Huyệt Hợp Cốc Nằm Ở Đâu? Khám Phá Tác Dụng Đối Với Cơ Thể

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Nằm tại vị trí đắc địa trên cơ thể, huyệt Hợp Cốc không chỉ có tác dụng trong trị liệu chữa bệnh mà còn được ứng dụng trong võ thuật. Để giúp bạn đọc có thêm kiến thức nhằm áp dụng trong quá trình cải thiện và nâng cao sức khỏe, dưới đây là thông tin chi tiết về công năng của huyệt đạo và các cách khai thông – phối huyệt trị bệnh hiệu quả.

Giới thiệu tổng quan về huyệt Hợp Cốc

Huyệt Hợp Cốc có đặc tính gì? Huyệt Hợp Cốc nằm ở đâu? Cách xác định huyệt ra sao? là những vấn đề được nhiều người quan tâm, dưới đây là giải đáp chi tiết và chính xác nhất của Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc.

Huyệt Hợp Cốc là gì?

Giải thích ý nghĩa của tên huyệt, trong Trung Y Cương Mục ghi chép, “Hợp” nghĩa là sự kết hợp, hợp nhất, “Cốc” nghĩa là hang, khe. “Hợp Cốc” ý chí vị trí huyệt đạo nằm trên mu bàn tay, tại vị trí giao nhau của miệng hang.

Ngoài ra, huyệt đạo còn có tên gọi khác là Hổ Khẩu. Bởi khi mở căng bàn tay, khoảng cách giữa ngón trỏ và ngón cái dang rộng trông như miệng hổ.
Huyệt có xuất xứ từ Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2), sở hữu những đặc tính như:

  • Là huyệt thứ 4 của Đại Trường kinh, chạy thẳng tới Đại Tràng.
  • Là 1 trong tổng 6 huyệt chuyên trị vùng đầu, miệng, mắt.

Đặc biệt, trong các tài liệu Y học ghi chép, Hợp Cốc là điểm nổi kinh mạch từ mu bàn tay tới đại tràng thông qua hàng trăm mao mạch nhỏ. Vậy nên huyệt đạo này có ảnh hưởng mạnh tới sự vận hành của lục phủ ngũ tạng trong cơ thể.

huyet hop coc
Hình ảnh mô tả huyệt đạo Hợp Cốc

Xem thêm: Huyệt Kinh Môn: Vị Trí, Tác Dụng Và Lưu Ý Khi Tác Động Trị Bệnh

Cách xác định huyệt Hợp Cốc

Huyệt Hợp Cốc nằm tại vị trí dễ tìm kiếm, ngay trên 2 mu bàn tay, ở bờ ngoài, giữa các xương ngón tay. Hiện có 2 phương pháp xác định vị trí huyệt đạo đơn giản, chính xác như sau:

  • Cách 1: Khép ngón trỏ và ngón cái với nhau, huyệt đạo cần tìm nằm ở điểm cao nhất của phần cơ giữa ngón trỏ và ngón cái.
  • Cách 2: Xòe rộng ngón trỏ và ngón cái, dùng nếp gấp ngón cái của tay còn lại đặt lên điểm nối giữa 2 ngón tay đang xòe. Huyệt đạo cần tìm sẽ nằm tại vị trí đầu ngón tay cái chạm vào.

Dưới đây là đặc điểm phẫu thuật vị trí huyệt:

  • Dưới da huyệt là cơ gian cốt mu tay, bờ trong gân cơ duỗi dài của ngón tay cái, bờ trên cơ khép ngón tay cái.
  • Thần kinh vận động cơ là nhánh dây thần kinh trụ và dây dây thần kinh tay quay.
  • Da vùng huyệt được chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6 – C7.

Huyệt Hợp Cốc có tác dụng gì?

Trong Y học cổ truyền, huyệt Hợp Cốc có tác dụng trấn thống, thanh tiết, phế khí, thông Trường Vị, khu phong, phát biểu, giải nhiệt. Nhờ những tác dụng này, huyệt đạo không chỉ được dùng trong trị liệu nhiều bệnh lý mà còn ứng dụng phổ biến trong võ thuật.

Tác dụng huyệt Hợp Cốc trong trị liệu

Trong trị liệu, huyệt Hợp Cốc chữa bệnh gì? Đây là huyệt đạo mang đến nhiều tác dụng, thậm chí trong một số tài liệu y học từ Trung Quốc, huyệt có thể chữa đến hơn 90 bệnh từ nặng đến nhẹ. Tuy nhiên, Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc chia sẻ một số tác dụng chính khi tác động đúng cách vào Hợp Cốc huyệt.

  • Giảm đau đầu, vai gáy: Dương khí ở Hợp Cốc huyệt tương đối mạnh, nên khi bấm huyệt sẽ có tác dụng giảm cơn đau hiệu quả, đặc biệt là các cơn đau đầu, đau nửa đầu, đau cổ vai gáy, đau nhức đầu do căng thẳng,….
  • Huyệt Hợp Cốc chữa đau răng: Một trong những tác dụng của huyệt là trị đau răng. Theo đó, chỉ cần day ấn huyệt đúng cách, triệu chứng sưng đau, ê buốt sẽ được cải thiện đáng kể.
  • Các bệnh ở vùng mặt và đầu: Bấm huyệt đạo này có thể cải thiện đáng kể những cơn đau liên quan đến vùng mặt và đầu, đặc biệt là liệt mặt, khô miệng.
  • Ổn định đường ruột và dạ dày: Tác động vào huyệt vị này sẽ tạo ra 1 luồng khí giúp cải thiện hoạt động đường tiêu hóa, giúp cân bằng tỳ vị, giảm triệu chứng buồn nôn, chướng bụng, khó tiêu,…. đồng thời kích thích vị giác, trị chứng chán ăn.
  • Làm đẹp, dưỡng nhan: Ít ai biết được huyệt đạo này được ứng dụng trong làm đẹp và dưỡng nhan. Theo đó, mỗi ngày chỉ cần dành ra 10 phút day bấm huyệt vị để cải thiện tình trạng nám da, mụn da, dị ứng,… đây cũng là bí quyết ngăn ngừa lão hóa, giúp da giữ được nét mềm mịn, trẻ trung dài lâu.
  • Phòng ngừa, điều trị bệnh cảm: Thường xuyên bấm huyệt Hổ Khẩu có thể kích thích tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, nhờ đó, giúp cơ thể phòng tránh được bệnh cảm vặt khi thay đổi thời tiết.
huyet hop coc
Bấm huyệt Hổ Khẩu giúp phòng ngừa cảm cúm hiệu quả
  • Phòng ngừa bệnh phong hàn, phong nhiệt: Bên cạnh đó, khi bấm huyệt đạo này sẽ giúp khai thông tuyến mồ hôi của cơ thể, từ đó tăng khả năng bài tiết mồ hôi, giúp độc tố dễ dàng được đào thải ra ngoài. Giúp cơ thể điều trị và phòng ngừa bệnh phong hàn, phong nhiệt.
  • Chống say xe, điều hòa huyết áp: Tác động day bấm Hợp Cốc huyệt có thể giúp điều hòa ổn định huyết áp và giảm các triệu chứng say xe khó chịu như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa.
  • Bấm huyệt Hợp Cốc trị cảm nắng: Khi thời tiết oi bức, nắng chói chang khiến cơ thể dễ bị cảm nắng và mất nước. Trong trường hợp người bệnh ngất, mệt lả hoặc choáng váng do cảm nắng, bạn có thể cấp cứu bằng cách dùng tay ấn mạnh vào huyệt đạo trong khoảng 3 phút để người bệnh hồi tỉnh.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi “bấm huyệt Hợp Cốc có tác dụng gì?”. Chính vì sở hữu nhiều lợi ích tuyệt vời nên huyệt đạo này thường xuyên xuất hiện trong các liệu pháp điều trị bệnh Y học cổ truyền.

Trong võ thuật

Đối với võ thuật cổ truyền, huyệt Hợp Cốc nằm trong Tứ huyệt vô cùng quan trọng bao gồm Thần đạo – Hợp cốc – Đại chùy – Nhân trung. Vậy nên huyệt được ví là sinh huyệt, có tác dụng giải huyệt, tức là hồi sinh người bị đả ngất, bị điểm huyệt.

Ngoài ram Hợp Cốc huyệt còn có khả năng cứu tỉnh người bị ngất do những nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, cần lưu ý, khi bấm vào huyệt đạo sẽ có thể gây tê và chóng mặt. Nhiều trường hợp người điểm vào huyệt đạo này có võ công cao có thể khiến người bị điểm huyệt tàn phế.

Cách châm cứu, bấm huyệt trị bệnh

Để huyệt đạo phát huy công dụng trị bệnh tốt nhất, người bệnh cần áp dụng đúng phương pháp khai thông. Hiện nay, Y học cổ truyền thường ứng dụng phổ biến 2 liệu pháp châm cứu và bấm huyệt Hợp Cốc.

Cách châm cứu huyệt

Liệu pháp này đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, cần thực hiện bởi thầy thuốc, bác sĩ, chuyên gia Y học cổ truyền để đảm bảo hiệu quả và an toàn.

  • Bước 1: Xác định vị trí huyệt Hợp Cốc.
  • Bước 2: Dùng kim châm thẳng vào huyệt từ 0.5 – 1 thốn. Cứu 3 – 5 tráng. Ôn cứu 5 – 10 phút.
huyet hop coc
Dùng kim châm thẳng vào huyệt từ 0.5 – 1 thốn

Cách bấm huyệt Hợp Cốc

Đây là phương pháp đơn giản, do huyệt đạo nằm ngay vị trí dễ tìm nên người bệnh chỉ cần nắm rõ kỹ thuật bấm huyệt là có thể tự thực hiện tại nhà.

  • Bước 1: Xác định vị trí huyệt Hợp Cốc ở đâu.
  • Bước 2: Dùng đầu ngón tay day bấm huyệt từ 1 – 3 phút.

Mỗi ngày nên thực hiện liệu pháp này 2 lần, áp dụng trong 1 thời gian từ 3 – 5 tuần sẽ thấy cải thiện sức khỏe. Lưu ý, dùng lực đạo vừa phải, không quá mạnh vì sẽ làm đau huyệt Hợp Cốc và không quá nhẹ vì sẽ không thể khai thông huyệt đạo.

Phối huyệt Hợp Cốc tăng hiệu quả trị bệnh

Không chỉ có tác dụng đơn huyệt, khi được kết hợp cùng những huyệt đạo phù hợp sẽ giúp tăng cường khả năng điều trị bệnh của huyệt Hổ Khẩu. Cụ thể, dưới đây là những ghi chép chi tiết về cách phối huyệt Hổ Khẩu.

  • Kết hợp cùng huyệt Quan Minh: Giúp bổ âm khí, tán phong khí, cải thiện các vấn đề về mắt.
  • Kết hợp cùng huyệt Phục Lưu: Có tác dụng điều tiết mồ hôi.
  • Kết hợp cùng huyệt Khúc Trì: Có tác dụng đuổi hơi ẩm, nhiệt và gió.
  • Kết hợp cùng huyệt Thái Xung: Giúp điều trị co giật, co cứng cơ mặt, co cứng cơ.
  • Kết hợp cùng huyệt Tam Âm Giao: Điều trị trở ngại khi chuyển dạ ( chứng sinh đẻ khó).
  • Kết hợp cùng huyệt Địa Cơ: Điều trị các cơn đau bụng kinh do khí và huyết ứ trệ.
  • Kết hợp cùng huyệt Nam Quế + huyệt Phong Chi: Giúp xua tan tà gió, trị đau nhức mặt.
  • Kết hợp cùng huyệt Túc Tam Lý + huyệt Bá Hội: Giúp tăng khả năng tập trung và giảm đau.
  • Kết hợp cùng huyệt Nội Đình: Giúp giảm các cơn đau răng, đau dây thần kinh sinh ba.
huyet hop coc
Kết hợp cùng huyệt đạo phù hợp sẽ giúp tăng cường khả năng điều trị bệnh của Hợp Cốc huyệt

Lưu ý khi tác động huyệt trị bệnh

Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi tác động huyệt đạo trị bệnh:

  • Tuyệt đối không châm cứu huyệt đạo Hợp Cốc cho bà bầu, trẻ nhỏ, người cao tuổi có sức khỏe yếu, người suy giảm chức năng gan thận.
  • Sử dụng lực đạo vừa phải để tránh làm huyệt Hợp Cốc bị đau. Đặc biệt, nếu trên da vùng huyệt có vết thương hở, tuyệt đối không châm cứu, bấm huyệt lên đó.
  • Đây là phương pháp đòi hỏi sự kiên trì, người bệnh cần theo đúng liệu trình điều trị để thấy bệnh tình được cải thiện.

Bài viết giúp bạn đọc giải đáp huyệt Hợp Cốc trị bệnh gì và hướng dẫn chi tiết cách xác định vị trí, các kỹ thuật tác động khai thông huyệt đạo. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình trị bệnh, cải thiện sức khỏe.

Xem thêm:

Gọi ngay

0988954675

Tin mới

Chương trình tư vấn sức khỏe miễn phí diễn ra tại quận Bình Thạnh

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Đẩy Lùi Bệnh Lý Tim Mạch Tại Quận Bình Thạnh

Hướng tới “Dự án bảo vệ tim mạch Việt Nam” phủ sóng khắp 63 tỉnh...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

[HOT] Cục Máu Đông Do Vắc-Xin, Đột Quỵ Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả – Chuyên Gia Tim Mạch Giải Đáp

Thông tin AstraZeneca thừa nhận tác dụng phụ của vaccine Covid-19 của họ có thể...