Viêm Nang Lông Có Tự Hết Không? Bao Lâu Thì Khỏi?

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Viêm nang lông có tự hết không? Bao lâu thì khỏi? là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Theo nhận định của các chuyên gia, viêm nang lông có tự khỏi không và thời gian chữa trị bệnh phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Trường hợp tổn thương ở mức độ nhẹ có thể tự cải thiện mà không cần can thiệp y tế.

Viêm nang lông có tự hết không? Bao lâu thì khỏi?

Viêm nang lông đề cập đến tình trạng tổn thương khu trú tại một hoặc nhiều lỗ chân lông. Đây là vấn đề da liễu phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở người trẻ tuổi và thanh thiếu niên. Tổn thương do bệnh lý gây ra có thể xuất hiện ở nách, đùi, mông, chân, tay, vùng kín,… ngoại trừ lòng bàn chân, bàn tay, môi.

Viêm Nang Lông Có Tự Hết Không? Bao Lâu Thì Khỏi?
Viêm nang lông có tự khỏi không và thời gian chữa trị bệnh phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau

Nguyên nhân chính được xác định gây viêm nang lông là do virus, vi khuẩn, ký sinh hoặc một số loại nấm men khác. Bên cạnh đó, bệnh lý cũng có thể xảy ra do một số nguyên nhân khác. Thực tế nhận thấy, các biểu hiện viêm nang lông thường bùng phát mạnh vào thời điểm khí hậu nóng, độ ẩm cao, môi trường ô nhiễm.

Theo nhận định của các chuyên gia, viêm nang lông tương đối lành tính, có thể kiểm soát hoàn toàn mà không ảnh hưởng đến sức khoẻ tổng thể. Tuy nhiên, các biểu hiện lâm sàng của bệnh lý có thể tác động xấu đến ngoại hình, yếu tố thẩm mỹ, gây ra tâm lý tự tin, e ngại. Một số trường hợp tiến triển nặng có thể dẫn đến nhiễm trùng, để lại thâm sẹo.

Về vấn đề “Viêm nang lông có tự hết không? Bao lâu thì khỏi?”. Các chuyên gia cho biết, viêm nang lông ở mức độ nhẹ, có thể tự khỏi sau một thời gian ngắn nếu được chăm sóc đúng cách, cách ly với tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, khi gặp điều kiện bệnh có thể bùng phát nhiều lần.

Tuy nhiên, với trường hợp bệnh tiến triển nghiêm trọng, khởi phát do virus, vi khuẩn, nấm thường không thể tự phục hồi. Theo đó, người bệnh cần can thiệp biện pháp y tế để khắc phục triệu chứng và các biểu hiện đi kèm để phòng ngừa tổn thương lan rộng và biến chứng nguy hiểm.

Thời gian điều trị và phục hồi bệnh lý phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau như mức độ viêm nhiễm, tình trạng da, các biểu hiện đi kèm và khả năng đáp ứng của từng trường hợp. Thông thường, bệnh lý có thể được kiểm soát sau 3 – 5 ngày sử dụng dung dịch sát khuẩn. Đối với trường hợp bệnh nặng, thời gian điều trị có thể kéo dài từ 2 – 3 tuần, thậm chí từ 1 – 2 tháng.

Viêm nang lông có nguy hiểm không?

Viêm nang lông là bệnh ngoài da ngoài da phổ biến và khá lành tính. Trong một số trường hợp, bệnh lý có thể tự khỏi và không để lại thâm sẹo sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, vùng da bị tổn thương và một số biểu hiện đi kèm có thể tác động trực tiếp đến ngoại hình, yếu tố thẩm mỹ và tâm lý.

Viêm nang lông có nguy hiểm không? 
Vùng da bị tổn thương và một số biểu hiện đi kèm có thể tác động trực tiếp đến ngoại hình, yếu tố thẩm mỹ và tâm lý

Hơn nữa nếu không tích cực điều trị dứt điểm và phòng ngừa, bệnh lý có thể tái phát nhiều lần gây ra cảm giác khó chịu, bứt rứt, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, ổ viêm nhiễm tại lỗ chân lông có thể tiến triển nặng và gây ra một số biến chứng sau.

  • Nhọt: Nhọt là tình trạng viêm dẫn đến hoại tử nang lông và những tổ chức xung quanh. Không giống với viêm nang lông, nhọt gây viêm đỏ, sưng nóng, đau nhức nhiều.
  • Viêm mô dưới da: Viêm mô dưới da đặc trưng bởi tình trạng vi khuẩn đi sâu vào tầng hạ bì, gây viêm nhiễm dưới da. Biến chứng này có mức độ nghiêm trọng và dẫn đến tình huống rủi ro nếu không được xử lý đúng cách.
  • Tăng nguy cơ hói đầu: Trường hợp viêm nang lông ở đầu tái phát nhiều lần có thể khiến nang tóc bị hư tổn, thoái hoá, tăng nguy cơ rụng tóc. Nếu không được điều trị kịp thời, nang tóc có thể hư hại vĩnh viễn, dẫn đến tình trạng hói đầu.

Các phương pháp điều trị viêm nang lông hiệu quả

Theo các chuyên gia Da liễu, việc điều trị bệnh viêm nang lông khá đơn giản, bởi nhiều trường hợp bệnh có thể tự khỏi mà không cần can thiệp y tế. Đối với những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ, khởi phát do một số nguyên nhân thông thường, bạn có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà để khắc phục. Tuy nhiên, trường hợp khởi phát do vi khuẩn, virus, nấm cần điều trị y tế để kiểm soát triệu chứng và các biểu hiện đi kèm.

1. Sử dụng thuốc Tây điều trị

Điều trị viêm nang lông bằng thuốc Tây thường được chỉ định trong những trường hợp tổn thương nang lông lan rộng, khu vực da bị viêm phù nề, nổi sẩn đỏ lớn, ứ mủ. Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ tổn thương, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc bôi + thuốc uống phù hợp.

Dung dịch sát khuẩn: 

Dung dịch sát khuẩn được dùng trực tiếp lên vùng da bị viêm nang lông để giúp sát khuẩn, khử trùng, đồng thời ức chế sự phát triển quá mức của những tác nhân gây viêm lỗ chân lông.

Một số dung dịch sát khuẩn thường được dùng trong điều trị bệnh lý, bao gồm Povidon Iod 10%, Dung dịch Chlorhexidine 4%, Dung dịch Heximidine 0.1%.

Thuốc bôi trị viêm nang lông:

Các loại thuốc bôi được dùng trong điều trị viêm nang lông hầu hết là kháng sinh và một số hoạt chất có tác dụng ức chế sự hoạt động quá vi khuẩn, nấm, kháng viêm. Đồng thời cải thiện tình trạng phù nề, sưng đỏ, đau rát khó chịu.

Sử dụng thuốc Tây điều trị 
Các loại thuốc bôi được dùng trong điều trị viêm nang lông hầu hết là kháng sinh giúp kiểm soát các tác nhân gây bệnh

Một số loại thuốc bôi trị viêm nang lông thường được dùng trong điều trị bệnh lý như thuốc bôi chống nấm, thuốc bôi kháng virus, Benzoyl peroxide, thuốc bôi kháng sinh, kem bôi Permethrin.

Thuốc uống trị viêm nang lông:

Thuốc kháng virus đường uống và thuốc kháng sinh đường uống có thể được dùng trong điều trị viêm lỗ chân lông ở mức độ nặng, các loại thuốc bôi, sát khuẩn không đáp ứng. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể kết hợp với thuốc kháng histamin điều trị dị ứng.

Khi sử dụng thuốc điều trị, cần có sự thăm khám từ bác sĩ chuyên khoa nhằm đánh giá mức độ tổn thương, tình trạng da và các biểu hiện đi kèm. Tránh tự ý sử dụng thuốc điều trị hoặc dùng thuốc không đúng liệu trình vì có thể khiến bệnh lý tiến triển nặng và dễ tái phát.

2. Một số bài thuốc Đông y hỗ trợ điều trị

Bên cạnh sử dụng tân dược, người bệnh cũng có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y để chữa trị viêm nang lông. Biện pháp này được đánh giá có độ an toàn cao, lành tính và có thể áp dụng cho nhiều đối tượng. Việc áp dụng đều đặn còn giúp tăng tuần hoàn máu, cải thiện sức khoẻ tổng thể và phòng ngừa bệnh tái phát.

Một số bài thuốc Đông y chữa viêm nang lông, bao gồm:

  • Bài thuốc đắp: Dùng lá hoa cúc trắng tươi, rửa sạch, giã nhuyễn cùng với một ít muối. Sau khi rửa sạch vùng da bị tổn thương thì dùng hỗn hợp này bôi trực tiếp lên. Sau 30 phút thì rửa sạch lại với nước sạch.
  • Thuốc ngâm rửa: Chuẩn bị lá kinh giới và lá trầu không đem đi nấu với lượng nước vừa đủ. Đến khi nước nguội thì dùng nước này để ngâm rửa vùng da bị tổn thương.
  • Bài thuốc uống: Chuẩn bị kinh giới, cam thảo dây mỗi vị 8g, cỏ xước, liên kiều, thổ phục linh mỗi vị 12g, kim ngân 20g, ké đầu ngựa 16g. Các vị thuốc sau khi rửa sạch thì đem sắc với lượng nước vừa đủ. Chia nước thuốc thành nhiều lần và uống hết trong ngày.

Các bài thuốc Đông y được đề cập trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Tuỳ thuộc vào căn nguyên, mức độ tổn thương và cơ địa của từng trường hợp, thầy thuốc sẽ chỉ định bài thuốc phù hợp. Ngoài ra, trường hợp kết hợp tân dược và thuốc Đông y cần có sự hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa để tránh phát sinh tác dụng phụ và rủi ro.

3. Áp dụng một số mẹo dân gian

Các cách chữa viêm nang lông tại nhà được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại hiệu quả cao. Các mẹo chữa này tận dụng thảo dược tự nhiên có tác dụng sát khuẩn, giảm viêm đỏ, nổi sẩn đỏ, đau rát. Biện pháp này được đánh giá có độ an toàn, lành tính và hạn chế phát sinh tác dụng phụ.

Áp dụng một số mẹo dân gian
Các mẹo chữa này tận dụng thảo dược tự nhiên có tác dụng sát khuẩn, giảm viêm đỏ, nổi sẩn đỏ, đau rát

Dưới đây là một số cách chữa viêm nang lông từ các thảo dược tự nhiên:

  • Dùng lá lốt: Chuẩn bị 1 nắm lá lốt tươi, sau khi rửa sạch thì cho vào nồi cùng với 1.5 lít nước đun sôi. Tắt bếp, đổ nước ra chậu chờ đến khi nguội thì dùng nước này vệ sinh vùng da bị viêm nang lông.
  • Tận dụng lá chè xanh: Lá chè xanh có công dụng kháng khuẩn, sát trùng và hỗ trợ phục hồi vùng da bị tổn thương. Người bị viêm nang lông có thể nấu nước lá chè xanh hoặc hãm lá chè xanh, để nguội bớt và dùng để vệ sinh vùng da bị tổn thương hàng ngày.
  • Dùng mật ong: Mật ong không chỉ có tác dụng giảm đau, làm dịu vùng da bị tổn thương mà còn kháng khuẩn tốt, giúp phục hồi vùng da bị tổn thương, làm lành các vết loét mụn. Người bệnh có thể dùng mật ong thoa trực tiếp lên vùng da bị tổn thương khoảng 30 phút rồi rửa sạch lại với nước.

Các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa viêm nang lông

Viêm nang lông có thể chữa trị dứt điểm và không để lại thâm sẹo hoặc biến chứng nặng nề. Tuy nhiên, bệnh có tính chất mãn tính, tái phát nhiều lần khi gặp điều kiện thuận lợi. Do đó, sau khi kiểm soát các triệu chứng bệnh lý, người bệnh cần chủ động áp dụng các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa tái phát. Cụ thể:

  • Giữ vệ sinh da, tắm rửa sạch sẽ, giặt giũ và thay quần áo thường xuyên. Nên dùng các loại xà phòng có tính dịu nhẹ, sát khuẩn và không chứa các thành phần gây kích ứng để tránh tổn thương da.
  • Tránh cào gãi, chà xác hoặc tự ý chích mủ tại nang lông bị viêm. Những hành động này có thể gây viêm nhiễm nặng, dẫn đến bội nhiễm và khiến bệnh lý trở nên nặng nề hơn.
  • Tránh cạo râu, tẩy lông và làm trầy xước da, đặt biệt là vùng da bị viêm nang lông.
  • Người bệnh có thể tẩy da chết cơ thể khi các tổn thương do bệnh lý gây ra đã được kiểm soát hoàn toàn.
  • Sử dụng kem chống nắng và che chắn cẩn thận khi ra đường, tẩy trang, rửa mặt và tắm rửa sạch sau khi về nhà.
  • Cần thận trọng khi chọn mua mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da. Bạn nên lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ, thành phần lành tính và phù hợp với tình trạng da.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, bổ sung nhiều nước và kết hợp tập luyện thể dục để giúp nâng cao thể trạng, cải thiện miễn dịch và phòng ngừa các bệnh da liễu hiệu quả.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Viêm nang lông có tự hết không? Bao lâu thì khỏi?” và một số vấn đề liên quan. Thực tế nhận thấy, bệnh viêm nang lông có thể tự khỏi khôn và thời gian khỏi bệnh còn tùy thuộc vào nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Để kiểm soát bệnh lý nhanh chóng và phòng ngừa tái phát, người bệnh cần chủ động áp dụng các phương pháp điều trị và chăm sóc đúng cách.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983059582

Tin mới

Mỡ máu cao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Máu Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không? Căn Bệnh “Thời Đại Mới” Tiềm Ẩn Nguy Cơ Đột Quỵ

Hệ quả của cuộc sống hiện đại, với lối sống thiếu vận động và chế...
chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...