Xuất Huyết Dạ Dày Nôn Ra Máu Nguy Hiểm Không? Điều Trị Thế Nào

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Xuất huyết dạ dày nôn ra máu vô cùng nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời. Vậy nên, bài viết dưới đây, các chuyên gia tại Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc sẽ chia sẻ chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng, biểu hiện, phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh lý này, giúp bạn chủ động trang bị kiến thức bảo vệ sức khỏe của mình và người thân.

Xuất huyết dạ dày là gì? Chuyên gia tiêu hóa phân tích

Xuất huyết dạ dày nôn ra máu là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau. Lượng máu nôn ra nhiều hay ít còn phụ thuộc vào tình trạng tổn thương nặng hay nhẹ. Tuy nhiên, nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời, xuất huyết dạ dày sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong.

Lượng máu nôn ra nhiều hay ít còn phụ thuộc vào tình trạng tổn thương nặng hay nhẹ
Lượng máu nôn ra nhiều hay ít còn phụ thuộc vào tình trạng tổn thương nặng hay nhẹ

Nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày

Muốn điều trị tận gốc bệnh, việc tìm hiểu nguyên nhân gây ra vô cùng quan trọng. Thống kê cho thấy, một số nguyên nhân chính gây nên xuất huyết dạ dày bao gồm:

  • Uống nhiều bia rượu: Việc dung nạp một lượng lớn cồn trong thời gian dài khiến lớp niêm mạc dạ dày tăng thẩm thấu, dẫn đến tình trạng chảy máu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây xuất huyết dạ dày, đặc biệt ở phái nam.
  • Vỡ, giãn tĩnh mạch: Một nguyên nhân phổ biến gây xuất huyết dạ dày chính là vỡ, giãn tĩnh mạch tại thực quả, dạ dày hoặc tá tràng do tăng áp lực. Tình trạng này thường xuyên xảy ra ở những người mắc bệnh xơ gan. Bởi xơ gan chặn đường lưu thông máu, lúc này máu buộc phải chảy vào các mạch nhỏ hơn, gây áp lực lớn làm giãn hoặc vỡ tĩnh mạch gây chảy máu.
  • Do viêm loét dạ dày: Bệnh lý viêm loét dạ dày gây ra các thương tổn trên niêm mạc khiến máu chảy tại các mao mạch. Với tình trạng nhẹ có thể tự cầm máu mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu ổ loét không được xử lý, tiếp tục bị ăn sâu hơn sẽ tác động tới động mạch, gây xuất huyết ồ ạt, khó kiểm soát.
  • Dùng thuốc Non Steroid và Aspirin: Đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây tình trạng xuất huyết dạ dày nôn ra máu. Bởi các loại thuốc này có tác dụng ngăn ngừa tập kết tiểu cầu, gây tình trạng viêm loét niêm mạch dẫn đến xuất huyết.
  • Hội chứng Mallory Weiss: Đây là tình trạng xuất hiện các vết rách tại nơi giao giữa dạ dày và thực quản. Hội chứng này khiến cho lớp niêm mạc bị tổn thương, dẫn đến xuất huyết nôn ra máu. Các đối tượng nôn ọe nhiều như người say rượu, phụ nữ nghén thai kỳ thường mắc Mallory Weiss.

Triệu chứng của xuất huyết dạ dày nôn ra máu

Để giúp người bệnh kịp thời cấp cứu và điều trị, dưới đây là những triệu chứng của xuất huyết dạ dày nôn ra máu thường gặp nhất.

  • Buồn nôn, nôn ra máu: Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của xuất huyết dạ dày là buồn nôn, nôn ra máu. Lúc đầu, người bệnh có cảm giác chướng bụng, đầy bụng, sau đó nôn ra thức ăn lẫn máu (máu tươi hoặc máu đen).
  • Đi ngoài ra máu: Người bệnh có thể đi ngoài ra máu, phân màu đen hoặc màu như bã cà phê, kèm theo mùi hôi khó chịu. Tình trạng này xảy ra do máu từ dạ dày hòa lẫn cũng thực ăn và đi vào đường ruột rồi ra ngoài theo chất thải. Lượng máu ra càng nhiều, phân càng sẫm màu, đồng nghĩa tình trạng bệnh càng nặng.
  • Đau vùng thượng vị: Khi bị xuất huyết dạ dày nôn ra máu, người bệnh sẽ có cảm giác đau vùng thượng vị và lan dần ra sau lưng. Vậy nên, khi gặp dấu hiệu này cần đến phòng khám để được kiểm tra kịp thời.

Ngoài ra, xuất huyết dạ dày nôn ra máu còn có các triệu chứng như mệt mỏi, sắc tố da nhợt nhạt, suy nhược cơ thể, thiếu sức sống,…

Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của xuất huyết dạ dày là buồn nôn, nôn ra máu
Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của xuất huyết dạ dày là buồn nôn, nôn ra máu

Xuất huyết dạ dày nôn ra máu có gây nguy hiểm không? Biến chứng thế nào?

Trước câu hỏi “Xuất huyết dạ dày nôn ra máu có gây nguy hiểm không?”, chuyên gia tại Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc khẳng định đây là bệnh lý nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng con người nếu không được điều trị kịp thời.

Với tình trạng xuất huyết dạ dày nôn ra máu ở giai đoạn nhẹ, người bệnh có thể không cảm nhận được nhiều biến đổi trong cơ thể, chủ yếu thấy mệt mỏi, thỉnh thoảng nôn ra thức ăn kèm máu hoặc đi ngoài thấy phân sẫm màu.

Tuy nhiên, khi tình trạng bệnh kéo dài, lượng máu chảy ra nhiều và ồ ạt gây nhiều biến chứng nghiêm trọng, điển hình là thiếu máu hoặc công thức máu thấp, thường xuyên thấy chóng mặt, mạch đập yếu, nôn hoặc đi ngoài ra máu tươi,… Do đó, việc theo dõi và phát hiện bệnh sớm để có cách xử lý khi bị xuất huyết dạ dày kịp thời vô cùng quan trọng.

Phương pháp điều trị

Ngay khi có biểu hiện bệnh, bạn cần đến ngay phòng khám chuyên khoa để được bác sĩ kiểm tra và đưa ra phác đồ điều trị. Dưới đây là một số phương pháp chữa xuất huyết dạ dày nôn ra máu hiệu quả cao được các bác sĩ chỉ định.

Thuốc Tây trị xuất huyết dạ dày nôn ra máu

Dưới đây là một số loại thuốc Tây thường được chỉ định dùng trong điều trị xuất huyết dạ dày nôn ra máu:

  • Thuốc trung hòa axit và thuốc kháng tiết acid trong dạ dày
  • Thuốc kháng H2, thuốc ức chế bơm proton như: Cimetidin, Rabitidine, Nizatidine,…
  • Các loại thuốc tiêm ức chế chảy máu như: Famotidin, Ranitidin, Cimetidin,…

Sử dụng phương pháp phẫu thuật

Đối với trường hợp nặng, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định phương pháp phẫu thuật bao gồm:

  • Mổ nội soi: Bác sĩ sẽ tạo 1 vết rạch nhỏ, rồi dùng ống soi gắn camera và đèn chiếu để quan sát khu vực dạ dày xuất huyết. Sau đó dùng đầu điện, kim chích cầm máu, tia laser hoặc thuốc xịt để giảm lượng máu chảy ra bên ngoài.
  • Mổ hở: Phương pháp này được ứng dụng khi bệnh nhân nôn ra máu tươi ồ ạt, có nguy cơ tử vong cao. Vì cần sử dụng các trang thiết bị hiện đại và tay nghề bác sĩ có chuyên môn cao, bạn cần đến bệnh viện uy tín, đáng tin cậy.
Đối với trường hợp nặng, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định phương pháp phẫu thuật
Đối với trường hợp nặng, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định phương pháp phẫu thuật

Áp dụng các bài thuốc dân gian

Đối với trường hợp xuất huyết dạ dày nhẹ, sau khi được bác sĩ cầm máu, người bệnh có thể được xuất viện và tự điều trị tại nhà. Một số bài thuốc dân gian hỗ trợ tăng tốc độ phục hồi, lại đảm bảo lành tính, được áp dụng rất phổ biến như:

  • Sử dụng cam thảo: Cam thảo là thảo dược Đông y có khả năng cầm máu, trị viêm, kháng khuẩn. Bạn chỉ cần hãm từ 3 – 4 lát cam thảo với nước sôi, uống đều đặn mỗi ngày sẽ thấy dạ dày phục hồi nhanh chóng.
  • Sử dụng nghệ: Nghệ có chứa tinh chất cucurmin mang tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giúp các tổn thương niêm mạc dạ dày mau lành. Nhờ đó, “tiễn chân” được tình trạng xuất huyết nôn ra máu. Cách thực hiện rất đơn giản, trước mỗi bữa ăn bạn chỉ cần uống 1 cốc tinh bột nghệ pha nước ấm, sau khoảng 4 tuần sẽ thấy tình trạng bệnh cải thiện rõ rệt.
  • Dùng gừng: Tương tự cam thảo và nghệ, trong gừng tươi có chứa các hoạt chất chống viêm, thúc đẩy vết thương niêm mạc mau lành. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả của gừng, bạn nên sử dụng kết hợp cùng đường trắng và sữa bò, sau đó đem hỗn hợp đi chưng cách thủy rồi uống.

Các phòng ngừa xuất huyết dạ dày nôn ra máu

Xuất huyết dạ dày gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm lý người bệnh. Vậy nên, để đảm bảo hệ tiêu hóa luôn được khỏe mạnh, giảm tỉ lệ mắc bệnh, bạn cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa như sau:

Chế độ ăn uống:

  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm cay nóng, thực phẩm nhiều dầu mỡ hoặc được tẩm ướp quá nhiều gia vị.
  • Không nên tiêu thụ các loại thực uống kích thích như rượu, bia, thuốc, các loại nước có gas,…
  • Nên ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, thực phẩm tăng cường khoáng chất, vitamin và lợi khuẩn như: Sữa chua, trái cây, rau củ, ngũ cốc,…
  • Nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, không để dạ dày rơi vào trạng thái quá no hoặc quá đói.
Nên ăn thực phẩm tăng cường khoáng chất, vitamin và lợi khuẩn
Nên ăn thực phẩm tăng cường khoáng chất, vitamin và lợi khuẩn

Chế độ sinh hoạt:

  • Không thức khuya, đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng/ngày để các bộ phận trong cơ thể có thời gian hồi phục.
  • Cần bằng thời gian học tập, làm việc và nghỉ ngơi, tránh gây áp lực quá lớn cho các hệ cơ quan trong cơ thể.
  • Thường xuyên tập thể dục, thể thao để tăng cường đề kháng cho cơ thể. Mỗi ngày nên tập 30 – 45 phút với các bài tập đơn giản ngay tại nhà cũng mang đến hiệu quả rất tốt như: Nhảy dây, chạy bộ, plank,…
  • Không để tâm lý căng thẳng stress kéo dài, cần có các hoạt động thư giãn lành mạnh, cải thiện sức khỏe tinh thần.

Xuất huyết dạ dày nôn ra máu thực sự là bệnh lý nguy hiểm, bài viết trên giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa bệnh và phòng ngừa, từ đó giúp bạn trang bị thêm nhiều kiến thức để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983845445

Tin mới

chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...