Xuất Huyết Dạ Dày
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Xuất huyết dạ dày có thể gây ra một số hệ lụy nghiêm trọng ảnh hưởng đến chức năng hệ tiêu hóa, thậm chí còn đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Vậy, điều trị bệnh bằng cách nào? Làm thế nào để chấm dứt cơn đau và cầm máu hiệu quả. Hãy theo dõi thêm thông tin và gợi ý điều trị trong bài viết dưới đây để có thêm những lựa chọn tốt nhất.
Xuất huyết dạ dày là gì?
Xuất huyết dạ dày là chứng bệnh chảy máu bên trong dạ dày do niêm mạc vùng dạ dày bị tổn thương dẫn đến viêm loét. Vết loét để lâu ngày sẽ sưng, viêm, chảy máu. Bệnh xảy ra phổ biến nhất ở độ tuổi từ 25 - 50 tuổi, đặc biệt là ở nam giới do có tỷ lệ sử dụng các chất kích thích như rượu, bia gây kích ứng dạ dày cao hơn nữ giới.
Hiện nay, xuất huyết dạ dày đang ngày càng có xu hướng gia tăng và trẻ hóa, bệnh nhân nên chủ động tìm hiểu những kiến thức liên quan đến bệnh để phòng tránh cũng như điều trị có hiệu quả cao hơn.
Nguyên nhân xuất huyết dạ dày
Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuất huyết dạ dày có thể kể đến như:
- Do tai nạn: Thường gặp phải khi người bệnh gặp phải một số chấn thương như tai nạn lao động, tai nạn giao thông,... gây tổn thương mạnh ở vùng bụng. Từ đó dẫn đến tình trạng xuất huyết trong dạ dày.
- Tiền sử bệnh dạ dày: Các bệnh lý về dạ dày như viêm dạ dày, viêm hang vị, xung huyết dạ dày, viêm trợt niêm mạc,... nếu ở giai đoạn nặng, không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng xuất huyết dạ dày.
- Sử dụng đồ uống có cồn: Cồn là một trong những chất cấm kị đối với người có biểu hiện bệnh về dạ dày. Chất cồn có trong rượu bia sẽ liên tục bào mòn vết viêm, loét. Từ đó khiến mạch máu bị căng, vỡ và dẫn đến tình trạng chảy máu.
- Thói quen ăn uống không lành mạnh: Nhiều người thường mắc phải những thói quen xấu trong ăn uống như: Ăn ít chất xơ, ăn nhiều đồ ăn nhanh, ăn đồ nhiều dầu mỡ, dùng thực phẩm quá cay, ăn nhiều đồ chua,… Đây là những thói quen xấu ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Nếu thói quen này duy trì dài ngày có thể dẫn đến các bệnh về dạ dày, trong đó có xuất huyết.
- Căng thẳng stress: Thần kinh căng thẳng, thường xuyên bị mất ngủ, stress kéo dài hoặc thức khuya sẽ làm ổ viêm nhanh chóng loét và chảy máu.
- Một số nguyên nhân khác: Sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài, sử dụng chất kích kích,...
Những nguyên nhân trên thường rất hay gặp phải, bởi vậy, người bệnh tuyệt đối KHÔNG NÊN CHỦ QUAN, hãy chủ động phòng tránh để không gặp phải những phiền toái phức tạp về sau.
Triệu chứng xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày có thể nhận biết thông qua những biểu hiện thường gặp dưới đây:
Đau vùng thượng vị: Đau quặn bụng ở trên rốn (vùng thượng vị), cơn đau nặng hơn khi bụng quá no hoặc quá đói. Đau thượng vị khiến người bệnh cảm thấy khó chịu kéo dài vài ngày, gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Đi ngoài ra máu: Tình trạng xuất huyết trong dạ dày khiến người bệnh đi ngoài ra máu tươi, ở giai đoạn nặng, xuất huyết nhiều sẽ thấy phân màu đen. Nếu có biểu hiện đi ngoài phân đen là báo hiệu tình trạng bệnh nguy cấp, có thể bị thủng gây nguy hiểm tính mạng.
Thiếu máu: Xuất huyết dẫn đến mất máu quá nhiều khiến da dẻ người bệnh sẽ bị tái nhợt, môi tím tái, suy nhược cơ thể trầm trọng. Ngoài ra còn cảm thấy ớn lạnh, bụng chướng khi ấn vào bụng cảm giác thấy cứng.
Buồn nôn, nôn: Acid dịch vị trong dạ dày dư thừa làm người bệnh thường có triệu chứng buồn nôn hoặc nôn ra thức ăn và dịch vị màu vàng. Một số trường hợp còn có dấu hiệu nôn ra máu kèm thức ăn và cảm thấy mùi tanh ở cổ họng.
Những biểu hiện này rất thường gặp, tuy nhiên cũng dễ nhầm lẫn với các triệu chứng bệnh đau dạ dày khác. Cách tốt nhất để chẩn đoán chính xác vẫn là thông qua nội soi, thăm khám. Chính vì thế, ngay khi thấy có dấu hiệu ban đầu trên đây, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn xử lý.
Cách Chữa Xuất Huyết Dạ Dày
Người mắc xuất huyết dạ dày cần chữa trị nhanh chóng để tránh biến chứng. Có 3 phương pháp phổ biến: Tây y, Đông y, và mẹo dân gian.
1. Chữa bằng Tây y:
- Ưu điểm: Tốc độ đáp ứng nhanh, giảm triệu chứng nhanh chóng.
- Loại thuốc: PPI, kháng sinh, chống co giật dạ dày.
- Nhược điểm: Có thể gây tác dụng phụ, đặc biệt khi sử dụng lâu dài.
2. Mẹo dân gian và cây thuốc tự nhiên:
- Sử dụng nha đam, nghệ và mật ong, lá khôi.
- Cần hướng dẫn của chuyên gia y tế, có thể giúp giảm triệu chứng an toàn và tiết kiệm chi phí.
3. Chữa bằng Đông y:
- Ưu điểm: Lành tính, không tác dụng phụ, cân bằng năng lượng cơ thể.
- Cần sự hướng dẫn của chuyên gia y tế để tránh tác dụng phụ.
4. Chế độ ăn uống và sinh hoạt:
- Tránh thức ăn kích thích, đồ uống có cafein và nước ngọt có ga.
- Ăn nhẹ, thường xuyên, đảm bảo dinh dưỡng.
- Tập luyện thường xuyên, tránh căng thẳng và stress.
Lưu ý khi chữa trị:
- Tìm hiểu kỹ về thuốc.
- Đi khám bác sĩ trước khi dùng thuốc Đông y.
- Dùng thuốc đúng liều lượng.
- Kiên trì và kiểm tra sức khỏe thường xuyên.
Thuốc Chữa Xuất Huyết Dạ Dày
Dưới đây là một số loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị xuất huyết dạ dày:
- Thuốc kháng acid: giúp trung hòa HCl trong dịch vị, đồng thời làm giảm nồng độ acid, tăng độ pH trong môi trường dạ dày và ngăn ngừa chảy máu.Một số sản phẩm bao gồm Pepsane, Varogel, Yumangel, Phosphalugel, Kremil – S, Maalox.
- Thuốc kháng histamine H2: giảm tiết acid và pepsin, nhưng cần chú ý đến nguy cơ che lấp triệu chứng. Một số loại thuốc kháng thụ thể H2: Ranitidine, Famotidine, Cimetidine.
- Thuốc ức chế bơm proton: hỗ trợ điều trị xuất huyết dạ dày nhẹ. Cân nhắc với nguy cơ loãng xương. Có một số loại sau: Lansoprazol, Rabeprazol, Pantoprazol, Omeprazole, Esomeprazole.
- Thuốc giảm đau chống co thắt: được chỉ định sử dụng khi dạ dày bị co bóp quá mức và phát sinh cơn đau. Một số loại thường gặp là: Alverin, Mebeverin, Buscopan, Drotaverin.
- Vitamin nhóm K: vitamin K1 (Phytomenadiol), vitamin K2 (Menaquinon) và vitamin K3 (Menadion) giúp tăng sản xuất prothrombin để thúc đẩy quá trình đông máu.
- Thuốc co mạch: như Octreotide, Carbazochrome, Posthypophyse giảm áp lực và xuất huyết dạ dày, cần sự hỗ trợ của bác sĩ.
- Thuốc kéo dài đông máu (Hemocaprol): giúp ngăn chặn xuất huyết tái phát bằng cách kéo dài thời gian đông máu, hạn chế tình trạng xuất huyết tái phát.
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: như thuốc Bismuth, Misoprostol, Sucralfate giúp che phủ và ngăn chặn xuất huyết. Sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ và tránh thuốc Bismuth cho người suy thận.
- Một số loại thuốc hỗ trợ khác: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc an thần giảm căng thẳng và sử dụng Calci clorid, Acid tranexamic, Ethamsylat tăng độ bền của mao mạch, phòng ngừa xuất huyết tái phát.
Xuất Huyết Dạ Dày Nên Ăn Gì
Người bị xuất huyết dạ dày cần chú trọng vào việc ăn uống để hỗ trợ quá trình phục hồi và tránh kích thích niêm mạc dạ dày. Điều quan trọng là ưu tiên thực phẩm dễ tiêu hoá và giàu dinh dưỡng. Dưới đây là một số nguyên tắc ăn uống cho người bị xuất huyết dạ dày:
Cháo Gạo Nếp Nấu Với Nho Khô:
- Dinh dưỡng từ gạo nếp kết hợp với nho khô giúp cung cấp năng lượng và hỗ trợ phục hồi sức khỏe.
- Thích hợp để ăn vào buổi sáng hoặc buổi xế chiều.
Dạ Dày Lợn Hầm với Thịt Rùa:
- Chế biến từ dạ dày lợn và thịt rùa, món ăn này cung cấp protein và các dưỡng chất cần thiết.
- Hầm chín nhừ để đảm bảo dễ tiêu hóa và hỗ trợ cải thiện tình trạng sức khỏe.
Cháo Hạt Sen:
- Chế biến từ gạo và hạt sen, món cháo này giúp bồi bổ sức khỏe và cải thiện tình trạng dạ dày.
- Nêm gia vị theo khẩu vị cá nhân và thường xuyên ăn để hỗ trợ điều trị.
Trứng Gà Hấp với Ngó Sen:
- Một món ăn dinh dưỡng với trứng gà, nước ép ngó sen và bột tam thất.
- Hấp chín để giữ nguyên giá trị dinh dưỡng và hỗ trợ sức khỏe dạ dày.
Món Sứa Biển và Táo Tàu Hấp Đặc:
- Sứa biển và táo tàu đặc cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể.
- Sử dụng cao đặc thu được để uống mỗi ngày, hỗ trợ tăng cường sức khỏe và điều trị xuất huyết dạ dày.
Chuối, Quả Bơ, và Cá:
- Chuối và quả bơ là lựa chọn tốt cho người bị xuất huyết dạ dày, cung cấp năng lượng và dễ tiêu hóa.
- Cá, như cá thu, cá hồi, là nguồn axit béo Omega 3 hữu ích trong quá trình phục hồi và bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Nguyên Tắc Quan Trọng Khi Ăn Uống Cho Người Bị Xuất Huyết Dạ Dày:
- Chú ý Cách Chế Biến: Đảm bảo thực phẩm được chế biến sao cho dễ tiêu hóa và giữ nguyên giá trị dinh dưỡng.
- Kiêng Thức Ăn Khô, Cứng: Tránh các thực phẩm khô, cứng có thể kích thích và làm tổn thương niêm mạc dạ dày.
- Hạn Chế Thức Ăn Chứa Nhiều Gia Vị và Dầu Mỡ: Gia vị và dầu mỡ có thể gây kích thích và làm tăng tiết axit dạ dày.
- Kiêng Rượu Bia và Thức Uống Có Caffeine: Rượu bia và caffeine có thể kích thích dạ dày, gây tăng áp lực và làm tổn thương niêm mạc.
- Chú ý Đến Cách Chế Biến Thực Phẩm Chế Biến Sẵn: Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn có thể chứa chất bảo quản và gia vị có thể kích thích dạ dày.
Các dạng bệnh xuất huyết dạ dày cần phân biệt
Mỗi người bệnh sẽ có biểu hiện khác nhau ở những giai đoạn khác nhau. Thông thường xuất huyết dạ dày được chia thành 2 dạng chính:
Xuất huyết tiêu hóa trên
Xuất huyết tiêu hóa trên là tình trạng chảy máu ở đường tiêu hóa trên gây nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen, đậm như hắc ín. Tình trạng xuất huyết này thường là do máu tụ và chảy liên tục với số lượng nhỏ trong một thời gian dẫn đến thay đổi màu phân. Trường hợp máu không thoát ra khỏi cơ thể qua hậu môn thì người bệnh có dấu hiệu nôn ra dịch màu nâu giống như bã cà phê.
Vị trí: Xuất phát từ thực quản, dạ dày và phần trên của ruột non (tá tràng).
Dấu hiệu nhận biết: Đầy bụng khó tiêu, đau vùng thượng vị, đau bụng nhẹ, vàng da, mệt mỏi, buồn nôn, khó nuốt,...
Xuất huyết tiêu hóa dưới
Xuất huyết tiêu hóa dưới là tình trạng chảy máu từ dạ dày tá tràng đến ruột già và hậu môn. Nguy cơ mắc bệnh thường tăng theo thời gian, đối tượng thường gặp phải tình trạng bệnh là người già trên 50 tuổi. Chảy máu đường tiêu hóa dưới có thể gây đau hoặc không đau và thường do nhiễm trùng, viêm hoặc khối u hoặc polyp trong hệ thống tiêu hóa.
- Vị trí: Xuất phát ở ruột non, trực tràng, đại tràng rồi đi qua hậu môn.
- Dấu hiệu nhận biết: Sốt, giảm cân, cơ thể mất nước, huyết áp thấp, da xanh xao nhợt nhạt,...
Chảy máu dạ dày có nguy hiểm không?
Xuất huyết dạ dày là tình trạng bệnh CỰC KỲ NGUY HIỂM, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vì tình trạng chảy máu xảy ra ở bên trong dạ dày nên việc phát hiện và cầm máu rất khó khăn. Do đó, nếu không có biện pháp xử lý có thể gây tử vong do mất máu quá nhiều. Bên cạnh đó, nếu bệnh để lâu không được điều trị dứt điểm sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng khó kiểm soát.
Việc xử lý xuất huyết dạ dày cần làm càng sớm càng tốt để tránh tình trạng mất máu quá nhiều. Đồng thời phải tìm cách điều trị về lâu về dài để bảo đảm sức khỏe toàn diện về sau. Ngay khi có dấu hiệu xuất huyết, người nhà cần bình tĩnh thực hiện các cách xử lý sau:
- Bước 1: Giữ người bệnh nằm yên ở tư thế đầu thấp chân cao, ủ ấm cơ thể và tuyệt đối không để bệnh nhân đi lại tự do.
- Bước 2: Cho người bị xuất huyết dạ dày uống thuốc cầm máu (nên lót dạ trước khi sử dụng thuốc).
- Bước 3: Sau khi thực hiện 2 bước sơ cứu trên, thì pha loãng 8g muối với 100ml nước lạnh cho người bệnh uống từ từ để hạn chế tình trạng máu chảy ồ ạt.
- Bước 4: Sau khi thực hiện các bước sơ chế đơn giản, người nhà nên đưa người bệnh tới bệnh viện để tiến hành cấp cứu kịp thời.
Với bệnh xuất huyết dạ dày, dù ở giai đoạn cấp tính hay mãn tính thì người bệnh đều cần nhập viện ngay lập tức khi có triệu chứng xuất huyết.
Lưu ý khi điều trị xuất huyết dạ dày
Bên cạnh việc lựa chọn đúng bài thuốc, người bệnh xuất huyết dạ dày cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt để hạn chế tổn thương gây ra cho dạ dày.
Xuất huyết dạ dày nên ăn gì, kiêng gì?
- Bổ sung thực phẩm trung hòa acid dịch vị như: Sữa, sữa chua, trứng, mật ong, dầu thực vật, bánh quy,...
- Ăn các loại thực phẩm bọc hút niêm mạc dạ dày như: Gạo nếp, bánh mì, khoai, ngũ cốc,...
- Rau xanh và hoa quả tươi cũng là nhóm thực phẩm nên bổ sung khi điều trị xuất huyết tiêu hóa.
- Không nên ăn các loại thực phẩm gây kích ứng dạ dày, làm gia tăng tình trạng viêm và xuất huyết như: Đồ cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn sẵn, thực phẩm chứa acid, nước ngọt có gas, rượu bia,....
- Không sử dụng thực phẩm ôi thiu để tránh nguy cơ kích thích dạ dày co bóp mạnh và gia tăng tình trạng bệnh.
Lưu ý trong sinh hoạt
- Ăn nhiều bữa trong ngày, tránh ăn quá no, ăn quá đói hoặc ăn quá muộn giúp dạ dày dễ tiêu hóa hơn.
- Giữ tinh thần thoải mái, tránh stress kéo dài gây ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.
- Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày để cơ cơ thể khỏe mạnh và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Trước khi lựa chọn thuốc điều trị nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để tránh điều trị sai cách làm tình trạng xuất huyết trở nên trầm trọng hơn.
Xuất huyết dạ dày có thể dẫn đến tình trạng mất máu quá nhiều và đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Do đó, người bệnh cần trang bị cho mình các kiến thức cơ bản về bệnh để có phương án phòng và điều trị kịp thời. Hy vọng những thông tin về bệnh và các cách điều trị trên đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin cũng như lựa chọn tốt nhất để chữa bệnh hiệu quả, nhanh chóng khỏe mạnh, tránh được những biến chứng nguy hại về sau.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!