Đau Dạ Dày Nên Ăn Gì
Đau dạ dày nên ăn gì để hỗ trợ điều trị và giảm nguy cơ tổn thương:
Thực phẩm tốt cho đau dạ dày:
- Thực phẩm giàu đạm và protein: Thịt nạc, trứng, cá, ức gà cung cấp lượng đạm giúp bổ sung dưỡng chất và trung hòa axit dạ dày.
- Thực phẩm chứa omega-3: Cá hồi, cá thu, cá mòi giúp giảm nguy cơ loét dạ dày và bảo vệ niêm mạc.
- Thực phẩm giàu chất xơ: Táo, lê, bột yến mạch giảm acid dạ dày và giảm triệu chứng như đầy hơi, đau nhức.
- Trái cây và rau củ tươi: Bổ sung chất xơ, vitamin, và khoáng chất, giúp bảo vệ hệ tiêu hóa và kích thích phục hồi niêm mạc dạ dày.
- Sữa chua: Tăng cường lợi khuẩn, hỗ trợ tiêu hóa và chữa lành vết thương.
- Thức ăn mềm: Cháo, súp, bánh mì giúp giảm cơn đau và hỗ trợ phục hồi dạ dày.
Những thứ nên tránh:
- Đồ dầu mỡ và chiên nhiều dầu: Gây áp lực lên hệ tiêu hóa và làm chậm quá trình phục hồi.
- Gia vị cay nóng: Kích thích acid dạ dày, gây tổn thương niêm mạc.
- Rượu, thuốc lá, cà phê, nước ngọt có ga: Gia tăng acid dạ dày và gây tổn thương niêm mạc.
- Thực phẩm có chứa acid: Cà muối, dưa muối, cà chua, cam, chanh, xoài tăng cường acid dạ dày.
- Đậu, nấm, măng, khoai mì: Chứa chất có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày.
- Đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh: Gây kích thích và tổn thương niêm mạc dạ dày.
Chế độ ăn uống cho người đau dạ dày:
- Ăn đúng giờ, tránh bỏ bữa và ăn quá no.
- Bổ sung bữa nhỏ sau bữa chính và không ăn vào ban đêm.
- Ưu tiên thực phẩm nấu chín, ninh nhừ, luộc.
- Ăn chậm và nhai kỹ.
- Bổ sung nhiều nước, tránh uống sau bữa ăn.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Đau dạ dày có thể gặp phải ở mọi đối tượng. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh là do chế độ ăn uống không khoa học. Vậy, người bị đau dạ dày nên ăn gì? Cần có chế độ kiêng khem như thế nào để bảo vệ niêm mạc dạ dày tốt nhất, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Hãy tham khảo những lời khuyên hữu ích từ chuyên gia dưới đây để tự xây dựng một thực đơn hợp lý.
Tổng Quan Bệnh Học Đau Dạ Dày
Dạ dày hay bao tử là bộ phận tiêu hóa, có vị trí nằm giữa tá tràng và thực quản, đây được xem là một trong bộ phận quan trọng nhất của cơ thể con người. Dạ dày có nhiệm vụ chứa đựng và tiêu hóa lượng thức ăn được cơ thể dung nạp. Đau dạ dày khởi phát khi cơ quan này bị tổn thương (do những tác nhân bên ngoài hoặc vi khuẩn tấn công). Bên cạnh những cơn đau, bệnh lý còn kèm theo các biểu hiện như ợ chua, ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn,...
Tình trạng đau dạ dày sẽ khiến bộ phận không thể hoàn thành chức năng vốn có. Từ đó dẫn đến ảnh hưởng đến khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng. Bệnh lý nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tổng thể, sinh hoạt hàng ngày và tăng nguy cơ phát sinh những biến chứng nặng nề.
Đau bao tử có thể khởi phát ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau, trong đó nhóm người trưởng thành thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những đối tượng còn lại bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc xác định các biểu hiện sớm và có các biện pháp can thiệp đúng cách sẽ giúp kiểm soát bệnh lý nhanh chóng, phòng ngừa phát sinh biến chứng nguy hiểm.
Đau dạ dày là một trong những bệnh lý tiêu hóa phổ biến ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Các triệu chứng bệnh lý khởi phát bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố tác động khác nhau. Việc xác định cụ thể căn nguyên gây bệnh sẽ giúp người bệnh dễ dàng hơn trong việc điều trị cũng như phòng ngừa tái phát.
Dưới đây là các nguyên nhân và yếu tố gây ra bệnh lý:
- Nhiễm vi khuẩn Hp: Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh đau dạ dày. Đây được xem là chủng vi khuẩn nguy hiểm, có thể làm tăng nguy cơ mắc những bệnh lý liên quan đến tiêu hóa, trong đó có đau dạ dày. Số liệu thống kê cho thấy, có đến 80% trường hợp mắc bệnh đau dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori)
- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Đây được xem là một trong những tác nhân trực tiếp gây khởi bệnh. Những thói quen xấu trong ăn uống như ăn không đúng giờ, thường xuyên bỏ bữa, ăn quá nhanh, dung nạp nhiều món ăn chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng, lạm dụng bia rượu, thuốc lá,... Có thể tác động trực tiếp đến dạ dày, khiến bộ phận này hoạt động quá mức dẫn đến tổn thương.
- Yếu tố tâm lý: Thực tế, những người bị căng thẳng thần kinh thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày hơn so với người bình thường. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là khi căng thẳng, áp lực, dịch vị dạ dày có xu hướng tiết ra nhiều hơn. Khi đó, môi trường trong dạ dày sẽ mất cân bằng, lớp niêm mạc có thể bị bào mòn dẫn đến viêm loét, đau rát.
- Lạm dụng thuốc điều trị: Một số loại thuốc tân dược có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn nếu sử dụng trong thời gian dài. Trong đó, dạ dày được xem là cơ quan chịu tác động nhiều nhất. Việc sử dụng thuốc kháng sinh liều cao, thuốc chống viêm chứa steroid,... có thể dẫn đến đau dạ dày, viêm loét hay thậm chí là xuất huyết dạ dày.
- Do bệnh lý: Những bệnh lý nên cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau dạ dày. Một số bệnh lý gây ảnh hưởng đến chức năng của dạ dày, dẫn đến tình trạng đau viêm như hội chứng ruột kích thích, viêm ruột, bệnh lý về tuyến giáp,...
- Một số nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân thường gặp trên, bệnh cũng có thể khởi phát do ngộ độc thực phẩm, không dung nạp gluten, ảnh hưởng do quá trình xạ trị, thiếu máu ác tính, thường xuyên thức đêm, chấn thương dạ dày,..
Các triệu chứng lâm sàng của bệnh đau bao tử thường dễ nhận biết. Cụ thể khi vùng niêm mạc dạ dày bị tổn thương sẽ xuất hiện tình trạng viêm và đi kèm với những biểu hiện đặc trưng của bệnh. Tại các giai đoạn tiến triển khác nhau, các triệu chứng bệnh lý cũng sẽ thể hiện ở mức độ khác nhau.
Dưới đây là những triệu chứng nhận biết bệnh đau dạ dày:
- Đau vùng thượng vị: Bệnh đặc trưng bởi tình trạng đau vùng thượng vị. Những cơn đau có xu hướng tiến triển dữ dội hoặc âm ỉ tại vùng dưới ngực và trên rốn. Trong trường hợp ăn no, triệu chứng có thể lan rộng ra sau lưng.
- Chướng bụng, đầy hơi: Tình trạng đau dạ dày có thể ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa thức ăn. Khi đó, người bệnh thường xuyên đối mặt với những biểu hiện như chướng bụng, đầy hơi, đặc biệt là sau khi ăn.
- Ợ chua, ợ hơi: Đau dạ dày sẽ khiến môi trường pH trong bao tử mất cân bằng. Điều này có thể gây ra hiện tượng ợ hơi, ợ chua trào ngược thực quản.
- Buồn nôn và nôn mửa: Khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương sẽ gây kích thích, khiến người bệnh có cảm giác buồn nôn, nôn mửa khó chịu. Triệu chứng nếu không được kiểm soát kịp thời có thể tiến triển và gây ra các biến chứng như polyp thực quản, viêm thực quản,...
- Chán ăn: Cơn đau dạ dày kéo dài âm ỉ hay dữ dội ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng hoạt động của cơ quan này. Cụ thể, sau mỗi lần ăn, người bệnh cảm giác khó tiêu, ợ chua, nóng bụng, đau rát thượng vị, buồn nôn,... Lâu dần sẽ ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống và gây suy nhược cơ thể.
- Xuất huyết tiêu hóa: Tình trạng này thường xuất hiện ở những trường hợp bị đau dạ dày ở mức độ nghiêm trọng. Xuất huyết tiêu hóa đặc trưng bởi các biểu hiện đại tiện phân lẫn máu, nôn ra máu tươi,... Khi nhận thấy các dấu hiệu này, người bệnh cần được cấp cứu nhanh chóng tránh đe dọa đến tính mạng.
Trong trường hợp đau dạ dày cấp tính, những cơn đau thường bùng phát đột ngột ở mức độ nặng nề. Lúc này, người bệnh cần đến bệnh viện nhanh chóng để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ra các biến chứng nặng nề.
Đau dạ dày nên ăn gì? - Những thực phẩm tốt cho dạ dày
Việc lựa chọn đúng những thực phẩm dung nạp vào cơ thể không những giúp bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể mà còn hạn chế những tổn thương gây ra cho dạ dày. Từ đó giúp hiệu quả chữa bệnh cao hơn, rút ngắn thời gian phục hồi cho người bệnh.
Đau bao tử nên ăn gì - Bổ sung thực phẩm giàu đạm và protein
Thực phẩm giàu đạm và protein là những thực phẩm như thịt nạc, trứng, cá, ức gà,…
Đây là nguồn thực phẩm dồi dào lượng đạm giúp bổ sung dưỡng chất cho cơ thể rất tốt. Bên cạnh đó, các thực phẩm này có khả năng trung hòa axit dạ dày ở mức ổn định và giúp phục hồi tổn thương tại niêm mạc dạ dày.
Lưu ý: Người bệnh chỉ nên bổ sung lượng đạm và protein ở mức độ hợp lý, tránh lạm dụng nhiều gây khó tiêu, khiến dạ dày khó chịu hơn.
Bảo vệ niêm mạc dạ dày bằng thực phẩm chứa omega 3
Người bị đau dạ dày không nên bỏ qua nhóm thực phẩm giàu omega 3. Đây là các loại thực phẩm như: Cá hồi, cá thu, cá mòi, cá trích,...
Các loại thực phẩm giàu omega 3 có tác dụng làm giảm nguy cơ loét dạ dày bằng cách sản sinh các hợp chất prostaglandin, đây là chất giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày và ruột.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể dùng dùng dầu nhuyễn thể, dầu gan cá hoặc bổ sung dầu hạt có nhiều EPA và DFA. Các loại dầu này có chứa omega 3, tốt cho quá trình điều trị và hỗ trợ hồi phục dạ dày hiệu quả.
Đau dạ dày ăn gì tốt? - Hãy cung cấp nhiều thực phẩm giàu chất xơ
Thực phẩm có chất xơ là một trong những nhóm thực phẩm khi bị đau dạ dày nên ăn. Các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ không nên bỏ qua như: Táo, lê, bột yến mạch,...
Chất xơ có tác dụng làm giảm lượng acid trong dạ dày rất hiệu quả. Ngoài ra, đây còn là chất giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh như đầy hơi, đau nhức và viêm loét dạ dày.
Ăn gì khi đau dạ dày? - Nên ăn trái cây và rau củ tươi
Rau, củ quả tươi có chứa hàm lượng chất xơ, vitamin và rất nhiều khoáng chất khác nhau có tác dụng bảo vệ hệ tiêu hóa và ngăn ngừa chất độc tích tụ lại trong thành ruột. Bên cạnh đó, các vitamin còn giúp kích thích niêm mạc dạ dày phục hồi và cải thiện sau khi bị tổn thương.
Đặc biệt người bệnh nên sử dụng các loại quả có chứa nhiều vitamin C. Loại vitamin này đóng vai trò quan trọng trong việc chữa lành vết thương. Vitamin C có nhiều trong trái cây họ cam quýt, dâu tây, kiwi,...
Ngoài ra, nhiều loại trái cây có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao sẽ giúp giảm nguy cơ biến chứng của viêm loét dạ dày. Người bệnh có thể bổ sung bằng cách sử dụng nước ép rau quả tươi thay cho nước lọc hàng ngày.
Đau dạ dày nên ăn gì? - Sữa chua tăng cường lợi khuẩn
Sữa chua cũng được xem là nguồn thực phẩm vô cùng tốt đối với bệnh nhân mắc bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là đau dạ dày. Các lợi khuẩn E.Coli, Pylori,… có trong sữa chua có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa và ức chế vi khuẩn gây hại cho hệ tiêu hóa.
Người bị đau dạ dày nên ăn gì? - Cần bổ sung thực phẩm có khả năng chữa lành vết thương
Các loại thực phẩm có khả năng tự chữa lành các vết thương người bệnh nên bổ sung vào danh sách đau dạ dày nên ăn gì như:
- Tôm: Là loại thực phẩm giàu protein và kẽm nên có khả năng hỗ trợ làm lành vết thương trong thời gian ngắn.
- Thực phẩm có chứa chứa lượng vitamin A, B, C và khoáng chất canxi, sắt như: Rau có màu xanh đậm (bắp cải, rau cải xanh, súp lơ) hoặc các loại củ quả như củ cải,…
Các loại thực phẩm này có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể một cách hiệu quả, chủ động giúp cơ thể chống lại các tấn công từ vi khuẩn gây hại.
Ăn gì trị đau bao tử? Thức ăn mềm xốp sẽ có lợi cho điều trị dạ dày
Trong quá trình điều trị, người bệnh nên sử dụng thêm những thức ăn mềm, xốp để cải thiện tình trạng dư axit, giúp tiêu hóa tốt. Từ đó hạn chế cơn đau, hỗ trợ phục hồi chức năng dạ dày.
Các loại thức ăn nên sử dụng thường xuyên là cháo, súp, bánh mì, bánh bao,...
Đau dạ dày không nên ăn gì?
Đau dạ dày không nên ăn gì? Bên cạnh việc quan tâm đau dạ dày ăn gì, người bệnh cần chú ý kiêng một số thực phẩm nguy hại khiến tình trạng đau dạ dày gia tăng sau đây.
Không nên sử dụng đồ dầu mỡ
Đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ, đặc biệt là các thực phẩm được chế biến từ mỡ động vật là loại thực phẩm không tốt cho dạ dày, nhất là đồ nướng chiên. Vì chúng sẽ gây ra triệu chứng khó tiêu, tạo áp lực cho hệ tiêu hóa.
Bên cạnh đó, nhóm thực phẩm này còn làm cản trở quá trình tái tạo và phục hồi vết thương tại niêm mạc khiến quá trình điều trị bệnh chậm lại.
Đau bao tử kiêng ăn gì? - Hạn chế sử dụng các gia vị cay nóng
Có nhiều gia vị cay nóng được sử dụng hàng ngày như mù tạt, tiêu, ớt,... Các loại gia vị cay, nóng này khiến kích thích vị giác giúp người ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên đây cũng là mối nguy hại cho dạ dày, vì vậy người bệnh nên kiêng sử dụng.
Các loại gia vị cay nóng có khả năng kích thích thành ruột, khiến các vết tổn thương bị kích ứng và lan rộng. Từ đó, làm tăng sự bài tiết axit của dạ dày, gây ra các cơn đau dạ dày cấp tính.
Nếu sử dụng đồ cay nóng trong thời gian dài rất nguy hại, chúng có thể bào mòn thành dạ dày và gây ra các biến chứng nguy hiểm khác.
Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích có hại
Các chất kích thích thường được chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng khi đang điều trị bất kì một bệnh lý nào. Vì các chất này không chỉ làm giảm hiệu quả của phương pháp điều trị mà trong một số trường hợp có thể làm gia tăng tình trạng bệnh.
- Rượu: Lượng cồn có trong rượu là 40%, có thể gây tổn thương lớp tế bào bảo vệ trong của dạ dày (màng nhầy). Người bệnh nên hạn chế rượu, đặc biệt là không uống vào lúc bụng đói và không sử dụng những loại rượu có nồng độ cồn cao.
- Thuốc lá: Thuốc lá có chứa các chất làm chậm quá trình hồi phục các ổ viêm, loét.
- Cà phê: Cà phê và các loại đồ uống có chứa cafein đều kích thích tăng tiết acid.
- Nước ngọt có ga: Sử dụng trong thời gian dài sẽ khiến niêm mạc bị tổn thương và hình thành các vết tổn thương sâu, gây viêm loét dạ dày.
Nói chung, các chất kích thích sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị kích thích, làm gia tăng tình trạng viêm loét khiến xuất huyết dạ dày rất nguy hiểm. Vì thế, hãy hạn chế tối đa nhưng tốt nhất đừng sử dụng
Đau dạ dày nên kiêng ăn gì? - Không nên ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh
Theo các chuyên gia, người bị đau dạ dày không nên sử dụng đồ ăn quá nóng hoặc đồ ướp lạnh. Nhiệt độ đồ ăn nằm trong khoảng 25 - 30 độ được cho là tốt nhất cho người bệnh.
Nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày làm gia tăng tình trạng tổn thương. Từ đó khiến cho vết thương lâu lành và kéo dài thời gian trị bệnh. Vì vậy, khi sử dụng đồ ăn người bệnh nên chờ nhiệt độ giảm xuống rồi hãy sử dụng. Ngược lại, đồ ăn quá lạnh sẽ gây khó tiêu, khiến dạ dày khó chịu.
Hạn chế sử dụng nấm, măng, khoai mì
Các loại nấm, nhất là nấm còn non có chứa chất phalin rất độc mà chưa được phân hủy, vậy nên có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày. Các loại thực phẩm như: Khoai mì, măng,.. có chứa chất acid cyanhydric, đây cũng là một chất độc có thể ảnh hưởng xấu đến dạ dày.
Vì vậy, khi bị bệnh về dạ dày người bệnh cần chú ý không nên sử dụng các loại thực phẩm này hàng ngày.
Thực phẩm có chứa acid cực kỳ nguy hại
Một số thực phẩm có chứa acid được ưa chuộng sử dụng hàng ngày như: Cà muối, dưa muối, cà chua, cam, chanh, xoài,...
Các loại thực phẩm này không được khuyến khích sử dụng vì trong giai đoạn dạ dày bị viêm loét, lòng dạ dày dư thừa acid quá nhiều. Khi cơ thể dung nạp thêm thực phẩm có vị chua sẽ khiến cho lượng acid dư thừa tăng cao và khiến cho tình trạng viêm loét trở nên nghiêm trọng hơn.
Đau dạ dày không nên sử dụng các loại đậu
Trong các loại đậu có chứa chất fodmaps, đây là một loại đường không gây bất kỳ nguy hiểm gì cho sức khỏe người khoẻ mạnh. Tuy nhiên, loại đường này lại gây ra tình trạng đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, ợ chua và nguy hiểm hơn là tiêu chảy cho những người đau dạ dày.
Bên cạnh đó, trong các loại đậu như đậu Hà Lan, đậu tương,… chứa nhiều hoạt chất carbohydrate phức hợp khiến cho acid trong dạ dày bị dư thừa. Từ đó cũng dẫn đến tình trạng người bệnh bị đầy hơi, gây khó chịu.
Chế độ ăn cho người bị đau dạ dày
Người bệnh đau dạ dày thường gặp các triệu chứng như: Đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, đau thượng vị, buồn nôn, chảy máu tiêu hóa… Để khắc phục tình trạng này, ngoài quan tâm vấn đề đau dạ dày ăn gì, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo những yếu tố sau đây:
Ăn uống đúng giờ
Khi bị đau dạ dày, người bệnh tuyệt đối không được bỏ bữa. Vì bụng quá đói sẽ làm gia tăng các cơn đau do dạ dày phải co bóp mạnh.
Đồng thời cũng không nên ăn quá no khiến niêm mạc dạ dày bị kích thích, tiết ra nhiều axit hơn và có thể gây viêm loét.
Ngoài ra, để đảm bảo sức khỏe dạ dày, người bệnh không nên ăn nhiều thức ăn cùng một lúc mà nên chia nhỏ thành nhiều bữa để giúp dạ dày không gặp áp lực khi làm việc.
Bổ sung các bữa ăn nhỏ trong ngày
Ngoài 3 bữa chính, bổ sung bữa phụ giúp dạ dày thường xuyên ở tình trạng có thức ăn nhằm trung hòa axit. Tốt nhất người bệnh nên ăn bữa nhỏ sau bữa chính từ 2 – 3 tiếng. Và đặc biệt không nên ăn vào ban đêm, khiến dạ dày hoạt động liên tục mà không được nghỉ ngơi.
Nên ăn thức ăn mềm
Món ăn tốt nhất cho dạ dày đó là đồ được nấu chín, ninh nhừ. Hoặc các món luộc, om hay hấp. Đây là các món ăn giúp việc tiêu hoá trở nên dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó, người bệnh tránh ăn nhiều các thực phẩm chiên, rán, đồ ăn cứng làm khó tiêu hóa hơn. Cũng không nên ăn đồ sống, đồ lạnh và sử dụng các chất kích thích để tránh các thực phẩm này gây nguy hại đến niêm mạc dạ dày.
Ăn chậm, nhai kỹ
Ăn chậm, nhai kỹ giúp gia tăng sự bài tiết của nước bọt, làm giảm thời gian lưu trữ thức ăn và giúp giảm bớt gánh nặng cho dạ dày. Từ đó giúp quá trình tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn.
Bổ sung nhiều nước vào thời điểm phù hợp
Việc bổ sung nhiều nước sẽ giúp quá trình đào thải độc tố diễn ra tốt hơn. Đồng thời tăng co bóp nhu động ruột để tiêu hóa khỏe mạnh. Uống nước tốt nhất là vào buổi sáng ngủ dậy và trước bữa ăn khoảng 1h.
Người bệnh không nên uống nước sau bữa ăn vì sẽ gây loãng dịch vị dạ dày, khiến triệu chứng bệnh ngày càng gia tăng.
LƯU Ý: Việc cân bằng lại chế độ dinh dưỡng là một trong những phần quan trọng của phác đồ điều trị bệnh, hỗ trợ quá trình phục hồi diễn ra hiệu quả hơn, nhanh hơn. Tuy nhiên, THUỐC ĐIỀU TRỊ vẫn là yếu tố có vai trò chủ chốt.
Người bệnh cần thăm khám sớm, phát hiện bệnh kịp thời, từ đó có phương pháp xử lý bệnh phù hợp. Hãy tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể nhất.
Cách chữa đau dạ dày tại nhà bao gồm việc sử dụng bài tập xoa bóp, chườm ấm và kết hợp với nguyên liệu tự nhiên để giảm cơn đau. Một số mẹo bao gồm:
Chườm ấm:
- Sử dụng túi chườm chuyên dụng để chườm nhẹ lên vùng bụng.
- Hơi ấm tác động tới mạch máu, thúc đẩy tiêu hóa và giảm co bóp dạ dày.
- Chườm ít nhất 10 phút với nước ấm (50-60°C).
Xoa bóp:
- Xoa nóng bằng tinh dầu với kỹ thuật xoay từ trái sang phải trên vùng bụng.
Tập hít thở đều:
- Thực hiện bài tập hít thở sâu hàng ngày để giảm căng thẳng và đau do lo lắng.
Để giúp đau dạ dày chịu đi nhanh chóng hơn, có thể thực hiện các biện pháp như:
Sử dụng nước uống:
- Uống đủ nước mỗi ngày để duy trì hoạt động tiêu hóa.
- Uống nước nghệ pha mật ong và trà lá bạc hà để giảm viêm và dịu cơn đau.
Nước gừng:
- Rửa và đập dập một miếng gừng tươi, pha với nước nóng để uống.
Nên lưu ý:
- Thời điểm áp dụng: Xoa bóp sau bữa ăn ít nhất một giờ để tránh tăng cường cơn đau.
- Chế biến nguyên liệu: Sơ chế sạch sẽ trước khi sử dụng để tránh tác dụng phụ.
- Kiểm soát liều lượng: Tránh sử dụng quá liều để ngăn chặn các tác dụng phụ.
Trong khi các mẹo tại nhà có hiệu quả tạm thời, nên thăm bác sĩ nếu có các dấu hiệu không giảm, đau kéo dài, hoặc khi xuất hiện các vấn đề khác như tiêu chảy, nôn, hoặc buồn nôn sau khi sử dụng thuốc.
Ngoài ra, thuốc từ Đông y và cây thuốc Nam cũng là lựa chọn, nhưng cần kiên trì sử dụng để thấy rõ hiệu quả, và nên được thảo luận với bác sĩ trước khi áp dụng.
Người bị đau dạ dày có thể sử dụng một số loại thuốc dưới đây để điều trị bệnh:
- Thuốc chữ P (Phosphalugel): Thành phần thuốc có chứa Aluminium phosphate 20% giúp kháng lại acid trong dạ dày và cải thiện tình trạng viêm loét.
- Viện 354 (Bình Vị Nam): Sản phẩm được bào chế chủ yếu từ các loại thảo dược thiên nhiên, nên an toàn và lành tính như: Cam thảo, Mạn đà la, Muối nhôm kép carbonate, Ngải tượng, Ô tặc cốt.
- Yumangel (Thuốc chữ Y): thành phần hoá dược Almagate là chính, loại bỏ các triệu chứng bệnh dạ dày như: ợ nóng, ợ chua, rối loạn tiêu hóa,… và bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi những vết loét.
- Gastropulgite: thuộc nhóm thuốc kháng acid. Cơ chế điều trị là tạo một lớp màng bảo vệ niêm mạc và trung hòa lượng acid, từ đó giảm nhanh các cơn đau dạ dày.
- Thuốc MMSC Kyabeijin Kowa: có công dụng trung hòa axit, chữa trị triệu chứng đau dạ dày.
- Gastosic: được chỉ định chủ yếu điều trị loét tá tràng hoạt tính, trào ngược và viêm loét dạ dày.
- Viên uống Detoxic: Thành phần bào chế bao gồm các thảo dược như: Đinh hương, Hoa thảo mộc, Cây Centaury, Thảo mộc Redroot, Cây cỏ thi giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả các triệu chứng viêm dạ dày.
- Thuốc đau dạ dày Nhất Nhất: giảm nhanh các triệu chứng đau bụng, ợ chua, rối loạn tiêu hóa, khó tiêu hay trào ngược dạ dày. Đồng thời cũng có tác dụng điều trị tình trạng viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP gây ra.
- Thuốc dạ dày Mộc Hoa: Giảm cơn đau dạ dày cấp và mãn tính; Phục hồi và chữa lành tổn thương niêm mạc dạ dày.
Như vậy có thể thấy, chế độ ăn uống ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian hồi phục và quá trình giảm thiểu các triệu chứng đau dạ dày. Người bệnh cần đặc biệt chú ý và ghi nhớ vấn đề đau dạ dày ăn gì, kiêng gì, những thực phẩm cần bổ sung để việc điều trị đạt hiệu quả tốt hơn. Hy vọng những gợi ý Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc chia sẻ đã giúp bạn có thêm những lựa chọn tốt nhất điều trị bệnh hiệu quả.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!