Nổi Mẩn Đỏ Trên Đầu Ở Trẻ Em Là Bệnh Gì? Làm Sao Hết?
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Nổi mẩn đỏ trên đầu ở trẻ em thường là biểu hiện của một số bệnh ngoài da thường gặp. Tình trạng này được đánh giá lành tính, đáp ứng tốt các biện pháp điều trị và chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, trường hợp nổi mẩn đỏ da đầu ở trẻ sơ sinh không được kiểm soát tốt có thể gây ra những rủi ro không không mong muốn.
Nổi mẩn đỏ trên đầu ở trẻ em là bệnh gì?
Nổi mẩn đỏ trên đầu ở trẻ em thường khởi phát bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Tình trạng gần như không đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể của bé. Trong nhiều trường hợp, triệu chứng nổi mẩn đỏ có thể tự thuyên giảm mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, châm chích khó chịu gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, giấc ngủ cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ.
Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở da đầu:
1. Viêm da tiết bã nhờn
Viêm da tiết bã nhờn là tình trạng da liễu phổ biến ở trẻ em và trẻ sơ sinh. Bệnh lý gây ra bởi vi nấm Malassezia furfur ký sinh trên da tấn công và gây tổn thương. Viêm da tiết bã nhờn đặc trưng bởi các triệu chứng nổi mẩn đỏ tại vùng da bị tổn thương, khi sờ vào có cảm giác cộm, nhờn và bong tróc vảy.
Tổn thương do bệnh lý gây ra thường tập trung ở những vùng da tiết nhiều mồ hôi, có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh như da mặt, ngực, lưng, đầu,… Hầu hết các trường viêm da tiết bã nhờn ở trẻ em đáp ứng tốt các biện pháp chăm sóc tại nhà.
2. Bị dị ứng
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở da đầu có thể là dấu hiệu của dị ứng. Tình trạng này xảy ra khi vùng da dầu tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng kích ứng như dầu gội đầu, nguồn nước, sữa tắm, lông vật nuôi, côn trùng đốt,… Khi tiếp xúc trực tiếp với những tác nhân này sau vài giờ, vùng da đầu của trẻ sẽ bị kích ứng và xuất hiện những mẩn đỏ có thể gây ngứa hoặc không.
Tình trạng dị ứng ở trẻ sơ sinh có thể kiểm soát hoàn toàn sau khi cách ly với tác nhân khởi phát. Đồng thời kết hợp các biện pháp chăm sóc da đúng cách và dùng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa trong trường hợp cần thiết.
3. Nấm da đầu
Nấm da đầu là một trong những vấn đề da liễu thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh và có khả năng lây lan cao. Bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng nổi mẩn đỏ vùng da đầu, có thể xuất hiện những mảng vảy có màu trắng đục, bong tróc, tóc rụng nhiều,…
Trong một số trường hợp, bé bị nấm da có thể gây ngứa ngáy dữ dội, đau rát và khó chịu, nhất là khi cào gãi, ma sát lên vùng da bị tổn thương. Theo các chuyên gia Da liễu, nấm da đầu xảy ra do lây nhiễm từ người bị bệnh hoặc vệ sinh da bé không đúng cách.
4. Vảy nến da đầu
Vảy nến da đầu ở trẻ sơ sinh đặc trưng bởi tình trạng vùng da bị tổn thương xuất hiện các mẩn đỏ, có các vảy màu trắng đục bao phủ gây ngứa ngáy, đau rát và khó chịu. Ngoài ra, bệnh lý còn có thể đi kèm với một số biểu hiện như vùng da bị vảy nến khô ráp, bong tróc và ngứa ngáy dữ dội.
Do chứa thể xác định căn nguyên cụ thể của bệnh vảy nến nói chung và vảy nến da đầu nói riêng nên việc điều trị thường gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Vì vậy, khi nhận thấy các triệu chứng bệnh lý, ba mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.
5. Nổi mề đay mẩn ngứa
Tình trạng trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở da đầu có thể là biểu hiện bệnh mề đay mẩn ngứa. Triệu chứng bệnh lý bùng phát khi hệ miễn dịch phóng thích histamin vào da và niêm mạc, từ đó gây nổi các mảng/ sẩn đỏ ngứa, châm chích, sưng nóng, đau rát nhẹ,…
Tình trạng nổi mề đay ở trẻ sơ sinh có thể khởi phát do dị ứng dầu gội, sữa tắm, vệ sinh da không đúng cách, nấm mốc, xà phòng, chất tẩy rửa,… Tổn thương da do mề đay ở trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng đến các bộ phận trên cơ thể như vùng ngực, lưng, chân, tay, mặt, đầu,…
6. Bị rôm sảy
Rôm sảy là một trong những vấn đề da liễu phổ biến ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Các triệu chứng bệnh lý thường khởi phát vào mùa hè, nắng nóng khiến trẻ tiết nhiều mồ hôi, bã nhờn. Bên cạnh đó, bụi bẩn, vi khuẩn từ bên ngoài tấn công vào da làm bít tắc lỗ chân lông và gây nổi mẩn đỏ.
Tổn thương da do rôm sảy thường xuất hiện ở những vùng da ẩm ướt, tiết nhiều mồ hôi và bã nhờn như mông, bẹn, mặt, đầu hoặc thậm chí lan rộng ra toàn thân và có thể gây ngứa hoặc không.
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở da đầu làm sao hết?
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở da đầu là tình trạng da liễu phổ biến và thường dễ kiểm soát. Trường hợp bé bị nổi mẩn đỏ ở da đầu không kèm theo những biểu hiện bất thường, ba mẹ có thể áp dụng một số biện pháp cải thiện tại nhà để khắc phục triệu chứng, đồng thời ngăn ngừa tổn thương lan rộng.
Tuy nhiên, nếu nổi mẩn đỏ ở da đầu đi kèm một số triệu chứng nổi mẩn, sốt kéo dài, lở loét hoặc chảy máu, ba mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để chẩn đoán và điều trị đúng cách. Dựa vào căn nguyên khởi phát và mức độ tổn thương do triệu chứng gây ra sẽ áp dụng phương pháp điều trị hợp lý.
1. Một số biện pháp cải thiện tại nhà
Đối với trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở da đầu, ba mẹ có thể áp dụng một số biện pháp tại nhà giúp cải thiện các biểu hiện lâm sàng, đồng thời ngăn ngừa tổn thương trở nên nghiêm trọng và lan rộng. Nếu khởi phát do các vấn đề da liễu nhẹ, bác sĩ thường khuyến khích áp dụng một số cách chăm sóc tại nhà an toàn.
Một số biện pháp giúp cải thiện tình trạng nổi mẩn đỏ da đầu ở trẻ sơ sinh, bao gồm:
- Vệ sinh da dầu của bé với nước mát giúp làm sạch, giảm ngứa và tình trạng viêm đỏ. Ngoài ra, biện pháp này còn kiểm soát hoạt động tiết mồ hôi, bã nhờn hiệu quả, đồng thời ngăn ngừa viêm nhiễm.
- Ba mẹ cũng có thể chườm khăn mát lên vùng da bị nổi mẩn đỏ nhằm làm dịu sưng nóng, kích ứng và khó chịu của triệu chứng.
- Có thể tham vấn chuyên khoa sử dụng kem dưỡng ẩm để làm dịu vùng da bị ngứa ngáy, nổi mẩn, sưng đỏ khó chịu cho trẻ. Theo đó, bạn nên ưu tiên các sản phẩm dưỡng ẩm và chăm sóc da chứa thành phần dịu nhẹ, mềm mượt, dễ thẩm thấu và an toàn.
- Trong giai đoạn cho con bú, người mẹ không nên sử dụng các thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao như mè đen, hải sản, đậu phộng, thịt bò,… Thay vào đó, cần tăng cường bổ sung các loại trái cây, rau xanh, thịt, cá, uống nhiều nước,…
- Cắt tỉa móng tay, móng chân và mang bao tay cho trẻ để tránh bé ma sát, cào gãi lên vùng da bị tổn thương. Hành động này có thể gây lở loét, viêm nhiễm và để lại thâm sẹo.
2. Điều trị y tế
Trường hợp trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở da đầu kéo dài hơn 7 ngày hoặc tiến triển nặng nề, bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán xác định nguyên nhân và điều trị phù hợp. Ngoài những nguyên nhân thường gặp, vùng da đầu của trẻ bị nổi mẩn đỏ còn có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn cần được kiểm soát kịp thời.
Do khởi phát từ một số bệnh lý tiềm ẩn, trong trường hợp này, tổn thương da đầu của trẻ do nổi mẩn đỏ thường kéo dài dai dẳng, diễn tiến nặng nề và tái phát nhiều lần. Mặc dù không đe dọa nghiêm đến sức khỏe tổng thể nhưng triệu chứng khiến trẻ ngứa ngáy, đau rát, sưng nóng khó chịu, từ đó ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và chất lượng giấc ngủ.
Do đó, khi nhận thấy các biểu hiện nổi mẩn đỏ ở da đầu kéo dài và đi kèm với các biểu hiện bất thường như khó thở, phù mạch, sưng môi, sưng mí mắt,… ba mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị đúng cách.
Phòng ngừa trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở da đầu
Tình trạng nổi mẩn đỏ ở da dầu của trẻ sơ sinh có thể khởi phát bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Ngoài việc tuân thủ biện pháp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, ba mẹ cần chủ động phòng ngừa triệu chứng tái phát thường xuyên, gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và sinh hoạt của bé.
Dưới đây là một số biện pháp giúp ngăn ngừa triệu chứng tái phát hiệu quả:
- Giữ cho da trẻ luôn được sạch sẽ và thông thoáng
- Ưu tiên sử dụng các sản phẩm chăm sóc da dành riêng cho trẻ sơ sinh và thích hợp với tình trạng da của trẻ.
- Tránh để bé tiếp xúc với những tác nhân gây kích ứng, dị ứng như lông động vật, côn trùng, phấn hoa, dầu gội chứa chất tẩy rửa, nấm mốc, nhiệt độ quá nóng/ quá lạnh,…
- Thường xuyên giặt giũ quần áo, mền gối của trẻ và phơi dưới nắng để tiêu diệt nấm mốc, vi khuẩn.
- Sử dụng nước xả vải, bột giặt chứa thành phần lành tính, an toàn, không dùng những sản phẩm gây dị ứng, kích ứng da.
- Không để trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh da liễu
- Thực hiện tiêm phòng vắc – xin đầy đủ cho trẻ
- Tích cực trong điều trị những bệnh nhiễm trùng, bởi đây được xem là một trong những biện pháp phòng ngừa nổi mẩn đỏ ở da đầu của trẻ sơ sinh hiệu quả.
Nổi mẩn đỏ trên đầu ở trẻ em thường là biểu hiện của những bệnh da liễu và không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp tổn thương kéo dài, tái phát nhiều lần có thể gây ra các rủi ro không mong muốn nếu không được kiểm soát kịp thời. Do đó, khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, ba mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị đúng cách.
Xem Thêm:
- Bé Sơ Sinh Bị Nổi Mẩn Đỏ Ở Mặt Là Bệnh Gì? Nguy Hiểm Không?
- Trẻ Nổi Mẩn Đỏ Khắp Người Không Sốt: Nguyên Nhân Là Gì?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!