Tràn Dịch Khớp
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Tràn dịch khớp có thể xảy ra ở nhiều khớp khác nhau, trong đó thường gặp nhất là tình trạng tràn dịch khớp gối. Ngoài ra, khớp cổ tay, chân cũng có thể gặp phải vấn đề này. Do các triệu chứng dễ nhầm lẫn với các bệnh lý xương khớp khác nên bạn đọc cần thận trọng, nên thăm khám tìm ra nguyên nhân và điều trị sớm.
Tràn dịch khớp là gì?
Các khớp trong cơ thể người đều chứa một lượng dịch nhất định với nhiệm vụ bôi trơn, giảm ma sát giữa các đốt xương khi vận động, đồng thời giúp quá trình xoay khớp được trơn tru hơn. Theo cấu tạo, dịch khớp sẽ được bao bọc trong các bao hoạt dịch, khi lượng dịch trong bao sản sinh quá nhiều có thể tràn ra ngoài, làm tràn dịch khớp.
Nguyên nhân tràn dịch khớp
Tràn dịch khớp nói chung và các tình trạng trạng dịch khớp nói riêng khác do nhiều nguyên nhân gây ra. Để việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, bác sĩ sẽ tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và đưa ra giải pháp điều chỉnh, khắc phục phù hợp. Dưới đây là các yếu tố nguy cơ chính gây bệnh lý, bạn đọc có thể tham khảo:
- Chấn thương: Người bị bệnh có thể là do tình trạng chấn thương trước đó gây ra. Chẳng hạn như do lao động nặng nhọc, chơi thể thao hoặc gặp tai nạn giao thông,... Các tác động đến khớp khiến dây chằng bị đứt, trật khớp, gãy xương,... sau điều trị có khả năng để lại di chứng. Một trong những trường hợp người bệnh có thể gặp phải là tràn dịch khớp, đặc biệt khi người bệnh vận động mạnh.
- Yếu tố tuổi tác: Người già có xu hướng mắc bệnh về xương khớp càng cao. Theo đó, tình trạng bệnh có khả năng xảy ra ở người cao tuổi hơn người ở tuổi thanh thiếu niên. Nguyên nhân là do hệ thống xương khớp ở người cao tuổi ngày càng yếu dần, kém linh hoạt hơn, đồng thời cũng dễ bị tổn thương. Đây là yếu tố giúp cho tình trạng bệnh diễn ra nhanh chóng hơn.
- Cân nặng: Người thừa cân, béo phì có khả năng mắc bệnh xương khớp cao hơn người khác. Do trọng lượng của cơ thể tăng khiến cho hệ thống xương khớp chịu nhiều áp lực. Đặc biệt là khớp gối, khớp phải chịu trọng lượng cơ thể đổ dồn xuống khi di chuyển, đi lại các đầu xương va chạm, ma sát vào nhau khiến cho bao dịch khớp gối bị mài mòn, tăng nguy cơ gây tràn dịch khớp.
- Viêm nhiễm: Một số trường hợp khác, hiện tượng bệnh lý là do tác hại của tình trạng viêm nhiễm gây ra, thường gặp ở trẻ em khi hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu. Nhiễm phải vi khuẩn, virus phát sinh nhiều vấn đề cho cơ thể. Bất kỳ vị trí nào cũng có thể bị ảnh hưởng do tác nhân gây hại có thể theo đường lưu thông máu đến các khớp, xâm nhập và gây tổn thương khớp. Tình trạng này kéo dài khiến khớp bị suy yếu dần, bao hoạt dịch dễ bị rách, nứt gây tràn dịch khớp ra ngoài.
- Do bệnh xương khớp: Ngoài các nguyên nhân kể trên, tình trạng dịch khớp tràn ra khỏi bao hoạt dịch có thể là do ảnh hưởng từ các bệnh xương khớp trước đó. Chẳng hạn như bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh gout, thoái hóa khớp, viêm bao hoạt dịch, viêm khớp nhiễm khuẩn,...
Bác sĩ sẽ thăm khám và tìm ra nguyên nhân gây bệnh, sau đó chỉ định phác đồ điều trị phù hợp cho bệnh nhân. Người bệnh nên chủ động thăm khám sớm, điều trị kịp thời, phù hợp giúp bạn phòng tránh được nhiều rủi ro, nhất là nguy cơ tràn dịch khớp nặng nề ảnh hưởng khả năng vận động của cơ thể.
Triệu chứng tràn dịch khớp
Bất kỳ khớp nào trên cơ thể đều có khả năng bị tràn dịch, trong đó tràn dịch khớp gối là trường hợp phổ biến nhất. Tình trạng bệnh gây ra các triệu chứng khó chịu khiến người bệnh đau đớn, suy giảm khả năng vận động. Trường hợp không điều trị, hiện tượng này có thể phát sinh nhiều biến chứng, thậm chí dẫn đến bại liệt.
Do đó, bệnh nhân nên chủ động thăm khám sớm khi nhận thấy khớp có biểu hiện bất thường như:
- Đau nhức khó chịu, khớp bị sưng, ứ nước, nóng bất thường.
- Tình trạng đau nhức còn kèm theo biểu hiện tê buốt, khó vận động, làm việc cử động khớp trở nên hạn chế hơn.
- Đau nặng hơn khi người bệnh đi lại, gập duỗi khớp bị tổn thương.
- Một số trường hợp xuất hiện vết bầm tím trên mặt khớp bị tràn dịch.
Ngoài ra, bệnh nhân còn gặp phải một vài biểu hiện liên quan đến tình trạng nhiễm khuẩn như sốt về đêm, kiệt sức,... Lúc này, người bệnh cần được đưa đến bệnh viện để thăm khám và điều trị sớm, phòng tránh các rủi ro không mong muốn ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe.
Cách Chữa Tràn Dịch Khớp Gối
Mẹo chăm sóc tại nhà giúp giảm triệu chứng tràn dịch khớp gối có ưu điểm về tiết kiệm chi phí và dễ thực hiện. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng những phương pháp này chỉ mang tính hỗ trợ và không thể chữa trị triệt để. Bệnh nhân cần tới cơ sở y tế để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Cách chăm sóc bên ngoài:
- Chườm lạnh: Giảm sưng tấy ở khớp gối và đau nhức, nhưng cần chú ý tránh gây bỏng lạnh.
- Chườm nóng: Tăng tuần hoàn máu, giảm đau và hỗ trợ thư giãn cơ quanh khớp sau khi sưng giảm.
- Kê cao đầu gối khi ngủ: Giảm ứ đọng dịch tại khớp gối, giúp giảm đau và cải thiện giấc ngủ.
- Xoa bóp: Giảm áp lực và kích thích giảm sưng cũng như thư giãn cơ.
Chăm sóc từ bên trong:
Chế độ dinh dưỡng:
- Chất chống oxy hóa từ hoa quả, atiso, hạt, rau xanh.
- Omega-3 từ cá thu, cá hồi, cá ngừ.
- Vitamins A, C, E, K từ rau củ quả và thịt cá.
- Chất xơ từ rau củ, ngũ cốc nguyên hạt.
- Uống sữa để cung cấp canxi và vitamin D.
Thực phẩm nên kiêng:
- Đồ ăn nhiều muối.
- Đồ ngọt và đường.
- Chất béo xấu từ đồ chiên, đồ ăn nhanh.
- Bia và rượu.
Lưu ý khi dùng mẹo chữa trị tại nhà:
- Không chườm nước lạnh hoặc nóng trực tiếp lên vùng có vết thương.
- Kiểm tra nhiệt độ trước khi chườm nước nóng.
- Dùng lực vừa đủ khi xoa bóp, tránh gây tổn thương.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tự áp dụng mẹo chữa trị.
Cách chữa trị theo Tây y:
- Sử dụng thuốc chống viêm không steroid, kháng sinh, corticosteroid.
- Chọc hút dịch khớp và phẫu thuật khi cần thiết.
Cây thuốc Nam và Đông y:
- Cỏ hôi, dây đau xương, cây trinh nữ, phèn đen có thể được sử dụng dưới dạng đắp, chườm hoặc uống dạng thuốc.
Lưu ý trong quá trình chữa trị:
- Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.
- Kiểm tra nhiệt độ khi chườm nước.
- Đảm bảo đúng liều lượng khi sử dụng các loại thuốc.
- Thực hiện vật lý trị liệu theo hướng dẫn chuyên gia.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tự chữa trị.
Tóm lại, việc chăm sóc tại nhà có thể giúp giảm triệu chứng tràn dịch khớp gối, nhưng cần sự chú ý và hỗ trợ từ bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Thuốc Chữa Tràn Dịch Khớp Gối
Các loại thuốc được dùng trong điều trị có tác dụng cải thiện tình trạng đau nhức, giảm phù nề, ngăn ngừa tiêu trừ viêm nhiễm. Dưới đây là 5 loại thuốc chữa tràn dịch khớp gối thường được chỉ định:
- Paracetamol: Giảm đau cơ học, đặc biệt hiệu quả cho tràn dịch khớp gối. Tác động nhanh chóng lên hệ thần kinh trung ương. An toàn cho trẻ em và người trưởng thành.
- Thuốc Chống Viêm Không Steroid (NSAID): Giảm đau, chống viêm, phù hợp khi Paracetamol không đủ. Hiệu quả giảm đau tốt hơn so với thuốc thông thường. Sử dụng ngắn hạn để tránh rủi ro và phản ứng bất lợi.
- Thuốc kháng sinh: Kháng sinh kiểm soát bệnh lý và nguy cơ nhiễm trùng. Uống đều đặn theo chỉ dẫn bác sĩ, hạn chế khả năng kháng thuốc.
- Opioids: Sử dụng trong các trường hợp đau nặng. Kết hợp với Paracetamol cho hiệu quả tối ưu. Hạn chế sử dụng do rủi ro gây nghiện và tác dụng phụ.
- Corticosteroid - Kiểm Soát Viêm: Loại thuốc chống viêm mạnh, tương tự hormone cortisol. Ức chế miễn dịch, giảm viêm và đau. Có thể dùng dạng tiêm hoặc uống, tùy thuộc vào mức độ viêm. Chỉ sử dụng khi cần thiết để tránh tác dụng phụ và rủi ro.
Tràn Dịch Khớp Gối Kiêng Ăn Gì
Trong trường hợp tràn dịch khớp gối, cần kiên trì hạn chế một số thực phẩm có thể gây tổn thương và tăng nguy cơ viêm nhiễm. Dưới đây là một số nhóm thực phẩm cần tránh:
- Thực phẩm cay nóng: Như ớt, tiêu, tương chứa capsaicin có thể kích thích cơ thể và tăng đau, viêm nhiễm tại vị trí khớp.
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ: Thức ăn giàu dầu mỡ không chỉ gây tăng cân mà còn kích thích phản ứng viêm.
- Thực phẩm nhiều muối: Muối có thể làm tăng sưng và áp lực lên khớp, đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe xương.
- Thực phẩm nhiều đường: Đường có thể thay đổi cấu trúc collagen, cần thiết cho sức khỏe của xương khớp.
- Nội tạng động vật: Có thể chứa vi khuẩn và virus có thể gây nhiễm trùng khi hệ miễn dịch yếu.
- Đồ ăn nhanh: Chứa nhiều chất bảo quản và chất béo có thể kích thích phản ứng viêm.
- Thực phẩm chứa chất béo bão hòa: Gây viêm nhiễm và cản trở quá trình di chuyển của khớp.
- Chất kích thích: Rượu bia, cà phê, trà có thể làm ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan trong cơ thể.
Để hỗ trợ quá trình điều trị và giảm triệu chứng, nên bổ sung thức ăn giàu omega-3, nhiều vitamin (D, K, C), canxi, gia vị có tính kháng viêm, và thực phẩm giàu protein. Điều này có thể giúp giảm sưng viêm, đau nhức, và tăng cường chức năng của hệ xương khớp.
Tràn dịch khớp nguy hiểm như thế nào?
Hiện tượng tràn dịch khớp gây ra các triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt đời sống và sức khỏe của người bệnh. Các cơn đau nhức kéo dài dai dẳng khiến việc vận động, đi lại của người bệnh trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, khi bệnh không được kiểm soát có thể phát sinh các biến chứng nguy hiểm khác.
Chăm sóc và phòng ngừa tràn dịch khớp
Tràn dịch khớp nói chung hay các trường hợp khác nói riêng khác như khớp gối, khớp cổ tay, chân,... nếu không được phát hiện và kiểm soát có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề. Không chỉ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, tràn dịch khớp nghiêm trọng khiến người bệnh suy giảm khả năng vận động.
Do đó, bạn đọc nên chủ động bảo vệ hệ thống xương khớp, phòng nguy cơ dịch khớp tràn ra bao hoạt dịch phát sinh các biến chứng hại sức khỏe. Một số vấn đề cần lưu ý như sau:
- Không nên ngồi một chỗ quá lâu, sau 1 - 2 giờ làm việc, bạn nên vận động, đi lại nhẹ nhàng để máu huyết lưu thông. Việc này giúp bạn phòng ngừa rủi ro bị cứng khớp, teo cơ,...
- Duy trì cân nặng cân đối, không nên để cơ thể thừa cân, béo phì quá mức làm tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp, trong đó có tình trạng bệnh.
- Bổ sung cho cơ thể các thực phẩm tốt cho sức khỏe, cung cấp dinh dưỡng cho hệ xương khớp chắc khỏe. Ưu tiên ăn hoa quả tươi, rau củ giúp cung cấp vitamin, khoáng chất cho cơ thể.
- Kiêng ăn những món cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ, không nên ăn nhiều đồ ăn đóng hộp, đồ ăn chế biến sẵn,... Kiêng dùng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích không tốt cho sức khỏe, làm suy giảm chức năng của hệ xương khớp.
- Xây dựng lối sống lành mạnh, dành thời gian tập luyện thể dục, thể thao, nâng cao sức đề kháng. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn bộ môn luyện tập phù hợp với thể trạng, xây dựng lịch tập cân đối, không nên luyện tập quá sức có thể gây chấn thương, ảnh hưởng đến xương khớp.
- Ngủ đúng giờ, tránh thức khuya, giữ tâm trạng thoải mái, lạc quan, tránh stress, căng thẳng,...
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ, theo dõi bất thường để kịp thời khám và điều trị sớm để phòng ngừa nguy cơ viêm nhiễm, bệnh xương khớp chuyển biến nặng, gây hại cho đời sống và sức khỏe.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc hiểu thêm về tình trạng tràn dịch khớp. Đây là một trong những vấn đề xương khớp thường gặp hiện nay, xảy ra do ảnh hưởng từ nhiều yếu tố. Trường hợp tràn dịch trở nên nghiêm trọng, có thể phát sinh nhiều biến chứng, thậm chí là đe dọa khả năng vận động, sức khỏe của người bệnh. Do đó bạn nên chủ động thăm khám khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường để được hỗ trợ cải thiện càng sớm càng tốt.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!