Huyệt Lao Cung Là Gì? Châm Cứu, Bấm Huyệt Trị Bệnh Thế Nào?
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênHuyệt Lao Cung có vị trí đặc biệt ngay giữa lòng bàn tay. Vì thế, việc tác động vào huyệt đạo này mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nên được ứng dụng rộng rãi trong điều trị một số căn bệnh. Cụ thể, những thông tin chi tiết về Lao Cung huyệt sẽ được Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc bất mí trong bài viết dưới đây.
Giới thiệu tổng quan về huyệt Lao Cung
Huyệt Lao Cung có xuất từ Giáp Ất Kinh, được biết đến với nhiều tên khác như huyệt Chưởng Trung, huyệt Quỷ Lộ, Quỷ Quật. Có vị trí đặc biệt, huyệt Lao Cung ở lòng bàn tay sở hữu những đặc tính nổi bật như sau.
Huyệt Lao Cung là gì? Đặc tính thế nào?
Theo giải nghĩa từ điển Hán Việt, “Lao” nghĩa là lao động, “Cung” nghĩa là cung điện lộng lẫy xa hoa. Huyệt đạo có tên như vậy bởi vị trí của nó nằm ngay trên lòng bàn tay của con người – bộ phận trên cơ thể tượng trưng cho sự lao động vinh quang, đồng thời vị trí chính giữa lòng bàn tay thuộc “Quyết thủ tam bảo âm” – cung điện của tâm hồn.
Đây là huyệt thứ đạo thứ 8 của kinh Tâm Bào, là huyệt Vinh thuộc hành Hỏa. Đồng thời, Lao Cung thuộc một trong “Thập Tam Quỷ Huyệt” (Quỷ Quật) nên có tác dụng trong điều trị bệnh tâm thần.
Xem thêm: Huyệt Kiên Ngung: Cách Xác Định Vị Trí Và Lưu Ý Khi Khai Thông
Huyệt Lao Cung ở đâu?
Việc xác định vị trí huyệt Lao Cung rất quan trọng. Bởi nếu tác động lệch vị trí có thể chạm vào huyệt đạo khác, điều này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm gây xung đột hoặc tai biến ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy huyệt Lao Cung nằm ở đâu?
Lao Cung huyệt nằm ở chính giữa lòng bàn tay, có thể xác định dễ dàng bằng cách gấp các ngón tay sao cho đầu ngón chạm vào đường vân của gan bàn tay. Điểm mà đầu ngón giữa chạm vào nếp gấp giữa lòng bàn tay chính là huyệt đạo Lao Cung cần tìm.
Huyệt Lao Cung có tác dụng gì?
Liệu pháp châm cứu, bấm huyệt Lao Cung có tác dụng gì là vấn đề nhận được rất nhiều quan tâm. Trong Y học cổ truyền, các huyệt đạo đều có liên hệ mật thiết tới cơ quan trên cơ thể, tác động mạnh mẽ đến hệ tuần hoàn, hệ thần kinh hay các chức năng bài tiết, chức năng sinh lý,… Huyệt Lao Cung được biết đến với tác dụng an thần (thư giãn thần kinh, não bộ), thanh tâm hỏa (thanh nhiệt, hạ hỏa, giải trừ độc khí trong cơ thể), trừ thấp nhiệt (loại bỏ độc tố và chất béo dư thừa). Vậy nên huyệt có khả năng chủ trị các bệnh như:
- Trị chứng ra mồ hôi tay: Huyệt đạo nằm ngay trên lòng bàn tay, khi tác động day bấm đúng cách sẽ giúp đả thông kinh mạch và kết nối các dây thần kinh với nhau, đồng thời ức chế quá trình bài tiết mồ hôi tay rất hiệu quả.
- Huyệt Lao Cung chữa bệnh gì? Trị nấc: Trong Đông y, hiện tượng nấc xuất hiện do khí uất gây nội tạng bất hòa, ảnh hưởng đến cơ chế điều hòa tân dịch và vận khí. Để điều trị chứng bệnh nấc này, người bệnh day bấm vào huyệt đạo Lao Cung khoảng 3 – 5 phút.
- Trị động kinh: Một trong những tác dụng của huyệt Lao Cung là điều trị động kinh. Bởi huyệt có khả năng giải phóng tâm ma, điều hòa thần kinh, kiểm soát triệu chứng động kinh như co giật, sùi bọt mép.
- Viêm xoang, khô miệng: Các triệu chứng bệnh viêm xoang, khô miệng sẽ được điều trị hiệu quả khi tiến hành châm cứu huyệt Lao Cung.
Kỹ thuật châm cứu, bấm huyệt Lao Cung an toàn hiệu quả
Châm cứu và bấm huyệt là 2 liệu pháp ứng dụng huyệt Chưởng Trung trong trị bệnh phổ biến hiện nay trong Đông y. Để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt nhất, dưới đây Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc hướng dẫn các kỹ thuật thực hiện chuẩn Đông y.
Cách bấm huyệt
Theo Y học cổ truyền, bấm huyệt sẽ giúp hỗ trợ khai thông khí huyết, kích thích cơ chế tự phục hồi của bản thân. Vậy nên, giúp điều trị hiệu quả nhiều bệnh lý. Các bước thực hiện bấm huyệt Lao Cung rất đơn giản như sau:
- Bước 1: Xác định vị trí huyệt đạo trên lòng bàn tay.
- Bước 2: Dùng ngón tay cái của bàn tay còn lại ấn vào huyệt đạo, kết hợp hít thở nhẹ nhàng.
- Bước 3: Thực hiện day ấn 5 – 6 hiệp, mỗi hiệp 2 phút, đều đặn mỗi ngày 3 lần vào buổi sáng, buổi trưa và buổi tối.
Người bệnh cần chú ý, khi tự bấm huyệt tại nhà, cần đảm bảo xác định chính xác vị trí và điều chỉnh lực đạo phù hợp, tránh dùng lực quá mạnh hoặc quá nhẹ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả trị liệu.
Cách châm cứu
Phương pháp châm cứu đòi hỏi kỹ thuật thực hiện cao hơn để đảm bảo an toàn tuyệt đối. Người bệnh không tự ý áp dụng liệu pháp này tại nhà. Thông thường, các thầy thuốc, bác sĩ sẽ tiến hành các bước như sau:
- Bước 1: Xác định vị trí huyệt đạo Lao Cung.
- Bước 2: Dùng kim châm thẳng xuống lòng bàn tay, hướng về phía mặt mu bàn tay đối diện với độ sâu từ 0.3 – 0.5 thốn.
- Bước 3: Cứu 1 – 3 tráng. Ông cứu với thời gian từ 5 – 10 phút.
Đối với cả châm cứu và bấm huyệt, trong quá trình thực hiện người bệnh cần thả lỏng cơ thể, tránh gồng cứng hoặc căng thẳng sẽ làm giảm tác dụng.
Hướng dẫn phối huyệt nâng cao tác dụng
Không dừng lại ở tác dụng đơn huyệt, khi phối Lao Cung cùng những huyệt đạo có đặc tính tương hợp sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Trong tài liệu Y học cổ cũng đã ghi chép chi tiết các công thức phối huyệt, cụ thể như sau:
- Phối cùng huyệt Thiếu Trạch (Ttr 1) + huyệt Tam Gian (Đtr.3) + huyệt Thái Xung (C.3): Điều trị miệng nóng, khô (Theo Thiên Kim Phương).
- Phối cùng huyệt Ẩn Bạch (Ty.1) + huyệt Hành Gian (C.3) + huyệt Khúc Trì (Đtr.11) + huyệt Kim Tân + huyệt Ngọc Dịch + huyệt Nhiên Cốc (Th.2) + huyệt Thái Xung (C.3) + huyệt Thủy Câu (Đc.26) + huyệt Thừa Tương (Nh.24) + huyệt Thương Khâu (Ty.5): Điều trị tiêu khát (Theo Thiên Kim Phương).
- Phối cùng huyệt Đại Lăng (Tb.7): Điều trị hay cười (Theo Tư Sinh Kinh).
- Phối cùng huyệt Đại Lăng (Tb.7): Điều trị tâm phiền (Theo Châm Cứu Tụ Anh Châm Cứu Tụ Anh).
- Phối cùng huyệt Dương Cốc (Ttr 5) + huyệt Hiệp Khê (Đ.43) + huyệt Hợp Cốc (Đtr.4) + huyệt Lệ Đoài (Vi.45) + huyệt Thương Dương (Đtr.1) + huyệt Uyển Cốt (Ttr 4): Điều trị bệnh nhiệt mà mồ hôi không ra (Theo Châm Cứu Tụ Anh).
- Phối cùng huyệt Đại Lăng (Tb.7) + huyệt Đàn Trung (Nh.17) + huyệt Kỳ Môn (C.14): Điều trị thương hàn, hông sườn đau (Theo Châm Cứu Đại Thành).
- Phối cùng huyệt Hậu Khê (Ttr 3): Điều trị hoàng đản (Theo Bách Chứng Phú).
- Phối cùng huyệt Ẩn Bạch (Ty.1) + huyệt Hạ Liêu (Bq.34) + huyệt Hội Dương (Bq.35) + huyệt Phục Lưu (Th.7) + huyệt Thái Bạch (Ty.3) + huyệt Thái Xung (C.3) + huyệt Thừa Sơn (Bq.57): Điều trị tiêu ra máu (Theo Thần Cứu Kinh Luân).
- Phối cùng huyệt Bát Tà: Điều trị lòng bàn tay bị lở loét (Nga chưởng phong) (Theo Trung Hoa Châm Cứu Học).
- Phối cùng huyệt Nhân Trung (Đc.26) + huyệt Hợp Cốc (Đtr.4) thấu huyệt Lao Cung (Tb.8): Điều trị hysteria (Theo Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Phối cùng huyệt Đại Lăng (Tb.7) + huyệt Nội Quan (Tb.6): Điều trị dạ dày viêm cấp (Theo Châm Cứu Học Thượng Hải).
Những lưu ý khi châm cứu, bấm huyệt Lao Cung
Huyệt Lao Cung có mối quan hệ mật thiết với các huyệt đạo khác trong hệ thống kinh mạch. Nếu tác động sai vị trí, kỹ thuật có thể dẫn đến những tai biến nghiêm trọng. Để đảm bảo an toàn cho người bệnh, Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc đưa ra một số lưu ý quan trọng dưới đây:
- Tuyệt đối không bấm huyệt cho bà bầu, trẻ nhỏ, người bị bệnh nhiễm trùng hoặc người có chức năng gan thận đang suy giảm nghiêm trọng.
- Nếu vị trí huyệt đạo đang có vết thương hở, sưng đau hoặc bị nhiễm trùng lở loét cũng không châm cứu hay bấm huyệt để tránh tình trạng nghiêm trọng hơn.
- Không châm cứu, bấm huyệt trong trạng thái bụng quá no, quá đói hoặc vừa sử dụng chất kích thích.
- Cần đảm bảo sử dụng các dụng cụ hỗ trợ châm cứu được khử khuẩn sạch sẽ, tránh gây nhiễm trùng hoặc các bệnh lây nhiễm chéo.
- Song song thực hiện liệu pháp bấm huyệt và châm cứu, người bệnh cần kết hợp chế độ ăn uống đầy đủ chất và nghỉ ngơi hợp lý. Điều này giúp gia tăng hiệu quả trong điều trị bệnh.
Qua những thông tin trên, một lần nữa khẳng định huyệt Lao Cung là một huyệt đạo quan trọng, giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý trên cơ thể. Để hiệu quả này được phát huy tối đa, đồng thời tránh những tai biến không mong muốn, người bệnh không tự ý áp dụng các phương pháp trị liệu tại nhà mà cần đến phòng khám Y học cổ truyền để bác sĩ tiến hành thực hiện.
Xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!