Hút Dịch Khớp Gối Là Gì? Có Tốt Không? Có Nguy Hiểm Không?

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Hút dịch khớp gối là phương pháp xâm lấn tối thiểu nhằm loại bỏ lượng dịch dư thừa, giúp khớp gối trở lại ổn định bình thường. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng của người bệnh để đưa ra phương án điều trị phù hợp. Mặc dù mang lại hiệu quả cao, tuy nhiên chọc hút dịch vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Hút dịch khớp gối là gì? Khi nào nên thực hiện?

Hút dịch khớp gối là phương pháp xâm lấn tối thiểu, được thực hiện nhằm loại bỏ lượng dịch dư thừa ra khỏi khớp gối. Ngoài ra, phương pháp này còn dùng để xác định nguyên nhân gây đau và sưng phồng khớp gối. Tùy tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp.

Hút dịch khớp gối là gì? Khi nào nên thực hiện?
Áp dụng phương pháp chọc hút dịch khớp gối trong chẩn đoán và điều trị bệnh về khớp gối

Theo đó, để hút dịch, bác sĩ sẽ dùng một kim mỏng, chọc vào vị trí khớp gối, hút lấy chất lỏng bên trong ra ngoài. Sau khi hoàn tất hút dịch, bác sĩ sẽ dùng thuốc tiêm vào khớp nhằm giảm đau và giảm viêm tạm thời cho người bệnh.

Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong chẩn đoán và điều trị tình trạng tràn dịch khớp gối giai đoạn tiến triển đến nghiêm trọng. Đối tượng được chỉ định chọc hút dịch khớp gối thường là các trường hợp:

  • Chẩn đoán và điều trị tình trạng viêm nhiễm, tràn dịch khớp gối và các vấn đề liên quan như thoái hóa, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp do vảy nến,…
  • Chẩn đoán, xác định nguyên nhân gây viêm màng hoạt dịch khớp gối hoặc áp dụng cho đối tượng nghi ngờ khớp nhiễm khuẩn, nhiễm vi khuẩn lao,…
  • Hút dịch khớp gối chẩn đoán và điều trị sau chấn thương, tập luyện thể thao quá sức khiến khớp gối bị tổn hại, tràn dịch khớp gối.
  • Chẩn đoán tình trạng tràn dịch theo chu kỳ.

Trường hợp người bệnh không nên chọc hút dịch khớp gối cũng được bác sĩ đề cập đến. Theo đó, những bệnh nhân mắc phải tình trạng ưa chảy máu, đang dùng thuốc chống đông máu, bị tổn thương mô mềm khớp gối,… không được khuyến khích thực hiện thủ thuật này.

Ngoài ra, các đối tượng bệnh nhân bị cao huyết áp, gặp vấn đề tim mạch, bệnh tiểu đường, nhiễm HIV, bị suy giảm hệ miễn dịch,… không nên chọc hút dịch để tránh nguy cơ nhiễm trùng ảnh hưởng sức khỏe. Người bệnh nên thăm khám và điều trị tại bệnh viện uy tín, chất lượng, có bác sĩ chuyên khoa tay nghề giỏi.

Hút dịch khớp gối có tốt không?

Biện pháp chọc hút dịch được chỉ định nhằm loại bỏ chất dịch dư thừa trong khớp gối, giúp giảm sưng đau tại vị trí tổn thương. Một số trường hợp, phương pháp hút dịch được xem là một trong những giải pháp điều trị mang lại hiệu quả cao, an toàn, ít xâm lấn cơ thể bệnh nhân.

Bên cạnh đó, sau khi dịch được loại bỏ ra ngoài, bác sĩ có thể dựa vào màu sắc, kết cấu của dịch khớp để xác định nguyên nhân gây viêm nhiễm, tràn dịch khớp gối. Mẫu bệnh phẩm sẽ được phân tích trong phòng thí nghiệm. Kết quả có thể liên quan đến các bệnh lý như gout, nhiễm trùng khớp.

Hút dịch khớp gối có tốt không?
Chọc hút dịch khớp gối giúp loại bỏ dịch dư thừa, đồng thời xác định nguyên nhân gây viêm nhiễm tràn dịch khớp gối

Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp điều trị cho người bệnh. Có thể nói phương pháp hút dịch khớp gối là phần quan trọng trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh tràn dịch khớp gối. Tuy nhiên, dựa vào tình trạng sức khỏe, thể trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc có nên chọc hút dịch hay không.

Như trên đã đề cập, một vài trường hợp bệnh nhân không phù hợp thực hiện phương pháp này. Khi đó, người bệnh sẽ được tư vấn, lựa chọn giải pháp khác an toàn và phù hợp hơn. Bệnh nhân nên tìm hiểu và lựa chọn địa chỉ khám chữa bệnh uy tín, đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị, bảo vệ sức khỏe.

Quy trình chọc hút dịch khớp gối

Trước khi thực hiện hút dịch khớp gối, bác sĩ có thể chụp X quang hoặc siêu âm để xác định chính xác vị trí cần tác động. Sau khi có kết quả, bác sĩ dựa vào tình trạng khớp của người bệnh, đưa ra các đánh giá sơ bộ và lên phác đồ điều trị cho người bệnh. Quy trình chọc hút dịch khớp gối được thực hiện theo các bước cơ bản như sau:

Nguyên tắc thực hiện

Những nguyên tắc trong hút dịch khớp gối cần được tuân thủ:

  • Tiến hành trong phẫu thuật đảm bảo các tiêu chuẩn của Bộ y tế.
  • Người bệnh cần hợp tác với bác sĩ, tự nguyện tham gia không phải do bị ép buộc.
  • Người thực hiện phải có tay nghề, trình độ chuyên môn.

Dịch khớp sau chọc hút ra ngoài cần được mang đến phòng thí nghiệm, thời gian xét nghiệm mẫu dịch trong 8 giờ trong nhiệt độ phòng, 24 giờ nếu bảo quản trong nhiệt độ 4 đến 8 độ C.

Chuẩn bị chọc hút

Các bước chuẩn bị cần thực hiện:

  • Đối với bác sĩ, y tá: Cần đảm bảo vô trùng trước khi thực hiện, rửa tay và sử dụng dung dịch sát trùng chuyên dụng. Đồng thời, trong suốt quá trình thực hiện cần đeo găng tay để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
  • Đối với người bệnh: Khi thực hiện nằm ngửa, vị trí cần chọc hút sẽ được bác sĩ làm sạch, sát trùng bằng bông cồn y tế.
  • Chuẩn bị dụng cụ: Bao gồm bông cồn sát trùng, kim vô trùng chọc hút dịch cỡ 18, 20, ống tiêm nhựa cũng được vô trùng, dung tích khoảng 20 – 50ml, banh vô trùng, ống nghiệm vô trùng, băng dính y tế, lam kính dùng trong xét nghiệm, chun cố định khớp và hộp chống choáng.

Quy trình thực hiện

Các bước thực hiện chọc hút dịch khớp gối cơ bản như sau:

  • Sử dụng bông gòn tẩm cồn khử trùng làm sạch vùng da chuẩn bị chọc hút tại khớp gối.
  • Xác định vị trí châm kim, thông thương là đường nằm ở bên cạnh khớp gối hoặc ở trên khớp gối.
  • Tiếp đến, bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây mê hoặc thuốc tê vào dưới da khớp gối.
  • Sử dụng ống bơm và kim tiêm đã được vô trừng hút dịch từ trong ra ngoài.
  • Sau đó sử dụng băng dính cố định vị trí vừa hút dịch để hạn chế máu chảy và nhiễm khuẩn.
  • Cố định lại khớp gối bằng băng.

Xét nghiệm mẫu dịch

Dịch khớp gối sau khi được lấy ra sẽ được mang đến phòng thí nghiệm để kiểm tra, phân tích. Các chỉ số về màu sắc, độ nhớt, tinh thể bên trong dịch nhầy giúp bác sĩ cơ bản xác định được nguyên nhân gây viêm khớp tràn dịch. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể chỉ định thực hiện các xét nghiệm liên quan khác khi cần thiết.

Quy trình chọc hút dịch khớp gối
Dịch sau khi được hút ra ngoài sẽ được đưa vào phòng thí nghiệm kiểm tra, xét nghiệm

Chăm sóc sau hút dịch

Thuốc gây tê sau khi hoàn tất quá trình chọc hút sẽ dần mất tác dụng, khi đó người bệnh sẽ cảm nhận được các cơn đau khớp khó chịu. Tình trạng này có thể kéo dài suốt 48 – 72 giờ. Để giúp bệnh nhân thoải mái hơn, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh dùng thêm thuốc giảm đau hoặc thuốc kháng viêm, áp dụng chườm lạnh, băng bó khớp gối,… kết hợp.

Người bệnh trong thời gian này cần hạn chế vận động ít nhất 1 – 2 ngày sau khi hút dịch khớp gối, không xoa bóp khớp gối để tránh ảnh hưởng đến khu vực bị tổn thương. Bác sĩ sẽ hướng dẫn, cảnh báo các vấn đề có thể xảy ra sau chọc hút dịch và giúp người bệnh khắc phục, duy trì chức năng khớp gối.

Các rủi ro khi chọc hút dịch khớp gối

Hút dịch khớp gối được xem là một trong những phương pháp điều trị tràn dịch khớp gối trung bình đến nghiêm trọng được áp dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, bất kỳ giải pháp nào cũng sẽ có các mặt tốt và tiềm ẩn vài rủi ro nhất định. Trong đó có phương pháp hút dịch khớp gối.

Người bệnh có thể đối mặt với một số nguy cơ như:

  • Khi thực hiện hút dịch, kim tiêm có thể vô tình làm xước hoặc làm thủng sụn khớp.
  • Chọc hút dịch gây xuất huyết dưới da khiến màu sắc của da bị biến đổi.
  • Trường hợp trong quá trình chọc hút khiến máu đổ dồn về khớp dư thừa, gây viêm khớp.
  • Máu bị nhiễm trùng có khả năng đi theo đường kim tiêm đi vào bao khớp gây nhiễm trùng tại khu vực này.
  • Một số trường hợp người bệnh có làn da mẫn cảm, khi tiếp xúc với chất sát trùng bị dị ứng, bùng phát phản ứng viêm.

Phương pháp chọc hút, loại bỏ dịch dư thừa tại khớp gối có thể giúp bệnh nhân giảm hiện tượng sưng phồng, tránh tình trạng khớp chịu quá nhiều áp lực. Thủ thuật xâm lấn ít, đơn giản và dễ thực hiện nên được nhiều người bệnh quan tâm và mong muốn thực hiện.

Tuy nhiên, một số rủi ro có thể xảy ra trong và sau điều trị chọc hút dịch khớp gối. Bên cạnh các vấn đề kể trên, bệnh nhân còn có nguy cơ gặp phải các triệu chứng bất thường khác. Hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ nếu bạn nhận thấy:

  • Tràn dịch khớp gối tái phát, tình trạng sưng viêm nghiêm trọng hơn.
  • Biến đổi màu sắc dưới da tại vùng tiêm thuốc, phát ban.
  • Dịch, máu chảy ra từ lỗ tiêm.
  • Cơ thể sốt cao.
  • Cơn đau nặng nề xuất hiện, áp dụng các phương pháp giảm đau không tác dụng.

Đa số các trường hợp hút dịch đều đảm bảo an toàn, không phát sinh các biến chứng nghiêm trọng cho người bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân nên thận trọng lựa chọn bệnh viện uy tín để thực hiện. Đồng thời tìm hiểu, giải đáp thắc mắc và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo trong và sau quá trình chọc hút khớp gối được phục hồi an toàn.

Chi phí hút dịch khớp gối bao nhiêu?

Bên cạnh các thắc mắc về cách chọc hút dịch, địa chỉ thăm khám, người bệnh còn quan tâm nhiều đến chi phí hút dịch khớp gối cần phải chi trả. Theo đó, hiện nay chi phí trong điều trị tràn dịch khớp gối không quá đắt đỏ. Đồng thời, thủ thuật chọc hút khá đơn giản, không mất nhiều thời gian hay cần máy móc hiện đại. Chi phí hút dịch theo mặt bằng chung khoảng vài trăm nghìn cho một lần thực hiện.

Chi phí hút dịch khớp gối bao nhiêu?
Chi phí hút dịch khớp gối có sự chênh lệch giữa các bệnh viện và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác

Tại mỗi cơ sở y tế, chi phí này sẽ có sự chênh lệch nhất định. Trường hợp bệnh nhân lựa chọn bệnh viện tư nhân, mức chi phí sẽ có phần cao hơn so với các bệnh viện công lập trong nước. Bên cạnh đó, người bệnh có thể được hỗ trợ chi trả nếu có tham gia BHYT.

Tổng chi phí cho quá trình điều trị sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như số lần thực hiện hút dịch, tình trạng viêm khớp và các bệnh lý liên quan khác,… Trường hợp lượng dịch lớn, người bệnh có thể phải tiến hành hút dịch 2 – 3 lần, chi phí sẽ tăng giảm tùy theo nhu cầu của người bệnh.

Do đó, nếu có mong muốn hiểu rõ hơn về chi phí thực hiện hút dịch khớp gối, người bệnh nên trực tiếp đến cơ sở y tế lựa chọn để được hướng dẫn và giải đáp cụ thể. Khám chữa giai đoạn bệnh càng sớm, chi phí điều trị sẽ nhẹ nhàng hơn cho bệnh nhân. Do đó, chuyên gia khuyến khích người bệnh nên chủ động thăm khám khi nhận thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường.

Hút dịch khớp gối ở đâu?

Hiện nay có nhiều bệnh viện trong nước triển khai gói khám và điều trị tràn dịch khớp gối nói riêng và các vấn đề xương khớp khác. Phương pháp hút dịch khớp gối cũng được thực hiện rộng rãi tại các phòng khám, bệnh viện. Tuy nhiên bạn nên tìm hiểu và lựa chọn địa chỉ uy tín, chất lượng để đảm bảo an toàn khi thực hiện.

Dưới đây là các bệnh viện được bệnh nhân đánh giá cao, có các bác sĩ tay nghề và trình độ chuyên môn giỏi trong điều trị bệnh xương khớp. Bạn đọc có thể tham khảo và đưa ra sự lựa chọn phù hợp:

Hút dịch khớp gối tại TPHCM

Nếu bạn đang sinh sống tại khu vực phía Nam có thể đến các bệnh viện ở TPHCM để khám và điều trị tràn dịch khớp gối. Các bệnh viện có hệ thống chuyên khoa tiếp nhận và chẩn đoán bệnh được đánh giá cao. Tham khảo các bệnh viện như:

  • Bệnh viện Chợ Rẫy
  • Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM
  • Bệnh viện Nhân Dân 115
  • Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TPHCM
  • Bệnh viện Bình Dân

Hút dịch khớp gối tại miền Trung

Tại khu vực miền Trung, người bệnh có thể đến khám và điều trị tràn dịch khớp gối tại các bệnh viện như:

  • Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng
  • Bệnh viên Trung ương Huế
  • Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng

Hút dịch khớp gối tại Hà Nội

Trường hợp bạn đang sống tại khu vực phía Bắc, các bệnh viện tại Hà Nội có thể là sự lựa chọn dành cho bạn, tham khảo:

  • Bệnh viện E
  • Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 118
  • Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
  • Bệnh viện Quân Y 103

Trên đây là những thông tin liên quan đến hút dịch khớp gối. Đây là một trong những phương pháp điều trị tràn dịch khớp gối nói riêng và các vấn đề khớp gối nói chung khác được nhiều người quan tâm. Mặc dù mang lại nhiều ưu điểm nổi trội, tuy nhiên hút dịch khớp vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, bạn đọc chỉ nên thực hiện sau thăm khám và được bác sĩ chuyên khoa chỉ định.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Thoái Hóa Xương Khớp Đau Nhức, Hạn Chế Vận Động Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Thoái hóa xương khớp không chỉ là gánh nặng của người già mà còn là...

Xử lý thoát vị đĩa đệm từ căn nguyên – Bài thuốc Y học cổ truyền cho người Việt

Thoát vị đĩa đệm gây đau, tê cứng cột sống, teo cơ, tàn phế, cản...
Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Sưu tầm, kế thừa, nghiên cứu và ứng dụng các bài thuốc cổ phương là...