nhài thuộc loài cây thân nhỡ, chiều cao khoảng 0.5 – 3m. Cây có nhiều cành và mọc toả ra xung quanh. Lá cây có hình bầu dục, mặt bóng, mặt lá phía dưới có lông, mép lá nguyên.

Hoa Nhài: Tác Dụng Chữa Bệnh và Các Bài Thuốc Từ Dược Liệu
Hoa nhài mọc ở ngọn, thành từng cụm, màu trắng và có mùi thơm dịu, dễ chịu

Hoa nhài mọc ở ngọn, thành từng cụm, màu trắng và có mùi thơm đặc trưng. Quả cây có hình cầu, màu đen, 2 ngăn được bao bọc bởi đài.

3. Phân bố

Hoa nhài có nguồn gốc từ Ấn Độ, loài cây này phân bổ ở nhiều quốc gia và được dùng để làm cây cảnh, làm trà và thuốc chữa bệnh. Ở nước ta, cây nhài xuất hiện ở nhiều tỉnh thành.

Loài cây này có thể sống và phát triển trên nhiều loại đất, chúng ưa ánh sáng. Do đó, nên trồng cây ở nơi thoáng, rộng và không bị che bởi bóng cây.

4. Bộ phận dùng

Phần lá, hoa và rễ của cây đều chứa dược tính và công năng nên được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh.

5. Thu hái – sơ chế

Hoa được thu hái vào mùa hè thu khi vừa mới nở, có thể sử dụng tươi hoặc phơi khô. Rễ cây thường được thu hái vào mùa đông. Sau khi đào lấy rễ, rửa sạch thì mang đi thái nhỏ, phơi khô hoặc sấy khô để dùng dần. Lá được thu hái quanh năm.

6. Bảo quản

Dược liệu sau khi sơ chế được bảo quản trong hộp kín, để ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh những nơi ẩm ướt.

7. Thành phần hoá học

Trong các nghiên cứu khoa học nhận thấy, trong hoa nhài có chứa chất béo thơm với hàm lượng 0.08%. Cụ thể, chất béo này chứa indol, ester formic acetic-benzoic-linalyl, este anthranylic metyl, paraffin,…

Vị thuốc hoa nhài

1. Tính vị

Hoa, lá và rễ của cây nhài có tính mát, vị ngọt, cay

2. Quy kinh

Chưa có nghiên cứu

3. Tác dụng dược liệu

Công dụng chữa bệnh và cải thiện sức khoẻ của dược liệu được nghiên cứu và ghi nhận cả Đông y và y học hiện đại.

Tác dụng dược liệu
Hoa lài có tác dụng điều hoà quá trình sản sinh insulin giúp ổn định nồng độ đường huyết, ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Theo y học cổ truyền:

  • Tác dụng: Hoa có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, giải biểu và trấn thống. Phần rễ hơi có độc, công dụng gây tê, an thần, trấn thống.
  • Chủ trị: Hoa nhài được sắc để chữa sởi do sốt ở trẻ em, sởi mọc không đều, viêm màng khóe mắt, mắt có màng mộng và được dùng để rửa mặt. Lá, hoa dùng để trị mụn nhọt có độc, lỵ, đau bụng, tiêu chảy, ngoại cảm phát sốt. Lá dùng chữa bạch đới, lá khô ngâm với nước và đắp để trị loét lâu ngày. Phần rễ dùng chữa viêm giác mạc, đều kinh, viêm mũi, đòn ngã bị thương, mất ngủ.

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Chống oxy hoá: Polyphenol trong hoa nhài – đặc biệt là epigallocatechin gallate (EGCG) giúp chống oxy hoá, phòng ngừa ung thư, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và giảm cân.
  • Điều hoà đường huyết: Hoa có tác dụng điều hoà quá trình sản sinh insulin giúp ổn định nồng độ đường huyết, ngăn ngừa bệnh tiểu đường
  • Chống viêm: EGCG có trong dược liệu có tác dụng chống viêm và hạ lipid máu
  • Giảm cân: Caffeine và EGCG trong hoa lài có khả năng đốt cháy chất béo, kiểm soát cân nặng và ngăn ngừa béo phì.
  • Bảo vệ sức khỏe răng miệng: Catechin có trong dược liệu mang lại hiệu quả trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây mảng bám – Streptococcus mutans. Hơn nữa, hoa lài còn có tác dụng sát trùng, loại bỏ mùi hôi miệng.
  • Tăng cường chức năng não: Lượng caffeine có trong hoa nhài còn giúp kích thích hệ thống thần kinh ức chế adenosine – chất tạo ra cảm giác thư giãn. Bên cạnh đó, caffeine  tăng giải phóng dopamine và serotonin có thể cải thiện tâm trạng, tăng cường chức năng hoạt động não bộ.
  • Phòng ngừa bệnh Parkinson và Alzheimer: Chất chống oxy hoá có trong dược liệu có khả năng trung hòa các gốc tự do – một trong những yếu tố có mối liên hệ mật thiết với các bệnh lý về thần kinh.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư: Các polyphenol và EGCG trong hoa lài có tác dụng trong việc ức chế tế bào ung thư, giảm kích thước của khối u, đồng thời ngăn ngừa tình trạng di căn.
  • Giảm căng thẳng: Mùi thơm dịu của hoa nhài có thể mang lại cảm giác thư giãn và thoải mái. Tuy nhiên, một số người bị dị ứng với mùi hương của loài hoa này.

4. Cách dùng – liều lượng

Hoa được hãm làm trà uống, rễ thường được nghiền trong nước và dùng với liều từ 1 – 1.5g/ ngày. Lá được dùng chủ yếu ở dạng đắp ngoài và dạng sắc. Liều dùng của lá và hoa từ 3 – 5g/ ngày.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu

Dược liệu hoa nhài được ứng dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh và cải thiện sức khoẻ như:

Một số bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu
Dược liệu thường dùng trong các bài thuốc chữa rôm sẩy, đau bụng, đầy hơi, mất ngủ,…

Bài thuốc chữa tiêu chảy và ngoại cảm phát sốt:

  • Chuẩn bị: Chè xanh 10, thảo quả 3g, hoa nhài 6g
  • Thực hiện: Các dược liệu sau khi rửa sạch thì cho vào ấm cùng với lượng nước vừa đủ và đun trên lửa nhỏ. Chia lượng nước thuốc sắc được thành nhiều lần uống trong ngày và dùng khi còn nóng

Bài thuốc chữa rôm sẩy:

  • Chuẩn bị một ít lá lài tươi
  • Thực hiện: Lá lài sau khi rửa sạch thì vò và hoà với nước ấm để tắm. Bạn có thể kết hợp với lá ngải cứu để tăng tác dụng chữa trị.

Bài thuốc trị đau nhức đầu gối:

  • Chuẩn bị 50g hoa nhài và 200g móng giò lợn
  • Thực hiện: Các nguyên liệu mang đi sơ chế sạch, móng giò chặt nhỏ và ướp với một ít gia vị. Đun sôi móng giò với 3 chén nước khoảng 30 phút rồi cho hoa nhài vào, nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp. Ăn cùng với cơm khi còn nóng. Mỗi tuần nên ăn từ 3 – 5 lần.

Bài thuốc chữa rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy do ăn thức ăn sống, có tính lạnh:

  • Chuẩn bị vỏ quả lựu, hoa nhài mỗi vị 10g, cam thảo đất 16g
  • Thực hiện: Các dược liệu mang đi sắc lấy nước uống, chia lượng nước thuốc sắc được thành 2 – 3 lần và uống hết trong ngày. Thực hiện liên tục trong 4 ngày.

Bài thuốc chữa tiêu chảy, đầy bụng do ăn đồ sống:

  • Chuẩn bị lá chè xanh 10g, thảo quả 3g, hoa nhài 6g, vỏ dộp ổi 3g
  • Thực hiện: Các dược liệu sau khi rửa sạch thì cho vào ấm cùng với 600ml nước, đun đến khi còn lại 200ml nước thì tắt bếp. Chia lượng nước sắc được thành 3 lần và uống sau bữa ăn. Thực hiện đều đặn trong vòng 3 ngày.

Bài thuốc chữa đau nhức mắt:

  • Chuẩn bị kim ngân hoa, hoa bạch cúc mỗi vị 9g, hoa lài 6g
  • Thực hiện: Các dược liệu mang đi đun sôi, chia thành 2 phần nước dùng để xông mắt và để uống. Hoặc cũng có thể dùng lá nhài giã nát, vắt lấy nước rồi trộn với lòng trắng trứng gà và đắp lên vùng mắt bị đau nhức.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tăng huyết áp:

  • Chuẩn bị hoa nhài và hoa hoè mỗi vị 10g, kim cúc 6g, hoa đại 6g
  • Thực hiện: Các dược liệu mang sắc với 3 chén nước, đun trên lửa nhỏ đến khi còn khoảng 1 chén thì tắt bếp. Chia lượng nước thuốc thành 2 phần và uống vào buổi sáng và buổi tối sau bữa ăn. Mỗi liệu trình kéo dài trong 10 ngày

Bài thuốc chữa chứng mất ngủ:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị khoảng 1 – 1.5g rễ nhài, nghiền trong nước và dùng nước uống trực tiếp.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị ngân hoa, hoa nhài, bồ công anh mỗi vị 20g, cam thảo đất 10g. Các dược liệu sau khi rửa sạch thì đem đi sắc lấy nước uống. Chia thành 2 – 3 lần và uống hết trong ngày. Mỗi ngày sắc uống 1 thang đến khi chứng bệnh thuyên giảm hẳn.
  • Bài thuốc 3: Dùng hoa nhài và tâm sẽ hãm với nước sôi và uống nhiều lần trong ngày. Thực hiện liên tục từ 7 – 10 ngày để cải thiện chứng mất ngủ.

Bài thuốc giúp tăng cường sức khỏe, thanh nhiệt mùa hè:

  • Chuẩn bị 1 muỗng hoa nhài khô
  • Thực hiện: Mang hãm với 300ml nước sôi trong vòng 5 phút và dùng uống thay trà hàng ngày. Có thể cho thêm 1 ít mật ong vào để tăng hương vị.

Một số lưu ý khi dùng dược liệu hoa nhài chữa bệnh

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả chữa trị khi áp dụng các bài thuốc từ dược liệu hoa nhài, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Trong hoa nhài có chứa caffeine nên có thể làm tăng huyết áp nhẹ và gây khó ngủ. Nếu dùng, bạn nên kết hợp với một số dược liệu khác để hạn chế các tình trạng trên.
  • Không sử dụng hoa nhài cho phụ nữ mang thai, bởi mùi hương từ dược liệu này có thể gây sảy thai, co thắt sớm và sinh non.
  • Uống trà hoa nhài khi bụng đói có thể gây đau thượng vị và khiến các triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng nghiêm trọng hơn.
  • Catechin có trong dược liệu có thể làm giảm quá trình hấp thu sắt từ các thực phẩm. Do đó, tránh dùng vị thuốc này trong thời gian dài vì có thể làm tăng nguy cơ thiếu máu
  • Người bị suy nhược không nên áp dụng các bài thuốc từ dược liệu hoa nhài.

Các bài thuốc từ vị thuốc hoa nhài được đánh giá có độ an toàn cao, lành tính và phù hợp với nhiều đối tượng. Tuy nhiên, trường hợp mẫn cảm với caffeine cần thận trọng khi dùng dược liệu này để tránh tác dụng phụ, rủi ro. Trong trường hợp cần thiết, hãy tham vấn chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0961716466

Tin mới

Thoái Hóa Xương Khớp Đau Nhức, Hạn Chế Vận Động Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Thoái hóa xương khớp không chỉ là gánh nặng của người già mà còn là...

Xử lý thoát vị đĩa đệm từ căn nguyên – Bài thuốc Y học cổ truyền cho người Việt

Thoát vị đĩa đệm gây đau, tê cứng cột sống, teo cơ, tàn phế, cản...
Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Sưu tầm, kế thừa, nghiên cứu và ứng dụng các bài thuốc cổ phương là...