Cách Chữa Tràn Dịch Khớp Gối

Mẹo chăm sóc tại nhà giúp giảm triệu chứng tràn dịch khớp gối có ưu điểm về tiết kiệm chi phí và dễ thực hiện. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng những phương pháp này chỉ mang tính hỗ trợ và không thể chữa trị triệt để. Bệnh nhân cần tới cơ sở y tế để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Cách chăm sóc bên ngoài:

  • Chườm lạnh: Giảm sưng tấy ở khớp gối và đau nhức, nhưng cần chú ý tránh gây bỏng lạnh.
  • Chườm nóng: Tăng tuần hoàn máu, giảm đau và hỗ trợ thư giãn cơ quanh khớp sau khi sưng giảm.
  • Kê cao đầu gối khi ngủ: Giảm ứ đọng dịch tại khớp gối, giúp giảm đau và cải thiện giấc ngủ.
  • Xoa bóp: Giảm áp lực và kích thích giảm sưng cũng như thư giãn cơ.

Chăm sóc từ bên trong:

Chế độ dinh dưỡng:

  • Chất chống oxy hóa từ hoa quả, atiso, hạt, rau xanh.
  • Omega-3 từ cá thu, cá hồi, cá ngừ.
  • Vitamins A, C, E, K từ rau củ quả và thịt cá.
  • Chất xơ từ rau củ, ngũ cốc nguyên hạt.
  • Uống sữa để cung cấp canxi và vitamin D.

Thực phẩm nên kiêng:

  • Đồ ăn nhiều muối.
  • Đồ ngọt và đường.
  • Chất béo xấu từ đồ chiên, đồ ăn nhanh.
  • Bia và rượu.

Lưu ý khi dùng mẹo chữa trị tại nhà:

  • Không chườm nước lạnh hoặc nóng trực tiếp lên vùng có vết thương.
  • Kiểm tra nhiệt độ trước khi chườm nước nóng.
  • Dùng lực vừa đủ khi xoa bóp, tránh gây tổn thương.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tự áp dụng mẹo chữa trị.

Cách chữa trị theo Tây y:

  • Sử dụng thuốc chống viêm không steroid, kháng sinh, corticosteroid.
  • Chọc hút dịch khớp và phẫu thuật khi cần thiết.

Cây thuốc Nam và Đông y:

  • Cỏ hôi, dây đau xương, cây trinh nữ, phèn đen có thể được sử dụng dưới dạng đắp, chườm hoặc uống dạng thuốc.

Lưu ý trong quá trình chữa trị:

  • Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.
  • Kiểm tra nhiệt độ khi chườm nước.
  • Đảm bảo đúng liều lượng khi sử dụng các loại thuốc.
  • Thực hiện vật lý trị liệu theo hướng dẫn chuyên gia.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tự chữa trị.

Tóm lại, việc chăm sóc tại nhà có thể giúp giảm triệu chứng tràn dịch khớp gối, nhưng cần sự chú ý và hỗ trợ từ bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Tràn dịch khớp gối là bệnh lý khiến khớp gối tích tụ một lượng dịch lớn do nhiều nguyên nhân gây ra. Gối bị sưng phù, ửng đỏ và vô cùng đau nhức. Bệnh không thể tự khỏi nếu không có các biện pháp kiểm soát kịp thời. Theo đó, các cách chữa tràn dịch khớp gối được sử dụng phổ biến nhất hiện nay sẽ được chia sẻ chi tiết trong bài viết này.

Tổng Quan Bệnh Tràn Dịch Khớp

Các khớp trong cơ thể người đều chứa một lượng dịch nhất định với nhiệm vụ bôi trơn, giảm ma sát giữa các đốt xương khi vận động, đồng thời giúp quá trình xoay khớp được trơn tru hơn. Theo cấu tạo, dịch khớp sẽ được bao bọc trong các bao hoạt dịch, khi lượng dịch trong bao sản sinh quá nhiều có thể tràn ra ngoài, làm tràn dịch khớp.

Tràn dịch khớp là gì? Biểu hiện nhận biết
Hiện tượng tràn dịch khớp gây ra các cơn đau nhức khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt đời sống và sức khỏe của nhiều người

Tràn dịch khớp nói chung và các tình trạng trạng dịch khớp nói riêng khác do nhiều nguyên nhân gây ra. Để việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, bác sĩ sẽ tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và đưa ra giải pháp điều chỉnh, khắc phục phù hợp. Dưới đây là các yếu tố nguy cơ chính gây bệnh lý, bạn đọc có thể tham khảo:

Nguyên nhân gây tràn dịch khớp
Có nhiều nguyên nhân gây tràn dịch khớp, chẳng hạn như do chấn thường, thừa cân béo phì, do tuổi tác cao,...

  • Chấn thương: Người bị bệnh có thể là do tình trạng chấn thương trước đó gây ra. Chẳng hạn như do lao động nặng nhọc, chơi thể thao hoặc gặp tai nạn giao thông,... Các tác động đến khớp khiến dây chằng bị đứt, trật khớp, gãy xương,... sau điều trị có khả năng để lại di chứng. Một trong những trường hợp người bệnh có thể gặp phải là tràn dịch khớp, đặc biệt khi người bệnh vận động mạnh.
  • Yếu tố tuổi tác: Người già có xu hướng mắc bệnh về xương khớp càng cao. Theo đó, tình trạng bệnh có khả năng xảy ra ở người cao tuổi hơn người ở tuổi thanh thiếu niên. Nguyên nhân là do hệ thống xương khớp ở người cao tuổi ngày càng yếu dần, kém linh hoạt hơn, đồng thời cũng dễ bị tổn thương. Đây là yếu tố giúp cho tình trạng bệnh diễn ra nhanh chóng hơn.
  • Cân nặng: Người thừa cân, béo phì có khả năng mắc bệnh xương khớp cao hơn người khác. Do trọng lượng của cơ thể tăng khiến cho hệ thống xương khớp chịu nhiều áp lực. Đặc biệt là khớp gối, khớp phải chịu trọng lượng cơ thể đổ dồn xuống khi di chuyển, đi lại các đầu xương va chạm, ma sát vào nhau khiến cho bao dịch khớp gối bị mài mòn, tăng nguy cơ gây tràn dịch khớp.
  • Viêm nhiễm: Một số trường hợp khác, hiện tượng bệnh lý là do tác hại của tình trạng viêm nhiễm gây ra, thường gặp ở trẻ em khi hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu. Nhiễm phải vi khuẩn, virus phát sinh nhiều vấn đề cho cơ thể. Bất kỳ vị trí nào cũng có thể bị ảnh hưởng do tác nhân gây hại có thể theo đường lưu thông máu đến các khớp, xâm nhập và gây tổn thương khớp. Tình trạng này kéo dài khiến khớp bị suy yếu dần, bao hoạt dịch dễ bị rách, nứt gây tràn dịch khớp ra ngoài.
  • Do bệnh xương khớp: Ngoài các nguyên nhân kể trên, tình trạng dịch khớp tràn ra khỏi bao hoạt dịch có thể là do ảnh hưởng từ các bệnh xương khớp trước đó. Chẳng hạn như bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh gout, thoái hóa khớp, viêm bao hoạt dịch, viêm khớp nhiễm khuẩn,...

Bác sĩ sẽ thăm khám và tìm ra nguyên nhân gây bệnh, sau đó chỉ định phác đồ điều trị phù hợp cho bệnh nhân. Người bệnh nên chủ động thăm khám sớm, điều trị kịp thời, phù hợp giúp bạn phòng tránh được nhiều rủi ro, nhất là nguy cơ tràn dịch khớp nặng nề ảnh hưởng khả năng vận động của cơ thể.

Bất kỳ khớp nào trên cơ thể đều có khả năng bị tràn dịch, trong đó tràn dịch khớp gối là trường hợp phổ biến nhất. Tình trạng bệnh gây ra các triệu chứng khó chịu khiến người bệnh đau đớn, suy giảm khả năng vận động. Trường hợp không điều trị, hiện tượng này có thể phát sinh nhiều biến chứng, thậm chí dẫn đến bại liệt.

Do đó, bệnh nhân nên chủ động thăm khám sớm khi nhận thấy khớp có biểu hiện bất thường như:

  • Đau nhức khó chịu, khớp bị sưng, ứ nước, nóng bất thường.
  • Tình trạng đau nhức còn kèm theo biểu hiện tê buốt, khó vận động, làm việc cử động khớp trở nên hạn chế hơn.
  • Đau nặng hơn khi người bệnh đi lại, gập duỗi khớp bị tổn thương.
  • Một số trường hợp xuất hiện vết bầm tím trên mặt khớp bị tràn dịch.

Ngoài ra, bệnh nhân còn gặp phải một vài biểu hiện liên quan đến tình trạng nhiễm khuẩn như sốt về đêm, kiệt sức,... Lúc này, người bệnh cần được đưa đến bệnh viện để thăm khám và điều trị sớm, phòng tránh các rủi ro không mong muốn ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe.

Mẹo chăm sóc tràn dịch khớp gối tại nhà

Các mẹo chữa tại nhà là giải pháp được rất nhiều người áp dụng, ưu điểm là tiết kiệm chi phí, dễ thực hiện và cũng có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh khá tốt. Tuy nhiên, các mẹo có nhược điểm không thể chữa triệt để tràn dịch khớp gối, nếu dùng sai cách còn dễ xảy ra các biến chứng nguy hiểm.
Do vậy, bệnh nhân cần chú ý chỉ thực hiện những mẹo này mang tính hỗ trợ, vẫn cần tới các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn phác đồ phù hợp.

Cách chăm sóc bên ngoài

Với những cách chữa tràn dịch khớp gối tại nhà, thường sẽ có nhiều biện pháp chăm sóc từ bên ngoài khớp để giảm sưng đau. Cụ thể gồm:
Chườm lạnh:
Thông qua nguồn nhiệt lạnh từ các túi đá chườm, tình trạng sưng tấy ở khớp gối sẽ dịu đi nhiều, khớp bớt ửng đỏ, đặc biệt sau khi bệnh nhân gặp phải các va đập mạnh. Nên dùng túi đá chuyên dụng hoặc bọc đá bằng khăn bông sạch và chườm nhẹ lên da. Chườm trong 5 phút rồi nghỉ 1 -2  phút, sau đó tiếp tục thực hiện để tránh gây ra bỏng lạnh.
Chườm nóng:
Công dụng chính của chườm nóng là giúp tăng cường tuần hoàn máu, giảm các triệu chứng đau nhức và hỗ trợ làm thư giãn các bó cơ quanh khớp gối. Theo đó, người bệnh nên thực hiện chườm nóng sau khi gối không còn sưng tấy. Thường sẽ cách khoảng vài ngày kể từ thời điểm chườm lạnh. Cách thức thực hiện cũng tương tự phương pháp dùng nhiệt lạnh.
Kê cao đầu gối khi ngủ:
Khi nằm ngủ, bệnh nhân nên dùng gối để kê dưới chân giúp nâng cao đầu gối hơn so với tim. Biện pháp này cho tác dụng giảm ứ đọng dịch tại khớp gối, từ đó bệnh nhân hạn chế các cơn đau nhức đáng kể. Giấc ngủ cũng không còn bị gián đoạn bởi cảm giác khó chịu gây ra tại chân.
Xoa bóp:
Hàng ngày, bệnh nhân có thể thực hiện một số động tác xoa bóp đầu gối để làm giảm áp lực lên khớp, kích thích giảm sưng cũng như tạo sự thư giãn cho chân. Cách làm này cho hiệu quả khá tốt và có thể thực hiện bất cứ thời điểm nào trong ngày.

cach chua tran dich khop goi
Xoa bóp là cách chữa tràn dịch khớp gối khá hiệu quả tại nhà

Chăm sóc từ bên trong

Để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị tràn dịch khớp gối, bệnh nhân cũng cần quan tâm tới chế độ dinh dưỡng. Có rất nhiều thực phẩm hỗ trợ giảm tình trạng đau nhức, sưng đỏ ở khớp, kích thích máu lưu thông và tăng tốc độ phục hồi của khớp.
Các thực phẩm nên dùng:

  • Chất chống oxy hóa: Tăng cường ngăn chặn các phản ứng viêm nhiễm, cải thiện khả năng miễn dịch để giảm nguy cơ biến chứng. Nên sử dụng nhiều loại hoa quả mọng, atiso, các loại hạt, rau có màu xanh thẫm,...
  • Omega 3: Được sử dụng với mục đích nâng cao miễn dịch cho cơ thể, chống viêm nhiễm, giảm đau và làm dịu các triệu chứng viêm khớp thường gặp. Các dấu hiệu của tràn dịch khớp gối giảm đi đáng kể, sụn và tế bào tại mô khớp được kích thích làm lành, tăng sản sinh tế bào mới với tốc độ nhanh chóng. Hãy bổ sung các loại cá thu, cá hồi, cá ngừ, dầu gan cá tuyết,....
  • Các vitamin: Vitamin A, C, E, K,... là những dưỡng chất rất cần thiết cho người bệnh tràn dịch khớp gối. Nhóm vitamin này cho khả năng cản trở hoạt động của các gốc tự do, kích thích tế bào tổn thương phục hồi, tăng cường sức khỏe cho hệ xương khớp. Do đó, hãy ăn nhiều rau củ quả và các loại thịt cá như: Súp lơ xanh, ớt chuông, khoai lang, cà rốt, bơ, hạnh nhân, dầu oliu,...
  • Chất xơ: Khi chỉ số cholesterol trong cơ thể càng cao, tình trạng viêm nhiễm tại khớp gối càng diễn ra nghiêm trọng. Do đó, việc bổ sung chất xơ sẽ giúp điều chỉnh cholesterol về mức cân bằng, giúp bệnh nhân kiểm soát cân nặng để tránh gây áp lực lên khớp gối. Hãy ăn nhiều rau củ và các loại ngũ cốc nguyên hạt để có lượng chất xơ dồi dào nhất.
  • Uống sữa: Sữa tươi và các chế phẩm của sữa đều có hàm lượng dinh dưỡng cao, được khoa học đánh giá có khả năng chăm sóc sức khỏe xương khớp rất tốt. Sữa chứa nhiều vitamin D, canxi, sterol, stanol,...

Thực phẩm cần kiêng:

  • Đồ ăn nhiều muối: Các thực phẩm có lượng muối cao sẽ khiến khớp xương tăng cường sưng viêm, lượng dịch tiết ra nhiều khiến bệnh nhân đau nhức vô cùng. Do đó, cần tránh sử dụng cà muối, dưa muối, thịt hộp, thịt nguội, đồ khô muối,...
  • Đồ ngọt: Đường có thể khiến những tế bào tăng sinh viêm nhiễm, khiến bệnh dai dẳng kéo dài không dứt dù đã dùng nhiều phương thuốc khác nhau.
  • Chất béo xấu: Hạn chế các đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, đặc biệt nguồn mỡ động vật vì đây là yếu tố kích thích các phản ứng viêm phát triển mạnh hơn. Bệnh nhân hãy tránh ăn gà rán, khoai tây chiên, các loại viên chiên hoặc rau xào đậm dầu.
  • Bia rượu: Để hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị tràn dịch khớp gối, cần tránh hoàn toàn việc dùng bia rượu và các đồ uống có cồn. Các dấu hiệu của bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi sử dụng thức uống này, thuốc cũng giảm tác dụng một cách rõ rệt khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng.

Lưu ý khi dùng mẹo chữa tràn dịch khớp gối tại nhà

Để việc áp dụng các mẹo chữa tại nhà có hiệu quả và an toàn, người bệnh nên chú ý những điều sau:

  • Không chườm nóng, lạnh lên vùng có những vết thương hở hoặc áp trực tiếp viên đá lên da.
  • Khi chườm nóng, cần chú ý kiểm tra nhiệt độ trước khi chườm. Nếu quá nóng, hãy đợi một vài phút cho nhiệt giảm bớt.
  • Với phương pháp xoa bóp, phải đảm bảo dùng lực vừa đủ để không gây gia tăng áp lực lên các mô cũng như gây tổn thương da. Hãy chủ xoa nhẹ nhàng quanh gối và những vị trí lân cận. Ngoài ra, có thể nhờ tới sự hướng dẫn từ các kỹ thuật viên đến khi tự thực hiện được tại nhà.

Cách chữa tràn dịch khớp gối Tây y

Tây y có các cách chữa tràn dịch khớp gối gồm thuốc uống, nội soi, chọc hút dịch khớp và cả phẫu thuật. Ngoài ra, trong một số trường hợp sẽ sử dụng thêm vật lý trị liệu để cho tác dụng tốt nhất.

Sử dụng thuốc

Với Tây y, có khá nhiều loại thuốc được sử dụng trong quá trình điều trị tràn dịch khớp gối. Bệnh nhân sau khi thăm khám sẽ được chỉ định một số loại sau:

  • Thuốc chống viêm không steroid: Có thể là naproxen hoặc ibuprofen để giảm cơn đau và viêm nhiễm hiệu quả.
  • Thuốc kháng sinh: Thường dùng với những ca bệnh xuất hiện triệu chứng nhiễm trùng, vi khuẩn xâm nhập gây ra các tổn thương nghiêm trọng.
  • Thuốc corticosteroid: Dùng tiêm trực tiếp vào khớp gối, cho tác dụng giảm viêm, giảm áp lực dồn lên khớp xương.

cach chua tran dich khop goi
Các nhóm thuốc được dùng tùy vào tình trạng của mỗi bệnh nhân

Chọc hút dịch khớp gối

Lượng dịch ứ đọng trong khớp gối không chỉ gây đau nhức mà còn khiến bệnh nhân bị hạn chế mọi hoạt động. Do đó, các bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện phác đồ chọc hút dịch khớp để lấy toàn bộ dịch, đồng thời tiêm thuốc kháng sinh giúp nhanh lành tổn thương và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Chữa tràn dịch khớp gối bằng nội soi

Nội soi được ứng dụng để điều trị tràn dịch khớp gối khi tổn thương chưa quá nặng nề. Kỹ thuật này thông qua một vết rạch nhỏ trên gối sẽ đưa vào ống nội soi và tiến hành loại bỏ các tổn thương, viêm nhiễm, giúp khớp gối hồi phục nhanh và không còn ứ đọng dịch.

Thay khớp gối

Cách chữa tràn dịch khớp gối này được áp dụng với những ca bệnh đã hỏng hoàn toàn phần khớp, không có khả năng phục hồi và các biện pháp chữa khác không cho tác dụng. Bệnh nhân cần phẫu thuật hở, sau đó thay thế khớp cũ bằng khớp nhân tạo, đồng thời hút hết dịch mủ để phục hồi chức năng vận động.

cach chua tran dich khop goi
Cần thay khớp gối khi khớp đã mất chức năng

Vật lý trị liệu

Bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện các bài tập vật lý trị liệu để nhanh chóng lấy lại chức năng vận động. Khi này, đa số sẽ tập luyện kéo giãn cơ đùi sau để loại bỏ áp lực ở khớp gối, thư giãn cơ và ngăn chặn co cứng khớp.

Lưu ý trong quá trình chữa trị

Bệnh nhân khi thực hiện cách chữa tràn dịch khớp gối trong Tây y phải chú ý một vài vấn đề sau đây:

  • Khi bệnh nhân điều trị bằng cách chọc hút dịch khớp, cần chú ý phương pháp này cho hiệu quả trong thời gian ngắn, khớp vẫn có nguy cơ bị ứ đọng dịch mới.
  • Các loại thuốc Tây khi sử dụng phải đảm bảo đúng với hướng dẫn của bác sĩ. Bệnh nhân không tùy ý mua các loại thuốc bôi ngoài da về dùng vì có thể làm sưng viêm trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Với những bài tập vật lý trị liệu, bệnh nhân nên tới các cơ sở y tế để được hỗ trợ hướng dẫn luyện tập trước. Sau khi đã nắm bắt đúng kỹ thuật sẽ về thực hành tại nhà để hạn chế nguy cơ chấn thương.
  • Các trường hợp phẫu thuật cần chú ý thực hiện đúng những chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo phẫu thuật thành công. Ngoài ra, với ca bệnh thay khớp, sau khi mổ cần chú ý vận động nhẹ nhàng, vệ  sinh vết mổ sạch sẽ và ăn uống đủ chất để tránh nhiễm trùng, chấn thương vết mổ.

Cây thuốc Nam

Các vị thuốc Nam cũng là một trong những sự lựa chọn chữa trị của nhiều bệnh nhân. Thuốc có khả năng giảm sưng viêm, giảm đau, hỗ trợ ngăn chặn bệnh chuyển biến xấu. Các cây thuốc được ứng dụng nhiều nhất gồm có:

Cây cỏ hôi

Cỏ hôi là vị thuốc Nam có tính mát, chứa các thành phần như saponin, phytosterol, carotenoid, tanin,.... từ đó có thể giúp làm dịu các triệu chứng sưng viêm, giảm đau, giảm co cứng khớp. Với cây thuốc này, chủ yếu được sử dụng theo phương pháp đắp ngoài da.
Cách thực hiện:

  • Dùng một lượng nhỏ lá cỏ hôi, rửa sạch rồi đợi cho ráo hết nước.
  • Giã nát lá cỏ hôi cùng một thìa muối trắng.
  • Sau đó bọc hỗn hợp bằng khăn màn sạch, đắp lên khớp gối mỗi ngày 1 lần. Mỗi lần khoảng 30 phút.

Dây đau xương

Dây đau xương được ứng dụng rất nhiều trong điều trị bệnh về xương khớp. Có khả năng giảm các triệu chứng đau nhức, sưng viêm, khớp khó cử động hoặc bị thoái hóa, tràn dịch. Bởi vị thuốc này cung cấp nhiều ancolit, tinosinen hỗ trợ giảm các triệu chứng tổn thương thường gặp ở khớp xương. Vì vậy, bệnh nhân có thể tận dụng thuốc theo cách dùng dưới đây.
Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị dây đau xương, rửa sạch và thái thành các khúc nhỏ.
  • Đem sao nóng thuốc rồi bọc lại bằng khăn sạch để chườm lên gối cho tới khi nguội hẳn.
  • Sau đó có thể sao lại và chườm thêm 1 lần nữa.

cach chua tran dich khop goi
Có thể tận dụng thuốc Nam vào điều trị tràn dịch khớp gối

Cây trinh nữ

Cách chữa tràn dịch khớp gối bằng cây trinh nữ có tác dụng khá rõ rệt, bởi trong thuốc chứa nhiều flavonoid, minosin, acid amin, crocetin cùng vô số các thành phần hoạt chất quan trọng khác. Nhờ vậy, từ lâu cây thuốc này đã được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh liên quan tới xương khớp, thần kinh, huyết áp.
Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 25g rễ cây trinh nữ. Rửa sạch cho hết đất bẩn rồi thái thành những khúc ngắn.
  • Cho rễ vào ấm, thêm nước để nấu sôi trong khoảng 20 phút.
  • Phần nước thuốc thu được đem chia làm nhiều bữa nhỏ để dùng trong ngày.

Cây phèn đen

Phèn đen là cây thuốc đã được các chuyên gia nghiên cứu và nhận thấy có chứa nhiều flavonoid, saponin, tannin, alkaloid, phenol,.... Những chất này đều có khả năng làm giảm cơn đau, chống viêm nhiễm và hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho xương khớp rất hiệu quả. Do đó, có khá nhiều người đã lựa chọn sử dụng hàng ngày để cải thiện tốt tình trạng tràn dịch khớp gối.
Cách thực hiện:

  • Lá phèn đen đem ngâm trong nước muối khoảng 15 phút rồi rửa sạch.
  • Cho thuốc vào cối để giã nát và đắp trực tiếp lên đầu gối.
  • Qua 20 phút rửa sạch bằng nước mát.

Thuốc Đông y

Đông y sở hữu khá nhiều bài thuốc điều trị tràn dịch khớp gối khá tốt, giúp bệnh nhân giảm cơn đau, sưng viêm hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, cần dùng trong một thời gian nhất định để có thể phát huy tốt các công dụng của thuốc.
Những bài thuốc điều trị được bệnh nhân dùng nhiều nhất là:
Bài thuốc số 1:

  • Vị thuốc: Ma hoàng, ngọc thụ, xuyên quy, tần giao, sơn đồ, phòng phong.
  • Cách dùng: Thuốc vào ấm sắc cùng 1 lít nước để thu về 300ml. Chia làm 2 bữa sáng, tối và uống hết ngay trong ngày.

Bài thuốc số 2:

  • Vị thuốc: Hồng hoa, cao lộc hương, đào nhân, thục địa, xích thược, hoài ngưu tất, táo bì, câu kỷ tử, sơn dược, mã hàm cung, cao quy bản.
  • Cách dùng: Mang thuốc rửa sạch rồi phơi khô hoàn toàn. Sau đó tán thuốc thành bột mịn, trộn cùng lượng mật ong vừa đủ để có thể vo viên nhỏ bằng hạt ngô. Sau đó để thuốc khô ở chỗ bóng râm rồi bảo quản trong hũ thủy tinh kín. Hàng ngày, bệnh nhân uống tối đa 6 viên, chia vào 2 bữa sáng tối trước lúc ăn khoảng 30 phút.

Bài thuốc số 3: 

  • Vị thuốc: Xuyên quy, tần giao, sơn đồ, phòng phong, ngọc thụ, ma hoàng.
  • Cách dùng: Các vị thuốc rửa sạch, để ráo nước rồi sao cho nóng. Tiếp đó thêm 1 lít nước vào nấu sôi để lấy về khoảng 3000ml. Nước thuốc uống thành 2 bữa nhỏ trong ngày.

cach chua tran dich khop goi
Đông y cũng có khá nhiều bài thuốc cho tác dụng tốt và an toàn

Các loại thuốc được dùng trong điều trị có tác dụng cải thiện tình trạng đau nhức, giảm phù nề, ngăn ngừa tiêu trừ viêm nhiễm. Dưới đây là 5 loại thuốc chữa tràn dịch khớp gối thường được chỉ định:

  • Paracetamol: Giảm đau cơ học, đặc biệt hiệu quả cho tràn dịch khớp gối. Tác động nhanh chóng lên hệ thần kinh trung ương. An toàn cho trẻ em và người trưởng thành.
  • Thuốc Chống Viêm Không Steroid (NSAID): Giảm đau, chống viêm, phù hợp khi Paracetamol không đủ. Hiệu quả giảm đau tốt hơn so với thuốc thông thường. Sử dụng ngắn hạn để tránh rủi ro và phản ứng bất lợi.
  • Thuốc kháng sinh: Kháng sinh kiểm soát bệnh lý và nguy cơ nhiễm trùng. Uống đều đặn theo chỉ dẫn bác sĩ, hạn chế khả năng kháng thuốc.
  • Opioids: Sử dụng trong các trường hợp đau nặng. Kết hợp với Paracetamol cho hiệu quả tối ưu. Hạn chế sử dụng do rủi ro gây nghiện và tác dụng phụ.
  • Corticosteroid - Kiểm Soát Viêm: Loại thuốc chống viêm mạnh, tương tự hormone cortisol. Ức chế miễn dịch, giảm viêm và đau. Có thể dùng dạng tiêm hoặc uống, tùy thuộc vào mức độ viêm. Chỉ sử dụng khi cần thiết để tránh tác dụng phụ và rủi ro.

Trong trường hợp tràn dịch khớp gối, cần kiên trì hạn chế một số thực phẩm có thể gây tổn thương và tăng nguy cơ viêm nhiễm. Dưới đây là một số nhóm thực phẩm cần tránh:

  1. Thực phẩm cay nóng: Như ớt, tiêu, tương chứa capsaicin có thể kích thích cơ thể và tăng đau, viêm nhiễm tại vị trí khớp.
  2. Đồ ăn nhiều dầu mỡ: Thức ăn giàu dầu mỡ không chỉ gây tăng cân mà còn kích thích phản ứng viêm.
  3. Thực phẩm nhiều muối: Muối có thể làm tăng sưng và áp lực lên khớp, đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe xương.
  4. Thực phẩm nhiều đường: Đường có thể thay đổi cấu trúc collagen, cần thiết cho sức khỏe của xương khớp.
  5. Nội tạng động vật: Có thể chứa vi khuẩn và virus có thể gây nhiễm trùng khi hệ miễn dịch yếu.
  6. Đồ ăn nhanh: Chứa nhiều chất bảo quản và chất béo có thể kích thích phản ứng viêm.
  7. Thực phẩm chứa chất béo bão hòa: Gây viêm nhiễm và cản trở quá trình di chuyển của khớp.
  8. Chất kích thích: Rượu bia, cà phê, trà có thể làm ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan trong cơ thể.

Để hỗ trợ quá trình điều trị và giảm triệu chứng, nên bổ sung thức ăn giàu omega-3, nhiều vitamin (D, K, C), canxi, gia vị có tính kháng viêm, và thực phẩm giàu protein. Điều này có thể giúp giảm sưng viêm, đau nhức, và tăng cường chức năng của hệ xương khớp.


Cách chữa tràn dịch khớp gối đã được chia sẻ chi tiết ở bài viết trên. Bệnh nhân có thể tham khảo để lựa chọn cho mình hướng điều trị thích hợp. Tuy nhiên cần chú ý phải tới bệnh viện thăm khám để bác sĩ tư vấn chi tiết, tránh tự chữa tại nhà sẽ dễ làm bệnh nghiêm trọng hơn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tổ Chức Tư Vấn Sức Khỏe Miễn Phí Tại Mỹ Đức, Hà Nội

Ngày 12/07/2024, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã tổ chức một buổi tư...
Quang cảnh buổi tư vấn sức khỏe với sự tham gia đông đảo của người dân phường Đại Mỗ

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tổ Chức Tư Vấn Sức Khỏe Miễn Phí Tại Đại Mỗ, NTL

Ngày 5/7/2024 vừa qua, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã tổ chức thành...
Thạc sĩ bác sĩ Nguyễn Phượng thăm khám, tư vấn cho bà con

Chương Trình Tư Vấn Sức Khỏe Miễn Phí – Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Thu Hút Hàng Trăm Bà Con Thổ Quan

Ngày 3/7/2024 vừa qua, tại UBND phường Thổ Quan, quận Đống Đa, Hà Nội trở...