Viêm Trực Tràng Xung Huyết
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Viêm trực tràng xung huyết là bệnh lý tiêu hóa thường gặp hiện nay. Nguyên nhân gây bệnh đa dạng, triệu chứng từ nhẹ đến phức tạp gây ảnh hưởng sức khỏe người bệnh. Sớm phát hiện và điều trị để phòng tránh các biến chứng không mong muốn.
Viêm trực tràng xung huyết là gì
Trực tràng là cơ quan nối liền giữa đại tràng và ống hậu môn, độ dài của trực tràng từ 11cm - 15cm. Về cấu tạo, bộ phận này được hình thành bởi 5 lớp bao gồm lớp niêm mạc, lớp dưới niêm mạc, lớp thanh mạc, dưới thanh mạc và lớp cơ. Nhiệm vụ của trực tràng là nơi lưu giữ chất thải do đại tràng đẩy ra, sau đó thải chúng ra ngoài qua đường hậu môn.
Bởi vì là nơi chứa đựng chất thải của cơ thể nên bộ phận này có khả năng bị viêm nhiễm do sự tấn công của hại khuẩn. Khi gặp vấn đề tại trực tràng, hoạt động đại tiện của người bệnh bị ảnh hưởng nhất định. Một trong những bệnh lý về đại - trực tràng có tình trạng viêm trực tràng xung huyết.
Theo đó, viêm trực tràng xung huyết là tình trạng tổn thương lớp niêm mạc trực tràng, gây ra các triệu chứng chướng hơi, đầy bụng, khó tiêu hóa,... Trường hợp không phát hiện và điều trị, tình trạng viêm loét, xuất huyết ngày càng nghiêm trọng có thể phát sinh biến chứng khác. Chẳng hạn như gây nhiễm trùng, thủng trực tràng làm chất thải tràn ra ổ bụng,...
Triệu chứng viêm trực tràng xung huyết
Bệnh viêm trực tràng xung huyết phát triển theo các giai đoạn nhẹ đến trung bình và nặng. Theo đó, các triệu chứng của bệnh cũng khởi phát tương ứng, mức độ tăng tiến theo các giai đoạn diễn biến của bệnh. Các dấu hiệu nhận biết điển hình thường là:
- Tình trạng đau bụng xuất hiện từ âm ỉ đến dữ dội.
- Rối loạn tiêu hóa kéo dài, đi đại tiện thấy phân lẫn máu.
- Người cảm giác buồn nôn thường xuyên, sốt cao, cân nặng sụt giảm nhanh chóng.
Trường hợp bệnh chuyển biến nặng, phát sinh biến chứng gây xuất huyết không kiểm soát, phình đại tràng, nhiễm độc, thủng trực tràng,... Cần chủ động thăm khám sớm, kịp thời điều trị để phòng tránh các rủi ro không mong muốn gây hại sức khỏe.
Nguyên nhân viêm trực tràng xung huyết
Trong đó, tình trạng viêm trực tràng xung huyết chưa xác định nguyên nhân chính xác. Tuy nhiên chuyên gia đánh giá có nhiều yếu tố nguy cơ tác động dẫn đến tình trạng này. Đặc biệt qua các nghiên cứu cho thấy bệnh có liên quan đến yếu tố miễn dịch.
Ngoài ra, một số tác nhân khác có thể ảnh hưởng đến trực tràng, dẫn đến hiện tượng xung huyết như thói quen ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều thực phẩm cay nóng, dầu mỡ, lạm dụng thuốc kháng sinh hoặc dùng chất kích thích,... Chúng làm cho niêm mạc trực tràng bị tổn thương, dẫn đến viêm nhiễm và phát sinh các hệ lụy khác.
Các tổn thương ban đầu hình thành ở trực tràng, sau đó có thể lan rộng, chuyển nặng gây viêm xung huyết đến cả đại tràng và ruột non. Đối tượng mắc bệnh phổ biến là người trong độ tuổi từ 15 - 30 tuổi và người từ 60 - 70 tuổi. Trong đó, tỷ lệ nam và nữ mắc bệnh gần như ngang nhau, cho thấy bất kỳ ai cũng có thể bị viêm trực tràng xung huyết.
Chăm sóc người bệnh viêm trực tràng xung huyết
Viêm trực tràng xung huyết có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào. Trường hợp không phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, bạn đọc nên chủ động thăm khám khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường. Đồng thời khám chữa bệnh, điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Bên cạnh đó, về vấn đề chăm sóc trong và sau điều trị, người thân cần lưu ý một số vấn đề như:
Chế độ dinh dưỡng
Đảm bảo người bệnh được ăn uống đầy đủ, lựa chọn thực phẩm phù hợp giúp cơ thể được cung cấp đủ dưỡng chất, khỏe mạnh và phục hồi tốt hơn. Một số thực phẩm cần bổ sung có thể kể đến như:
- Ngũ cốc, cháo: Cung cấp chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là giúp giảm áp lực cho đại - trực tràng. Người bệnh bị viêm trực tràng xung huyết nên bổ sung vào thực đơn các sản phẩm từ ngũ cốc nguyên cám, sữa, cháo,... dễ tiêu hóa.
- Rau củ non, mật ong: Cung cấp dinh dưỡng, tốt cho hệ tiêu hóa.
- Trứng, sữa: Thực phẩm tốt cho dạ dày, cung cấp dinh dưỡng, giúp ổn định axit tiêu hóa, giảm đau bụng, khó chịu.
Ngoài những thực phẩm cần bổ sung kể trên, người bệnh trong quá trình điều trị viêm trực tràng xung huyết nói riêng và các vấn đề tiêu hóa khác cần lưu ý nên kiêng hoặc hạn chế ăn:
- Rau sống: Có thể chứa nhiều hại khuẩn làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường ruột, khiến tình trạng tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn.
- Thực phẩm dai: Chúng có thể làm dạ dày co bóp liên tục, tăng áp lực đến đại - trực tràng, tăng nguy cơ xung huyết nguy hại sức khỏe.
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ: Không tốt cho hệ tiêu hóa, dễ khiến triệu chứng khó chịu trở nên nặng nề hơn.
- Thực phẩm muối chua, nhiều ớt cay,...: Có khả năng kích thích dạ dày làm cơn đau trở nên dữ dội, gây khó khăn cho việc đại tiện, khiến vết loét hay tình trạng xung huyết trực tràng trở nên nghiêm trọng.
Lựa chọn thực phẩm phù hợp, cân bằng dinh dưỡng, ăn uống đều độ giúp người bệnh sớm phục hồi sức khỏe. Do đó, trong quá trình điều trị, bạn đọc đừng quên thay đổi, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp hơn, góp phần thúc đẩy kết quả điều trị bệnh an toàn, hiệu quả nhất.
Thói quen sinh hoạt
Bệnh cạnh điều chỉnh chế độ ăn uống, người bệnh nên xây dựng chế độ sinh hoạt sao cho hợp lý hơn. Một số lưu ý như sau:
- Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày, uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, đảm bảo hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, tăng đào thải độc tố cho cơ thể.
- Nghỉ ngơi hợp lý, sắp xếp thời gian làm việc phù hợp, hạn chế làm việc quá sức. Tránh để cơ thể bị stress, căng thẳng kéo dài, dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi.
- Ngủ đủ giấc, không nên thức khuya thường xuyên, tránh khiêng vác vật quá nặng ảnh hưởng đến tình trạng xung huyết.
- Tập luyện thể dục, thể thao nâng cao sức khỏe, tăng cường đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên bạn nên sắp xếp thời gian tập luyện phù hợp, không tập quá sức.
- Tái khám định kỳ, theo dõi tình trạng sức khỏe. Trường hợp hiện tượng xung huyết không cải thiện, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp can thiệp phù hợp hơn, nhằm bảo vệ sức khỏe, đảm bảo an toàn, tránh nguy cơ phát sinh biến chứng gây hại cho đời sống, sức khỏe của người bệnh.
Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp các thông tin cần thiết về bệnh viêm trực tràng xung huyết cho bạn đọc. Nếu nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, người bệnh nên chủ động thăm khám sớm, phát hiện kịp thời và điều trị giúp phòng tránh được nhiều rủi ro.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!