Hoa Atiso Đỏ: Đặc Điểm, Công Dụng Và Bài Thuốc Trị Bệnh Hay

Hoa Atiso đỏ thực chất là Hibiscus sabdariffa, trong Y học cổ truyền được gọi là hoa bụp giấm. Đây là một dược liệu quý với nhiều công dụng đối với sức khỏe, đồng thời cũng là một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng được chứng minh bởi cả Đông và Tây y.

Tổng quan về hoa Atiso đỏ

Hoa Atiso đỏ ở Việt Nam được biết đến gắn với một đặc sản của Đà Lạt – mứt Hibiscus. Thực chất loài cây này không cùng họ với Atiso và trong Y học cổ truyền thường được biết đến là dược liệu hoa bụp giấm hoặc mân côi gia,… Hãy cùng Viện y dược cổ truyền dân tộc tìm hiểu chi tiết về loại dược liệu này.

Hoa Atiso đỏ chính là hoa bụp giấm, tên tiếng Anh là Hibiscus sabdariffa
Hoa Atiso đỏ chính là hoa bụp giấm, tên tiếng Anh là Hibiscus sabdariffa

Nguồn gốc và tên gọi

Hoa Atiso đỏ là một loài thực vật có nguồn gốc từ Tây Phi. Danh pháp khoa học của cây hoa này là Hibiscus sabdariffa, thuộc họ Cẩm quỳ (Malvaceae). Tùy theo mục đích sử dụng mà một số tài liệu đã phân loại thành 2 loại: Hibiscus sabdariffa L. var. sabdariffa (thu thập đài hoa để ăn và làm thuốc) và Hibiscus sabdariffa L. var. altissima (thu thập thân để lấy sợi bện thừng).

Atiso đỏ được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau tùy theo vùng miền, quốc gia và ngôn ngữ. Ở Việt Nam, loài cây này còn được gọi là bụp giấm, mân côi gia, bụp chua, giền chua, cây rau chua, hoa vô thường, đay Nhật, lạc thần hoa,… Trong tiếng Anh, nó được gọi là “Hibiscus” hoặc “Red sorrel”. Tuy nhiên, “Hibiscus” dịch về tiếng Việt lại là hoa dâm bụt, từ đó dẫn đến một số nhầm lẫn khi cây dâm bụt quen thuộc với người Việt không phải Hibiscus sabdariffa.

Dù được gọi là “hoa Atiso đỏ” nhưng loài cây này không cùng họ với Atiso và chúng không có mối quan hệ nào. Atiso là loài cây có tên gọi bắt nguồn từ tiếng Pháp “artichaut /aʁtiʃo/” và có danh pháp khoa học là Cynara scolymus thuộc họ Cúc “Asteraceae”.

Ngoài ra, Hibiscus sabdariffa còn được biết đến với nhiều tên gọi khác trên thế giới, ví dụ như “Jamaica sorrel” ở Caribe, “Roselle” ở Anh, “Yerba de Jamaica” ở Mexico, “Karkadé” ở Ai Cập và “Gongura” ở Ấn Độ. Có nhiều tên gọi nên dễ dẫn đến sự nhầm lẫn giữa Hibiscus sabdariffa và một số loài cây hoa khác, do đó hầu hết các sản phẩm chế phẩm trên thị trường sẽ dùng tên tiếng Anh là hoa Hibiscus.

Đặc điểm, hình dạng nhận biết

Một số đặc điểm nhận dạng cây và hoa Atiso đỏ bao gồm:

  • Cây Atiso đỏ là loại cây ngắn ngày, trồng hàng năm với độ cao trung bình từ 1.5 – 2m.
  • Cây có thân phân nhánh ở gần gốc, màu tím nhạt và bóng.
  • Lá Atiso đỏ có hình thuôn dài và có răng cưa nhỏ, đều bao quanh viền lá, thuôn hình trứng.
  • Hoa Atiso đỏ mọc đơn độc tại vị trí nách lá, không có cuống, có màu đỏ tía đặc trưng cho tràng hoa, tùy theo độ tuổi hoa có thể chuyển sang màu hồng hoặc trắng. Thời điểm nở hoa nhiều nhất là từ tháng 7 đến tháng 10.
  • Bên trong mỗi bông hoa là quả tròn, có lớp lông bao phủ quanh quả.
  • Quả Atiso đỏ có hình trứng, bên ngoài có một lớp lông thô.

Phân bố

Loại cây này có nguồn gốc bản địa ở Châu Phi, tập trung ở Tây Phi. Tuy nhiên, hiện nay, cây hoa Atiso đỏ hay bụp giấm đã được di thực và trồng rộng rãi tải nhiều nơi trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam để làm dược liệu và thực phẩm.

Xem thêm: Cây Cà Gai Leo Có Tác Dụng Gì? Khám Phá 6 Bài Thuốc Chữa Bệnh An Toàn, Hiệu Quả

Cây hoa Hibiscus có nguồn gốc từ Châu Phi, nay được trồng tại nhiều nước
Cây hoa Hibiscus có nguồn gốc từ Châu Phi, nay được trồng tại nhiều nước

Hiện nay, Trung Quốc và Thái Lan là các nhà sản xuất lớn và kiểm soát phần lớn nhu cầu thế giới về loài cây này. Hoa thu hoạch có giá trị dinh dưỡng cao nhất thế giới đến từ Sudan, tuy nhiên số lượng sản phẩm này thấp và chế biến còn lạc hậu nên làm cản trở chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, Mexico, Ai Cập, Senegal, Tanzania, Mali và Jamaica cũng là các nhà cung cấp quan trọng của loại cây này, song sản phẩm của họ chỉ dùng cho nội địa.

Cây cũng được trồng tại rất nhiều khu vực trên toàn quốc, chủ yếu tại Bình Thuận và Đà Lạt. Món mứt làm từ loài hoa này thậm chí trở thành một trong những đặc sản của Đà Lạt.

Bộ phận sử dụng – Cách thu hái, sơ chế, bảo quản

Bộ phận dùng làm dược liệu của cây hoa Atiso đỏ bao gồm lá, đài hoa và hạt cây. Thời điểm thu hái thường vào khoảng tháng 9 đến tháng 11 hàng năm. 

Sau khi thu hái về, cây hoa Atiso đỏ có thể được sử dụng tươi hoặc phơi khô để bảo quản. Nếu sử dụng tươi, cần chú ý bảo quản trong tủ lạnh hoặc nơi mát mẻ để tránh bị hư hỏng. Nếu sử dụng phơi khô, cần đảm bảo cây hoa Atiso đỏ được sấy khô đều và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát để tránh bị ẩm mốc và mối mọt.

Khi dùng dược liệu cần làm sạch rồi để ráo nước lại. Đối với dược liệu khô có thể dùng trực tiếp hoặc ngâm nở với nước trước.

Ngoài ra, hoa Atiso đỏ có thể được chế biến thành nhiều dạng sản phẩm khác nhau như trà, mứt, siro,… tùy theo mục đích sử dụng.

Thành phần hóa học

Cây bụp giấm chứa nhiều chất dinh dưỡng và thành phần hóa học có lợi cho cơ thể như:

  • Năng lượng: 49 kcal.
  • Hydrat carbon (đường bột): 11.31g.
  • Lipid (chất béo): 0,64g.
  • Protein: 0.96g.
  • Vitamin A: 14µg.
  • Vitamin B1: 0.011mg.
  • Vitamin B2: 0.028mg.
  • Vitamin B3: 0.31mg.
  • Vitamin C: 12mg.
  • Canxi: 215mg.
  • Sắt: 1.48mg
  • Magie: 51mg.
  • Photpho: 37mg.
  • Kali: 208mg.
  • Natri: 6mg.

Ngoài ra, hoa Atiso đỏ cũng chứa các axit như acid Citric, acid Tartaric, acid Malic, và acid Hibiscus cùng hàm lượng protein cao. Đặc biệt, cây có chứa một số chất có tính kháng sinh và chống oxy hóa như: Flavonol glucosid hibiscetin, Gossypitrin, Hibiscetin, Sabdaritrin, Gossypetin, Anthocyanin và Oxalat Ca,… 

Hoa Atiso đỏ chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và nhiều dược chất quý
Hoa Atiso đỏ chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và nhiều dược chất quý

Hạt Atiso đỏ cũng rất giàu dinh dưỡng, chứa 7.6% nước, 22.3% dầu, 24% protein, 13.5% chất xơ và 7% chất khoáng. Tất cả những thành phần này đều có tác dụng rất tốt cho sức khỏe con người.

Công dụng dược liệu hoa Atiso đỏ

Hoa Atiso đỏ tức bụp giấm được cả Y học cổ truyền và Y học hiện đại công nhận nhiều tác dụng tốt với sức khỏe, cụ thể:

Theo y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, hoa bụp giấm là một dược liệu có thể sử dụng trong nhiều bài thuốc Đông y hỗ trợ chữa bệnh và nâng cao sức khỏe. Theo Trung Hoa bản thảo, vị dược Mân côi gia (tức bụp giấm) đặc điểm sau:

  • Tính vị: Hoa có vị chua, tính lương.
  • Quy kinh: Can, đại trường (gan và ruột già), thận.
  • Công dụng: Lợi tiểu, liễm phế, nhuận trường, giáng huyết áp, chỉ khái và giải rượu.
  • Chủ trị: Chứng phế hư khái thấu, huyết áp cao, say rượu, tiêu hóa kém,…

Dưới đây là một số công dụng của hoa Atiso đỏ theo Y học cổ truyền:

  • Lợi tiểu, lợi gan mật: Vị dược có tác dụng lợi tiểu, lợi gan mật, giúp tăng cường chức năng tiết mật và ổn định chức năng gan.
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về gan: Sử dụng hoa Atiso đỏ có tác dụng giải độc gan, hỗ trợ điều trị các vấn đề về gan như viêm gan, xơ gan.
  • Kích thích tiêu hóa: Bụp giấm có tính mát, có tác dụng kích thích tiêu hóa, hỗ trợ tiêu hóa, phòng ngừa táo bón.
  • Tăng cường miễn dịch: Hoa chứa giá trị dinh dưỡng cao, đồng thời có tác dụng tăng cường miễn dịch, nhuận phế, từ đó giúp chống lại các bệnh thông thường như cảm cúm, ho, viêm họng.
  • Giảm cân, chữa béo phì: Một số thành phần có trong bụp giấm có khả năng ức chế men amylase, giúp làm giảm khả năng hấp thụ đường và tinh bột, giúp giảm cân. Đồng thời hoa chứa nhiều nhóm vitamin và khoáng chất thiết yếu, hàm lượng protein và chất xơ cao nên có thể dùng để hỗ trợ người thừa cân, béo phì giảm cân. 
  • Giải rượu: Bụp giấm có tác dụng ức chế khả năng hấp thụ của rượu vào máu, lợi tiểu để đào thải độc tố, từ đó giúp giải rượu.
  • Hạ sốt và hạ huyết áp: Đông y cũng có bài thuốc sử dụng dịch ép trong lá và đài hoa, có tác dụng tăng lưu thông máu, hạ nhiệt nhanh để hạ sốt và hạ huyết áp.
Y học cổ truyền và hiện đại đều đánh giá cao sự đa dụng và tác dụng tuyệt vời của bụp giấm
Y học cổ truyền và hiện đại đều đánh giá cao sự đa dụng và tác dụng tuyệt vời của bụp giấm

Theo y học hiện đại

Trong y học hiện đại, hoa Atiso đỏ cũng như bụp giấm cũng được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau với những nghiên cứu chứng minh công dụng chữa bệnh của loài thực vật này như sau:

  • Lợi tiểu và lợi mật, bổ gan: Các nghiên cứu và thử nghiệm trên động vật cho thấy trong nước ép từ hoa bụp giấm chứa nhiều acid hữu cơ có tác dụng lợi tiểu, lợi mật, lọc máu và hạ huyết áp. Một nghiên cứu khác trên chuột hamster cũng phát hiện tác dụng hỗ trợ bảo vệ gan của loài hoa này khi có khả năng làm tăng các enzyme chuyển hóa thuốc bên trong gan lên 65%.
  • Giảm áp suất mạch, hạ huyết áp: Một số hoạt chất trong hoa có tác dụng giảm áp suất mạch và có thể giúp cải thiện tình trạng huyết áp cao. Hàm lượng cao bioflavonoids hỗ trợ ngăn chặn oxy hóa Lipoprotein trong máu, từ đó cân bằng huyết áp.
  • Kháng khuẩn: Dầu ép từ hạt bụp giấm và chất không xà phòng hóa có tác dụng kháng khuẩn trên một số loại vi khuẩn và nấm, bao gồm cả các chủng vi khuẩn và nấm gây bệnh nguy hiểm cho con người như Escherichia coli, Salmonella typhi, Bacillus subtilis, Coryne bacterium pyogenes, Staphylococcus aureus, Aspergillus, Trychophyton và Cryptococcus,…
  • Tác dụng chống co thắt cơ trơn: Một số nghiên cứu cho thấy chiết xuất vị dược này có tác dụng chống co thắt cơ trơn, giúp làm thư giãn cơ trơn tử cung. Điều này có thể giúp giảm triệu chứng đau bụng kinh và các vấn đề về tử cung ở nữ giới.
  • Tác dụng kháng sinh, trị ho, viêm họng: Trong đài hoa có chứa một số chất kháng sinh tự nhiên, đồng thời có tác dụng làm trơn niêm mạc họng từ đó có thể hỗ trợ trị ho và giảm viêm họng.
  • Trị bệnh tim mạch và đường ruột: Rovesti and Griebel cũng có công bố kết quả nghiên cứu về tác dụng chữa xơ vữa động mạch của nước dịch chiết từ hoa bụp giấm. Đồng thời, nhiều hoạt chất bên trong được phát hiện có tính kháng khuẩn đường ruột cao.
  • Chống lão hóa và ngừa ung thư: Các thành phần bio-Flavonoids, Flavonoid và Cyanidin trong hoa Atiso đỏ có tính chống oxy hóa mạnh, kết hợp vitamin C và các khoáng chất giúp tăng cường khả năng ức chế hoạt động của gốc tự do, chống lão hóa hiệu quả, từ đó ngăn chặn ung thư.
  • Giảm cân: Trong hoa chứa một loại enzyme giúp tăng sinh Amylase – một chất tham gia vào quá trình thủy phân tinh bột. Nhờ đó, việc sử dụng hoa Atiso thường xuyên giúp cơ thể hạn chế tích lũy calo. Ngoài ra, hoa cũng giúp giảm mỡ trong máu, giảm sự tích nước trong các mô và cơ.

Nhiều nhà nghiên cứu Malaysia, Thái Lan, Myanmar và Philippin cũng đã nghiên cứu các bộ phận của cây, đánh giá dược tính và chứng minh một số công dụng của hoa Atiso đỏ như:

  • Bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng và phòng ngừa bệnh ung thư.
  • Lợi tiểu mạnh, chữa sỏi thận.
  • Hỗ trợ chức năng dạ dày và hệ tiêu hóa, kích thích ăn ngon.
  • An thần nhẹ và giảm căng thẳng thần kinh.
Hoa Hibiscus có khả năng lợi tiểu, nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, hạ huyết áp và mỡ máu,...
Hoa Hibiscus có khả năng lợi tiểu, nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, hạ huyết áp và mỡ máu,…

Gợi ý 4 cách sử dụng hoa Atiso đỏ hiệu quả

Dưới đây là 4 cách sử dụng hoa Atiso đỏ hay hoa bụp giấm, hoa Hibiscus để bồi bổ cơ thể và hỗ trợ chữa bệnh:

Trà bụp giấm giúp thanh nhiệt, hạ huyết áp, giải độc, giảm cân

Trà bụp giấm có nhiều tác dụng chữa bệnh và cải thiện sức khỏe như nhuận tràng, giải độc, thanh nhiệt, giảm huyết áp, lợi tiểu, hỗ trợ giảm mỡ máu cải thiện giảm cân,… Có thể pha trà bụp giấm bằng hai cách: Pha trà nóng và pha trà lạnh. 

Để pha trà nóng, cách thực hiện:

  • Cho 2 – 4 thìa hoa bụp giấm dạng khô vào 1 bình 300 – 400ml nước nóng vừa phải, hãm trong 10 – 15 phút rồi sau đó sử dụng.
  • Có thể thêm 1 thìa mật ong để tăng ngọt giảm chua cho dễ uống. Ngoài ra có thể thêm 1 ít nước cốt chanh, vài lát cam nguyên vỏ hoặc quế. 
  • Phần hoa sau khi uống có thể ăn luôn.

Nếu muốn uống trà lạnh, có thể thực hiện như sau:

  • Ngâm hoa Hibiscus khô trong nước mát 2 ngày (không yêu cầu đun sôi).
  • Sau đó lọc lấy nước uống. 
Có thể hãm trà Atiso đỏ nóng hoặc lạnh tùy sở thích
Có thể hãm trà Atiso đỏ nóng hoặc lạnh tùy sở thích

Làm siro hoa bụp giấm trị ho

Siro hoa bụp giấm được sử dụng để giảm ho và hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Để làm siro, cần chuẩn bị hoa bụp giấm tươi và một lọ đường. Cách ngâm hoa Atiso đỏ làm siro:

  • Rửa sạch toàn bộ hoa, cho hoa vào bình thủy tinh với một lượng đường vừa đủ sao cho cứ một lớp hoa có một lớp đường. 
  • Sau đó, đậy kín nắp bình và bảo quản nơi thoáng mát.
  • Ngâm siro sau 15 ngày là có thể bảo quản lạnh và đem ra sử dụng.
  • Mỗi lần pha uống hoặc dùng với hàm lượng tối đa 30ml.

Mứt hoa Hibiscus

Nguyên liệu sử dụng hoa Atiso đỏ và đường. Cách chế biến hoa Atiso đỏ để làm mứt:

  • Đầu tiên cần rửa sạch hoa Atiso đỏ, tách riêng phần cánh hoa và nhụy hoa, sau đó để nửa ngày cho khô. 
  • Tiếp theo, cho cánh hoa Atiso vào hộp ngâm với đường, lần lượt cho đến khi hết hoa và ngâm hoa Atiso đỏ với đường trong 4 ngày cho tan hết. 
  • Sau đó, gắp riêng phần cánh hoa Atiso ra chảo, sên trên lửa nhỏ cho đến khi cánh hoa hơi quắt lại. 
  • Phần nước đường còn lại hãy cho vào nồi, đun sôi lại để thành siro.
  • Bảo quản mứt và siro hoa Atiso đỏ trong tủ lạnh để dùng dần.
Cách chế biến hoa Atiso đỏ để làm mứt và ngâm siro khá đơn giản
Cách chế biến hoa Atiso đỏ để làm mứt và ngâm siro khá đơn giản

Rượu thuốc ngân hoa Atiso đỏ

Bài thuốc này được làm từ hoa bụp giấm, mật ong và rượu trắng. Hoa bụp giấm được cho là có tác dụng lợi mật, nhuận tràng và hỗ trợ hệ tiêu hóa. Rượu trắng có tác dụng kích thích tiêu hóa và lợi gan mật, kết hợp với tác dụng kháng khuẩn chống viêm tự nhiên của mật ong.

Để chuẩn bị bài thuốc này, bạn cần sử dụng hoa bụp giấm tươi hoặc khô, mật ong và rượu trắng. Cách ngâm hoa Atiso đỏ làm rượu thuốc:

  • Sau khi làm sạch hoa, bạn cần cho toàn bộ vào bình thủy tinh và cho mật ong và rượu trắng vào sao cho ngập hoa bụp giấm. 
  • Sau 10 ngày ngâm, bài thuốc có thể được sử dụng bằng cách uống mỗi lần 30ml.

Lưu ý cần biết khi mua và sử dụng dược liệu hoa Atiso đỏ

Dưới đây là danh sách các lưu ý cần biết khi mua và sử dụng hoa Atiso đỏ:

  • Chọn mua hoa tươi, khô hoặc chế phẩm từ nguồn cung cấp uy tín, chứng minh được nguồn gốc, chất lượng dược liệu.
  • Với những người có tiền sử tụt huyết áp thấp, nên uống trà Atiso sau bữa ăn và có thể thêm chút đường.
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nên thận trọng khi sử dụng sản phẩm chế biến từ hoa Atiso và nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Không nên sử dụng nước máy để pha trà Atiso, nên dùng nước tinh khiết đun sôi thay thế.
  • Không nên sử dụng quá nhiều mỗi ngày và nên sử dụng vào thời điểm phù hợp. Liều lượng khuyến cáo sử dụng không vượt quá 2 gram/ngày.
  • Trong trường hợp đang giảm cân, không nên dùng hoa Atiso đỏ ngâm đường mà nên dùng sản phẩm trà nguyên chất Atiso.
  • Hoa Atiso đỏ không được sử dụng cho những người có dị ứng với thành phần của hoa bụp giấm.
  • Không nên chế biến hoa Atiso đỏ ở nhiệt độ quá cao để tránh làm giảm giá trị và công dụng của dược liệu.
  • Không nên sử dụng hoa Atiso đỏ kết hợp với các loại thuốc tân dược để tránh tương tác thuốc và làm tăng tác dụng phụ.
  • Nên tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế trước khi sử dụng dược liệu, sản phẩm này.
Sử dụng đúng cách, đúng liều, không dùng cho người huyết áp thấp, phụ nữ đang có thai,...
Sử dụng đúng cách, đúng liều, không dùng cho người huyết áp thấp, phụ nữ đang có thai,…

Hoa Atiso đỏ hay bụp giấm, mân côi gia,… có nhiều ứng dụng trong y học và đời sống, là một loại dược liệu và thực phẩm cực tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, chúng không thể sử dụng thay thế thuốc điều trị và việc dùng cùng cần cẩn trọng, đúng liều lượng, tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ.

Xem thêm:

4.9/5 - (7 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0961716466

Tin mới

chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...