Huyệt Kinh Môn: Vị Trí, Tác Dụng Và Lưu Ý Khi Tác Động Trị Bệnh
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênHuyệt Kinh Môn có mối quan hệ mật thiết đến tạng phủ, vậy nên được ứng dụng phổ biến trong điều trị nhiều bệnh lý. Để hiểu hơn về huyệt đạo này, mời bạn đọc tham khảo những thông tin chi tiết mà Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc cung cấp dưới đây.
Giới thiệu tổng quan về huyệt Kinh Môn
Huyệt Kinh Môn (còn được gọi với tên khác như huyệt Khí Phủ, huyệt Khí Du), có xuất xứ từ Thiên ‘Kinh Mạch’ (LKhu.10), là huyệt đạo thứ 25 của kinh Đởm. Trong Trung Y giải thích ý nghĩa của huyệt đạo như sau: “Kinh” ý chỉ vùng to lớn, trọng yếu; “Môn” là môn hộ. Đây là huyệt mộ của kinh Thận, chủ trị thủy đạo không thông, mà thủy đạo là môn hộ. Vậy nên, huyệt đạo được gọi là huyệt Kinh Môn.
Huyệt Kinh Môn nằm ngay vùng bụng, ở bờ dưới đầu xương sườn tự do số 12. Với vị trí này, khi giải phẫu sẽ thấy những đặc điểm như:
- Dưới da huyệt chính là cơ chéo bé của bụng, cơ chéo to của bụng, cơ ngang bụng, đầu cụt xương sườn 12, phúc mạc, mạc ngang, thận.
- Thần kinh vận động cơ là hệ thống 6 dây thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng – sinh dục.
- Tiết đoạn thần kinh D9 sẽ chịu trách nhiệm chi tối da cùng huyệt.
Công dụng của huyệt Kinh Môn đối với sức khỏe
Huyệt Kinh Môn được các ứng dụng phổ biến trong các liệu trình điều trị bệnh bằng phương pháp châm cứu, bấm huyệt. Theo ghi chép trong tài liệu Y học, huyệt đạo này có tác dụng Ôn Thận hàn, dẫn Thủy thấp, giáng Vị khí. Huyệt chủ trị các bệnh lý như:
- Điều trị viêm thận: Một trong những tác dụng chính của huyệt là ôn Thận hàn. Nhờ đó, khi ứng dụng liệu pháp điều trị phù hợp sẽ giúp điều trị một số bệnh liên quan đến thận như viêm thận, đau thận, tiểu rắt, tiểu bí.
- Chữa đau bụng, đau liên sườn: Với vị trí nằm ngay đầu xương cụt thứ 12, huyệt đạo Kinh Môn có mối liên hệ mật thiết với các huyệt đạo khác vùng bụng, Vậy nên, khi tác động vào huyệt hoặc kết hợp cùng huyệt đạo phù hợp sẽ giúp lưu thông khí huyết, giãn mạch, thư giãn cơ giúp chữa chứng bệnh đau bụng và đau liên sườn.
- Điều trị đầy bụng, tiêu chảy: Huyệt Kinh Môn có quan hệ mật thiết với chức năng của tạng phủ, giúp điều hòa hệ tiêu hóa. Nhờ đó giúp cải thiện tình trạng đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy.
Xem thêm: Huyệt Trật Biên: Vị Trí Và Những Tác Dụng Đối Với Sức Khỏe
Cách tác động khai thông huyệt Khí Phủ
Để phát huy hiệu quả công dụng đối với sức khỏe, dưới đây chuyên gia tại Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc hướng dẫn các tác động châm cứu, bấm huyệt Kinh Môn trị bệnh chuẩn Y học cổ truyền.
- Hướng dẫn cách bấm huyệt: Xác định vị trí huyệt Kinh Môn. Sử dụng đầu ngón tay day ấn vào huyệt với lực vừa phải theo chiều kim đồng hồ. Thực hiện trong vòng 2 – 3 phút và có thể kết hợp cùng dầu gió hoặc các loại cao xoa bóp để tăng hiệu quả.
- Hướng dẫn cách châm cứu: Xác định vị trí huyệt đạo, đồng thời chuẩn bị đầy đủ dụng cụ châm cứu. Dùng kim châm cứu châm thẳng vào huyệt từ 0.5 – 1 thốn, cứu từ 3 – 5 tráng, ôn cứu khoảng 5 – 10 phút.
Lưu ý, tránh châm cứu sâu sẽ ảnh hưởng đến thận và các dây thần kinh bên trong gây biến chứng nghiêm trọng.
Phối huyệt Kinh Môn trị bệnh hiệu quả
Dưới đây là hướng dẫn các phối huyệt Khí Phủ trị bệnh hiệu quả được ghi chép trong các tài liệu Y học cổ.
- Phối cùng huyệt Hành Gian (C 2): Giúp điều trị lưng đau (Giáp Ất Kinh).
- Phối cùng huyệt Âm Lăng Tuyền (Ty 9) + huyệt Nhiên Cốc (Th 2): Điều trị đi ngoài phân sống (theo Thiên Kim Phương).
- Phối cùng huyệt Thạch Quan (Th 18): Điều trị sán khí, thoát vị (theo Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Phối cùng huyệt Bàng Quang Du (Bq 28) + huyệt Thận Du: Trị cột sống lưng đau (theo Thiên Kim Phương).
- Phối cùng huyệt Lãi Câu (C 5) + huyệt Trung Phong (C 4): Điều trị đau bụng dưới (theo Tư Sinh Kinh).
- Phối cùng huyệt Chiếu Hải (Th 6): Điều trị tiểu vàng, tiểu rắt, tiểu không thông (theo Tư Sinh Kinh).
- Phối cùng huyệt Chương Môn (C 13) + huyệt Thiên Xu + huyệt Ủy Trung (Bq 40): Điều trị lưng đau (theo Châm Cứu Học Giản Biên).
Lưu ý khi tác động huyệt đạo đảm bảo an toàn, hiệu quả
Trong quá trình châm cứu, bấm huyệt Kinh Môn, cần lưu ý những vấn đề quan trọng dưới đây:
- Trước và sau khi châm cứu, không nên sử dụng rượu bia, chất kích thích sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả trị bệnh.
- Đối với phương pháp châm cứu, người bệnh nên đến phòng khám chuyên khoa Đông y để được thầy thuốc, bác sĩ tiến hành điều trị, điều này đảm bảo tránh những sai phạm gây nguy hiểm sức khỏe.
- Trong quá trình châm cứu, bấm huyệt, nếu cơ thể người bệnh xuất hiện triệu chứng bất thường cần ngừng tác động và theo dõi thêm.
- Một số đối tượng không thực hiện châm cứu, bấm huyệt trị bệnh như: Người có sức khỏe yếu, người bị suy gan thận, người đang bị bệnh nhiễm trùng, phụ nữ có bầu, trẻ nhỏ.
Hy vọng những thông tin về huyệt Kinh Môn mà Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc vừa chia sẻ sẽ giúp bạn đọc có thể kiến thức hữu ích, hỗ trợ đắc lực trong quá trình cải thiện sức khỏe.
Xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!