Thuốc Chữa Viêm Nang Lông

10 Thuốc, kem trị viêm nang lông được khuyến dùng:

1.Dung dịch sát khuẩn:

  • Povidon lod 10%: Ngăn ngừa bội nhiễm, sử dụng 2 lần/ngày.
  • Chlorhexidine 4%: Sát trùng, ngăn ngừa viêm nhiễm, 2-3 lần/ngày.
  • Hexetidine 0.1%: Dành cho trường hợp nhẹ, sử dụng khi cần.

2.Thuốc bôi Benzoyl peroxide: Kiểm soát mụn trứng cá, sẩn đỏ, 1-2 lần/ngày. Cần sử dụng kem chống nắng khi dùng loại này.

3.Thuốc bôi kháng sinh: Một số loại như Mupirocin, Axit fusidic, Clindamycin, Neomycin giúp diệt vi khuẩn, ngăn ngừa lan rộng, 2-3 lần/ngày.

4.Kháng sinh đường uống: như Amoxincillin, Ciprofloxacin, Metronidazol. Dùng khi viêm nặng, tuân thủ liều lượng.

5.Thuốc bôi chống nấm:

  • Nizoral (Ketozonazole): Chống nấm Candida, Malassezia, 2-3 lần/ngày.
  • Canesten (Clotrimazole): Điều trị nấm, 2-3 lần/ngày trong 14 ngày.

6.Thuốc kháng nấm toàn thân:

  • Itraconazole, Terbinafine: Chỉ sử dụng khi cần thiết, nhạy cảm với nấm Candida, Trichophyton, Microsporum.

7.Kem kháng virus (Acyclovir): Sử dụng khi viêm nang lông do virus herpes. Acyclovir giúp giảm triệu chứng, phục hồi da, tránh thâm sẹo.

8.Thuốc kháng virus đường uống (Acyclovir): Sử dụng khi viêm nang lông herpes mạnh, đau rát. Liều lượng: 500mg, 2 lần/ngày. Có thể gặp tác dụng phụ như đau bụng, nôn.

9.Thuốc bôi Permethrin chữa viêm nang lông Demodex: Thoa lên da tổn thương, rửa sạch sau 8-12 giờ. Có thể gây tác dụng phụ như phát ban, phù da.

10.Thuốc giảm đau, hạ sốt (Paracetamol): Dùng khi da viêm nang lông, làm đỏ, sưng nóng, đau nhức. Không dùng cho suy gan, thiếu men G6PD, nghiện rượu.

Các loại thuốc trị viêm nang lông được chỉ định khi tổn thương da viêm đỏ, sưng nóng, nổi mụn mủ, đau rát khó chịu. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả và an toàn, cần xác định nguyên nhân gây bệnh, mức độ tổn thương da và các biểu hiện lâm sàng.

Tổng Quan Bệnh Lý Viêm Nang Lông

Viêm nang lông là bệnh lý da liễu phổ biến hiện nay, hình thành do sự tấn công của vi khuẩn, nấm lên lỗ nang lông. Giai đoạn bệnh mới khởi phát, xung quanh nang lông xuất hiện những nốt mụn có đầu trắng hoặc đỏ. Đến khi bệnh tiến triển nặng hơn, những vết loét bắt đầu lan rộng ra nhiều vị trí trên da cơ thể.

Viêm nang lông là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Viêm nang lông là bệnh da liễu thường gặp, gây tổn thương ngoài da ngứa ngáy khó chịu

Bệnh lý này có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt độ tuổi, giới tình. Tình trạng viêm nhiễm xảy ra có thể nông hoặc sâu tùy vào tổn thương và nguyên nhân gây bệnh. Mặc dù không phải là bệnh lý nguy hiểm sức khỏe, tuy nhiên các tổn thương ngoài da có thể gây khó chịu, kém thẩm mỹ.

Trường hợp viêm nhiễm nhẹ người bệnh có thể điều trị tại nhà bằng các biện pháp đơn giản. Thế nhưng khi bệnh lan rộng, viêm nặng, tổn thương sâu có thể gây ra nhiều hệ lụy, đặc biệt là nguy cơ để lại sẹo vĩnh viễn. Do đó, bạn nên chủ động khám và điều trị ngay khi nhận thấy da có những biểu hiện bất thường.

Vi khuẩn Staphyloccus Aureus là một trong những tác nhân gây viêm nang lông được thống kê. Bên cạnh đó, tác nhân xâm nhập và gây tổn thương ngoài da có thể kể đến một số loại vi khuẩn gram âm, nấm, virus, kí sinh vật,… Chúng tấn công da, cộng hưởng với các điều kiện thuận lợi sẽ ngày càng sinh sôi.

Nguyên nhân gây viêm nang lông
Tình trạng viêm nhiễm do hại khuẩn, nấm ngứa tấn công da khi người bệnh không vệ sinh sạch sẽ, dùng chung khăn tắm,...

Các yếu tố nguy cơ làm bệnh tiến triển ngày càng thuận lợi như:

  • Tình trạng rối loạn tiết dầu trên da khiến cho lỗ chân lông dễ bị bịt kín. Đây là môi trường thuận lợi giúp tác nhân gây hại tấn công, phát triển dẫn đến các hiện tượng viêm nhiễm tại lỗ chân lông.
  • Cạo, nhổ lông không đúng cách tăng nguy cơ mắc bệnh ngoài da, trong đó điển hình là hiện tượng viêm nang lông.
  • Mặc quần áo bó sát, vải cọ sát vào da thường xuyên khiến cho da bị tổn thương. Ngoài ra, trường hợp quần áo nóng, giữ nhiệt còn khiến cho mồ hôi tiết ra nhiều hơn. Điều này khiến cho hại khuẩn có điều kiện sinh sôi, phát sinh nhiều vấn đề về da.
  • Không tắm rửa hàng ngày, vệ sinh da kém cũng là nguyên nhân gây viêm nang lông phổ biến hiện nay. Bên cạnh đó, nguy cơ viêm nhiễm còn đến từ việc dùng chung khăn tắm, ngâm mình trong nước quá lâu khiến lỗ chân lông bị viêm nhiễm.
  • Sử dụng thuốc điều trị, nhất là thuốc kháng sinh kéo dài làm suy giảm miễn dịch, tạo điều kiện cho các vi khuẩn kỵ khí phát triển, gây viêm nang lông.

Bên cạnh các yếu tố chính kể trên, còn nhiều yếu tố gây bệnh khác được chuyên gia đề cập. Chẳng hạn như môi trường sống ô nhiễm, thói quen sinh hoạt không lành mạnh, tính chất công việc,… Cần sớm phát hiện và kiểm soát viêm nhiễm để phòng tránh rủi ro cho sức khỏe.

Bệnh viêm nang lông gây ra các triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề da liễu khác. Nếu phát hiện bệnh sớm, khả năng điều trị khỏi bệnh cao. Tuy nhiên do nhiều người chủ quan khiến bệnh ngày càng trở nặng, tổn thương nghiêm trọng trên da gây khó khăn cho việc điều trị.

Biểu hiện nhận biết viêm nang lông
Các tổn thương hình thành, quanh lỗ chân lông có các nốt mụn đỏ, chứa dịch mủ

Những biểu hiện bên ngoài dễ nhận biết tình trạng viêm nang lông có thể kể đến như:

  • Xuất hiện mụn mủ: Như đã đề cập, xung quanh lỗ chân lông ban đầu xuất hiện những nốt mụn màu đỏ hoặc mụn nhọt đầu trắng. Bên trong các nốt mụn thường chứa dịch mủ. Tùy tình trạng viêm nhiễm, mức độ tổn thương da mà vị trí, số lượng nốt mủ sẽ nhiều hoặc ít.
  • Vỡ dịch mủ: Khi dịch mủ căng đầy, gặp phải tác động bên ngoài gây vỡ dịch mủ khiến cho tình trạng viêm nhiễm lan rộng sang các vùng khác hoặc lây nhiễm cho người tiếp xúc phải nó.
  • Ngứa ngáy khó chịu: Người bị viêm nang lông sẽ gặp phải các biểu hiện ngứa ngáy khó chịu trên vùng da bị viêm nhiễm. Đặc biệt là khi viêm lỗ chân lông xảy ra tại vùng da mềm, mỏng còn kèm theo biểu hiện đau đớn khó chịu. Khi cào gãi hay ma sát vào khiến mụn mủ vỡ, loét.
  • Sưng tấy: Bên cạnh biểu hiện ngứa ngáy, da còn có dấu hiệu sưng tấy.

Bất kỳ vùng da nào trên cơ thể cũng có thể xảy ra hiện tượng viêm nang lông. Nếu bạn nhận thấy những biểu hiện bất thường kể trên, nên chủ động thăm khám và điều trị sớm để phòng tránh nguy cơ viêm lan rộng, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính thẩm mỹ.

Khi nào cần dùng thuốc, kem bôi trị viêm nang lông?

Viêm nang lông là bệnh ngoài da phổ biến, thường xảy ra ở thanh thiếu niên, người trẻ tuổi. Nguyên nhân chính gây ra bệnh lý là do nấm hạt men, tụ cầu vàng, trực khuẩn xanh, một số loại vi khuẩn kỵ khí, virus và ký sinh trùng. Bên cạnh đó, viêm nang lông cũng có thể khởi phát do tiếp xúc với hóa chất, hệ miễn dịch suy giảm.

10 Thuốc, Kem Bôi Trị Viêm Nang Lông hiệu quả được tin dùng
Các loại thuốc, kem bôi trị viêm nang lông được chỉ định khi tổn thương da viêm đỏ, sưng nóng, nổi mụn mủ


Theo đánh giá của các chuyên gia, viêm nang lông thường chỉ gây tổn thương ở mức độ nhẹ, có thể tự thuyên giảm mà không cần can thiệp điều trị. Tuy nhiên trong một số trường hợp, vi khuẩn, nấm, virus gây viêm nhiễm nang lông có thể phát triển mạnh khiến các mô xung quanh bị sưng đỏ, hoại tử, hình thành nhọt.
Chính vì vậy, cần dùng thuốc, kem bôi trị viêm nang lông trong những trường hợp sau:

  • Tổn thương do bệnh lý gây ra có phạm vi ảnh hưởng rộng
  • Nang lông bị viêm đỏ, hình thành các mụn nước và mụn mủ
  • Vùng da bị tổn thương có thể nóng rát, châm chích và sưng đỏ
  • Da xuất hiện các sẩn đỏ lớn, phù nề và viêm

Đối với những trường hợp bị viêm nang lông ở mức độ nhẹ, người bệnh cũng có thể dùng thuốc điều trị để rút ngắn thời gian phục hồi, đồng thời ngăn ngừa thâm sẹo.

10 Thuốc, kem bôi trị viêm nang lông được khuyên dùng

Phương pháp điều trị chính đối với bệnh viêm nang lông chủ yếu là sử dụng thuốc bôi sát trùng, khử khuẩn và làm dịu da. Tuy nhiên trong trường hợp viêm nhiễm nặng, bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng thuốc đường uống để kiểm soát tổn thương nhanh chóng, ngăn ngừa biến chứng, đồng thời tiêu diệt tác nhân gây nhiễm trùng.

1. Dung dịch sát khuẩn

Dung dịch sát khuẩn được dùng trong hầu hết các trường hợp bị viêm nang lông. Nhóm thuốc này được sử dụng trực tiếp lên vùng da bị tổn để khử khuẩn, sát trùng. Bên cạnh đó, một số dung dịch sát khuẩn còn mang lại hiệu quả trong ức chế virus, nấm men sống trên bề mặt da.

Dung dịch sát khuẩn
Dung dịch sát khuẩn được dùng trong hầu hết các trường hợp bị viêm nang lông

Một số loại dung dịch sát khuẩn được sử dụng trong điều trị viêm nang lông, bao gồm:

  • Povidon lod 10%: Loại dung dịch này hoạt động theo cơ chế giải phóng lod chậm để kéo dài tác dụng ức chế virus, nấm, động vật đơn bào và vi khuẩn. Thuốc được dùng 2 lần/ ngày tại vùng da bị tổn thương để ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm.
  • Dung dịch Chlorhexidine 4%: Chlorhexidine có công dụng sát trùng, khử khuẩn (vi khuẩn gram âm, gram dương). Ngoài ra, hoạt chất này còn có khả năng ức chế virus cùng một số loại nấm men gây ra các bệnh ngoài ra. Trong chữa trị viêm nang lông, dung dịch Chlorhexidine được dùng với tần suất từ 2 - 3 lần/ ngày để sát trùng, ngăn ngừa viêm nhiễm nặng.
  • Dung dịch Hexetidine 0.1%: Dung dịch này chỉ có tác dụng kìm khuẩn, không mang lại hiêu quả trong diệt khuẩn. Do đó, thuốc chỉ được dùng trong các trường hợp bị viêm nang lông ở mức độ nhẹ, phạm vi ảnh hưởng nhỏ.

Đối với những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ, có thể sử dụng dung dịch sát trùng để loại bỏ tình trạng viêm nhiễm ở các nang lông trong vòng 3 - 5 ngày, cần kết hợp với các loại thuốc điều trị khác.

2. Thuốc bôi chứa Benzoyl peroxide

Thuốc bôi chứa Benzoyl peroxide được dùng trong những trường hợp bị viêm nang lông xảy ra do uống kháng sinh trị mụn trong thời gian dài. Nếu khởi phát do nguyên nhân này, viêm nang lông thường gây ra các sẩn đỏ có kích thước lớn, làm nghiêm trọng hơn các nốt mụn trứng cá trên da mặt.
Benzoyl peroxide có tác dụng ức chế vi khuẩn gây mụn (P.acnes). Ngoài ra, hoạt chất này còn giúp làm bong tróc lớp sừng và làm tróc vảy da. Thuốc dùng từ 1 - 2 lần/ ngày trong vài ngày liên tục để kiểm soát mụn trứng cá, sẩn đỏ do bệnh lý gây ra.

Thuốc bôi chứa Benzoyl peroxide
Thuốc bôi chứa Benzoyl peroxide được dùng trong những trường hợp bị viêm nang lông xảy ra do uống kháng sinh trị mụn lâu dài

Tuy nhiên, loại thuốc này có thể khiến làn da nhạy cảm với ánh nắng nên cần dùng kem chống nắng, che chắn khi di chuyển, hoạt động dưới trời nắng. Những biệt dược chứa Benzoyl peroxide được dùng trong điều trị viêm nang lông, bao gồm Vinoyl-5, Azaduo Forte gel, Azaduo,...

3. Thuốc bôi kháng sinh chữa viêm nang lông do vi khuẩn

Nếu bệnh lý khởi phát do vi khuẩn (thường là trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu vàng), bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng sinh ở dạng bôi để tiêu diệt vi khuẩn, phòng ngừa viêm nhiễm lan rộng.
Thuốc kháng sinh tại chỗ thường được dùng từ 2 - 3 lần/ ngày sau khi dùng dung dịch sát khuẩn. Để tiêu trừ vi khuẩn hoàn hoàn, bác sĩ thường yêu cầu dùng thuốc này từ 7 - 10 ngày liên tục.
Một số loại thuốc kháng sinh ở dạng bôi thường được chỉ định trong chữa viêm nang lông, bao gồm thuốc mỡ Mupirocin, thuốc mỡ Axit fusidic, thuốc bôi Clindamycin, thuốc mỡ Neomycin,...

4. Nhóm thuốc kháng sinh đường uống

Các loại thuốc kháng sinh đường uống có thể được chỉ định trong trường hợp viêm nang lông do tụ cầu vàng có mức độ nặng, không đáp ứng với thuốc kháng sinh tại chỗ. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể chỉ định kháng sinh nếu viêm nang lông khởi phát do ký sinh trùng Demodex.

Nhóm thuốc kháng sinh đường uống
Các loại thuốc kháng sinh đường uống có thể được chỉ định trong trường hợp viêm nang lông do tụ cầu vàng

Một số loại kháng sinh đường uống được sử dụng trong điều trị viêm nang lông do vi khuẩn, ký sinh trùng, bao gồm:

  • Amoxincillin: Đây là kháng sinh thuộc nhóm penicillin. Thuốc có khả năng diệt khuẩn thông qua cơ chế ức chế sinh tổng hợp peptidoglycan (thành phần quan trọng của tế bào vi khuẩn). Amoxincillin mang lại hiệu quả đối với vi khuẩn ưa khí, kỵ khí gram dương, gram âm,...
  • Ciprofloxacin: Ciprofloxacin là kháng sinh thuộc nhóm quinolon. Loại kháng sinh này có hoạt tính mạnh nên chỉ được dùng trong trường hợp bị viêm nhiễm có mức độ nặng. Tuy nhiên, thuốc Ciprofloxacin không dùng cho người dưới 18 tuổi, phụ nữ mang thai, đang cho con bú.
  • Metronidazol: Đây là kháng sinh có tác dụng đối với các loại động vật nguyên sinh, vi khuẩn kỵ khí. Loại kháng sinh này được dùng trong những trường hợp viêm nang lông xảy ra do ký sinh trùng Demodex.

Thực tế, các loại thuốc kháng sinh đường uống ít khi được sử dụng trong chữa trị viêm nang lông, trừ các trường hợp cần thiết. Mặc dù mang lại hiệu quả cao nhưng nhóm thuốc này có thể phát sinh nhiều tác dụng phụ nên cần thận trọng khi sử dụng.

5. Thuốc bôi trị viêm nang lông do nấm

Theo các chuyên gia Da liễu, bệnh viêm nang lông có thể xảy ra do nấm Malassezia, nấm Candida albicans, nấm Microsporum. Với những trường hợp khởi phát do nấm, bác sĩ có thể chỉ định một số loại kem bôi chống nấm để kiểm soát tổn thương và cải thiện các biểu hiện đi kèm, đồng thời ngăn ngừa tổn thương lan rộng.

Thuốc bôi trị viêm nang lông do nấm
Nizoral chứa hoạt chất kháng nấm Ketozonazole và thường được chỉ định trong điều trị viêm nang lông do nấm

Một số loại thuốc bôi chống nấm thường được dùng trong điều trị viêm nang lông do nấm, bao gồm:

  • Nizoral: Nizoral chứa hoạt chất kháng nấm Ketozonazole và thường được chỉ định trong điều trị các bệnh nhiễm nấm ngoài da. Ngoài ra, loại thuốc này cũng được sử dụng để điều trị viêm nang lông do nấm Candida, nấm Malassezia, nấm Microsporum,...
  • Canesten: Kem bôi Canesten có chứa hoạt chất Clotrimazole. Tương tự như Nirozal, loại thuốc này được sử dụng chủ yếu trong điều trị các bệnh ngoài da do nấm, trong đó có bệnh viêm nang lông.

Thuốc chống nấm ở dạng bôi được chỉ định dùng từ 2 - 3 lần/ ngày liên tục 14 ngày. Những triệu chứng do viêm nang lông có thể thuyên giảm hoàn toàn sau 4 - 5 ngày bôi thuốc. Tuy nhiên, người bệnh cần sử dụng đều đặn trong thời gian được chỉ định để hạn chế tình trạng tái nhiễm.

6. Thuốc kháng nấm toàn thân

Các loại thuốc kháng nấm toàn thân có thể được dùng trong điều trị viêm nang lông do nấm xuất hiện tại vùng da đầu hoặc xảy ra trên diện rộng. Nhóm thuốc này có độc tính cao, ảnh hưởng đến chức năng gan và khả năng sinh lý của nam giới nên chỉ được dùng trong những trường hợp cần thiết.
Một số loại thuốc kháng nấm toàn thân được chỉ định trong điều trị viêm nang lông, bao gồm:

  • Itraconazole: Itraconazole là dẫn xuất của triazole có phổ kháng nấm rộng. Thuốc nhạy cảm với những chủng nấm gây bệnh ở người như Pityrosporum, Candida, Trichophyton, Epidermophyton,... Tuy nhiên, không dùng thuốc trong thời gian mang thai hoặc đang có ý định mang thai.
  • Terbinafine: Terbinafine kháng nấm theo cơ chế ức chế quá trình tổng hợp ergosterol của tế bào nấm. Loại thuốc này nhạy cảm với các loại nấm như Candida, Trichophyton, Epidermophyton, Microsporum,...

7. Kem bôi kháng virus chữa bệnh lý do virus herpes

Trường hợp bệnh viêm nang lông xảy ra do virus herpes, bác sĩ có thể chỉ định kem bôi kháng virus (Acyclovir). Bệnh lý xảy ra do virus thường xuất hiện ở nam giới sau khi cạo râu. Theo đó, tổn thương do virus này chỉ yếu là những mụn nước nhỏ xuất hiện ở ria mép, vùng cằm, mụn nước mọc khu trú tạo thành từng đám tương tự như chùm nho.

Kem bôi kháng virus chữa bệnh lý do virus herpes 
Trường hợp bệnh viêm nang lông xảy ra do virus herpes, bác sĩ có thể chỉ định kem bôi kháng virus (Acyclovir)

Đa số các trường hợp bị viêm nang lông do virus herpes có thể tự khỏi mà không cần can thiệp điều trị. Tuy nhiên nếu tổn thương diễn tiến nặng, người bệnh cần sử dụng thuốc bôi có tác dụng kháng virus để cải thiện triệu chứng, rút ngắn thời gian điều trị, phục hồi và phòng ngừa thâm sẹo.
Thuốc bôi Acyclovir thường được dùng từ 5 - 6 lần/ ngày, mỗi ngày cách nhau khoảng 4 giờ. Thuốc thường được chỉ định trong khoảng 5 - 7 ngày tuỳ thuộc vào mức độ tổn thương da và một số biểu hiện đi kèm.

8. Thuốc kháng virus đường uống

Các loại thuốc kháng virus đường uống được cân nhắc khi tình trạng viêm nang lông do virus herpes bùng phát mạnh, gây đau rát, sưng viêm nhiều. Bên cạnh tác dụng đối với virus herpes, thuốc kháng virus đường uống Acyclovir còn mang lại hiệu quả đối với Cytomegalovirus, Epstein Barr, Varicella zoster.
Đối với điều trị bệnh viêm nang lông, thuốc Acyclovir được sử dụng ở liều 500mg với tần suất 2 lần/ ngày. Trong thời gian sử dụng thuốc, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như đau bụng, nhức đầu, nổi ban, tiêu chảy, nôn mửa, buồn nôn,...

9. Thuốc bôi Permethrin chữa viêm nang lông do Demodex

Thuốc bôi Permethrin thuộc nhóm pyrethrin, được dùng trong điều trị các bệnh ngoài da do ký sinh trùng như chấy rận, ghẻ, Demodex. Viêm nang lông do Demodex thường xảy ra ở dạng vảy phấn (tổn thương điển hình là da nổi các đám tổn thương có màu đỏ, vảy da trên bề mặt, nang lông xuất hiện các nút sừng).

Thuốc bôi Permethrin chữa viêm nang lông do Demodex 
Khi dùng thuốc bôi Permethrin, nên thoa thuốc lên vùng da bị tổn thương, rửa sạch lại sau 8 - 12 giờ

Khi dùng thuốc bôi Permethrin, nên thoa thuốc lên vùng da bị tổn thương, rửa sạch lại sau 8 - 12 giờ. Loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như phát ban, phù da, phát ban, kích ứng tại chỗ.

10. Thuốc giảm đau, hạ sốt

Thuốc giảm đau, hạ sốt được dùng trong những trường hợp bị tổn thương do viêm nang lông khiến da bị viêm đỏ nặng, sưng nóng, ứ mủ, đau nhức nhiều. Thuốc thường được sử dụng là thuốc Paracetamol (Acetaminophen).
Loại thuốc này có tác dụng giảm sốt, cải thiện tình trạng đau nhức ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, không sử dụng thuốc cho người bị suy gan, thiếu hụt men G6PD, người có tiền sử nghiện rượu.

Một số lưu ý khi dùng thuốc trị viêm nang lông

Đa số các trường hợp bị viêm nang lông đều đáp ứng tốt sau khi sử dụng thuốc bôi và thuốc uống. Tuy nhiên nếu không sử dụng đúng cách hoặc thiếu thận trọng, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ, rủi ro.

Một số lưu ý khi dùng thuốc trị viêm nang lông 
Chỉ sử dụng thuốc, kem bôi trị viêm nang lông sau khi được thăm khám, chẩn đoán

Chính vì vậy khi sử dụng thuốc điều trị viêm nang lông, người bệnh cần lưu ý một số thông tin sau:

  • Dung dịch sát khuẩn có thể được dùng trong hầu hết những trường hợp bị viêm nang lông. Tuy nhiên khi dùng thuốc kháng nấm, kháng sinh, kháng virus, người bệnh cần thăm khám để xác định nguyên nhân gây bệnh, từ đó chỉ định loại thuốc phù hợp. Không tự ý dùng thuốc khi chưa tham vấn y khoa.
  • Đối với các trường hợp viêm nang lông do nấm, vi khuẩn, người bệnh cần dùng thuốc đều đặn trong thời gian được chỉ định. Việc ngưng thuốc quá sớm hoặc dùng thuốc không đều có thể làm tăng nguy cơ kháng nấm, vi khuẩn và tái nhiễm.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc nếu phát sinh tác dụng không mong muốn, người bệnh cần thông báo với bác sĩ để được cân nhắc về việc ngưng sử dụng hoặc thay thế loại thuốc điều trị khác phù hợp.
  • Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị, cần giữ vệ sinh cá nhân, mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, tránh da sát lên vùng da bị tổn hương.
  • Cần loại trừ những yếu tố khiến bệnh lý tiến triển nặng nề hơn như tẩy lông, cạo râu, tắm nước nóng, sử dụng kháng sinh trị mụn, tiếp xúc với hóa chất, lạm dụng thuốc bôi có chứa corticoid,...
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý, tập luyện thể dục đều đặn giúp cải thiện sức khỏe, tăng cường miễn dịch và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh lý đạt được hiệu quả tốt nhất.

Trong trường hợp viêm nang lông nhẹ, bạn có thể áp dụng một số mẹo chữa tại nhà để tiết kiệm chi phí và tránh kích ứng da.

Ưu điểm:

  • Sử dụng nguyên liệu tự nhiên dễ tìm kiếm giúp tiết kiệm chi phí.
  • Phương pháp tại nhà đơn giản, không đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc da phức tạp.
  • Tự chăm sóc giúp giảm nguy cơ kích ứng da.
  • Thích hợp cho các trường hợp viêm nang lông nhẹ đến trung bình.

1. Sử dụng Tinh Dầu:

  • Chọn tinh dầu như dầu chanh, dầu quế, dầu tràm trà có khả năng chống khuẩn và chống nấm.
  • Hạn chế thoa trực tiếp lên da, thêm vài giọt vào kem dưỡng ẩm trước khi áp dụng.

2. Nha Đam:

  • Sử dụng gel lô hội nguyên chất giúp giảm ngứa, mẩn đỏ, sưng tấy.
  • Thực hiện massage lô hội sau khi làm sạch vùng da bị tổn thương.

3. Chườm Ấm và Quấn Băng Ướt:

  • Chườm nhẹ bằng khăn ẩm và ấm giúp giảm đau và sưng.
  • Quấn băng ướt để ngăn chặn gãi và kích thích quá trình tự nhiên của da.

4. Khi Nào Nên Gặp Bác Sĩ?

  • Nếu viêm nang lông trở nên cứng hơn, đau nhức.
  • Khi tình trạng lan sang các vùng da khác.
  • Vết viêm nang lông sưng to, chảy dịch.
  • Cảm thấy sốt, cảm lạnh và triệu chứng bất thường.

Phương Pháp Tây Y:

  • Sử dụng thuốc kháng sinh, kem giảm viêm, thuốc chống nấm tùy thuộc vào tình trạng bệnh.
  • Tiểu phẫu, triệt lông bằng laser có thể được áp dụng nếu cần thiết.

Thuốc Nam Chữa Bệnh:

  • Cây ngải dại, lá trầu không, cây lược vàng có thể được sử dụng theo cách đúng liều lượng và cách thực hiện.
  • Bài thuốc đông y cũng giúp bồi bổ và cân bằng khí huyết.

Chú Ý:

  • Cần thăm bác sĩ nếu triệu chứng không cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng.
  • Sự can thiệp chuyên sâu từ bác sĩ chuyên khoa Da liễu là quan trọng để đạt kết quả tốt nhất.

Thực Phẩm Giúp Cải Thiện Viêm Nang Lông

Quả Cam và Quả Kiwi:

  • Chứa nhiều vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp.
  • Hỗ trợ sản xuất interferon, protein chống viêm tự nhiên.

Thực Phẩm Giàu Omega 3:

  • Cá hồi, quả bơ, hạt hạnh nhân cung cấp axit béo omega 3.
  • Cải thiện sức khỏe tim mạch, hỗ trợ điều trị viêm nang lông.

Sữa Chua và Probiotic:

  • Tăng cường lợi khuẩn, ức chế hoạt động khuẩn gây hại.
  • Cung cấp vitamin và khoáng chất, giảm đau rát, ngứa ngáy.

Quả Táo và Quả Dứa:

  • Quercetin trong táo giảm histamin, chống dị ứng.
  • Bromelain trong dứa giảm sản xuất prostaglandin, hỗ trợ giảm viêm.

Uống Đủ Nước:

  • Giảm viêm, nổi sẩn đỏ, hỗ trợ tình trạng đau rát.
  • Tăng tốc độ phục hồi da và ngăn chặn bệnh lý kéo dài.

Thực Phẩm Nên Hạn Chế Khi Viêm Nang Lông

Thực Phẩm Dị Ứng:

  • Hải sản, lòng trắng trứng, đậu phộng có thể làm tăng nặng triệu chứng.
  • Kiêng dùng thực phẩm gây dị ứng cao.

Thức Ăn Chứa Nhiều Muối và Đường:

  • Giảm muối và đường để kiểm soát áp lực tiêu hoá và mức độ viêm.
  • Tránh thức ăn có thể làm tăng nhanh mức độ viêm của da.

Thực Phẩm Giàu Đạm:

  • Hạn chế protein để giảm nguy cơ dị ứng.
  • Tránh thức ăn giàu đạm trong thời gian dài.

Món Ăn Cay Nóng và Chất Béo Bão Hoà:

  • Tránh ăn quá nhiều gia vị như tiêu, ớt.
  • Hạn chế chất béo bão hoà để giảm nguy cơ viêm.

Thức Uống Cồn và Caffeine:

  • Bia, rượu, cà phê có thể làm tăng mức độ viêm.
  • Kiêng uống thức uống chứa cồn và caffeine trong thời gian điều trị.

Bài viết đã tổng hợp các loại thuốc, kem bôi trị viêm nang lông được sử dụng phổ biến và một số lưu ý trong quá trình sử dụng. Để đạt được kết quả điều trị tốt nhất, tránh phát sinh rủi ro và tác dụng phụ, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh lý.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0983059582

Tin mới

Mỡ máu cao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Máu Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không? Căn Bệnh “Thời Đại Mới” Tiềm Ẩn Nguy Cơ Đột Quỵ

Hệ quả của cuộc sống hiện đại, với lối sống thiếu vận động và chế...
chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...