Thuốc Chữa Viêm Da Dầu

Thuốc Chữa Viêm Da Dầu - Lựa Chọn Hiệu Quả

Dưới đây là một số loại thuốc chữa viêm da dầu dạng kem bôi mà người bệnh có thể tham khảo:

1. Hydrocortisone 1%

  • Thành Phần: 10 mg hydrocortison, 1 mg chlorocresol, 90 mg sáp nhũ hóa cetomacrogol, Paraffin lỏng, Paraffin dạng trắng và mềm, Nước tinh khiết.
  • Cách Dùng: Bôi lên vùng da bị viêm từ 3-4 lần/ngày, không quá 4 lần/ngày.
  • Đối Tượng: Người lớn và trẻ nhỏ trên 10 tuổi.

2. Ketoconazole 2%

  • Thành Phần: Ketoconazole 200mg và tá dược vừa đủ.
  • Cách Dùng: Bôi lên vùng da bị viêm 1-2 lần mỗi ngày trong 2-4 tuần.
  • Đối Tượng: Người lớn và trẻ nhỏ trên 15kg.

3. Desonide 0.05%

  • Thành Phần: Desonide 0,5 mg và tá dược vừa đủ 1,0g.
  • Cách Dùng: Bôi mỗi ngày 2 lần, không quá 4 tuần.
  • Đối Tượng: Người lớn và trẻ nhỏ trên 3 tháng tuổi.

4. Ciclopirox Cream

  • Thành Phần: Ciclopirox olamin 10,0 mg và tá dược vừa đủ 1g.
  • Cách Dùng: Bôi mỗi ngày 2 lần trong vòng 4 tuần.
  • Đối Tượng: Người lớn và trẻ em trên 10 tuổi.

5. Fucidin

  • Thành Phần: Axit fusidic 20mg/g, Hydrocortison acetat 10mg/g và các chất khác.
  • Cách Dùng: Bôi mỗi ngày 2 lần, một đợt không quá 2 lần.
  • Đối Tượng: Người già và trẻ nhỏ.

6. Clorpheniramine (dạng viên uống)

  • Thành Phần: Clorpheniramin maleat 4mg và các chất khác.
  • Cách Dùng: Dùng theo liều lượng chỉ định của bác sĩ.
  • Đối Tượng: Người trưởng thành, người già và trẻ em trên 12 tuổi.

7. Meloxicam (dạng viên uống)

  • Thành Phần: Meloxicam và các chất khác.
  • Cách Dùng: Uống theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Đối Tượng: Người trưởng thành và trẻ em trên 2 tuổi.

8. Paracetamol (dạng viên uống)

  • Thành Phần: Paracetamol 500mg.
  • Cách Dùng: Dùng theo liều lượng chỉ định, không quá 4-6 lần/ngày.
  • Đối Tượng: Người lớn và trẻ nhỏ trên 10 tuổi.

9. Loratadin (dạng viên uống)

  • Thành Phần: Loratadine 10mg.
  • Cách Dùng: Uống mỗi ngày 1 lần.
  • Đối Tượng: Trẻ em trên 2 tuổi và người trưởng thành.

10. Cephalosporin (dạng viên uống)

  • Thành Phần: Cephalosporin với các liều lượng khác nhau.
  • Cách Dùng: Dùng theo chỉ định của bác sĩ, thời gian từ 7-10 ngày.
  • Đối Tượng: Người lớn và trẻ nhỏ.

Lưu Ý Trong Thời Gian Chữa Trị:

  • Ăn uống cân đối và hạn chế thực phẩm kích thích.
  • Nghỉ ngơi đủ giấc, thư giãn tinh thần.
  • Tập luyện thể dục nhẹ.
  • Thăm bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào xuất hiện.

Viêm da dầu (viêm da tiết bã) là bệnh lý da liễu lành tính, không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên bệnh lại khó điều trị, kéo dài dai dẳng và gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Để kiểm soát được các triệu chứng khó chịu, người bệnh nên tham khảo sử dụng các loại thuốc chữa viêm da dầu dưới đây.

Tổng Quan Bệnh Lý Viêm Da Dầu

Viêm da dầu (tiết bã) có tên tiếng Anh là Seborrheic Dermatitis là bệnh lý da liễu thường gặp tới tỷ lệ 2 – 5% dân số thế giới mắc phải. Bệnh có tính chất mạn tính và đặc trưng với tình trạng xuất hiện các mảng da đỏ như phát ban trên bề mặt da, kèm theo đó là triệu chứng bong tróc da hoặc tiết bã nhờn ở da đầu, cánh mũi, hai bên má, chân mày, da lưng, da ngực… hoặc tại một số vùng da dày, khô ráp trên cơ thể.

Khi da tiết quá nhiều dầu và bị đóng thành từng mảng bết dính, có màu nâu đen. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng khởi phát phổ biến nhất là khi trẻ ở độ tuổi nhũ nhi từ 0 – 3 tháng tuổi (trong dân gian còn gọi là cứt trâu). Bên cạnh đó, bệnh còn dễ bùng phát mạnh mẽ ở nam giới trong độ tuổi từ 18 – 40 tuổi. Hiếm có trường hợp bệnh viêm da dầu xuất hiện ở nam giới ở độ tuổi trước dậy thì và sau 40.

Theo các nghiên cứu khoa học cho thấy, bệnh viêm da dầu đượ đánh giá là có liên quan đến sự phát triển quá mức của loại vi nấm Malassezia, gây ra rối loạn quá trình hoạt động bài tiết bã nhờn và do cơ địa dị ứng khi bị tác động bởi các tác nhân gây dị ứng.

Bệnh có tính chất dai dẳng, dễ tái phát và rất khó để có thể chữa trị dứt điểm. Các triệu chứng của bệnh không chỉ gây ra những tổn thương ngoài da chứ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân. Tuy nhiên, chính những tổn thương da gây ngứa ngáy, khô ráp gây tác động tiêu cực đến ngoại hình, thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh.

Các chuyên gia da liễu cho biết cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa biết được nguyên nhân chính xác gây ra viêm da dầu. Tuy nhiên, qua một số nghiên cứu mô bệnh học, gen di truyền và dịch tễ cho thấy bệnh viêm da dầu có liên quan mật thiết đến sự phát triển quá mức của nấm Malassezia trên bề mặt da gây rối loạn hệ miễn dịch, làm suy yếu chức năng bảo vệ của làn da.

Bên cạnh đó, còn một số nguyên nhân gây bệnh viêm da dầu phổ biến thường gặp như:

  • Do yếu tố di truyền: Hầu hết các trường hợp bị viêm da dầu đều xuất phát từ yếu tố di truyền. Cụ thể nếu có người thân cùng chung huyết thống bị các bệnh lý da liễu nói chung như viêm da dầu, viêm da dị ứng, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc… thì nguy cơ các thế hệ con cháu đời sau cũng mắc bệnh là rất cao.
  • Do rối loạn quá trình bài tiết bã nhờn: Nấm Malassezia là loại nấm sống phụ thuộc dựa vào chất béo (lipid), phổ biến ở các vị trí như da đầu, mặt, ngực… vì đây là những nơi tiết ra rất nhiều dầu. Vì vậy, những người có làn da thường sẽ dễ bị viêm da dầu hơn người có da thường hay da khô.
  • Do suy giảm sức đề kháng: Tình trạng viêm da dầu càng dễ khởi phát ở những người có sức đề kháng suy yếu, hệ miễn dịch kém do suy nhược cơ thể. Đây chính là điều kiện để các tác nhân gây bệnh tấn công xâm nhập và gây bệnh.

Bệnh viêm da dầu có liên quan mật thiết đến sự xuất hiện của nấm Massezia khiến bề mặt da tăng tiết dầu nhiều hơn
Bệnh viêm da dầu có liên quan mật thiết đến sự xuất hiện của nấm Massezia khiến bề mặt da tăng tiết dầu nhiều hơn

  • Do dị ứng thời tiết: Một số vấn đề bất thường về thời tiết như nhiệt độ, độ ẩm xuống thấp khi giao mùa, lạnh hanh khô cũng chính là nguyên nhân hàng đầu gây ảnh hưởng trực tiếp đến làn da. Đây cũng chính là nguyên nhân lý giải vì sao hầu hết các trường hợp bị viêm da dầu đều bùng phát vào mùa đông. Vì lúc này, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn để cân bằng làn da, tuy nhiên lại vô tình kích thích tăng sinh nấm men gây bệnh.
  • Do dị ứng thức ăn: Một số loại thức ăn như đồ muối chua, thức ăn chế biến cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ… cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm kích thích sự hoạt động của tuyến bã nhờn.
  • Do dị ứng thuốc: Những người đã và đang sử dụng thuốc kháng sinh hay một số loại thuốc chứa chất gây nhiện để điều trị bệnh…. cũng đều làm tăng nguy cơ bị viêm da dầu tiết bã cao hơn so với người bình thường.
  • Do các rối loạn tâm thần, thần kinh: Bệnh viêm da dầu thường có xu hướng khởi phát nghiêm trọng ở những người bị rối loạn thần kinh, tâm thần kèm theo chậm phát triển, tăng động, trầm cảm, bệnh Parkinson…
  • Một số nguyên nhân khác: Người bệnh sinh hoạt không điều độ, thức quá khuya, tác dụng phụ của thuốc, chế độ ăn uống kém khoa học, không chăm sóc vệ sinh da, rối loạn nội tiết tố, stress, trầm cảm kéo dài, mắc một số bệnh lý mạn tính như tiểu đường, ung thư, cấy ghép nội tạng, nhiễm HIV… cũng là những yếu tố tác nhân gây viêm da dầu.

Những triệu chứng của bệnh viêm da dầu thường diễn biến từ từ và tùy theo đối tượng mặc bệnh là người lớn hay trẻ em mà triệu chứng nhận biết sẽ khác nhau.

Triệu chứng viêm da dầu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Tình trạng viêm da dầu (tiết bã) ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hay còn được gọi là “cứt trâu” theo dân gian. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ từ 0 – 3 tháng tuổi và thường tự biến mất sau khoảng 3 – 9 tháng. Những tổn thương của viêm da dầu chủ yếu xuất hiện ở vùng da đầu.

Một số triệu chứng điển hình của viêm da dầu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như:

  • Xuất hiện những mảng da có màu vàng nhạt, nâu hoặc đen bám chặt vào chân tóc.
  • Mảng bám thường dày cứng, khó tự bong tróc và hơi nhờn dính.
  • Không gây ngứa ngáy, nóng rát hay sưng đau.
  • Bệnh viêm da dầu tiết bã ở trẻ thường đi kèm với một số bệnh lý như viêm da cơ địa, hen suyễn, bệnh chàm da…

Ở trường hợp bệnh có xu hướng phát triển nặng có thể gây ra một số triệu chứng như:

  • Những triệu chứng ban đầu tăng dần cấp độ nặng, lan tỏa ra toàn thân
  • Mảng da bám vào da đầu dày cứng và ửng đỏ, ẩm ướt, nhờn dính
  • Kèm theo đó là bề mặt da có nhiều vảy tiết.

Tình trạng viêm da dầu ở trẻ nhỏ thường xuất hiện trong giai đoạn từ 0 – 3 tháng tuổi và tự biến mất sau đó mà không cần điều trị
Tình trạng viêm da dầu ở trẻ nhỏ thường xuất hiện trong giai đoạn từ 0 – 3 tháng tuổi và tự biến mất sau đó mà không cần điều trị

Nếu bệnh rơi vào trường hợp này thì sẽ được gọi với cái tên khác là bệnh đỏ da toàn thân bong vảy Leiner – Moussou. Tuy nhiên, bệnh này rất hiếm gặp vì viêm da dầu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không phải căn bệnh quá nguy hiểm, những triệu chứng ban đầu có thể tự thuyên giảm và biến mất mà không cần can thiệp bất kỳ biện pháp y tế chuyên sâu nào.

Triệu chứng bệnh viêm da dầu ở người lớn

Bệnh viêm da dầu ở người lớn cũng phổ biến không kém ở trẻ nhỏ, chủ yếu xuất hiện ở nam giới từ 18 – 40 tuổi. Triệu chứng bệnh thường gặp ở sau tai. cung mày, da đầu và quanh mũi. Ngoài ra, trong một số trường hợp nặng bệnh còn có thể lây lan đến vùng liên bả vai và ngực (ở nửa phần thân mình phía trên).

Triệu chứng điển hình của bệnh viêm da dầu ở người trưởng thanh như:

  • Những tổn thương trên về mặt da thường nặng hơn trẻ nhỏ với triệu chứng đặc trưng là ẩm dính, viêm đỏ và bong vảy.
  • Trên da đầu và cung mày của người bệnh là các dát đỏ khu trú hoặc lây lan sang các vùng da xung quanh. Kèm theo đó là những mảng vảy trắng mỏng xung các bề mặt ửng đỏ.
  • Tại chân tóc tiết dầu nhiều một cách bất thường kèm theo đó là nhiều vết ban đỏ, tóc bết dính, ẩm ướt và bong vảy như gàu.
  • Còn vùng viền tóc xuất hiện các đốm đỏ, nổi cộm và đau rát.
  • Với những tổn thương ở vùng da lưng, da ngực thường có hình dạng đồng xu, hình nhẫn, nhìn đa cung nên rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh nấm da.
  • Nếu tổn thương xuất hiện ở vùng kẽ tai thì kèm theo vết nứt, những vệt dát màu đỏ. Còn ở ống tai thì xuất hiện những tổn thương màu đỏ đậm nên rất dễ bị nấm ống tai.
  • Những tổn thương xuất hiện ở hai bên má thì sẽ có hình cánh bướm.
  • Nếu xảy ra ở các nếp gấp, chủ yếu là ở hai bên cánh mũi thì những tổn thương sẽ có tính chất đối xứng, ẩm ướt, nhờn dính, bề mặt da bong nhiều mảng vảy mỏng, trắng.
  • Nếu những tổn thương xuất hiện ở cơ quan sinh dục, nách, ngực thì các vết phát ban có màu đỏ tươi, đỏ sẫm. Còn nếu bệnh viêm da dầu xuất hiện ở vùng liên bả vai thì thường đi kèm với bệnh viêm nang lông.
  • Hầu hết những tổn thương viêm da dầu ở người lớn thường không gây đau nhức hay nóng rát mà lại gây ra cảm giác ngứa ngáy nhẹ. Tình trạng ngứa này thường xảy ra phổ biến ở những người có cơ địa nhạy cảm hoặc tăng mức độ ngứa khi thời tiết nóng bức, cơ thể tiết nhiều mồ hôi.
  • Đối với những trường hợp mắc bệnh viêm da dầu cấp độ nặng thường đặc trưng với những tổn thương khu trú, dễ lây lan sang toàn bộ cơ thể và tạo ra những tổn thương với hình thái lâm sàng tương tự như bệnh vảy nến.

Bệnh viêm da dầu ở người lớn thường xảy ra ở nhiều vị trí như da đầu, mặt, mũi, má, tai… thậm chí là cơ quan sinh dục
Bệnh viêm da dầu ở người lớn thường xảy ra ở nhiều vị trí như da đầu, mặt, mũi, má, tai… thậm chí là cơ quan sinh dục

Những triệu chứng của bệnh viêm da dầu thường tiến triển chậm, từ từ và âm thầm. Bệnh thường bùng phát mạnh mẽ vào mùa thu đông và sẽ tự thuyên giảm vào mùa xuân hay hè.

Thuốc chữa viêm da dầu dạng kem bôi

Dưới đây là những loại thuốc bôi da chữa viêm da dầu mang lại hiệu quả cao, người bệnh nên tham khảo:

Hydrocortisone 1%

Thuốc chữa viêm da dầu Hydrocortisone 1% là thuốc được bào chế dưới dạng kem bôi da, có tác dụng cải thiện tình trạng viêm da dị ứng, viêm da dầu, mề đay, mẩn ngứa, chàm, côn trùng cắn,...
Thành phần: 10 mg hydrocortison, 1 mg chlorocresol, 90 mg sáp nhũ hóa cetomacrogol, Paraffin lỏng, Paraffin dạng trắng và mềm, Nước tinh khiết.
Cách dùng: 

  • Bôi thuốc lên vùng da bị viêm da dầu.
  • Mỗi ngày dùng từ 3-4 lần.
  • Không dùng quá 4 lần/ngày.
  • Thuốc chỉ dùng để bôi ngoài da, không được nuốt.

Đối tượng:

  • Dùng Hydrocortisone 1% cho người lớn và trẻ nhỏ trên 10 tuổi.
  • Trẻ em dưới 10 tuổi không được bác sĩ khuyến khích sử dụng.

Tác dụng phụ: Teo da, giãn mao mạch, xuất hiện các đường dọc trên da, mụn trứng cá, ban đỏ, rối loạn sắc tố, tăng lông tóc, rối loạn collagen.

Thuốc chữa viêm da dầu Hydrocortisone 1%
Thuốc chữa viêm da dầu Hydrocortisone 1%

Ketoconazole 2%

Ketoconazole 2% là thuốc chữa viêm da dầu do Việt Nam sản xuất. Thuốc có tác dụng điều trị các bệnh lý về da liễu như viêm da tiết bã, nấm nấm bàn tay, nấm bàn chân, nhiễm nấm Candida ở da, lang ben, hắc lào,...
Thành phần: Hoạt chất chính Ketoconazole 200mg và tá dược vừa đủ.
Cách dùng: 

  • Bôi thuốc trực tiếp lên vùng da bị viêm da dầu.
  • Mỗi ngày dùng từ 1-2 lần.
  • Thời gian điều trị từ 2-4 tuần, nặng hơn có thể kéo dài đến 6 tuần.

Đối tượng: 

  • Thuốc dùng được cho người lớn và trẻ nhỏ trên 15kg.
  • Không dùng thuốc cho bệnh nhân bị gan cấp tính hoặc mãn tính.
  • Không dùng cho người bệnh bị mẫn cảm với thành phần thuốc.

Tác dụng phụ: Buồn nôn, chảy máu đường tiêu hóa, đau bụng, táo bón, đầy hơi, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, giảm Testosterone thoáng qua.

Desonide 0.05%

Desonide 0.05% là thuốc bôi da được dùng để điều trị các bệnh lý về da liễu như: Viêm da dầu, viêm da dị ứng, chàm, liken hóa, vẩy nến, sẩn ngứa, tổ đỉa, lupus ban đỏ, mụn mủ bàn tay-bàn chân, ngứa do nấm, các vết chích do côn trùng, ký sinh trùng. Thuốc rất lành tính và có thể dùng cho các trường hợp bị bệnh từ nhẹ đến trung bình.
Thành phần: Desonide 0,5 mg và tá dược vừa đủ 1,0g.
Cách dùng:

  • Thuốc bôi ngoài da, tránh tiếp xúc với niêm mạc mắt.
  • Rửa sạch da và bôi một lớp thuốc mỏng lên.
  • Mỗi ngày sử dụng 2 lần.
  • Dùng trong tối đa 4 tuần.

Đối tượng: 

  • Sử dụng Desonide 0.05% cho người lớn và trẻ nhỏ trên 3 tháng tuổi.
  • Không dùng cho những người bị mẫn cảm với thành phần của Desonide 0.05%.

Tác dụng phụ: Teo da, giãn mạch ngoại biên, mảng xuất huyết, rạn da, viêm da quanh miệng, mụn trứng cá đỏ, phát ban mụn mủ, mất sắc tố da, chậm lành sẹo, gây phản ứng toàn thân.

Ciclopirox Cream

Thuốc chữa viêm da dầu Ciclopirox Cream được dùng để điều trị các bệnh nấm da chân, nấm da đùi, nấm móng, lác đồng tiền, vảy nến, nấm da đầu, viêm da tiết bã,... Người bệnh cần sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ để ngăn ngừa bệnh tái phát.
Thành phần: Ciclopirox olamin 10,0 mg và tá dược vừa đủ 1g.
Cách sử dụng: 

  • Bôi lớp thuốc mỏng lên da.
  • Massage nhẹ nhàng cho dược chất thấm đều vào da.
  • Người bệnh dùng mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.
  • Thuốc dùng ngoài da, không nuốt, không bôi lên mắt.
  • Thời gian sử dụng thuốc Ciclopirox tối đa là 4 tuần.

Đối tượng:

  • Dùng được cho người lớn và trẻ em trên 10 tuổi.
  • Không dùng Ciclopirox cho người bị mẫn cảm với thành phần thuốc.
  • Thận trọng khi dùng thuốc này cho thai phụ và người đang cho con bú.

Tác dụng phụ: Bỏng nhẹ, ngứa hoặc đỏ, da bị rát, khô, kích ứng, phồng rộp da, sưng tấy, chảy mủ.

Thuốc bôi da Ciclopirox Cream
Thuốc bôi da Ciclopirox Cream

Fucidin

Fucidin là thuốc chữa viêm da dầu do Ireland sản xuất. Thuốc có chứa hoạt chất chính là Axit fusidic và Hydrocortison acetat có tác dụng điều trị viêm da ở người lớn và trẻ em. Bôi thuốc lên vùng da bị bệnh sẽ giúp giảm ngứa ngáy, đau rát hiệu quả.
Thành phần: Axit fusidic 20mg/g, Hydrocortison acetat 10mg/g, Tá dược: Butylated hydroxyanisol, Cetyl alcohol, Glycerol 85%, Paraffin lỏng, Polysorbat, Kali Sorbat, Paraffin trắng mềm, all-rac-a-tocopherol, Axit Hydrochloric, Nước tinh khiết.
Cách dùng:

  • Bôi một lượng thuốc Fucidin vừa đủ lên vùng da cần điều trị.
  • Mỗi ngày sử dụng 2 lần.
  • Một đợt điều trị không quá 2 lần.

Đối tượng: 

  • Dùng cho người già và trẻ nhỏ.
  • Thận trọng khi dùng cho phụ nữ mang thai và người cho con bú.
  • Không dùng Fucidin cho đối tượng bị mẫn cảm với thành phần của thuốc.

Tác dụng phụ: Rối loạn miễn dịch, phản ứng quá mẫn, viêm da tiếp xúc, eczema, phát ban, ngứa, rát, kích ứng.

Thuốc chữa viêm da dầu dạng viên uống

Trường hợp người bệnh bị viêm da tiết bã ở mức độ nghiêm trọng sẽ được bác sĩ chỉ định dùng một số loại thuốc uống như sau:

Clorpheniramine

Clorpheniramine là thuốc thuộc nhóm kháng Histamine H1, có tác dụng điều trị các vấn đề như viêm da, ngứa ngáy, mày đay, côn trùng cắn, viêm mũi dị ứng,... Người bệnh cần uống thuốc theo đơn của bác sĩ để tránh gặp phải tác dụng phụ.
Thành phần: Clorpheniramin maleat 4mg, màu quinolin, lactose, tinh bột sắn, aerosil, magnesi stearat, talc, gelatin vừa đủ 1 viên.
Cách dùng: 

  • Người lớn và trẻ nhỏ trên 12 tuổi dùng mỗi ngày 1 viên Clorpheniramine.
  • Người cao tuổi uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2mg.
  • Nên uống vào lúc đi ngủ.
  • Uống với nhiều nước.

Đối tượng:

  • Dùng cho người trưởng thành, người già và trẻ em trên 12 tuổi.
  • Không dùng thuốc cho phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ đẻ thiếu tháng.
  • Không dùng Clorpheniramine cho bệnh nhân bị mẫn cảm với thành phần thuốc.
  • Không dùng cho người bị tăng nhãn áp đóng góc, loét dạ dày, tắc môn vị tá tràng, tắc cổ bàng quang, bị hen cấp tính.

Tác dụng phụ: Ngủ gà, chóng mặt, khô miệng, buồn nôn.

Meloxicam

Meloxicam là thuốc chống viêm không steroid (NSAID) được sử dụng để kháng viêm, giảm đau. Thuốc có tác dụng ức chế sản xuất hoạt chất gây viêm prostaglandin của cơ thể. Meloxicam sẽ được chỉ định cho bệnh nhân bị viêm da tiết bã gây sưng viêm, phù nề ở mức nghiêm trọng.
Thành phần: Meloxicam, tá dược tinh bột mì, Lactose, Avicel, Povidon….
Cách sử dụng:

  • Người lớn uống 7.5mg/lần.
  • Trẻ em uống 0.125mg/1kg/ngày.
  • Thuốc uống mỗi ngày 1 lần.
  • Nên uống cùng với 240ml nước.
  • Không nằm sau khi uống thuốc 10 phút.
  • Liều lượng cụ thể cần tham vấn dược sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa.

Đối tượng: 

  • Dùng cho người trưởng thành và trẻ em trên 2 tuổi bị viêm da dầu ở mức độ nghiêm trọng.
  • Không dùng thuốc cho bệnh nhân bị dị ứng với aspirin hoặc các thuốc chống viêm không steroid khác.
  • Không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi, phụ nữ mang thai và người đang cho con bú.
  • Không dùng thuốc cho người bị suy gan, thận, viêm loét dạ dày,...

Tác dụng phụ: Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, viêm họng, đau dạ dày, ngứa, phát ban, loét dạ dày, tăng huyết áp, đột quỵ, mất ngủ, tích nước, tổn thương gan.

Meloxicam là thuốc chống viêm không steroid (NSAID) được sử dụng để kháng viêm, giảm đau
Meloxicam là thuốc chống viêm không steroid (NSAID) được sử dụng để kháng viêm, giảm đau

Paracetamol

Trường hợp làn da bị tổn thương có dấu hiệu phù nề, bong tróc, gây đau rát. Nghiêm trọng hơn có thể bị nhiễm trùng, làm tăng thân nhiệt, đau nhức toàn thân,... thì thuốc giảm đau Paracetamol sẽ là lựa chọn phù hợp cho người bệnh.
Thành phần: Paracetamol 500mg.
Cách sử dụng:

  • Người lớn và trẻ nhỏ trên 12 tuổi dùng từ 325 – 650mg/lần, mỗi lần cách nhau từ 4-6 tiếng.
  • Trẻ nhỏ dưới 12 tuổi uống theo chỉ dẫn từ bác sĩ.
  • Uống với nhiều nước.
  • Dùng Paracetamol trước hoặc sau khi ăn đều được.
  • 2 giờ sau khi dùng thuốc không được uống bia, rượu, trà, cà phê.

Đối tượng:

  • Thuốc sử dụng cho người lớn và trẻ nhỏ trên 10 tuổi.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú cần tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Không dùng thuốc cho người bị bệnh về gan, thiếu hụt men chuyển G6PD, nghiện rượu.
  • Không dùng Paracetamol cho người bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Tác dụng phụ: Nổi mề đay, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi, cổ họng, nước tiểu sẫm, phân màu hắc ín, da vàng, đau dạ dày, chán ăn, buồn nôn.

Loratadin

Loratadin thuốc kháng histamin và kháng dị ứng được chỉ định sử dụng cho trường hợp bị mề đay, mẩn ngứa và các bệnh về da liễu khác. Thuốc có tác dụng kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa sự phát triển của vùng da bị viêm.
Thành phần: Loratadine 10mg.
Cách sử dụng: 

  • Uống mỗi ngày 1 lần.
  • Mỗi lần 1 viên 10mg.
  • Có thể tăng lên 20mg/ngày theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Uống trong hoặc sau bữa ăn.

Đối tượng: 

  • Thuốc được dùng cho trẻ em trên 2 tuổi và người trưởng thành bị viêm da, ngứa ngáy.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú chỉ dùng khi thật cần thiết, liều lượng cần được bác sĩ chỉ định.
  • Không sử dụng thuốc Loratadin cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.
  • Người bị mẫn cảm với thành phần của Loratadin không được dùng.

Tác dụng phụ: Đau đầu, khô miệng, chóng mặt, viêm kết mạc, khô mũi, hắt hơi, trầm cảm, buồn nôn, tim đập nhanh, nổi mề đay, choáng phản vệ.

Cephalosporin

Cephalosporin thuộc nhóm thuốc kháng sinh được dùng để kiểm soát dấu hiệu nhiễm trùng của bệnh viêm da dầu. Bác sĩ sẽ dựa vào chủng vi khuẩn gây bệnh và mức độ nhiễm trùng để chỉ định liều lượng và thời gian dùng thuốc cho phù hợp.
Thành phần: Cephalosporin 125mg, 250mg, 500mg và 700mg.
Cách sử dụng: 

  • Người lớn dùng mỗi ngày từ 1-4g, chia thành 3-4 lần sử dụng.
  • Trẻ em trên 5 tuổi dùng 250mg mỗi 8 giờ.
  • Trẻ em dưới 5 tuổi dùng 125mg mỗi 8 giờ.
  • Thuốc uống với nước, người dùng tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Thời gian dùng Cephalosporin kéo dài từ 7-10 ngày.

Đối tượng: 

  • Thuốc được dùng cho người lớn và trẻ nhỏ bị viêm da nghiêm trọng.
  • Không dùng Cephalosporin cho người bị mẫn cảm với thành phần thuốc.
  • Thuốc dùng được cho phụ nữ mang thai nhưng cần có sự theo dõi của bác sĩ.
  • Cephalosporin không được khuyến khích dùng cho phụ nữ cho con bú.

Tác dụng phụ: Phản vệ, co thắt phế quản, mày đay, phát ban, tiêu chảy, tăng bạch cầu ái toan, buồn nôn nhẹ, đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, mệt mỏi, chóng mặt, lo âu, lú lẫn, ảo giác, đau đầu.

Cephalosporin giúp kiểm soát dấu hiệu nhiễm trùng của bệnh viêm da dầu
Cephalosporin giúp kiểm soát dấu hiệu nhiễm trùng của bệnh viêm da dầu

Lưu ý trong thời gian chữa viêm da dầu

Trong thời gian dùng thuốc chữa viêm da dầu người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:
Ăn uống:

  • Người bệnh nên hạn chế sử dụng các sản phẩm như sữa, đồ ngọt, muối, cafe, đồ uống chứa cồn, thức ăn cay.
  • Ăn nhiều rau củ, trái cây tươi như cam, chuối, bơ, bưởi… để giúp chống oxy hóa và ngăn ngừa mụn hình thành.
  • Tích cực sử dụng những thực phẩm có tính kháng viêm mạnh như mật ong, gừng, tỏi,...
  • Uống nhiều nước để dưỡng ẩm da, chống khô da.

Nghỉ ngơi:

  • Người bệnh nên nghỉ ngơi hợp lý, đi ngủ sớm, tránh thực khuya.
  • Thư giãn tinh thần, hạn chế những yếu tố gây căng thẳng stress.

Tập luyện:

  • Người bệnh cần tích cực tập luyện thể dục thể thao để tăng quá trình trao đổi chất, giúp da hồng hào, săn chắc.
  • Nên tập thể dục mỗi ngày từ 30-60 phút với các bộ môn như gym, yoga, chạy bộ,...

Khi nào nên đến bệnh viện?

Trong quá trình dùng thuốc chữa viêm da dầu, nếu xuất hiện các triệu chứng sau người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra:

  • Các vùng da bị bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm sau 2-4 tuần sử dụng thuốc.
  • Xuất hiện tình trạng da mủ, chảy dịch hoặc đóng vảy.
  • Vùng da bị bệnh có màu đỏ và đau.
  • Người bệnh gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng như khó thở, sưng mặt, yếu cơ, đau dạ dày dữ dội, co giật,...

Cách chữa viêm da dầu tại nhà thường sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như tỏi, mật ong, muối tinh, nha đam, dầu cám gạo, và giấm táo. Các mẹo này có ưu điểm là gần gũi, dễ tìm kiếm và có đặc tính sát khuẩn, kháng viêm. Tuy nhiên, nên chú ý đến những lưu ý sau:

  • Tỏi: Sử dụng tỏi tươi nát hoặc nước ép tỏi để thoa trực tiếp lên vùng da bị viêm.
  • Mật ong và muối tinh: Rang vàng muối tinh, trộn với mật ong, sau đó thoa lên vùng da bị bệnh và massage nhẹ.
  • Nha đam: Lấy gel từ nha đam và đắp lên vùng da bị viêm, sau đó rửa sạch.
  • Dầu cám gạo: Thoa dầu cám gạo lên vùng da bị bệnh và massage nhẹ.
  • Giấm táo: Pha giấm táo với nước, sau đó thoa lên vùng da bị viêm hoặc sử dụng để gội đầu.

Lưu ý khi áp dụng các mẹo này:

  • Các mẹo chỉ có tác dụng hỗ trợ và không thay thế được chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là đối với trường hợp nặng.
  • Một số nguyên liệu như mật ong, tỏi, nha đam có thể gây kích ứng đối với làn da nhạy cảm.
  • Đối với việc điều trị bằng Tây y, bác sĩ có thể kê đơn thuốc bôi hoặc uống tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân.

Đối với phương pháp Đông y, có các bài thuốc khác nhau như sử dụng đinh lăng, lá bạc hà, và rau má. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc này nên được thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ và lựa chọn nguyên liệu từ đơn vị uy tín để đảm bảo an toàn và hiệu quả.


Kiêng Ăn:

  1. Đồ Ngọt: Hạn chế đồ ăn ngọt, vì đường có thể làm da mất nước, tăng sản xuất dầu, và làm tăng nguy cơ mụn nhọt.
  2. Đồ Cay Nóng: Tránh thực phẩm cay nóng vì chúng có thể kích thích da, gây ngứa ngáy, và làm tăng sự nhạy cảm của da.
  3. Thực Phẩm Gây Dị Ứng: Kiêng ăn các thực phẩm có thể gây dị ứng, như hải sản, đậu phộng, trứng, sữa.
  4. Đồ Ăn Nhiều Dầu Mỡ: Hạn chế thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và đồ chiên xào, để giảm sự đổ dầu và nguy cơ viêm nhiễm.
  5. Chất Kích Thích: Loại bỏ chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, và cà phê để giảm gánh nặng cho gan và thận.

Nên Ăn:

  1. Omega 3: Tiêu thụ thực phẩm giàu omega 3 như hạt chia, cá hồi, hạnh nhân, bơ, để hỗ trợ chống viêm và bảo vệ da.
  2. Rau Củ: Ăn rau củ để cung cấp chất xơ, vitamin A và C giúp kiểm soát tiết dầu, duy trì độ ẩm cho da.
  3. Gia Vị Kháng Viêm: Sử dụng gia vị như gừng, tỏi, quế, đinh hương, nghệ có khả năng kháng viêm và kích thích tái tạo tế bào da.
  4. Nước Lọc: Uống đủ nước lọc (2 lít/ngày) giúp da loại bỏ độc tố, giảm tiết dầu và kích thích tái tạo tế bào.

Bài viết này cung cấp hướng dẫn chi tiết về việc kiêng ăn và ăn gì để hỗ trợ quá trình điều trị viêm da dầu. Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có chế độ ăn uống phù hợp và hiệu quả.


Trên đây là thông tin về những loại thuốc chữa viêm da dầu hiệu quả. Để biết được loại thuốc nào phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình, người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và kiểm tra. Từ đó đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp, giúp bệnh nhân nhanh chóng thoát khỏi các triệu chứng khó chịu của viêm da dầu.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0983059582

Tin mới

Dẫn đầu thông tin y tế Thái Nguyên

Dẫn đầu thông tin y tế, kiến tạo tương lai sức khỏe cùng Sở Y tế Thái Nguyên

Trong bối cảnh thông tin y tế tràn lan, Thainguyenmedical.com được đánh giá là nguồn...

Thoái Hóa Xương Khớp Đau Nhức, Hạn Chế Vận Động Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Thoái hóa xương khớp không chỉ là gánh nặng của người già mà còn là...

Xử lý thoát vị đĩa đệm từ căn nguyên – Bài thuốc Y học cổ truyền cho người Việt

Thoát vị đĩa đệm gây đau, tê cứng cột sống, teo cơ, tàn phế, cản...