Cách Chữa Viêm Đại Tràng
Chữa viêm đại tràng tại nhà thường là biện pháp phổ biến cho những trường hợp nhẹ và triệu chứng chớm khởi phát. Dưới đây là một số mẹo hữu ích:
Sử dụng nguyên liệu tự nhiên:
- Nha đam: Nha đam giúp cải thiện viêm đại tràng với tính mát, làm giảm đầy bụng và khó tiêu. Các thành phần như Glycoprotein, Chromone C – Glucosyl, acid Salicylic giúp loại bỏ các ổ viêm và tăng cường phục hồi. Uống nước nha đam hàng ngày có thể giúp cải thiện tình trạng.
- Nghệ và mật ong: Kết hợp nghệ và mật ong có tác dụng kháng viêm và lành tổn thương niêm mạc. Viên uống hỗn hợp nghệ và mật ong mỗi ngày giúp giảm triệu chứng bệnh.
- Vừng đen: Vừng đen chứa nhiều omega-3, chất chống oxy hóa và kháng viêm, giúp phục hồi tổn thương và ngăn chặn sự lan rộng của viêm đại tràng. Thêm vừng vào khẩu phần ăn hàng ngày là một cách hiệu quả.
Các cách chăm sóc khác:
- Đạp xe và tập yoga: Đều giúp cải thiện tiêu hóa và giảm áp lực tinh thần, hỗ trợ sự thư giãn của cơ thể.
- Cân bằng dinh dưỡng: Ưu tiên thực phẩm dễ tiêu hóa, nhiều chất xơ và các dưỡng chất từ thực phẩm như sữa chua, hạt, đậu, rau củ màu xanh, protein từ trứng, gà cá. Hạn chế đồ ăn chế biến sẵn, đồ cay nóng, và đồ uống có cồn.
Lưu ý khi áp dụng mẹo tại nhà:
- Hiệu quả khác biệt: Các phương pháp có thể phản ứng khác nhau đối với mỗi người, không phải tất cả đều hợp lý.
- Tư vấn bác sĩ: Nếu triệu chứng không giảm hoặc có dấu hiệu phức tạp hơn, cần tư vấn ý kiến bác sĩ. Nếu có dị ứng với các nguyên liệu, cần thêm tư vấn.
Khi cần thăm bác sĩ:
- Không có cải thiện: Nếu triệu chứng không giảm sau khi áp dụng các biện pháp tại nhà.
- Triệu chứng nặng: Nếu xuất hiện triệu chứng như đau bụng, hoa mắt, chóng mặt sau khi sử dụng các mẹo tự nhiên.
Phương pháp Tây y:
- Thuốc chống viêm: Mesalamine, Sulfasalazine, Balsalazide giúp kiểm soát viêm đại tràng.
- Thuốc điều trị táo bón và tiêu chảy: Sorbitol, Loperamid.
- Thuốc giảm đau: Phloroglucinol, Mebeverine.
Điều trị ngoại khoa:
- Mổ hở và mổ nội soi: Áp dụng cho trường hợp nặng, không phản ứng với thuốc.
Thuốc Nam và Đông y:
- Lá vối: Có khả năng bảo vệ niêm mạc đại tràng và kháng khuẩn.
- Lá khổ sâm và cây hoàn ngọc: Hỗ trợ giảm viêm và lành tổn thương đại tràng.
- Bài thuốc Đông y: Sử dụng các loại dược liệu như hoàng liên, kim ngân hoa, cát căn, mã đề có tác dụng chống viêm và hỗ trợ phục hồi sức khỏe.
Với mọi liệu pháp, quan trọng nhất là thảo luận và tham khảo ý kiến của bác sĩ để có phương án điều trị phù hợp nhất với từng trường hợp cụ thể.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Cách chữa viêm đại tràng có thể áp dụng bao gồm mẹo chăm sóc tại nhà, thuốc Nam, Tây y, Đông y. Mỗi phương pháp sẽ có các cơ chế tác động khác nhau nhưng nhìn chung đều cho tác dụng loại bỏ các dấu hiệu thường gặp của viêm đại tràng, giúp bệnh nhân phục hồi sức khỏe.
Tổng Quan Bệnh Viêm Đại Tràng
Viêm đại tràng là một trong những vấn đề về đường tiêu hóa thường gặp, hình thành khi lớp niêm mạc đại tràng bị viêm nhiễm dẫn đến tổn thương khu trú hoặc lan tỏa ở một số vùng. Người bệnh lúc này gặp phải nhiều triệu chứng khác nhau dựa trên mức độ tổn thương đang gặp phải. Trường hợp bệnh nặng, người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ xuất huyết đại tràng, áp xe đại tràng,...nguy hiểm tính mạng.
Chuyên gia chia tình trạng viêm thành hai dạng chính là cấp tinh và mãn tính:
- Viêm đại tràng cấp tính: Đại tràng bị tổn thương, viêm nhiễm gây ra các vết loét trong niêm mạc, khởi phát các triệu chứng đột ngột. Tình trạng này có liên quan đến các yếu tố như vấn đề vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm. Người bệnh mắc viêm đại tràng cấp tính thường đột ngột đau thắt bụng dưới, tiêu chảy, đau từng đoạn theo các khung đại tràng,...
- Viêm đại tràng mãn tính: Là hệ lụy của việc không điều trị viêm đại tràng cấp tính, khiến bệnh tái diễn nhiều lần. Tình trạng viêm đã chuyển sang giai đoạn nặng, tổn thương nghiêm trọng lớp niêm mạc đại tràng. Lúc này bệnh khó điều trị dứt điểm, người bệnh gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu, lặp đi lặp lại.
Sớm nhận biết và điều trị giúp bệnh nhân có nhiều cơ hội chữa khỏi bệnh, phòng tránh rủi ro. Tuy nhiên, triệu chứng khởi phát khá giống với một số bệnh lý tiêu hóa khác, khiến người bệnh chủ quan. Việc viêm đại tràng kéo dài có khả năng gây nhiều biến chứng, ảnh hưởng sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
Bệnh viêm đại tràng do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó có thể kể đến các yếu tố như viêm nhiễm đường tiêu hóa, đường ruột, tác dụng phụ của thuốc, nhiễm độc, stress kéo dài, ảnh hưởng của các chứng bệnh khác,...Cụ thể như sau:
- Nhiễm khuẩn đường ruột: Một trong những nguyên nhân gây bệnh tiêu hóa điển hình là tình trạng nhiễm khuẩn. Người bệnh có thể nhiễm phải một số vi khuẩn như E. coli, salmonella, , sán, lỵ hoặc các loại virus, nấm mốc thông qua thực phẩm bẩn, ôi thiu, nguồn nước ô nhiễm,...Đường ruột bị nhiễm khuẩn dễ tổn thương dẫn đến viêm nhiễm.
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số người dùng thuốc kháng sinh điều trị bệnh trong thời gian dài có thể gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn. Thuốc vô tình tiêu diệt các chủng vi khuẩn có lợi, làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Đây là điều kiện thuận lợi để các hại khuẩn sinh sôi, phát triển dẫn đến viêm nhiễm và ảnh hưởng chức năng của đại tràng.
- Nhiễm độc: Nhiễm độc từ thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, độc thủy ngân, asen,...có thể là nguyên nhân gây bệnh. Cần chủ động phòng bệnh bằng cách sử dụng đồ bảo hộ lao động đối với người phải làm việc trong môi trường có hóa chất, nguy cơ gây ngộ độc cho cơ thể.
- Bệnh Crohn: Đây là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh đại tràng. Bệnh Crohn hình thành các tổn thương nằm khu trú hoặc ở từng đoạn trong đại tràng, diễn biến khá chậm chạp và dễ bị nhầm lẫn. Chính vì thế, khi bạn nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường cần chủ động đến cơ sở y tế để kiểm tra, tránh gặp các biến chứng nguy hiểm.
- Bệnh lao: Một số bệnh nhân mắc lao thực quản, lao phổi,...có khả năng bị viêm đại tràng cao hơn người bình thường. Chuyên gia lý giải, vi khuẩn lao có thể đi sâu và gây viêm nhiễm cho đường ruột. Trường hợp phát hiện chậm trễ, viêm nhiễm kéo dài có thể chuyển sang mãn tính, biến chứng tắc ruột, ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe của người bệnh.
- Do táo bón kéo dài: Người bị táo bón thường kèm theo các biểu hiện khó chịu như đau bụng âm ỉ, đại tiện ra máu,...Đây cũng là yếu tố gây bệnh viêm đại tràng cấp tính bạn không nên chủ quan. Nếu bị táo bón trong nhiều ngày không khỏi, bạn nên chủ động tìm hiểu nguyên nhân và can thiệp xử lý sớm.
- Mắc bệnh đường ruột: Một số bệnh lý về đường ruột là nguyên nhân gây bệnh, trong đó có thể kể đến chứng viêm ruột, thiếu máu đại tràng cục bộ,...Chuyên gia khuyến khích bạn nên thăm khám khi cơ thể có triệu chứng bất thường.
- Áp lực kéo dài: Căng thẳng, stress diễn ra trong thời gian dài làm ảnh hưởng hoạt động tiêu hóa. Yếu tố này được xem là một trong những nguyên do gây viêm nhiễm đại tràng phổ biến hiện nay.
Trên đây là các nguyên nhân chủ yếu gây bệnh, bạn nên lưu ý. Khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, bạn cần xác định bệnh lý, nguyên nhân và tìm hướng điều trị sớm. Kịp thời kiểm soát sẽ giúp bạn phòng tránh được nhiều rủi ro không mong muốn.
Người bệnh viêm đại tràng cấp và mãn tính gặp phải nhiều biểu hiện bất thường. Trong đó, có thể kể đến các triệu chứng viêm đại tràng điển hình như sau:
- Đau quặn bụng: Bệnh viêm đại tràng mãn tính khiến ruột già, niêm mạc đại tràng bị viêm nhiễm gây ra các cơn đau quặn bụng khó chịu. Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do hoạt động quá mức của các cơ gây kéo căng và đau tức. Cơn đau tăng dần và chỉ chấm dứt sau khi người bệnh đại tiện xong.
- Tiêu chảy: Người bệnh thường nhận thấy trong phân lẫn máu hoặc có chất nhầy khi đi đại tiện. Đây được xem là triệu chứng điển hình của bệnh viêm đại tràng mãn tính. Phân lỏng kéo dài trong nhiều ngày, thậm chí là vài tuần theo thời gian phát bệnh. Tuy nhiên, tình trạng này có thể xuất hiện trong trường hợp bạn ăn phải thực phẩm bẩn, ôi thiu hoặc chịu tác động bởi môi trường sống mà không phải bệnh. Bạn nên thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân và xử lý sớm.
- Trực tràng khó chịu: Trực tràng xuất hiện cảm giác khó chịu, một số trường hợp bị xuất huyết trực tràng. Nguyên nhân là do các vết loét bên trong ruột tiếp xúc với một số chất hữu cơ từ thức ăn của người bệnh, dẫn đến kích thích và làm khởi phát các cơn đau rát.
- Táo bón: Bên cạnh hiện tượng tiêu chảy, bệnh nhân có thể gặp phải triệu chứng táo bón khi bị viêm đại tràng. Lúc này, người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc đi đại tiện, chất thải tồn đọng lâu ngày mất nước, trở nên khô cứng. Việc cố gắng đi đại tiện khiến người bệnh bị đau đớn, khó chịu.
- Cảm giác không ngon miệng: Cơn đau bụng âm ỉ, khó tiêu, chướng bụng,...khi bị viêm đại tràng khiến người bệnh mất dần cảm giác thèm ăn. Khi ăn không còn cảm giác ngon miệng, thường xuyên cảm thấy không thoải mái.
- Cơ thể mệt mỏi: Tình trạng viêm nhiễm đường tiêu hóa trong thời gian dài khiến cơ thể không hấp thu được dưỡng chất, biếng ăn, lâu dần suy nhược cơ thể. Người bệnh thường xuyên mệt mỏi, không có năng lượng. Ngoài ra, giấc ngủ cũng bị ảnh hưởng bởi các cơn đau bất thường, khiến người bệnh ngủ không ngon giấc, thường xuyên đi đại tiện, dẫn đến hiện trạng suy nhược cơ thể.
- Sốt cao: Thân nhiệt của người viêm đại tràn mãn tính thường tăng cao. Do lúc này hệ thống miễn dịch của cơ thể bị quá tải, không đối phó được những tổn thương hình thành bên trong đại tràng, đường ruột. Cần đưa người bệnh đến gặp bác sĩ nếu cơn sốt kéo dài li bì.
- Thiếu máu: Bệnh không được điều trị, diễn biến thành mãn tính có thể gây ra nhiều triệu chứng nặng nề. Trong đó, tình trạng thiếu máu là một trong những triệu chứng điển hình. Sở dĩ hiện tượng này khởi phát là do vết loét niêm mạc đại tràng bị xuất huyết, người bệnh đi ngoài ra máu thường xuyên.
Đây là một số triệu chứng của bệnh, chúng rất dễ bị nhầm lẫn với những bệnh lý tiêu hóa khác. Do đó, để điều trị đúng cách, bạn cần thăm khám và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Không nên tự ý mua và sử dụng thuốc tân dược có thể gây hại cho sức khỏe.
Các mẹo chữa viêm đại tràng tại nhà
Chữa viêm đại tràng tại nhà là biện pháp thường sử dụng cho những người bị bệnh nhẹ, triệu chứng tổn thương chớm khởi phát. Người bệnh tham khảo một vài thông tin sau đây.
Sử dụng nguyên liệu tự nhiên
Có khá nhiều nguyên liệu tự nhiên có thể sử dụng khi bị viêm đại tràng, trong đó thường dùng nhất là những công thức sau:
Nha đam
Nha đam là nguyên liệu có khả năng cải thiện viêm đại tràng khá tốt. Tính mát trong nha đam có thể làm giảm tình trạng đầy bụng, khó tiêu, thường xuyên táo bón. Các thành phần như Glycoprotein, Chromone C – Glucosyl, acid Salicylic, Enzyme bradykinin phát huy khả năng loại bỏ các ổ viêm trong niêm mạc, làm lành các tế bào tổn thương. Đồng thời, nguồn vitamin nhóm B, vitamin A, C, E sẽ cho khả năng bổ sung thêm các dưỡng chất giúp cơ thể tăng cường phục hồi.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 - 2 nhánh nha đam, gọt bỏ vỏ và rửa sạch sẽ.
- Xay nhuyễn với một chút nước ấm và uống ngay sau đó.
- Duy trì đều đặn mỗi ngày 1 cốc nước nha đam.
Nghệ và mật ong
Đây là công thức thường dùng các các bệnh lý liên quan tới dạ dày đại tràng. Mật ong và nghệ chứa curcumin, glucose oxidase, hydro peroxide, flavonoid, photpho, canxi, magie, riboflavin, axit pantothenic, niacin,... Đây đều là các chất có tác dụng kháng viêm, làm lành các tổn thương ở niêm mạc. Tiêu diệt vi khuẩn HP cùng nhiều loại khuẩn gây hại khác cho đại tràng.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một lượng tinh bột nghệ và mật ong vừa đủ.
- Thêm mật ong vào trộn cùng tinh bột nghệ sao cho tạo thành hỗn hợp đủ ẩm để vo viên nhỏ bằng đầu ngón tay.
- Mỗi ngày dùng 3 - 4 viên để giảm thiểu các triệu chứng của bệnh.
Vừng đen
Cách chữa viêm đại tràng bằng vừng đen được ứng dụng khá phổ biến là bởi nguyên liệu này cung cấp nhiều omega 3, các chất chống oxy hóa cùng với kháng viêm. Qua đó phục hồi những tổn thương thường gặp của viêm đại tràng. Các tế bào niêm mạc tổn thương có thể tái tạo, giảm cảm giác đau nhức, đầy bụng, khó tiêu cũng như ngăn chặn viêm lan rộng.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một nắm vừng đen. Rang trên bếp lửa nhỏ cho tới khi chín đều và có mùi thơm.
- Hàng ngày thêm vừng vào ăn cùng với cơm nóng như các thức ăn bình thường.
Các cách chăm sóc khác
Ngoài sử dụng một số nguyên liệu có thể cải thiện viêm đại tràng, bệnh nhân cũng có thể áp dụng những phương pháp chăm sóc tại nhà khá đơn giản nhưng hiệu quả tốt như:
- Đạp xe: Cho khả năng cải thiện tiêu hóa, quá trình trao đổi chất của cơ thể. Nên duy trì khoảng 10 - 15 phút mỗi ngày.
- Tập yoga: Các bài tập trong yoga đều có khả năng giải tỏa áp lực tinh thần, thư giãn cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa và lưu thông khí huyết. Do đó bệnh nhân có thể tới trung tâm huấn luyện hoặc tự tập các bài đơn giản tại nhà.
- Cân bằng dinh dưỡng: Các bữa ăn hàng ngày nên ưu tiên thực phẩm dễ tiêu hóa, nhiều chất xơ và các vitamin, khoáng chất. Nên ăn sữa chua, các loại hạt, đậu, nhóm chất béo lành mạnh omega 3, các loại rau củ màu xanh đậm và protein từ trứng, gà cá. Hạn chế đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng hoặc bia rượu.
Lưu ý khi áp dụng mẹo chữa bệnh tại nhà
Với các mẹo chữa viêm đại tràng tại nhà, bệnh nhân cần chú ý một số điều sau:
- Các công thức này sẽ có mức độ hiệu quả khác biệt giữa từng bệnh nhân. Có thể hợp hoặc không hợp dù cùng dùng 1 công thức.
- Tuy các nguyên liệu này đều có thể cải thiện tốt viêm đại tràng, nhưng bệnh nhân vẫn nên hỏi ý kiến từ bác sĩ khi có nhu cầu dùng. Đặc biệt nếu bệnh nhân bị dị ứng với nha đam, mật ong,... không được sử dụng các công thức trên.
- Với những người có cơ địa nóng trong, dễ nổi mụn nên cân nhắc khi dùng mật ong và nghệ, vì đây đều là nguyên liệu có tính nóng.
Khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Bệnh nhân cần đi thăm khám khi nhận thấy các vấn đề sau:
- Đã sử dụng các nguyên liệu và biện pháp chăm sóc tại nhà nhưng không có hiệu quả tốt, bệnh không thuyên giảm.
- Sau khi dùng những mẹo tự nhiên có các triệu chứng đau bụng, hoa mắt, chóng mặt, khó tiêu nghiêm trọng hơn, phát ban, mẩn đỏ.
Phương pháp Tây y
Trong Tây y, bệnh nhân có thể điều trị viêm đại tràng bằng thuốc và ngoại khoa. Tuy theo từng trường hợp, các bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể.
Các phương thuốc
Thuốc Tây chữa viêm đại tràng thường bao gồm cảm thuốc chống viêm, chữa viêm, giảm táo bón, tiêu chảy,... Mỗi loại sẽ có các liều lượng khác nhau để đảm bảo phù hợp với bệnh nhân.
Một số thuốc viêm đại tràng thường dùng gồm có:
- Nhóm thuốc chống viêm: Mesalamine (Rowasa, Tidocol,…)Sulfasalazine, (Azulfidine), Balsalazide (Colazal), Olsalazine (Dipentum).
- Thuốc kết hợp khả năng trị táo bón: Thuốc Sorbitol, Folax, Duphalac, Igol.
- Thuốc chống tiêu chảy: Thuốc Actapulgite, Loperamid, Smecta.
- Thuốc giảm đau và chống co thắt: Phloroglucinol (Spasfon), Trimebutin, Phloroglucinol, Mebeverine.
- Thuốc giảm chướng bụng đầy hơi: Duspatalin, Debridat, Carbophos, Sorbitol…
- Thuốc corticoid: Dexamethason, Betamethason hoặc Prednisolon...
Điều trị ngoại khoa
Với trường hợp bệnh nhân bị tổn thương nghiêm trọng, các phương thuốc không thể cho hiệu quả như mong muốn, cách chữa viêm đại tràng được áp dụng lúc này là phẫu thuật. Một số phương pháp như sau:
- Mổ hở: Là kỹ thuật cần rạch đường mổ lớn trên bụng để vào đại tràng. Sau đó cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ đại tràng tổn thương.
- Mổ nội soi: Ít xâm lấn và bệnh nhân cũng hồi phục khá nhanh. Thông qua ống nội soi gắn đầu camera được đưa vào đại tràng bằng 1 vết rạch rất nhỏ, các bác sĩ sẽ tìm kiếm đoạn tổn thương và loại bỏ.
Lưu ý khi Tây chữa viêm đại tràng trong Tây y
Trong quá trình sử dụng các loại thuốc Tây chữa trị viêm đại tràng, bệnh nhân cũng nên chú ý một số vấn đề như sau:
- Các loại thuốc Tây điều trị viêm đại tràng sẽ được kê đơn theo mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe mỗi người. Do đó bệnh nhân không thể xin đơn thuốc của người khác để dùng hoặc tự kê đơn tại nhà.
- Không thay đổi hoặc tùy ý kết hợp các loại thuốc khác nhau,
- Nếu sử dụng các loại thuốc và có triệu chứng nôn, đau bụng, phát ban, khó thở,... nên nhanh chóng tới các cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra kịp thời.
- Với những bệnh nhân sau khi phẫu thuật, đặc biệt là mổ hở, cần giữ vệ sinh vết mổ thật tốt. Kiêng ăn các thực phẩm cay nóng, dầu mỡ hoặc những đồ ăn dễ gây mủ. Điều này giúp tránh gây áp lực lên đại tràng trong quá trình tiêu hóa.
- Sau khi phẫu thuật kiêng vận động mạnh hoặc tập luyện các môn thể thao.
Thuốc Nam trị viêm đại tràng
Với những bệnh nhân có nhu cầu sử dụng thuốc Nam, một số bài thuốc dưới đây có thể áp dụng với hiệu quả tương đối tốt.
Lá vối
Trong lá vối có chứa lượng tannin khá cao, cùng với đó là các thành phần như polyphenol, Beta-sitosterol. Từ đó giúp bảo vệ niêm mạc của đại tràng, kháng khuẩn và kháng viêm mạnh mẽ. Đồng thời lá vối cũng giúp tiêu diệt Bacillus subtilis, Streptococcus, Salmonella, vi khuẩn bạch cầu…
Cách thực hiện:
- Dùng 200g lá vối tươi, rửa sạch và ngâm trong nước muối pha loãng 15 phút.
- Sau đó vò nát và đem nấu cùng 2 lít nước cho sôi đều trong 30 phút.
- Phần nước duy trì để uống hàng ngày như nước lọc.
Lá khổ sâm
Trong lá khổ sâm có chứa lượng lớn các thành phần như: Flavonoid, β – sitosterol, stigmasterol, alkaloid, acid benzoic, terpenoid,...Từ đó có thể hỗ trợ kháng viêm, giảm các triệu chứng tổn thương ở đại tràng, tiêu diệt liên cầu khuẩn nhóm B, trực khuẩn lỵ, tụ cầu vàng,.... bảo vệ đại tràng và hệ tiêu hóa nói chung khỏi sự tấn công của hại khuẩn.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một năm lá khổ sâm và đem rửa thật sạch sẽ.
- Cho khổ sâm vào sắc với nước trong khoảng 30 phút.
- Phần nước thu được sẽ sử dụng uống đều đặn mỗi ngày.
Cây hoàn ngọc
Hoàn ngọc là một vị thuốc Nam với nhiều thành phần dược chất rất nổi bật bao gồm: Carotenoid, Sterol, Flavonoid,... Những thành phần này được đánh giá có khả năng Loại bỏ các dấu hiệu viêm nhiễm làm lành các vết loét và tổn thương trong đại tràng đồng thời nâng cao sức khỏe và chức năng cho cơ quan này. Ngoài ra, cây hoa ngọc còn có khả năng tiêu diệt một số hại khuẩn thường gặp trong hệ tiêu hóa khá tốt.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 20 g lá hoàn ngọc rửa sạch và cho vào ấm nấu cùng 2.5 lít nước.
- Phần nước thuốc duy trì uống đều đặn mỗi ngày cho tới khi bệnh khỏi.
Thuốc Đông y
Hiện nay có khá nhiều bài thuốc Đông y được sử dụng để điều trị bệnh viêm đại tràng. Thuốc dùng các dược liệu quý hiếm trong tự nhiên, có hiệu quả và tính an toàn cao, đồng thời dùng được cho nhiều đối tượng bệnh nhân.
Dưới đây là một số bài thuốc được dùng nhiều cho bệnh nhân viêm đại tràng:
Bài thuốc số 1:
- Dược liệu: Hoàng liên, kim ngân hoa, cát căn, mộc thông, bạch truật, chích cam thảo.
- Cách dùng: Sắc thuốc mỗi ngày một tháng với 2l nước, phần nước thuốc thu được sẽ chia đều làm 3 bữa để dùng hết trong ngày.
Bài thuốc số 2:
- Dược liệu: Cam thảo, thần khúc, mã đề, cát căn, binh lang, hậu phác, cát căn.
- Cách dùng: Cho thuốc vào ấm sắc cùng lượng nước vừa đủ để lấy nước thuốc uống hàng ngày.
Bài thuốc số 3:
- Dược liệu: Liên nhục, đảng sâm, cát cánh, bạch truật, biển đậu, cam thảo, ý dĩ, trần bì.
- Cách dùng: Đem sắc 1 thang thuốc/ngày với 6 bát nước. Lấy về 3 bát và uống vào sáng, trưa, tối.
Thuốc Thuốc tây chữa viêm đại tràng:
- Thuốc Spasmaverine: cơ chế hoạt động là tác động lên cơ trơn giúp hoạt động co thắt chậm lại cải thiện triệu chứng viêm đại tràng như: đau bụng, tiêu chảy, ….
- Thuốc No Spa: với thành phần chính Drotaverine chlorhydrate kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm co thắt cơ trơn đại tràng.
- Thuốc Colmin: giúp tiêu viêm, phục hồi niêm mạc đại tràng bị tổn thương, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Men vi sinh Nhật Bản Bifina: giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ điều trị bệnh lý viêm đại tràng cấp tính và mãn tính, phục hồi niêm mạc đại tràng bị tổn thương.
- Thuốc chữa dựa trên triệu chứng của bệnh: Thuốc giảm cơn đau và hoạt động co bóp của đại tràng: Thuốc Trimebutin, Mebeverin, Phloroglucinol; Thuốc điều trị táo bón: Thuốc Laxan, Normacol, Forlax; Thuốc điều trị tiêu chảy: thuốc Vinacode, Loperamide, Diarsed; Thuốc chướng bụng đầy hơi: Pepsane, Kremil-s, Mylanta II.
Thuốc Đông y điều trị viêm đại tràng:
- Thuốc Tràng Phục Linh: điều trị viêm đại tràng, cải thiện triệu chứng và tăng cường sức đề kháng ruột. Thành phần từ thảo dược như Bạch Phục Linh, Bạch truật, Sơn Khương.
- Đại tràng Tâm Bình: hỗ trợ tiêu hóa điều trị viêm đại tràng cấp tính và mãn tính, hội chứng ruột kích thích. Ngoài ra giúp cải thiện chứng đau bụng, đi đại tiện phân sống.
- Phương Đông đại tràng: tiêu diệt vi khuẩn gây hại trong đại tràng, phục hồi viêm loét đại tràng.
- Đại tràng Nhất Nhất: cải thiện triệu chứng viêm đại tràng hiệu quả như ợ hơi, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa và phục hồi ở viêm loét nhanh chóng.
- Thuốc Tràng Vị Khang: điều trị viêm đại tràng mãn tính, cấp tính, cải thiện triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu đi ngoài phân sống.
- Đại tràng hoàn PH: hỗ trợ hoạt động hệ tiêu hóa, cải thiện triệu chứng đau bụng, khó tiêu, đầy hơi.
Viêm đại tràng và tác động của chế độ ăn uống trong quá trình điều trị. Bệnh nhân viêm đại tràng cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để hỗ trợ quá trình điều trị và cải thiện sức khỏe tổng thể. Nguyên tắc chế độ ăn uống cho người mắc viêm đại tràng bao gồm việc lựa chọn thực phẩm dễ tiêu hóa, chia nhỏ bữa ăn, ăn chín, uống sôi, và tránh ăn quá khuya.
Những thực phẩm nên ăn:
- Ăn các loại hạt như: hạt lanh, hạt óc chó, hạnh nhân, mè đen, với chất xơ dễ tiêu hóa và các dưỡng chất có lợi. Bổ sung trái cây như: dưa hấu, bơ, táo, lê vào chế độ ăn hàng ngày.
- Ngoài ra, việc ăn sữa chua bổ sung lợi khuẩn và thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi, cá thu, hàu cũng được khuyến khích. Rau xanh, củ quả tươi có chất xơ và dưỡng chất giúp cải thiện tiêu hóa. Các loại thực phẩm giàu đạm như thịt nạc cá, trứng, đậu phụ cũng được đề cập.
Những thực phẩm cần kiêng:
- Thực phẩm nhiều chất béo, thực phẩm cay nóng, thực phẩm chứa nhiều đường, thực phẩm quá khô và cứng, thực phẩm tái sống. Cần tránh đồ uống chứa chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, và nước ngọt có ga.
Với những cách chữa viêm đại tràng ở trên, bệnh nhân khi có nhu cầu áp dụng cần phải được thăm khám và tư vấn trực tiếp với các bác sĩ. Điều này sẽ giúp đi đúng hướng điều trị cũng như đạt được hiệu quả tốt, hạn chế tối đa những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người bệnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!