Huyệt Kiên Ngung: Cách Xác Định Vị Trí Và Lưu Ý Khi Khai Thông

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Để điều trị đau nhức vai gáy, cánh tay, trong Y học cổ truyền thường ứng dụng liệu pháp châm cứu, bấm huyệt Kiên Ngung. Nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về huyệt đạo này, bài viết dưới đây Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc sẽ chia sẻ chi tiết thông tin liên quan đến vị trí, đặc tính, kỹ thuật tác động và cách phối cùng huyệt đạo tương hợp.

Giới thiệu tổng quan về huyệt Kiên Ngung

Trên cơ thể có hơn 300 huyệt đạo, mỗi huyệt sẽ có đặc tính riêng và có cách xác định vị trí chính xác, giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả nhất. Vậy huyệt Kiên Ngung thuộc đường kinh nào? Huyệt có đặc tính gì? Vị trí ở đâu?

Huyệt Kiên Ngung là gì?

Huyệt Kiên Ngung xuất xứ từ Giáp Ất Kinh. Giải nghĩa về tên huyệt, “Kiên” nghĩa là vai, “Ngung” nghĩa là phần đầu xương vai. Ý chỉ vị trí huyệt đạo nằm tại 1 góc ở đầu xương vai. Ngoài tên gọi này, huyệt còn được biết đến với nhiều tên khác như Kiên Cốt, Thiên Cốt, Thượng Cốt, Biên Cốt, Thiên Kiên, Ngung Tiêm, Trung Kiên Tỉnh.

Về đặc tính của huyệt, các tài liệu Y học cổ truyền ghi chép đây là huyệt thứ 15 của Đại Trường Kinh. Đồng thời, là huyệt Hội của Đại Trường Kinh với Tiểu Trường và Dương Duy mạch.

huyet kien ngung
Hình ảnh minh họa huyệt Kiên Ngung

Vị trí huyệt Kiên Ngung

Huyệt nằm ngay chỗ lõm ngoài vai, phía trước và ngoài khớp mỏm cùng vai – xương đòn. Cụ thể, cách xác định huyệt Kiên Ngung như sau:

  • Đối với người có chuyên môn: Những người có chuyên môn cao như thầy thuốc, bác sĩ có thể sờ để xác định bờ trước mỏm cùng vai, lấy huyệt đạo ở điểm giữa mỏm cùng vai với mấu động lớn của xương cánh tay.
  • Đối với bệnh nhân: Một cách xác định đơn giản hơn, không cần áp dụng nhiều kiến thức về huyệt đạo và phẫu thuật đó là người bệnh dang ngang cánh tay, lúc này sẽ xuất hiện 2 chỗ lõm ở đầu vai, huyệt đạo nằm ngay tại điểm lõm ở phía trước.

Đặc điểm giải phẫu vị trí huyệt đạo Kiên Ngung như sau:

  • Dưới da huyệt đạo là khen giữa bó đòn, bó cùng vai của cơ Delta, xương cánh tay và khe khớp – giữa xương bả vai.
  • Thần kinh vận động cơ vùng huyệt đạo là dây thần kinh mũ.
  • Da vùng huyệt đạo Kiên Ngung bị chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C4.

Tác dụng của huyệt Kiên Ngung đối với sức khỏe

Mỗi huyệt đạo trên cơ thể sẽ có nhiệm vụ riêng trong điều trị bệnh và cải thiện sức khỏe. Vậy tác dụng huyệt Kiên Ngung là gì? Thầy thuốc Y học cổ truyền cho biết, huyệt giúp thanh tiết hỏa khí tại Dương Minh, trục thấp, khu phong, giải nhiệt. Nhờ đó Kiên Ngung huyệt được ứng dụng trong chữa trị bệnh như:

  • Phạm vi đơn huyệt: Điều trị bệnh đau khớp vai, đau cánh tay hoặc các cơn đau do phong thấp,…
  • Phạm vi đa huyệt: Khi phối cùng huyệt đạo tương hợp sẽ giúp điều trị bệnh ngoài da, bán thân bất toại,…

Cách châm cứu, bấm huyệt Kiên Ngung

Kiên Ngung cũng tương tự như các huyệt đạo khác, cần tác động khai thông đúng cách mới có thể phát huy tác dụng trị bệnh tốt nhất. Thầy thuốc Đông y cho biết, hiện huyệt đạo này được đưa và liệu trình chữa bệnh với 2 phương pháp là châm cứu và bấm huyệt.

Châm cứu huyệt đạo Kiên Ngung

So với bấm huyệt, châm cứu có tác động sâu hơn nên đem lại hiệu quả chữa bệnh tốt hơn. Phương pháp này sử dụng kim châm cứu châm trực tiếp lên huyệt, nên nếu có sai lệch sẽ khiến người bệnh đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm. Bởi vậy, để tiến hành châm cứu an toàn, cần đến phòng khám Đông y uy tín. Tại đây, các bác sĩ sẽ thực hiện liệu pháp này như sau:

  • Cách châm cứu chữa bệnh thông thường: Dùng kim châm cứu châm thẳng với độ sâu từ 0.5 – 1 thốn. Hoặc có thể nâng tay bệnh nhân ngang vai rồi châm thẳng vào huyệt Cực Tuyền tại hố nách. Tiếp theo cứu 3 – 5 tráng. Ôn cứu 5 – 15 phút.
  • Châm cứu trị bệnh cơ cơ bó cùng và bó đòn: Để xuôi tay, sau đó châm mũi kim giữa khớp vai và khớp cánh tay với độ sâu từ 0.5 – 1 thốn.
  • Trường hợp châm cứu trị tay lệch ra ngoài: Sau khi xác định huyệt Kiên Ngung ở đâu, dùng kim luồn dưới da huyệt đạo, hướng đầu kim về phía cơ tam giác.
huyet kien ngung
Châm cứu có tác động sâu nên đem lại hiệu quả chữa bệnh tốt hơn bấm huyệt

Day bấm Kiên Ngung trị bệnh

Đây là phương pháp khai thông huyệt đạo quen thuộc, đơn giản mà người bệnh có thể tự thực hiện tại nhà. Nguyên lý của bấm huyệt là tác động 1 lực đạo vừa đủ vào huyệt vị giúp khai thông huyệt, kích thích khả năng tự chữa lành của cơ thể.

Các bước thực hiện rất đơn giản, người bệnh chỉ cần xác định huyệt Kiên Ngung, sau đó dùng đầu ngón tay day ấn lên đó từ 2 – 3 phút, mỗi ngày thực hiện 2 lần để các triệu chứng đau mỏi bả vai, cánh tay thuyên giảm.

Lưu ý, khi thực hiện châm cứu hay bấm huyệt cũng cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ tay, kim châm và các dụng cụ hỗ trợ điều trị khác. Điều này giúp tránh nguy cơ nhiễm trùng ảnh hưởng tới sức khỏe.

Hướng dẫn phối huyệt Kiên Ngung cùng các huyệt tương hợp

Không chỉ dừng lại ở liệu pháp điều trị đơn huyệt, trong Y thư cổ còn ghi chép về cách phối huyệt Kiên Ngung cùng các huyệt đạo tương hợp, giúp tăng công dụng trị bệnh. Dưới đây, Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc tổng hợp chi tiết các cách phối được ứng dụng phổ biến nhất trong Y học cổ truyền.

  • Phối cùng huyệt Khúc Trì (Đtr 11) [đều cứu]: Giúp điều trị lao hạch (Theo Cảnh Nhạc Toàn Thư).
  • Phối cùng huyệt Đại Trữ (Bq 11) + huyệt Phong Môn (Bq 12) + Trung Chử (Ttu 3): Giúp điều trị vai và lưng sưng đau (Theo Châm Cứu Đại Thành).
  • Phối cùng huyệt Dương Khê (Đtr 5): Điều trị phong chẩn, ban sởi (Theo Châm Cứu Tụ Anh).
  • Phối cùng huyệt Điều Khẩu (Vi 38) + huyệt Hạ Cự Hư (Vi 38) + huyệt Linh Đạo (Tm 4) + huyệt Ôn Lưu (Đtr 7) + huyệt Túc Tam Lý (Vi 36): Điều trị nhũ ung (Theo Loại Kinh Đồ Dực).
  • Phối cùng huyệt Bá Hội (Đc 20) + huyệt Khúc Trì (Đtr 11) + huyệt Phát Tế + huyệt Phong Thị (Đ 31) + huyệt Túc Tam Lý (Vi 36) + huyệt Tuyệt Cốt (Đ 39): Có tác dụng phòng trúng phong (Theo Vệ Sinh Bảo Giám).
  • Phối cùng huyệt Âm Lăng Tuyền (Ty 9) + huyệt Khúc Trì (Đtr 11) + huyệt Phong Thị (Đ 31): Có tác dụng điều trị phong thấp đau nhức (Theo Trung Hoa Châm Cứu Học).
  • Phối cùng huyệt Kiên Liêu (Ttr 14) + huyệt Kiên Trinh (Ttr 9) + huyệt Nhu Du (Ttr 10): Điều trị khớp vai đau (Theo Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
  • Phối cùng huyệt Khúc Trì (Đtr 11) + huyệt Kiên Liêu (Ttr 4) + huyệt Kiên Nội Lăng: Điều trị khớp vai viêm (Theo Châm Cứu Học Thượng Hải).
  • Phối cùng huyệt Dương Lăng Tuyền (Đ 34) + huyệt Kiên Liêu (Ttr 4): Điều trị bao khớp dưới xương vai viêm (Theo Châm Cứu Học Thượng Hải).
  • Phối cùng huyệt Hợp Cốc (Đtr 4) + huyệt Khúc Trì (Đtr 11): Điều trị chi trên liệt (Theo Châm Cứu Học Thượng Hải).

Dù các công thức phối huyệt đã được ghi chép rõ ràng, nhưng người bệnh cũng không nên tự ý áp dụng tại nhà. Bởi nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh của mỗi người sẽ khác nhau, thầy thuốc sẽ cần linh hoạt thay đổi công thức, giảm bớt hoặc bổ sung huyệt đạo để kết quả chữa trị tốt nhất.

huyet kien ngung
Phối huyệt Kiên Ngung cùng các huyệt đạo tương hợp giúp tăng công dụng trị bệnh

Lưu ý khi tác động Kiên Ngung huyệt đảm bảo an toàn

Bất cứ phương pháp nào cũng tiềm ẩn những rủi ro ảnh hưởng tới sức khỏe. Đối với châm cứu, bấm huyệt Kiên Ngung cũng vậy. Vì thế, trong quá trình thực hiện điều trị, Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc đưa ra một số lưu ý để tránh tai biến nguy hiểm.

  • Cần đảm bảo xác định huyệt Kiên Ngung nằm ở đâu. Bởi nếu tác động sai huyệt sẽ không phát huy hiệu quả chữa bệnh, thậm chí có thể gây tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.
  • Thời điểm tác động khai thông huyệt lý tưởng nhất là sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ. Chú ý không châm cứu hay bấm huyệt lúc bụng đang no hoặc đang đói hoặc vừa uống rượu bia xong.
  • Sau khi điều trị, cần theo dõi sức khỏe người bệnh, nếu thấy xuất hiện triệu chứng chóng mặt, đau đầu, đổ nhiều mồ hôi, tiêu chảy,… thì có cách xử lý sớm, đảm bảo an toàn.
  • Đây là phương pháp tác động sâu trong cơ thể để trị bệnh, vậy nên hiệu quả thường chậm hơn so với phương pháp tây y. Người bệnh cần theo đúng và đủ liệu trình điều trị để cải thiện sức khỏe tốt nhất.
  • Tuyệt đối không tự ý tác động lên huyệt đạo để trị bệnh cho phụ nữ có thai, trẻ em, người già, người đang bị bệnh nhiễm trùng hoặc một số bệnh ngoại khoa khác.

Huyệt Kiên Ngung được ứng dụng hiệu quả trong điều trị bệnh đau mỏi vai gáy và cánh tay. Nhưng người bệnh cần ghi nhớ những lưu ý quan trọng Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc đã chia sẻ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy công năng trị bệnh tốt nhất.

Xem thêm:

Gọi ngay

0988954675

Tin mới

Chương trình tư vấn sức khỏe miễn phí diễn ra tại quận Bình Thạnh

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Đẩy Lùi Bệnh Lý Tim Mạch Tại Quận Bình Thạnh

Hướng tới “Dự án bảo vệ tim mạch Việt Nam” phủ sóng khắp 63 tỉnh...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

[HOT] Cục Máu Đông Do Vắc-Xin, Đột Quỵ Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả – Chuyên Gia Tim Mạch Giải Đáp

Thông tin AstraZeneca thừa nhận tác dụng phụ của vaccine Covid-19 của họ có thể...