Thuốc Trị Mề Đay Cho Trẻ Em

Các loại thuốc trị mề đay cho trẻ em thường được chỉ định sử dụng trong từng trường hợp cụ thể. Do đó, bố mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám và chỉ định sử dụng thuốc cho phù hợp.

Dưới đây là danh sách các loại thuốc trị mề đay phổ biến và hiệu quả nhất cho trẻ em:

  1. Loratadine: Thuốc kháng histamin giảm dị ứng và mề đay ở trẻ. Liều dùng thay đổi theo trọng lượng cơ thể.
  2. Cetirizine: Được chỉ định cho một số trường hợp mề đay cấp tính hoặc mãn tính, nhưng chỉ phù hợp cho trẻ từ 12 tuổi trở lên. Liều dùng cần được tư vấn từ bác sĩ.
  3. Chlorpheniramine: Thuốc này thích hợp cho trẻ từ 2 tuổi trở lên và có liều lượng cụ thể tùy theo độ tuổi.
  4. Diphenhydramine: Giúp giảm ngứa ngáy, hắt hơi và nổi mẩn ở trẻ. Liều lượng phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của trẻ.
  5. Fexofenadine: Cải thiện các triệu chứng như bệnh phát ban, ngứa ngáy, và chảy nước mũi ở trẻ từ 6 tuổi trở lên.
  6. Corticosteroid: Được sử dụng khi mề đay mãn tính và không phản ứng với các loại kháng histamin thông thường. Liều dùng cần theo chỉ định của bác sĩ.
  7. Omalizumab: Được dùng cho trường hợp mề đay mãn tính không phản ứng với các loại thuốc khác. Liều lượng cần được bác sĩ chỉ định.
  8. Benadryl: Thuốc bôi này giúp giảm ngứa và đau rát do mề đay. Được sử dụng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.
  9. Phenergan Cream: Có tác dụng giảm ngứa ngáy và làm dịu kích ứng da, thích hợp cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.

Các loại thuốc trị mề đay cho trẻ em thường được chỉ định sử dụng trong từng trường hợp cụ thể. Do đó, bố mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám và chỉ định sử dụng thuốc cho phù hợp. 

TOP 10 loại thuốc trị mề đay cho trẻ em hiệu quả

Nổi mề đay ở trẻ nhỏ là căn bệnh da liễu khá phổ biến. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là tình trạng nổi mẩn đỏ, gây ngứa ngáy trên da. Bệnh mề đay ở trẻ có thể tự cải thiện trong vài giờ hoặc vài ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp, bệnh có thể phát triển thành cấp tính hoặc mãn tính.
Hầu hết các trường hợp nổi mề đay ở trẻ thường không nghiêm trọng và có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, bố mẹ cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để cải thiện nhanh chóng triệu chứng bệnh và phòng ngừa bệnh tái phát. Dưới đây là top 10 thuốc trị mề đay cho trẻ em phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay:

Thuốc trị mề đay mẩn ngứa cho trẻ em Loratadine

Thuốc Loratadine hay còn được gọi với tên biệt dược là Loratadin. Đây là loại thuốc kháng sinh histamin có công dụng giảm dị ứng và mề đay ở trẻ. Thuốc Loratadine được bào chế dưới dạng viên nén. Mỗi viên chứa 10mg hoạt chất Loratadin cùng một số tá dược khác như Talc, Natri Benzoat…

Thuốc Loratadine trị mề đay cho trẻ em
Thuốc Loratadine trị mề đay cho trẻ em

Thuốc Loratadine được dùng cho cả người lớn và trẻ nhỏ từ 2 tuổi trở lên. Tuy nhiên, tùy vào lứa tuổi và thể trạng khác nhau mà trẻ sẽ có liều dùng riêng biệt.
Liều dùng:

  • Trẻ em dưới 30kg: Uống ½ viên mỗi ngày.
  • Trẻ em trên 30kg: Uống 1 viên/ngày.

Lưu ý: Liều dùng thuốc Loratadine trên chỉ mang tính chất tham khảo. Phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Thuốc Loratadine không dành cho những người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Tác dụng phụ của thuốc Loratadine:

  • Nhịp tim đập nhanh, không đều.
  • Cảm giác muốn ngất xỉu, vàng da, động kinh.
  • Đau đầu, chóng mặt, tiêu chảy, khô miệng, chảy máu mũi…

Giá bán tham khảo: 12.000 đồng/hộp 2 vỉ x 10 viên.

Thuốc Cetirizine

Cetirizine là một loại thuốc Tây y có tác dụng chống dị ứng. Thuốc được chỉ định trong những trường hợp như nổi mề đay cấp tính hoặc mãn tính, viêm mũi dị ứng theo mùa… Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén hoặc viên nén bao phim với thành phần chính là Cetirizine Hydrochloride.
Theo các chuyên gia, thuốc Cetirizine chỉ thích hợp dùng cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên. Mức độ an toàn của thuốc dành cho trẻ dưới 12 tuổi chưa được xác định.
Liều dùng: Phụ huynh nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi cho trẻ sử dụng thuốc Cetirizine.
Lưu ý: 

  • Thuốc không được khuyến khích dùng cho những người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong thuốc Cetirizine.
  • Khi đã và đang dùng các loại thuốc khác gần đây, người bệnh nên thông báo ngay với bác sĩ.

Tác dụng phụ của thuốc: Buồn ngủ, khô miệng, buồn nôn.
Giá bán tham khảo: 60.000 đồng/hộp 10 vỉ x 10 viên.

Thuốc trị mề đay mẩn ngứa cho trẻ em Chlorpheniramine

Thuốc Chlorpheniramine là loại thuốc kháng sinh histamin thế hệ 1. Thuốc được chỉ định điều trị bệnh dị ứng và mẫn cảm. Thuốc được dùng để chữa trị cho những căn bệnh bao gồm nổi mề đay, viêm da tiếp xúc, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc… Ngoài ra, thuốc còn giúp kiểm soát các triệu chứng cảm lạnh, ngứa rát cổ họng.
Thuốc trị mề đay Chlorpheniramine chỉ thích hợp dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.

Thuốc trị mề đay mẩn ngứa cho trẻ em Chlorpheniramine
Thuốc trị mề đay mẩn ngứa cho trẻ em Chlorpheniramine

Liều dùng:

  • Trẻ em từ 2 - 6 tuổi: Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
  • Trẻ em trên 6 - 12 tuổi: Dùng ½ viên mỗi lần, mỗi ngày uống 3 - 4 lần.
  • Trẻ em trên 12 tuổi: Uống 1 viên mỗi lần, mỗi ngày uống 3 - 4 lần, không dùng quá 6 viên/ngày.

Ở mỗi trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ cân chỉnh liều lượng thuốc cho phù hợp với tình trạng sức khỏe của trẻ.
Lưu ý: Không được sử dụng thuốc Chlorpheniramine nếu mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong thuốc.
Tác dụng phụ của thuốc: Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như khô miệng, ngủ gà, buồn nôn, chóng mặt…
Giá bán tham khảo: 30.000 đồng/hộp 10 vỉ x 20 viên.

Thuốc Diphenhydramine

Thuốc Diphenhydramine được sử dụng trong điều trị các bệnh lý ngoài da như nổi mề đay, dị ứng. Thuốc được bào chế dưới dạng viên uống (viên nang, viên nén) và dạng siro.
Đối với trẻ mắc bệnh mề đay, thuốc Diphenhydramine có tác dụng kháng histamin, giúp giảm tình trạng ngứa ngáy trên da do mề đay gây ra. Ngoài ra, thuốc còn có công dụng điều trị tình trạng hắt hơi, sổ mũi, nổi mẩn đỏ ở da, ngứa ngáy, cải thiện tình trạng mất ngủ.
Liều dùng: Uống 12,5 - 25mg mỗi lần, một ngày uống 3 - 4 lần. Liều lượng tối đa mỗi ngày là 300mg.
Lưu ý:

  • Người bệnh nên thông báo cho bác sĩ khi mắc phải bệnh tắc nghẽn đường tiêu hóa, bệnh gan, thận, hen suyễn, tim mạch…
  • Không sử dụng thuốc khi cơ thể mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong thuốc.

Tác dụng phụ của thuốc:

  • Chóng mặt, buồn ngủ, khô miệng, đau cổ họng.
  • Táo bón, tiêu chảy, đau dạ dày, tá tràng.
  • Tim đập nhanh và mạnh.
  • Tiểu ít hoặc đau khi đi tiểu.

Giá bán tham khảo: 43.000 đồng/hộp.

Thuốc trị mề đay cho trẻ em Fexofenadine

Thuốc Fexofenadine cũng là một loại thuốc chống dị ứng thường được chỉ định để điều trị bệnh nổi mề đay ở trẻ em. Fexofenadine là một loại thuốc kháng histamin được dùng để cải thiện các triệu chứng như bệnh phát ban, ngứa ngáy, chảy nước mũi, nổi mẩn đỏ… Thuốc hoạt động trên nguyên tắc ngăn chặn chất tự nhiên histamin khiến cơ thể gây ra phản ứng dị ứng.
Thuốc Fexofenadine được bào chế dưới dạng viên nén uống, viên nén phân tán và hỗn hợp dịch uống với một số tên biệt dược khác như Fegra, Telfor 120, Telfor 60… Đây là loại thuốc chống dị ứng mề đay cho trẻ nhỏ hiệu quả thường được bác sĩ chỉ định sử dụng.

Thuốc trị mề đay cho trẻ em Fexofenadine
Thuốc trị mề đay cho trẻ em Fexofenadine

Liều dùng: 
Dạng viên nén uống: 

  • Trẻ từ 6 - 11 tuổi: Dùng 30mg thuốc chia thành 2 lần uống mỗi ngày.
  • Trẻ 12 tuổi trở lên: Dùng 60mg chia thuốc thành 2 lần uống trong ngày.

Dạng viên nén phân tán: Trẻ từ 6 - 11 tuổi dùng 30mg chia thành 2 lần uống trong ngày.
Dạng hỗn hợp dịch uống: Trẻ từ 2 - 11 tuổi dùng 30mg chia thành 2 lần uống trong ngày.
Lưu ý: 

  • Trẻ nhỏ dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong thuốc viên hoặc hỗn hợp dịch uống thì không nên sử dụng thuốc.
  • Thông báo với bác sĩ khi đã hoặc đang sử dụng thuốc (kể cả thực phẩm chức năng, vitamin) trong thời gian gần đây.

Tác dụng phụ của thuốc: Thuốc Fexofenadine gây ra một số tác dụng phụ như tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, mệt mỏi, đau đầu…
Giá bán tham khảo: 190.000 đồng/hộp 10 vỉ x 10 viên.

Thuốc kháng viêm Corticosteroid trị nổi mề đay ở trẻ em

Thuốc kháng viêm có chứa thành phần Corticosteroid thường được bác sĩ chỉ định sử dụng cho đối tượng mắc bệnh mề đay mãn tính, kèm theo tình trạng viêm mạch, phù thanh quản. Ngoài ra, nếu trẻ em bị mề đay mà dùng thuốc kháng sinh histamin không mang lại hiệu quả cao thì bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc Corticosteroid.
Tùy vào từng cơ địa và mức độ bệnh của trẻ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp nhất. Thuốc trị mề đay cho trẻ em Corticosteroid có hai dạng phổ biến là thuốc uống hoặc thuốc bôi ngoài da, cụ thể:

  • Thuốc Corticosteroid dạng uống: Thuốc Methadone, Medrol, Prednisone…
  • Thuốc Corticosteroid dạng bôi: Thuốc Flucinar, Fluocinolone, Triamcinolone…

Liều dùng: Phụ huynh nên sử dụng thuốc Corticosteroid điều trị mề đay cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Tác dụng phụ của thuốc: Thuốc gây ra một số tác dụng phụ như teo da, mỏng da, làm giảm sức đề kháng trong cơ thể...

Thuốc kháng thể nhân tạo đơn dòng Omalizumab

Giống như các loại thuốc kháng viêm Corticosteroid, thuốc kháng thể nhân tạo đơn dòng Omalizumab được sử dụng cho những trường hợp mắc bệnh mề đay mãn tính và không thể điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh thông thường.
Cơ chế hoạt động của thuốc Omalizumab là ngăn ngừa quá trình giải phóng các chất trung gian gây ra phản ứng sưng viêm bằng cách tiêm trực tiếp thuốc vào cơ thể.
[pr_middle_post]

Thuốc kháng thể nhân tạo đơn dòng Omalizumab được dùng dưới dạng tiêm
Thuốc kháng thể nhân tạo đơn dòng Omalizumab được dùng dưới dạng tiêm

Liều dùng: Tốt nhất chỉ nên dùng 1 lần/tháng cho trẻ.
Lưu ý: Phụ huynh nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và chỉ định liều dùng cho phù hợp.
Tác dụng phụ của thuốc: Thuốc Omalizumab có thể gây ra các tác dụng phụ như sưng, ngứa, đỏ và đau rát ở vị trí tiêm thuốc.

Thuốc bôi trị mề đay cho trẻ em Benadryl

Benadryl là một loại biệt dược của dược chất Diphenhydramine, thuộc nhóm kháng histamin thế hệ đầu tiên. Thuốc này được dùng để điều trị các triệu chứng dị ứng như phát ban, nổi mề đay, nổi mẩn đỏ hoặc cảm lạnh như sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mắt…
Thuốc có tác dụng nuôi dưỡng làn da, giảm đau và ngứa rát do chứng mề đay gây nên. Đây là loại thuốc được bào chế dưới dạng kem bôi, ít gây ra các tác dụng phụ và có thể sử dụng cho trẻ em.
Liều lượng: Thuốc được sử dụng cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên, bôi 3 - 4 lần/ngày.
Lưu ý: 

  • Đối với trẻ em dưới 2 tuổi, phụ huynh nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ sử dụng thuốc bôi Benadryl.
  • Người bệnh phải sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chỉ dẫn trên nhãn.

Tác dụng phụ của thuốc: Trong một số ít trường hợp, thuốc gây ra các tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, khô miệng…
Giá bán tham khảo: 260.000/tuýp 103ml.

Thuốc bôi chữa mề đay ở trẻ Phenergan Cream

Phenergan Cream là loại thuốc bôi ngoài da có tác dụng giảm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu do nổi mề đay mẩn ngứa, côn trùng đốt, kích ứng da do tia X hoặc một số nguyên nhân khác. Thành phần chính trong thuốc là hoạt chất Promethazin 0,2g thuộc nhóm histamin tổng hợp. Thuốc được sử dụng tại chỗ để giảm ngứa ngáy và ngăn chặn các phản ứng do histamin gây ra.
Ở dạng bôi ngoài da, hoạt chất trong thuốc được hấp thu qua da chậm và hàm lượng ngấm vào máu rất thấp. Vì thế, kem bôi Phenergan khá an toàn khi sử dụng cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên.

Thuốc bôi chữa mề đay ở trẻ Phenergan Cream
Thuốc bôi chữa mề đay ở trẻ Phenergan Cream

Liều dùng: Thuốc được dùng để bôi trực tiếp lên da từ 3 - 4 lần/ngày.
Lưu ý:

  • Không sử dụng thuốc Phenergan cho trẻ em dưới 2 tuổi.
  • Thuốc không được chỉ định cho trường hợp tổn thương da kèm dịch, chảy nước. Trẻ mắc bệnh chàm eczema hoặc tổn thương do nhiễm trùng cũng không được sử dụng.

Tác dụng phụ của thuốc:

  • Thuốc sẽ làm tăng mức độ nhạy cảm với ánh sáng.
  • Gây dị ứng với một số người bệnh có cơ địa quá mẫn cảm với thuốc.

Giá bán tham khảo: 13.000 đồng/tuýp 10 gam.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc trị mề đay cho trẻ em và cách phòng ngừa bệnh

Để đảm bảo an toàn cho trẻ khi sử dụng thuốc trị mề đay, phụ huynh nên lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Sử dụng thuốc trị mề đay cho trẻ em theo đúng liều lượng quy định. Bố mẹ không nên tự ý cho trẻ sử dụng vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
  • Không được sử dụng các loại thuốc của người lớn cho trẻ em. Vì cơ thể trẻ không thể hấp thu các hoạt chất dành cho người lớn.
  • Đọc kỹ thông tin thành phần thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng thuốc cho trẻ.
  • Dùng thuốc đúng liệu trình quy định. Tuyệt đối không cho trẻ tự ý ngưng thuốc ngay cả khi triệu chứng nổi mề đay đã khỏi hẳn.
  • Bố mẹ nên tránh cho trẻ tiếp xúc với các chất kích ứng gây nổi mề đay trên da. Cụ thể như phấn hoa, côn trùng, lông thú vật…
  • Lựa chọn quần áo rộng rãi, thoải mái được làm từ chất liệu tự nhiên cho trẻ. Hạn chế cho trẻ em tham gia các hoạt động gây tiết nhiều mồ hôi.
  • Trao đổi với bác sĩ về tình trạng nổi mề đay ở trẻ nhỏ để được hướng dẫn và có biện pháp điều trị cụ thể.

Bài viết trên đã chia sẻ cho phụ huynh top 10 loại thuốc trị mề đay cho trẻ em hiệu quả nhất. Tuy nhiên, bố mẹ không được tự ý mua thuốc về sử dụng cho trẻ mà cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0388778986

Tin mới

Mỡ máu cao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Máu Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không? Căn Bệnh “Thời Đại Mới” Tiềm Ẩn Nguy Cơ Đột Quỵ

Hệ quả của cuộc sống hiện đại, với lối sống thiếu vận động và chế...
Viện thăm khám bệnh nhân đột quỵ

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Thăm Khám Bệnh Nhân Đột Quỵ Hoàn Cảnh Khó Khăn 

Vào 19/11 vừa qua, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc đã phối hợp cùng...
chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...